1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành

59 476 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 839,13 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2011 – 2015 TỘI RỬA TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: CN. Nguyễn Văn Tròn Trần Thanh Tho Bộ Môn Luật Tư pháp MSSV: 5116022 Lớp: Luật Tư Pháp 2-Khóa 37 Cần Thơ, tháng 12 - 2014 000000000000002222012 GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm của mình, em xin tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Văn Tròn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Luật – Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và viết khoá luận tốt nghiệp. Em còn xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên để em hoàn thành tốt khoá luận của mình. Bên cạnh đó, cũng cho em gửi lời cám ơn chân thành đến các tác giả của những bài viết, sách, báo, tạp chí…mà em đã sử dụng làm tài liệu trong quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng nhưng với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những sơ hở, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô và những bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn.! Trần Thanh Tho GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành LỜI NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày… tháng… năm… GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN  ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày… tháng… năm… GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 1 4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 2 5. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI RỬA TIỀN ................ 3 1.1. Khái quát chung tội rửa tiền .............................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm rửa tiền ........................................................................................ 3 1.1.2. Khái niệm tội rửa tiền .................................................................................. 4 1.1.3. Nhận diện quá trình rửa tiền ....................................................................... 6 1.1.4. Qui trình và các phương thức rửa tiền rửa tiền .......................................... 7 1.1.4.1. Qui trình rửa tiền ..................................................................................... 7 1.1.4.2. Các phương thức rửa tiền ........................................................................ 8 1.1.5. Nguyên nhân Điều kiện phạm tội rửa tiền................................................. 10 1.1.6. Hậu quả của tội rửa tiền ............................................................................. 11 1.1.6.1. Về mặt kinh tế ........................................................................................ 12 1.1.6.2. Về mặt xã hội ......................................................................................... 13 1.2. Lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền ...................... 13 1.2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền theo Bộ luật Hình sự 1986 ...................................................................................................... 13 1.2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền theo Luật Hình sự 1999 ............................................................................................................. 15 1.2.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền theo Luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009............................................................... 16 1.3. Tội rửa tiền theo quy định một số nƣớc trên thế giới ................................... 18 1.3.1. Theo pháp luật Cộng hòa liên bang Nga ................................................... 18 1.3.2. Theo pháp luật Hoa Kỳ ............................................................................... 20 CHƢƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ..................................................................................................... 22 2.1. Các dấu hiệu cấu thành tội rửa tiền ................................................................ 22 2.1.1. Dấu hiệu về khách thể của tội rửa tiền ...................................................... 22 2.1.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội rửa tiền ............................................ 22 2.1.3. Dấu hiệu về chủ thể của tội rửa tiền .......................................................... 24 GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành 2.1.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội rửa tiền ................................................ 25 2.2. Các trƣờng hợp phạm tội rửa tiền cụ thể theo Điều 251 BLHS Việt Nam ....................................................................................................................... 25 2.2.1. Phạm tội rửa tiền thuộc khoản 1 Điều 251 Bộ luật Hình sự .................... 25 2.2.2. Phạm tội rửa tiền thuộc khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự .................... 26 2.2.3. Phạm tội rửa tiền thuộc khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự .................... 29 2.2.4. Hình phạt bổ sung khoản 4 Điều 251 Bộ luật Hình sự ............................. 30 2.3. So sánh tội rửa tiền với một số tội xâm an toàn công cộng, trật tự công cộng khác trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành .................................. 30 2.3.1. Tội rửa tiền với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ................................................................................................ 30 2.3.2. Tội rửa tiền với tội tài trợ khủng bố ........................................................... 33 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ TỘI RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM NAY, MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH .................................................................................................................... 35 3.1. Tổng quan về tội rửa tiền trên thế giới ........................................................... 35 3.2. Thực trạng của tội rửa tiền của Việt Nam hiện nay ...................................... 38 3.3. Một số khó khăn và bất cập trong quá trình giải quyết tội rửa tiền ............ 40 3.3.1. Quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội rửa tiền còn chưa chặt chẽ ............................................................................................................ 40 3.3.2. Những bất cập khác .................................................................................... 43 3.4 .Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành về tội rửa tiền.............................................................................................. 45 3.4.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hỉnh sự về tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự hiện hành ............................................................................. 45 3.4.2. Tăng cường công tác quản lí, giám sát của cơ quan nhà nước trong nhiều lĩnh vực .................................................................................................. 49 3.4.3. Hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền ................................................... 51 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 53 GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Rửa tiền là một khâu quan trọng trong quá trình hoạt động nhằm che đậy, xóa nhòa nguồn gốc bất hợp pháp của những thu nhập có được từ hoạt động phạm tội. Thuật ngữ “rửa tiền” đã trở nên quen thuộc ở nhiều nước. Tội rửa tiền tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng tài sản của con người nhưng rửa tiền có ảnh hưởng tiêu cực lên nhiều lĩnh vực của đời sống như kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng... ảnh hưởng đến từng chủ thể trong nền kinh tế và trở thành mối lo ngại của hầu hết các quốc gia. Với những thủ đoạn tinh vi họ tìm cách tạo ra những đồng tiền sạch từ những đồng tiền bất chính. Do đó hậu quả của nạn rửa tiền là vô cùng nghiêm trọng đối với nền kinh tế - xã hội, đồng thời khuyến khích hoạt động mua bán ma túy, khủng bố, các quan chức Nhà nước và kéo theo những hoạt động phạm tội khác. Với những quy định của pháp luật về tội rửa tiền còn chưa chặt chẽ chưa quy định cụ thể nào xác định hay loại trừ rõ ràng hành vi rửa tiền của chủ thể tội phạm nguồn. Bên cạnh đó tội rửa tiền xuất hiện ngày càng nhiều xuất phát từ việc người dân có thói quen sử dụng tiền mặt nhiều, các phương tiện thanh toán hiện nay chưa được triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Hoạt động rửa tiền hiện nay không chỉ xảy ra trong lĩnh vực Ngân hàng mà còn qua các hình thức khác như ma túy, nhà hàng, du lịch, đánh bạc… Và tội phạm tham nhũng cũng là nguyên nhân gây ra nạn rửa tiền. Để góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền nguy hiểm này người viết chọn đề tài “Tội rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành” và trong phạm vi nghiên cứu của mình người viết đưa ra những đề xuất, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về tội rửa tiền, tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự . 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở thực trạng rửa tiền trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cùng với những nguy cơ rửa tiền khi hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn tập trung đưa ra lí luận thực tiễn và giải pháp phòng chống rửa tiền. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Với mục tiêu chính là đưa ra những lí luận và các giải pháp pháp chống rửa tiền tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đồi bổ sung 2009. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động rửa tiền, phòng chống rửa tiền tại Việt Nam và phạm vi nghiên GVHD: Nguyễn Văn Tròn 1 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành cứu được tập trung vào hoạt động rửa tiền, hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp phương pháp phân tích lý thuyết các văn bản, tài liệu và sử dụng phương pháp thống kê số liệu có liên quan đến hoạt động rửa tiền để tiến hành phân tích những nguy cơ dẫn đến hoạt động rửa tiền ở Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, luân văn tập trung đưa ra các lí luận và giải pháp để phòng chống rửa tiền ở Việt Nam. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về tội rửa tiền trong đó, thứ nhất là nêu khái quát chung tội rửa tiền, thứ hai là nêu khái quát về lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền và thứ ba là nêu về tội rửa tiền của một số nước trên thế giới. Chương 2: Những quy định về tội rửa tiền trong luật hình sự Việt Nam, thứ nhất là các dấu hiệu cấu thành tội phạm rửa tiền, thứ hai là các trường hợp phạm tội rửa tiền cụ thể, thứ ba là so sánh tội rửa tiền với một số tội xâm phạm an toàn công cộng trật tự công cộng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành. Chương 3: thực trạng về tội rửa tiền ở Việt Nam hiện nay,một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành, thứ nhất nêu tổng quan về tình hình phạm tội rửa tiền trên thế giới, thứ hai là nêu thực trạng tội rửa tiền của Việt Nam hiện nay, thứ ba là một số khó khăn và bất cập trong quá trình giải quyết tội rửa tiền và thứ tư là một số giải pháp nhầm hoàn thiện quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành về tội rửa tiền. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 2 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI RỬA TIỀN 1.1. Khái quát chung tội rửa tiền 1.1.1. Khái niệm rửa tiền Rửa tiền là hành động chuyển lợi nhuận thu được từ những hoạt động phạm pháp sang lợi nhuận hợp pháp, phạm vi rửa tiền do buôn bán ma tuý thường được coi là kiếm được rất nhiều lợi nhuận bất hợp pháp, một số hoạt động khác như buôn lậu vũ khí, buôn lậu những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp, buôn bán bộ phận người, bí mật hạt nhân, vũ khí, việc sử dụng tiền của những tổ chức khủng bố, bắt cóc tống tiền, những giao dịch tài chính bất hợp pháp để trốn tránh những luật pháp quốc tế.1 Ngày 07/06/2005, Chính phủ ban hành Nghị Định số 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền. Trong Nghị định này, lần đầu tiên thuật ngữ rửa tiền được sử dụng và giải thích như sau: Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây: a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có; b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có; c) Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có. Như vậy thực chất quy định về chống rửa tiền thông qua hoạt động ngân hàng đã có từ năm 1997, nhưng đến Nghị Định số 74/2005/NĐ - CP thuật ngữ rửa tiền mới được sử dụng và phạm vi của thuật ngữ này được hiểu khá hẹp.2 Minh Khuê, Phòng chống Rửa tiền, kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam, http://luatminhkhue.vn/hinh-su/phong,-chong-rua-tien-kinh-nghiep-cua-cac-nuoc-va-bai-hoc-cho-vietnam.aspx, [truy cập ngày 21/12/2014]. 1 Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 74/2005 NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về phòng chống Rửa tiền. 2 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 3 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành 1.1.2. Khái niệm tội rửa tiền Tội rửa tiền lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 tại Điều 251 và thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng nhằm nội luật hóa Công ước Palermo năm 2000 với nội dung cụ thể như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a)Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó; b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác; c)Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; d)Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: a)Có tổ chức; b)Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c)Phạm tội nhiều lần; d)Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn; g)Thu lợi bất chính lớn; h)Gây hậu quả nghiêm trọng; i)Tái phạm nguy hiếm. 3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm: GVHD: Nguyễn Văn Tròn 4 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành a )Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn; b)Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; phạt tiền đến 3 lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Việc trừng trị và phòng, chống tội rửa tiền tuy đã được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản nào (kể cả Bộ luật Hình sự ) đưa ra khái niệm về tội rửa tiền một cách đầy đủ, khoa học và thống nhất. Để xác định chính sách hình sự và yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm này, việc tìm ra khái niệm tội rửa tiền là rất cần thiết. Tội phạm, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự “là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự , do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chỉnh trị, chế độ kỉnh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tố chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật Xã hội chủ nghĩa”. Căn cứ vào quy định trên ta thấy, khái niệm tội phạm nói chung bao gồm các dấu hiệu sau: Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có đủ Điều kiện chủ thể thực hiện, có lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh xã hội, quyền, lợi ích họp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật Xã hội chủ nghĩa. Vì chưa có một văn bản nào (kể cả Bộ luật Hình sự) đưa ra khái niệm về tội rửa tiền nên trong lý luận và thực tiễn còn có nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, theo khoản 1 Điều 251 Bộ luật Hình sự thì “tội rửa tiền là hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó, sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác, che giấu thông tin về nguồn GVHD: Nguyễn Văn Tròn 5 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó, thực hiện một trong các hành vi trên đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có”.3 Quan điểm thứ hai cho rằng, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/ 06/2005 về phòng, chống rửa tiền “tội rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có, thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có, đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có”.4 Quan điểm thứ ba của Tổ chức chống rửa tiền quốc tế (Finance Action Task Force) cho rằng, “tội rửa tiền là hành vi cố ý hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm”5. Theo quan điểm người viết “Tội rửa tiền là hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó, sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác, che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó, thực hiện một trong các hành vi trên đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có”. 1.1.3. Nhận diện quá trình rửa tiền 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung 2009). Điều 3 Nghị Định 74/2005 NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về phòng chống Rửa tiền. 4 Trường Đại Học Kiểm Sát Nhân Dân, Hoàn thiện quy định pháp luật về tội Rửa tiền, http://tks.edu.vn/portal/detail/5009_66_0_Hoan-thien-quy-dinh-ve-toi-rua-tien.html?TabId=&pos=, [truy cập ngày 12/09/2014]. 5 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 6 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Việc rửa tiền thường được tiến hành theo một chu trình cơ bản bao gồm 3 giai đoạn: phân phối, dàn trải, hội nhập. Giai đoạn phân phối (placement): Phân phối nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp vào các định chế tài chính mà không bị phát hiện bởi các cơ quan luật pháp. Các tội phạm rửa tiền thực hiện đầu tư phân tán bằng cách chia các khoản “tiền bẩn” thành nhiều khoản tiền nhỏ dưới mức quy định. Giai đoạn dàn trải (layering): Tiền được chuyển từ tổ chức tài chính này sang tổ chức tài chính khác để che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của tiền. Thực chất đây là quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch nhằm mục đích che đậy các nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp và làm cho chúng ngày càng xa nguồn gốc ban đầu. Giai đoạn hội nhập (integration): Tiền được đầu tư vào những hoạt động kinh doanh hợp pháp. 1.1.4. Qui trình và các phương thức rửa tiền rửa tiền 1.1.4.1. Qui trình rửa tiền Về mặt qui trình, rửa tiền được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đưa tiền bất hợp pháp vào hệ thống kinh tế tài chính, gọi tắt là “gửi tiền”. Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất đối với bọn tội phạm, vì tiền và tài sản bất hợp pháp đang được các cơ quan Điều tra theo dõi. Hơn thế nữa, nhà nước thường đặt ra nhiều qui chế để đón lõng bọn tội phạm rửa tiền, ví dụ như quy định lượng tiền mặt được đưa qua biên giới, được phép thanh toán và thực hiện các quy định về khai báo ngân hàng. Giai đoạn 2: Tích tụ và quay vòng các khoản tiền sau khi chúng đã đã thâm nhập hệ thống tài chính, gọi tắt là “chuyển dịch”, sắp xếp”. Trong công đoạn này, nhiều thao tác nghiệp vụ được thực hiện làm cho đồng tiền chuyển dịch khắp nơi, quay vòng nhiều lần để xóa đi dấu vết tội phạm. Quốc gia nào có hệ thống luật doanh nghiệp càng thông thoáng, thì càng dễ bị lợi dụng thông qua việc thành lập công ty “ma”. Giai đoạn 3: Đầu tư hợp pháp, gọi tắt là “hòa nhập”. Đây là lúc bọn tội phạm sử dụng tiền, tài sản đã được tẩy rửa để đầu tư một cách hợp pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các hình thức như: đầu tư vào các doanh nghiệp, mua cổ phiếu, tín phiếu, bất động sản. Việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng giá trị GVHD: Nguyễn Văn Tròn 7 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành đồng tiền tội phạm, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp, đây cũng là công đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi cấu thành tội phạm.6 1.1.4.2. Các phương thức rửa tiền Theo nội dung hoạt động, rửa tiền biểu hiện theo một số phương thức như: Rửa tiền thông qua đầu tƣ nƣớc ngoài Thời gian qua, pháp luật đầu tư ngước ngoài của những nước đang phát triển được xây dựng và thường được bổ sung, sửa đổi theo hướng ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tư. Thậm chí độ thông thoáng đến mức người ta không cần quan tâm đến nguồn gốc vốn đầu tư “tiền sạch”, “tiền bẩn” đều được chấp nhận thông qua hoạt động đầu tư. Đây là mảnh đất màu mỡ để rửa tiền. Về phía bọn tội phạm, hiệu quả đầu tư lại không phải là mục đích và lỗ lãi không quan trọng nên hoạt động đầu tư chỉ được xem như là một công cụ rửa tiền. Chúng đưa tiền những nước đang phát triển để mua bất động sản, mua lại nhà máy, công ty phá sản, thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi nhuận sau đầu tư được chuyển đến các địa chỉ mong muốn đã có bề ngoài hợp pháp. Rửa tiền thông qua các công ty bảo hiểm Theo đó, bọn tội phạm dùng tiền có nguồn gốc bất hợp pháp mua bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm. Khoản tiền này được nằm trong tài khoản của các công ty bảo hiểm một thời gian nhất định. Tiền có nguồn gốc bất hợp pháp không được sử dụng trong thời gian dài cũng tạo ra cho nó một Điều kiện an toàn nhất định. Sau đó, kẻ tẩy rửa sẽ viện một lí do nào đó để yêu cầu rút tiền trước thời hạn hoặc dùng giá trị của hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo chi trả cho một nhu cầu giao dịch nào đó như mua bất động sản. Trên thực tế bọn tội phạm còn biến hóa để nó trở nên rối rắm hơn nhiều. trong trường hợp khi yêu cầu công ty bảo hiểm rút tiền, chúng không rút tiền cho chính bản thân mình mà sẽ chỉ định một người khác là người thụ hưởng như con, cháu, đồng bọn, luật sư. Rửa tiền bằng cách sử dụng hóa đơn, chứng từ giả Luận văn, Luận văn phòng chống Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam, http://luanvan.net.vn/luan-van/phong-chong-rua-tien-qua-he-thong-ngan-hang-viet-nam-56691/, [truy cập ngày 12-10-2014]. 6 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 8 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Theo qui định pháp luật của nhiều nước, việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp hầu như không chịu sự kiểm soát nào từ phía nhà nước. Muốn thành lập doanh nghiệp chỉ cần đăng kí qua mạng, qua điện thoại, qua luật sư đại diện. Ngay sau khi thành lập, doanh nghiệp có thể mua hóa đơn từ chi cục thuế để hoạt động. Những công ty bình phong có thể được lập ra bằng cách thuê người khác đứng tên để được thành lập, thuê địa chỉ làm trụ sở hoặc khai gian địa chỉ rồi biến mất, những doanh nghiệp này được gọi là doanh nghiệp “ma” hay doanh nghiệp “ảo”. Hoạt động của chúng không chỉ gắn với rửa tiền mà còn có thể lừa đảo, trốn thuế, buôn lậu, tham nhũng… Và theo đó bọn tội phạm sử dụng tư cách pháp nhân của doanh nghiệp “ma” để kí kết hợp đồng thương mại “ma”, cung cấp các dịch vụ khống và xuất hóa đơn, chứng từ theo các yêu cầu rửa tiền hay mục đích phạm tội. Ở hình thức khác, do có nhiều công ty ở nhiều nước nên chúng chuyển tiền bất hợp pháp vào các công ty ở nước này, rồi từ công ty đó mua tài sản hoặc dịch vụ của công ty đặt ở nước khác (bề ngoài có thể khác chủ, nhưng thực tế cùng chủ), với giá rất cao so với giá trị thực của tài sản, kĩ thuật này giúp chúng lý giải được nguồn gốc của lãi giả tạo. Rửa tiền tại các sòng bạc Tại các sòng bạc hầu như không bất cứ hành động nào nhằm kiểm soát nguồn gốc tiền của khách mang đến chơi bạc. Do vậy sòng bạc được xem là thiên đường để bọn tội phạm thực hiện tẩy rửa tiền bằng cách bỏ tiền có nguồn gốc bất hợp pháp để mua vé, mua thẻ chơi bạc nếu thắng chúng sẽ được trả bằng séc để đưa tiền thắng bạc vào tài khoản của mình. Như vậy, bọn tội phạm sẽ có séc của sòng bạc để hợp pháp hóa những đồng tiền bất hợp pháp. Ở khía cạnh khác nhiều khi việc đánh bạc chỉ là hình thức bên ngoài thực chất bọn tội phạm đang thỏa thuận với chủ sòng bạc để có được xác nhận các khoản tiền thắng bạc với một tỉ lệ chi phí nhất định. Rửa tiền thông qua sổ xố và cá cược hợp pháp Việc hợp thức hóa tiền có nguồn gốc phạm tội khi thực hiện thông qua mua lại những giải thưởng xổ số với giá lớn hơn giá trị thực mà người trúng thưởng có thể được hưởng. Khoản chi phí lớn hơn đó là khoản chi phí đảm bảo cho tính hợp pháp của đồng tiền bất hợp pháp. Sau khi sở hữu vé xổ số trúng thưởng, bọn tội phạm vào công ty phát hành xổ số là có thể nhận tiền hợp pháp. Trong Điều kiện của cơ chế thị trường nhiều trò chơi cá cược được thừa nhận là nhu cầu giải trí như đua ngựa, trọi gà, trọi trâu,... Hoạt động cá cược này sử dụng tiền mặt với số lượng lớn. Đây cũng là mảnh đất tốt cho việc rửa tiền. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 9 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Rửa tiền thông qua đầu tư chứng khoán Thị trường chúng khoán cũng là nơi bọn tội phạm chú ý lợi dụng để rửa tiền, nhất là thị trường chứng khoán ở những nước chưa có quy định chặt chẽ về kiểm soát nguồn gốc tài chính và pháp luật về rửa tiền. Bọn tội phạm sử dụng các khoản tiền bất hợp pháp để đầu tư cổ phiếu được niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Sau một thời gian đầu tư, các cổ phiếu trên sẽ được bán ra với giá có thể thấp hơn giá đầu tư ban đầu, nhưng dấu vết tội phạm của đồng tiền bất hợp pháp đã dần phai mờ. Do những đồng tiền này được nhận qua hệ thống tài chính nên nó có được bề ngoài hợp pháp. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng đã và đang trở thành một trong những mô hình rửa tiền mà bọn tội phạm ưa thích sử dụng. Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng là việc lợi dụng những kẻ hở trong các qui định giao dịch, cho vay của ngân hàng để thực hiện tẩy rửa tiền. Một trong những ưu điểm nổi bật của phương thức là nếu thực hiện trót lọt, dấu vết của đồng tiền bẩn gần như được xóa bỏ hoàn toàn, đồng tiền đội lớp hợp pháp được bổ sung vào dòng chảy vốn của nền kinh tế một cách tự nhiên. Hơn nữa, trên thế giới hầu như nước nào cũng có hệ thống ngân hàng. Càng ở những nước có quy định về phòng chống rửa tiền sơ khai, việc lợi dụng hệ thống ngân hàng để rửa tiền càng thuận lợi hơn.7 1.1.5. Nguyên nhân Điều kiện phạm tội rửa tiền Do ở Việt Nam có thói quen sử dụng tiền mặt, tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi nền kinh tế nước ta vẫn còn kém phát triển, người dân chưa có cơ hội tiếp cận với các phương tiện thanh toán hiện đại. Việt Nam vẫn là quốc gia có nền kinh tế phi chính thức phát triển với đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đối với những người tham Luận văn, luận văn phòng chống Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, http://luanvan.net.vn/luan-van/phong-chong-rua-tien-qua-he-thong-ngan-hang-viet-nam-56691/, [truy cập ngày 12/10/2014]. 7 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 10 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành gia các giao dịch này, cho dù phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt có thuận tiện thì đó vẫn không phải là phương tiện thanh toán được lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che giấu nguồn gốc giao dịch và danh tính của đối tượng tham gia. Hệ thống phục vụ cho thanh toán tiền mặt chưa phát triển, phải thừa nhận rằng, hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu từ thực tế cuộc sống. Tại các ngân hàng Việt Nam, ngoài nguy cơ rửa tiền từ các giao dịch chuyển tiền điện tử thì các giao dịch chuyển tiền trực tiếp cũng rất dễ xảy ra do hệ thống quản trị rủi ro, phòng chống rửa tiền của các ngân hàng chưa hoàn thiện, một số ngân hàng áp dụng hệ thống cập nhật, theo dõi, lọc giao dịch chưa thật chuẩn xác, đồng bộ theo chuẩn quốc tế. Thêm vào đó, chính nhân viên ngân hàng trong quá trình giao dịch cũng chưa mấy quan tâm đến vấn đề này. Cùng với hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Cơ quan cảnh báo nếu không có các biện pháp nhanh và hiệu quả để đối phó thì tội phạm rửa tiền đặt biệt là tội tham nhũng sẽ gia tăng và sự vận hành hợp pháp của lĩnh vực tài chính tại Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các tội phạm nguồn ngày càng phát triển đặt biệt là tham nhũng. Tham nhũng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn rửa tiền. Và vấn đề phòng chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa được diễn ra một cách triệt để vì nó liên quan đến nhiều người ở nhiều vị trí cấp cao, dường như trở thành hệ thống. Hệ thống các cơ quan pháp luật phòng chống rửa tiền còn yếu kém trong thời đại công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin chính là mấu chốt trong phòng, chống rửa tiền. Tuy nhiên, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào phòng, chống rửa tiền ở các ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Nhất là sự thiếu quan tâm tới đào tạo, nâng cao nhận thức về phòng, chống rửa tiền, cán bộ công nghệ thông tin chưa hiểu rõ về phòng, chống rửa tiền, lúng túng trong việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ phòng chống rửa tiền. Ngân sách dành cho việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin còn hạn chế. Với những ngân hàng đã triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống rửa tiền thì chủ yếu quan tâm tới mục tiêu đảm bảo an toàn giao dịch. Do đó, những yêu cầu đối với hệ thống công nghệ thông tin là cần đồng bộ hóa và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại các ngân hàng theo hướng đáp ứng theo quy định của pháp luật, phân tích giao dịch, khách hàng, hỗ trợ sàng lọc, nhận biết khách hàng, báo cáo, lưu trữ thông tin. 1.1.6. Hậu quả của tội rửa tiền GVHD: Nguyễn Văn Tròn 11 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành 1.1.6.1. Về mặt kinh tế Về mặt phát triển kinh tế, khối lượng tiền rửa ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế qua ba kênh chính, thứ nhất là làm xói mòn hệ thống tài chính, thứ hai là làm giảm hiệu quả của khu vực kinh tế chính thức và thứ ba là tác động đến khu vực kinh tế nước ngoài bằng cách bóp méo giá cả và làm chênh lệch hướng các dòng vốn quốc tế. Rửa tiền sẽ làm suy yếu sự phát triển của hệ thống tài chính bằng hai lí do. Lí do thứ nhất, rửa tiền làm xói mòn chính bản thân nội tại của các tổ chức tài chính. Điều dễ dàng nhận thấy mối quan hệ nguy hiểm giữa hành vi rửa tiền và cán bộ phụ trách của các tổ chức tài chính. Một số lượng tiền có nhu cầu được rửa càng cao thì tính nguy hiểm càng lớn thông qua các hành vi tham nhũng và các tìm kiếm đặc lợi khác. Điều này làm thiên lệch các quyết định đầu tư tài chính và dẫn đến giảm hiệu quả của hệ thống tài chính ở cấp vi mô lẫn vĩ mô. Lý do thứ hai, ở các nước đang phát triển lòng tin của khách hàng đối với hệ thống tài chính là một yêu cầu quan trọng để phát triển hệ thống này qua thời gian và như vậy bất cứ một tín hiệu nào mà khách hàng cho rằng những định chế tài chính là gian lận hoặc tiếp tay cho hoạt động gian lận này đều có thể làm suy sụp niềm tin và có thể tồn tại đến cả hệ thống. Trong tình trạng tồi tệ khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra vì công chúng sẽ cư xử theo hiệu ứng tâm lí bầy đàn hoặc rút vốn hàng loạt nếu lòng tin này không còn. Bên cạnh tác động đến hệ thống tài chính, rửa tiền còn tác động tiêu cực trực tiếp đến tăng trưởng của khu vực kinh tế chính thức. Rửa tiền sẽ làm chênh lệch hướng phân bổ nguồn lực trong khu vực kinh tế chính thức kém hiệu quả. Theo các báo cáo rửa tiền, phần lớn lượng tiền này được đem đi đầu tư ở những khu vực xem như là vô trùng để đảm bảo tính an toàn là suất sinh lợi. Những khoản đầu tư này không những chỉ tạo ra ít hiệu suất cho nền kinh tế mà nó chệch hướng cung và cầu tự nhiên của khu vực chính thức. Thường thì trong khu vực bất động sản, các hoạt động nghệ thuật, đồ cổ, nữ trang và các ngành ô tô đắt tiền được giới rửa tiền quan tâm. Những dấu hiệu bất thường về cung hoặc cầu trong xã hội thường là do các hoạt động bất chính gây ra, và rửa tiền là một hoạt động quan trọng tạo nên sự mất cân đối trong xã hội này. Rửa tiền cũng có tác động lên khu vực nước ngoài. Có hai tác động kinh tế chính của việc rửa tiền lên khu vực nước ngoài đối với một nền kinh tế là làm giảm đầu tư nước ngoài và bóp méo giá cả ngoại thương. Về mặt lí thuyết nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại và với số lượng lớn có thể dẫn đến làm thay đổi cơ cấu kinh tế đất nước và tạo sự cân bằng giả tạo. Một lúc nào đó, việc rửa tiền hoàn tất hoặc rút ra khỏi GVHD: Nguyễn Văn Tròn 12 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành một nước đột ngột với số lượng lớn có thể dẫn đến khủng hoảng tiền tệ hoặc khủng hoảng ngân hàng, chưa kể đến những hệ quả như thay đổi tỉ giá hối đoái thực và làm mất cân bằng giữa khu vực hàng ngoại thương và phi ngoại thương. Ngoài những ảnh hưởng về phân bổ nguồn lực, hoạt động rửa tiền sẽ làm sai lệch các thống kê kinh tế và như vậy sẽ làm cho việc đưa ra các chính sách kinh tế, nhất là chính sách tiền tệ sẽ không thể đúng liều lượng và hữu hiệu được. Và điều quan trọng hơn hết là rủi ro về danh tiếng cho quốc gia nếu không kiểm soát được vấn nạn rửa tiền tại quốc gia mình.8 1.1.6.2. Về mặt xã hội Tội phạm rửa tiền là tội phạm nguồn, nếu việc rửa tiền thành công thì tội phạm đã có thể làm sinh lời từ số tài sản phạm tội mà có, trở thành nơi ẩn náo an toàn cho một số tài sản có được từ nguồn thu nhập bất hợp pháp hoặc không minh bạch. Do đó nếu tội phạm rửa tiền phát triển sẽ kéo theo nhiều loại tội phạm khác cùng phát triển theo như ma túy, buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế, tài trợ khủng bố. Sự phát triển của những loại tội phạm này không đe dọa đến kinh tế, chính trị mà còn cả về mặt xã hội. Trong đó, buôn ma túy gây ra tình trạng nghiện ngập, gây mất trật tự xã hội, buôn lậu tham nhũng, trốn thuế làm lũng đoạn nền kinh tế thị trường tội phạm khủng bố gây ra những cuộc thảm sát không đáng có. Để khắc phục hậu quả của những tội phạm trên gây ra, chính phủ sẽ tốn nhiều thời gian. Do đó sẽ gây cản trở rất lớn tới sự phát triển của toàn xã hội nước đó. 1.2. Lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền 1.2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền theo Bộ luật Hình sự 1986 Ở giai đoạn này, trong nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng gồm có tội gây rối trật tự công cộng, tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng, tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm, tội tổ chức dùng chất ma túy, tội xâm phạm mồ mả, hài cốt. Trong đó tội rửa tiền chưa được quy định thành một tội Tài liệu, Đề tài giải pháp phòng chống, Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam, http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-giai-phap-phong-chong-rua-tien-qua-he-thong-ngan-hang-viet-nam22713/, [truy cập ngày 11-10-2014]. 8 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 13 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành riêng biệt, nhưng được quy định chung trong nhóm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 201, Bộ luật Hình sự năm 1986). Cụ thể: “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. 1- Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Tài sản có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; c) Tái phạm nguy hiểm.” Tội rửa tiền được qui định chung trong nhóm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có do chúng có nguồn gốc từ hoạt động phi pháp là tiền được kiếm ra không trong sạch, rõ ràng như từ tham nhũng, hối lộ, đánh bạc… từ tiền bất hợp pháp mà chuyển thành tiền hợp pháp để sử dụng công khai. Rửa tiền gây ra hậu quả về kinh tế, xã hội nghiêm trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và uy tín quốc tế của quốc gia, làm suy yếu nền kinh tế, cũng như cải tổ nền kinh tế. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng vậy. Tài sản do người khác phạm tội mà có được xác định là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội như tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ… tài sản do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi tiêu thụ tài sản được hiểu là những hành vi có tính chất dịch chuyển tài sản từ người có tài sản do phạm tội mà có sang người khác như hành vi mua, tạo điều kiện để bán hoặc để trao đổi tài sản đó. Hành vi phạm tội tiêu thụ tài sản chỉ cấu thành tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” khi không có sự hứa hẹn trước, nếu có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ, thu mua tài sản trộm cắp thì hành vi của người tiêu thụ là hành vi của một đồng phạm với tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức người đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Do đó tội rửa tiền có thể được qui định chung trong nhóm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.9 9 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 1985. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 14 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành 1.2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền theo Luật Hình sự 1999 Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam năm 1999 thì chưa quy định cụ thể về tội rửa tiền mà chỉ quy định về tội rửa tiền xuất hiện với nhiều hình thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, nguy hiểm, đe dọa gây bất ổn cho các quan hệ xã hội, cho nền kinh tế và an ninh quốc gia. Việc đấu tranh phòng chống tội tẩy rửa tiền được quốc hội cụ thể hóa tội danh tại Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có là loại tội phạm mới được quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 sửa đồi bổ sung 2009. Hành vi này không chỉ gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan Điều tra, truy tố, xét xử còn trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Hợp pháp hóa tiền tài sản do phạm tội mà có với bản chất là rửa tiền là một loại tội chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam, thể hiện ở các khía cạnh: Về khoa học luật hình sự, lí luận về tội này còn mờ nhạt chưa có hệ thống quan điểm nhất quán khiến nhiều người chưa hiểu rõ và chưa nhận thức đầy đủ tính nguy hiểm của tội này, từ đó chưa có cơ sở khoa học vững chắc trong việc giải quyết vụ án trên thực tiễn. Về mặt luật thực định, việc quy định tội danh hợp thức hóa tiền tài sản do phạm tội mà có chưa phản ánh hết được sự nghiêm trọng, đa dạng, phức tạp và những tác hại nguy hiểm của hoạt động rửa tiền đối với nền kinh tế. Do đó, cần thiết nghiên cứu và đưa ra mô hình lí luận mới trong đó có mở rộng phạm vi chủ thể, hành vi khách quan của tội này nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Hiện nay trên thế giới các quốc gia đều sử dụng khái niệm tội rửa tiền. Vì vậy, việc qui định trong Bộ luật Hình sự tội danh mới này không những làm cho luật Việt Nam hài hòa với pháp luật quốc tế mà còn khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đấu tranh phòng và chống rửa tiền vốn đang được các nước nhất là các nước đang phát triển quan tâm. Rửa tiền là một trong những loại tội phạm tài chính đang ngày càng gia tăng trên thế giới và tại Việt Nam. Nó là một loại tội phạm phát sinh, có tính toàn cầu và đe dọa nghiêm trọng sự phát triển lành mạnh của các nền kinh tế. Thuật ngữ rửa tiền thể hiện đầy đủ hành vi và tính chất nguy hiểm hơn so với thuật ngữ hợp thức hóa tiền tài sản do phạm tội mà có đang được Bộ luật Hình sự 1999 sửa đồi bổ sung 2009 sử dụng GVHD: Nguyễn Văn Tròn 15 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành hiện nay, đòi hỏi phải sớm thay đổi tội hợp thức hoá tiền tài sản do phạm tội mà có bằng tội rửa tiền.10 1.2.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền theo Luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đồi bổ sung 2009 (BLHS), chính thức quy định tội danh Rửa tiền tại Điều 251 BLHS trên cơ sở sửa đổi tội danh Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có. Việc sửa đổi, bổ sung lần này nhằm bao quát các hành vi rửa tiền được đề cập trong các Công Ước Quốc Tế, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm rửa tiền ở nước ta, đồng thời góp phần thuận lợi cho hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền. Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988 (Công ước Viên) là công ước đầu tiên có các quy định về đấu tranh chống rửa tiền ở cấp độ quốc tế. Trong Công ước này không có quy định rõ ràng nào để xác định chủ thể của tội phạm rửa tiền có bao gồm người phạm tội nguồn hay không. Tuy nhiên xem xét Điều 3 của Công ước Viên, quy định mục đích là yếu tố bắt buộc, tức là hành vi rửa tiền phải xuất phát từ một trong hai mục đích là nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản, hoặc nhằm giúp đỡ người phạm tội trốn tránh các hậu quả pháp lý do hành vi phạm tội của mình gây ra. Sự tồn tại của thuật ngữ “giúp đỡ” trong trường hợp thứ hai rõ ràng đã loại trừ người thực hiện hành vi phạm tội nguồn ra khỏi phạm vi chủ thể của tội phạm rửa tiền, trong khi trường hợp thứ nhất lại không xác định mục đích che giấu tiền, tài sản là do bản thân người phạm tội chiếm đoạt được hay là giúp đỡ người khác. Căn cứ tinh thần của điều luật, người viết cho rằng, ý đồ của người làm luật muốn hướng tới cả chủ thể của tội phạm nguồn và những đối tượng khác tuy không thực hiện tội phạm nguồn nhưng tham gia vào quá trình rửa tiền.11 Khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì đã có quy định cụ thể về tội rửa tiền cụ thể là Điều 251 BLHS quy định về tội phạm rửa tiền như sau: 10 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đồi, bổ sung 2009). Công Ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988. 11 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 16 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó; b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác; c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có”.12 Như vậy, quy định tại Điều 251 BLHS chưa thể hiện rõ chủ thể của tội phạm rửa tiền có bao gồm chủ thể của tội phạm nguồn hay không, Điều đó dẫn đến các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các quan điểm khác nhau. Khi phân tích, so sánh hệ thống pháp luật Việt Nam với 40+9 khuyến nghị (bản dịch) của FATF về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố13, có quan điểm nhận định rằng nếu bản thân người phạm tội thực hiện hành vi cất giấu, chứa chấp tiêu thụ tài sản do mình phạm tội mà có thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguồn. Tuy nhiên các chuyên gia của FATF, khi nghiên cứu đánh giá các quy định của Luật hình sự Việt Nam để xem xét sự tuân thủ các khuyến nghị về chống rửa tiền, lại nhận định rằng quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự Việt Nam cho phép trừng trị các hành vi tự rửa tiền của người thực hiện tội phạm nguồn tuy rằng nó chưa được thể hiện trong thực tiễn xét xử. Giải thích vấn đề này, một số quan điểm cho rằng trong thực tiễn xét xử của Việt Nam, khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản từ việc thực hiện tội phạm và sau đó hợp pháp hóa hoặc sử dụng tài sản đã chiếm đoạt được vào các hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động kinh tế khác, thì thông thường người phạm tội chỉ bị truy tố về hành vi phạm tội nguồn mà không đồng thời bị truy tố theo Điều 251 BLHS, vì hình phạt đối với các tội phạm nguồn trong trường hợp này thường đã rất nghiêm khắc, trong nhiều trường hợp 12 Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung 2009). 13 Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính về chống Rửa tiền (FATF). GVHD: Nguyễn Văn Tròn 17 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành là hình phạt cao nhất - tử hình. Do vậy không cần thiết phải truy tố một hành vi kém nghiêm trọng hơn quy định tại Điều 251 BLHS. Trên thực tế, theo các chuyên gia của FATF, cách lí giải này đã không được công nhận như một nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam để lấy đó làm cơ sở không truy tố hành vi tự rửa tiền một cách độc lập. 1.3. Tội rửa tiền theo quy định một số nƣớc trên thế giới 1.3.1. Theo pháp luật Cộng hòa liên bang Nga Điều 174 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga năm 1997 quy định tội rửa tiền, với tên gọi là “Hợp pháp hóa (tẩy rửa) tiền hoặc tài sản có được một cách bất hợp pháp”, quy định hành vi tiến hành các nghiệp vụ tài chính và các giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản có được một cách bất hợp pháp cũng như sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác là hành vi phạm tội.14 Hình phạt áp dụng đối với tội danh này mức thấp nhất là phạt tiền từ 500 lần đến 700 lần mức lương, mức thu nhập tối thiểu hoặc thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian từ 5 đến 7 tháng và cao nhất là mười năm tù giam. Mặc dù hành vi rửa tiền bước đầu đã được tội phạm hóa trong Bộ luật Hình sự , nhưng việc áp dụng luật trong thực tiễn đã gặp phải nhiều khó khăn. Thứ nhất, Điều luật không chỉ rõ đối tượng tác động của tội phạm là tiền, tài sản do phạm tội mà có mà chỉ quy định chung là tiền, tài sản có được một cách phi pháp. Thứ hai, hàm ý của các thuật ngữ “nghiệp vụ tài chính” hoặc “các giao dịch khác” cũng không được định nghĩa và giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, sau khi Dự luật được Quốc hội Liên bang thông qua, Tổng thống Nga Yeltsin đã sử dụng quyền phủ quyết của mình, phủ quyết đạo luật trên trước khi nó có hiệu lực, vì cho rằng “Đạo luật về chống rửa tiền vừa được thông qua đã mâu thuẫn với nghĩa vụ quốc tế của Liên bang Nga theo Công ước của Liên minh Châu Âu về chống rửa tiền mà Nga là thành viên từ năm 1999, cũng như các quy định về bảo hộ quyền tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ và bảo vệ quyền tài sản được quy định trong Hiến pháp Liên bang Nga”. Một số sửa đổi, bổ sung luật phòng chống rửa tiền Liên Bang Nga giai đoạn gần đây. Đối mặt với tình trạng chủ nghĩa khủng bố ngày càng nghiêm trọng ở Nga, sau sự kiện 11 tháng 9 tháng 2001, dưới xu thế đấu tranh chống khủng bố của cộng đồng 14 Điều 174, Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga năm 1997 (BLHS Nga). GVHD: Nguyễn Văn Tròn 18 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Quốc tế, ngày 31 tháng 10 năm 2002 nước Nga tiếp tục tiến hành sửa đổi Luật Phòng chống rửa tiền. Nghiên cứu nội dung sửa đổi cho thấy, lần sửa đổi này chỉ tiến hành xử lý trên phương diện kỹ thuật lập pháp, thay đổi tên gọi của đạo luật thành “Luật phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố”, đưa thêm cụm từ chống tài trợ khủng bố vào tên các chương 2, chương 4 cũng như các Điều, khoản cụ thể có liên quan.15 Ngoài ra, trong Điều 5 có sửa đổi và mở rộng phạm vi của các tổ chức tài chính, cụ thể bao gồm 8 loại tổ chức sau là tổ chức tín dụng, cá nhân tổ chức chuyên môn trên thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm và các công ty cho thuê tài chính, đơn vị bưu chính và thông tin liên bang, công ty cầm đồ, thế chấp, tổ chức mua bán kim loại quý, đá quý, các công ty tổ chức đua ngựa, sổ xố và các loại trò chơi có thưởng khác, các cơ quan quản lý các quỹ đầu tư và các quỹ trợ cấp phi chính phủ. Tiếp theo, ngày 28 tháng 7 năm 2004, nước Nga thông qua Đạo luật số 88-FZ, tiếp tục sửa đổi lần thứ hai Luật Phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Tại Điều 5 đã quy định thêm loại tổ chức tài chính thứ 9 là tổ chức trung gian môi giới mua bán bất động sản. Luật sửa đổi cũng bổ sung thêm quyền từ chối mở tài khoản của các tổ chức tài chính, đồng thời bổ sung Khoản 7.1 quy định “quyền và nghĩa vụ của một số cá nhân khác”. Theo đó, những người hành nghề luật sư, công chứng viên, những nhân viên cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán và các dịch vụ pháp lý khác, khi họ đại diện danh nghĩa của khách hàng, hoặc vì quyền lợi của khách hàng mà tiến hành các hoạt động liên quan đến tiền, tài sản cũng phải thực hiện các nghĩa vụ nhận biết khách hàng, thiết lập cơ chế kiểm soát nội bộ, nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ như quy định tại Điều 7 đối với các tổ chức tài chính. Và lần sửa đổi cuối cùng gần đây nhất (năm 2008, Luật số 275-FZ) đã bổ sung thêm quy định về nhận biết khách hàng là những người có ảnh hưởng chính trị vào trong các quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng. Có thể thấy, trải qua một quá trình hơn 10 năm trong lịch sử lập pháp về chống rửa tiền, các quy định về Phòng chống rửa tiền của Liên bang Nga không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước, đồng thời đưa hệ thống pháp luật của nước Nga về chống rửa tiền đạt tới các chuẩn mực quốc tế. 15 Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga năm 2001 (BLHS Nga). GVHD: Nguyễn Văn Tròn 19 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành 1.3.2. Theo pháp luật Hoa Kỳ Tại Hoa kỳ các cơ quan thực thi pháp luật rất quan tâm đến các cơ sở pháp lí chống lại các hoạt động rửa tiền vì nó sẽ có hiệu quả hơn là tấn công trực tiếp vào các loại tội phạm. Ví dụ như, trong các vụ buôn bán ma túy, mức lợi nhuận thu được có thể lên tới 1000 phần trăm hấp dẫn đủ để đảm bảo cung cấp cho các tội phạm trong trường hợp chúng bị tống vào tù. Đạo luật chống rửa tiền Anunumtio – Wylie (1992) đã mở rộng những qui định của luật bảo mật Ngân hàng về Giao dịch tài chính, bổ sung thêm Điều khoản đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội và đặt ra ngoài vòng pháp luật những giao dịch chuyển đổi tiền bất hợp pháp. Đạo luật Annumtio - Wylie được biết đến với việc chỉ ra rõ hành vi nào sẽ bị áp dụng “hình phạt khai tử”, nó qui định nếu ngân hàng bị buộc tội rửa tiền, cơ quan thanh tra hữu quan của ngân hàng Liên bang phải bắt đầu một quá trình gồm chấm dứt đặt quyền của nó hay thu hồi hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm của nó, phụ thuộc vào kết quả thanh tra sơ bộ của ngân hàng. Đạo luật Annuntio – Wylie cũng thiết lập nên nhóm tư vấn luật bảo mật ngân hàng (mà cục dự trữ Liên bang là một thành viên sáng lập) nhằm đề xuất những cách thức để tăng cường hiệu quả trong việc áp dụng những chương trình chống rửa tiền của bộ tài chính. Đạo luật ngăn chặn rửa tiền (1994) đã lấp chỗ trống cho những quy định của luật về âm mưu và tội phạm có tổ chức trong khi đạo luật chống khủng bố (1996) bổ sung thêm những loại tội phạm khủng bố cũng như khẳng định những hành vi về tội rửa tiền và Đạo luật kiểm soát Bảo hiểm y tế (1996) quy định rõ những hành vi “xâm hại sức khỏe Liên Bang” Hình phạt cho các tội phạm bao gồm từ có thời hạn 20 năm mức phạt tiền lên tới 500.000 đô la hay gấp hai lần số tiền vi phạm, tùy thuộc vào mức phạt nào lớn hơn sẽ áp dụng ở mức đó. Ở mức nhất cao của khung hình phạt, những kẻ vi phạm có thể bị bổ sung những hình phạt về dân sự ngang với giá trị tài sản sỡ hữu, tiền của hay các tiền lãi liên quan đến các hoạt động kinh doanh. Quốc hội Mỹ có ý định làm cho các hình phạt này trở nên khắc khe hơn. Trước đạo luật về rửa tiền năm 1986, bị đơn bị truy tố theo qui chế có sự ưu đãi đối với các hoạt động bất chính trong đó có tội phạm rửa tiền, cũng như tội phạm trốn thuế, tội đồng lõa, tội qui phạm bảo mật ngân hàng, tội hối lộ. Nhìn chung những qui chế đó đều có hình phạt ít khắc khe hơn nhiều. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 20 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Nhưng từ gốc độ tiền tệ, cuộc sống của những kẻ vi phạm thực sự trở nên tồi tệ khi đạo luật về bắt giữ tài sản vào cuộc. Những đạo luật này tách chung khỏi những nguồn nuôi dưỡng tội phạm hoặc những công cụ được chúng sử dụng. Theo qui luật của đạo luật sửa đổi về việc bắt giữ tài sản dân sự năm 2000, chính phủ Hoa Kỳ hiện nay phải tiến một bước cao hơn nữa nhằm bắt giữ tịch thu tài sản. Để tịch thu tài sản phải đưa ra những lí do chính đáng về nguồn gốc có được những tài sản đó là do hoạt động phạm pháp. Để tịch thu dân sự thành công phải chứng minh được những trường hợp đó thực sự có những bằng chứng không thể chối cãi được. Tài sản bị phạt có thể được chia tới tất cả những cơ quan thi hành pháp luật có tham gia, một cách giải quyết chi tiết rất có hiệu quả để thu hút sự hợp tác từ các cơ quan thi hành pháp luật ở nước ngoài. Về phương diện pháp lí, rửa tiền là khái niệm tương tự một số tội xâm phạm có chú ý trong giao dịch tiền tệ đó là tài sản có được từ nguồn gốc phi pháp. Để kết án, người khởi tố phải đưa ra âm mưu của các bị cáo trong các giao dịch tiền tệ hay hoạt động chuyển giao quốc tế có liên quan tới những khoản tiền có được từ một “hoạt động bất hợp pháp”. Danh sách của những loại hoạt động đó vô cùng dài và bao gồm cả việc nhận đưa hối lộ làm hàng giả buôn bán ma túy, hoạt động tình báo, tống tiền, lừa đảo, giết người, bắt cóc, in tiền và dĩ nhiên cả gian lận nghiệp vụ ngân hàng.16 123doc, Thực trạng hoạt động Rửa tiền - chống Rửa tiền ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, http://text.123doc.vn/document/750240-thuc-trang-hoat-dong-rua-tien-chong-rua-tien-o-mot-so-nuoctren-the-gioi-va-viet-nam.htm, [truy cập ngày 10-10-2014]. 16 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 21 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1. Các dấu hiệu cấu thành tội rửa tiền Rửa tiền là các hoạt động nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản tiền cũng như những tài sản hợp pháp, tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Chu trình hoạt động rửa tiền có thể được thực hiện qua nhiều công đoạn với các thủ đoạn khác nhau. Mỗi hành vi cụ thể trong chu trình này Điều là hành vi nguy hiểm cho xã hội là một phần cần thiết của hoạt động rửa tiền nói chung. Từ thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh chống hoạt động rửa tiền của thế giới cũng như từ thực tiễn của hoạt động tài chính kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế luật hình sự Việt Nam đã hình sự hóa hoạt động rửa tiền lần đầu tiên trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Khi đó, hành vi phạm tội này được qui định với tội danh tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có. Trong lần sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự năm 2009, tội danh này được sửa đổi thành tội rửa tiền và nội dung của nó đã được cụ thể hóa hơn. Với nội dung này luật hình sự Việt Nam quan niệm có bốn nhóm hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là hành vi phạm tội rửa tiền. Tất cả các nhóm hành vi Điều có đối tượng là tiền tài sản có nguồn gốc từ hoạt động phạm tội như tội buôn lậu, các tội phạm về ma túy hoặc các tội phạm về tham nhũng. 2.1.1. Dấu hiệu về khách thể của tội rửa tiền Khách thể trực tiếp của tội rửa tiền là trật tự quản lí nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đồng thời xâm phạm đến hoạt động phòng chống tội phạm.17 Nhưng hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng hành vi rửa tiền xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế. Có quan điểm cho rằng hành vi rửa tiền xâm phạm hoạt động tư pháp. Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền, tài sản do phạm tội hoặc do phạm pháp mà có. 2.1.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội rửa tiền Về mặt khách quan của tội rửa tiền người phạm tội có một trong các hành vi sau:Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền tài sản đó.18 17 Phạm Văn Beo( 2011), Luật hình sự Việt Nam( quyển 2), Nhà xuất bản Chính Trị quốc gia, Hà Nội. 18 Phạm Văn Beo (2011), Luật hình sự Việt Nam( quyển 2), Nhà xuất bản Chính Trị quốc gia, Hà Nội. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 22 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Theo thông tư số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-TANDTC ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ công an, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền thì hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền tài sản nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền tài sản là việc thực hiện hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi dưới đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền tài sản đó: Gửi tiền và mở tài khoản tại ngân hàng Cầm cố thế chấp tài sản Cho vay, ủy thác, thuê, mua tài chính Chuyển tiền, đổi tiền Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác Phát hành chứng khoán Phát hành các phương tiện thanh toán Bảo lãnh và cam kết tài chính, kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trường tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển nhượng Quản lí danh mục đầu tư của cá nhân tập thể Quản lí tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân tập thể Đầu tư vốn hoặc tiền cho cá nhân, tập thể Tiến hành các hoạt động bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến các khoản đầu tư khác Những hoạt động nhằm tạo sự chuyển đổi chuyển dịch hoặc thay đổi quyền sỡ hữu đối với tiền, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Sử dụng tiền tài sản biết rõ là phạm tội mà có vào việc tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác Theo thông tư số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-TANDTC ngày 30-11-2011 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy GVHD: Nguyễn Văn Tròn 23 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền19 thì hành vi sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành động kinh doanh dịch vụ, thành lập công ty, xây dựng trường học, bệnh viện, mua tài sản dưới các hình thức khác nhau hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ từ thiện, viện trợ nhân đạo. Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sỡ hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó. Thực hiện một trong ba hành vi quy định nêu trên đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có, tội phạm được xem là hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi trên mà không cần xác định hậu quả. 2.1.3. Dấu hiệu về chủ thể của tội rửa tiền Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường tức là bất kì người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định thì đáp ứng về mặt chủ thể đối với loại tội phạm này.20 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, những chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng21. (Điều 12 BLHS 2009) Liên quan đến chủ thể của tội phạm rửa tiền, hiện nay, vấn đề còn gây tranh cãi lớn nhất đó là chủ thể của tội phạm rửa tiền có hay không bao hàm người đã thực hiện hành vi phạm tội nguồn. Dưới góc độ khoa học luật hình sự, rửa tiền là một tội phạm tương đối đặc biệt. Với tư cách là một tội phạm phái sinh, rửa tiền có thuộc tính phụ thuộc tự nhiên vào tội phạm nguồn. Có thể nói không có tội phạm nguồn thì không có tội phạm rửa tiền. Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác đấu tranh chống tội phạm, thường xuất hiện trường hợp các đối tượng, sau khi kết thúc hành vi phạm tội nguồn, 19 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dânh tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người phạm tội mà có và tội Rửa tiền. 20 Phạm Văn Beo( 2011), Luật hình sự Việt Nam( quyển 2), Nhà xuất bản Chính Trị quốc gia, Hà Nội. 21 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung 2009). GVHD: Nguyễn Văn Tròn 24 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành thu được những lợi ích vật chất nhất định, thì cũng đồng thời tích cực và chủ động thực hiện hành vi làm sạch những khoản tiền, tài sản mà chính mình chiếm đoạt được, tức là hành vi “tự rửa tiền”. Vậy hành vi tự rửa tiền của chủ thể tội phạm nguồn, có được xem xét xử lí về tội rửa tiền hay không, các Công ước quốc tế cũng như luật hình sự của các quốc gia trên thế giới còn tồn tại những quan điểm khác nhau. 2.1.4. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội rửa tiền Về ý thức chủ quan, người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức được đó là tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc nhận biết rõ tiền, tài sản do chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có và với mong muốn hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó22. Tuy nhiên đó không phải là dấu hiệu bắt buộc. Pháp luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay chỉ chấp nhận cá nhân là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự và chưa đề cập vấn đề này đối với pháp nhân. Tuy nhiên, tài sản có được từ tội phạm có thể được rửa qua các công ty công việc này được thực hiện nhân danh hay vì lợi ích của công ty có thể thông qua một trong các đại lí hoặc đại diện của công ty. Hiện nay một pháp nhân vi phạm pháp luật có tể bị áp dụng chế tài dân sự hoặc hành chính như phạt tiền, thu hồi giấy phép hoạt động nhưng với mức độ nguy hiểm cho hành vi rửa tiền gây ra và rửa tiền vì lợi ích của toàn bộ pháp nhân chứ không phải vì một cá nhân cụ thể trong pháp nhân đó thì liệu có đủ tính răn đe khi sử dụng chế tài dân sự hay hành chính, có đủ công bằng khi xửa lí cá nhân pháp nhân đó không? Luật hình sự nhiều quốc gia trên thế giới đã xem chủ thể của tội phạm bao gồm cá nhân và cả pháp nhân. Quan điểm này có thể là xu hướng chung. Nhưng hành vi rửa tiền bao giờ cũng phải được thực hiện bởi con người cụ thể nhưng chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó phải là pháp nhân vì nó thực hiện theo yêu cầu và vì lợi ích của pháp nhân. Bởi những trường hợp như vậy việc chỉ xử lí cá nhân sẽ không công bằng đối với cá nhân đó vì không phải họ là đối tượng hưởng lợi chính và không có tác dụng tích cực ngăn ngừa hành vi nguy hiểm pháp nhân. 2.2. Các trƣờng hợp phạm tội rửa tiền cụ thể theo Điều 251 BLHS Việt Nam 2.2.1. Phạm tội rửa tiền thuộc khoản 1 Điều 251 Bộ luật Hình sự 22 Phạm Văn Beo( 2011), Luật hình sự Việt Nam( quyển 2), Nhà xuất bản Chính Trị quốc gia, Hà Nội. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 25 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Khoản 1 Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đồi bổ sung 2009 sửa đổi, bổ sung 2009 qui định“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó; b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác; c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có”23. Theo quy định tại khoản 1 Điều 251 thì người phạm tội rửa tiền bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng. Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể hoặc lấy tình tiết giảm nhẹ trừ đi tình tiết tăng nặng mà còn từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới một năm tù, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt đến năm năm tù. 2.2.2. Phạm tội rửa tiền thuộc khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự Khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đồi bổ sung 2009 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định “ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội nhiều lần; d) Có tính chất chuyên nghiệp; 23 Khoản 1 Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung 2009). GVHD: Nguyễn Văn Tròn 26 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành e) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; f) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn; g)Thu lợi bất chính lớn; h) Gây hậu quả nghiêm trọng; i) Tái phạm nguy hiểm”24. Có tổ chức Cũng như trường hợp phạm tội có tổ chức khác, phạm tội rửa tiền có tổ chức là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để rửa tiền là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện việc hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có và hành vi đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc hợp pháp hóa tiền, tài sản do mình đã phạm tội mà có chức vụ, quyền hạn là Điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hợp pháp hóa tiền, tài sản một cách dễ dàng. Nếu việc hợp pháp hóa tiền, tài sản không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội thì cũng không bị coi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Theo Thông tư số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-TANDTC ngày 30-11-2011 của Bộ Công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền thì: Phạm tội nhiều lần là trường hợp phạm tội rửa tiền từ 2 lần trở lên và trong các lần đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Có tính chất chuyên nghiệp chỉ áp dụng tình tiết phạm tội mà có tính chất chuyên nghiệp khi có các Điều kiện từ năm lần trở lên thực hiện hành vi phạm tội rửa tiền, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích. Và trường hợp người phạm tội lấy việc rửa tiền làm nguồn sống chính cho mình. 24 Khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung 2009). GVHD: Nguyễn Văn Tròn 27 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt Dùng thủ đoạn xảo quyệt để rửa tiền là người phạm tội có những mánh khóe, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người khác khó lường thấy được để đề phòng như dùng tiền, tài sản do phạm tội mà có đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội hoặc tài trợ, ủng hộ đồng bào bị thiên tai để được vinh danh, làm cho mọi người mất cảnh giác, rồi sau đó người phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền với quy mô lớn. Dùng thủ đoạn xảo quyệt để rửa tiền cũng như trong các lĩnh vực khác được coi là một việc làm hèn hạ, thể hiện sự nham hiểm của người sử dụng thủ đoạn đó. Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn là tiền, tài sản phạm tội có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Thu lợi bất chính lớn là thu lợi bất chính có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng. Gây hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng Hậu quả nghiêm trọng do hành vi rửa tiền gây ra là những thiệt hại về vật chất và phi vật chất cho xã hội. Các thiệt hại về vật chất bao gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tiền, tài sản,... Còn các thiệt hại phi vật chất bao gồm: nhân phẩm, danh dự của con người uy tín của tổ chức, cá nhân, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài hậu quả là thiệt hại về tài sản thì tội Rửa tiền còn có hậu quả khác ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia và các hậu quả phi vật chất khác. Theo đó, phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tái phạm nguy hiểm Thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 251 hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rửa tiền không phân biệt khoản nào của Điều luật. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều luật thì người phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng GVHD: Nguyễn Văn Tròn 28 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới ba năm tù nhưng không được dưới một năm tù, nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù. 2.2.3. Phạm tội rửa tiền thuộc khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự Khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đồi bổ sung 2009 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định người “ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm a) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn; b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”25. Theo Thông tư số 09/2011 TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-TANDTC ngày 30/11/2011 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền thì: Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn là tiền, tài sản phạm tội có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên. Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn: thu lợi bất chính lớn là thu lợi bất chính từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng, thu lợi bất chính đặc biệt lớn là thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng: Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là gây thiệt hại có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của Điều luật thì người phạm tội bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm là tội phạm rất nghiêm trọng. 25 Khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung 2009). GVHD: Nguyễn Văn Tròn 29 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu người phạm tội chỉ phạm tội thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 và chỉ thuộc trường hợp rất nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới tám năm tù nhưng không được dưới ba năm tù, nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 3 của Điều luật lại thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù. 2.2.4. Hình phạt bổ sung khoản 4 Điều 251 Bộ luật Hình sự Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 2.3. So sánh tội rửa tiền với một số tội xâm an toàn công cộng, trật tự công cộng khác trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành 2.3.1. Tội rửa tiền với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, khi đó tội rửa tiền chưa được quy định riêng thành một Điều cụ thể mà được quy định chung trong tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đến Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì tội rửa tiền được quy định cụ thể tại Điều 251. Như đã được trình bày ở trên về tội rửa tiền. Thì tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội trái pháp luật hình sự của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuy không hứa hẹn trước mà chứa chấp cất giữ, bán tài sản biết rõ là do người người khác phạm tội mà có, xâm phạm trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Điểm giống nhau giữa tội rửa tiền với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là được quy định chung trong nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Mặt khách thể, có khách thể trực tiếp là hành vi xâm phạm đến trật tự xã hội, xâm phạm đến hoạt động phòng chống tội phạm đồng thời xâm phạm đến sự phát GVHD: Nguyễn Văn Tròn 30 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành triển lành mạnh của người chưa thành niên. Và đối tượng tác động là tài sản do phạm tội mà có có nguồn gốc bất hợp pháp không trong sạch, không rõ ràng. Mặt khách quan, có hành vi nhận giữ tiêu thụ tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có và tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó. Che giấu thông tin nguồn gốc bản chất thực sự vị trí quá trình di chuyển hoặc quyền sỡ hữu tài sản biết rõ là có được từ chuyển dịch chuyển nhượng chuyển đổi tiền tài sản do phạm tội mà có. Mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội này với lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hay cố gián tiếp. Mặt chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường tức là bất kì người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định thì đáp ứng về mặt chủ thể đối với loại tội phạm này. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, những chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. (Điều 12 BLHS 2009). Tội rửa tiền cới tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có giống nhau về các yếu tố cấu thành tội phạm. Khi phân biệt giữa tội Rửa tiền và tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Về bản chất tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS 1999) cũng được coi là hành vi rửa tiền theo quy định của các công ước Quốc tế. Với nội dung pháp lý cơ bản trong cấu thành tội phạm của tội rửa tiền cho thấy, nếu so sánh với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thì điểm giống nhau cơ bản là đối tượng tác động đều là tiền, tài sản do phạm tội mà có. Và cả hai tội đều có thể có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có được do phạm tội mà có. Vậy, khi có trường hợp cùng có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì định tội như thế nào. Đây là vấn đề cần có sự hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thống nhất đường lối xử lý. Ví dụ: Anh Q biết rõ tiền của bố do buôn lậu mà có và đã cho anh Q số tiền 15 tỷ đồng. Q đã dùng số tiền này kinh doanh bất động sản và mở công ty để kinh doanh hàng hoá khác với mục đích vừa nhằm phát triển nguồn vốn, vừa nhằm hợp pháp hoá GVHD: Nguyễn Văn Tròn 31 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành nguồn gốc tài sản, đề phòng nếu bố bị phát hiện việc buôn lậu thì Q vẫn bảo toàn được số tiền 15 tỷ đồng mà không thể bị tịch thu . Hành vi của Q được coi là phạm tội Rửa tiền hay phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc cần phải xử lý Q về cả hai tội danh nêu trên. Theo chúng tôi, trường hợp sử dụng tiền, tài sản khi biết rõ là tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng không có mục đích hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó thì không coi là phạm tội Rửa tiền mà chỉ coi là phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thuộc Điều 250 BLHS 1999. Đây là trường hợp đơn thuần người phạm tội có hành vi sử dụng tài sản, mua bán tài sản, dùng tài sản để thanh toán nợ nần, hoặc có thể sử dụng tài sản vào việc kinh doanh nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được mục đích nhằm hợp pháp hoá số tài sản do người khác phạm tội mà có. Trường hợp, nếu có cơ sở để xác định người sử dụng tài sản do người khác phạm tội mà có vào việc kinh doanh nhằm hợp pháp hoá số tiền, tài sản hoặc hợp pháp hoá bằng các hình thức khác thì phải coi là phạm tội rửa tiền. Khác nhau về mức khung hình phạt, đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì mức hình phạt được chia làm 4 khung còn đối với tội rửa tiền thì chỉ có 3 mức khung hình phạt. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì khung 1 có mức phạt tiền từ năm triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản nêu ở mặt khách quan, khung 2 có mức phạt tù từ 2 năm đến bảy năm và khung 3 có mức phạt tù từ năm năm đến mười năm. Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị áp dụng. Còn đối với tội rửa tiền thì mức hình phạt khung 1 là từ một năm đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan, khung 2 có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm và khung 3 có mức phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm. Ngoài việc áp dụng một trong ba hình phạt nêu trên thì còn có hình phạt bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng26. 26 Điều 250, Điều 251, Bình luận Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung 2009), Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 32 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Như vậy có thể thấy tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có nhiều mức khung hình phạt hơn so với tội rửa tiền nhưng mức khung hình phạt của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có lại nhẹ hơn mức khung hình phạt của tội rửa tiền. 2.3.2. Tội rửa tiền với tội tài trợ khủng bố Tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố đang là vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu. Việc đưa ra những con số ước tính là khá khó khăn bởi hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố được tiến hành một cách bí mật và trên phạm vi toàn cầu. Điểm giống nhau tội rửa tiền với tội tài trợ khủng bố là các yếu tố cấu thành tội phạm, cụ thể: Mặt khách quan của tội phạm, Có hành vi huy động tiền, tài sản dưới bất kì hình thức dùng tiền, tài sản để hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân khủng bố hoặc các hoạt động kinh doanh hoạt động khác. Tham gia giao dịch liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có, có nguồn gốc bất hợp pháp. Che giấu thông tin về nguồn gốc bản chất của tiền, tài sản. Khác thể của tội phạm, hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự xã hội an toàn công cộng đồng thời xâm phạm đến hoạt động phòng chống tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hay cố gián tiếp. Mặt chủ thể của tội phạm, Là bất kì người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, những chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 BLHS 2009). Rửa tiền và tài trợ khủng bố thường thể hiện những đặc tính giao dịch giống nhau phần lớn phải được thực hiện bằng những thủ đoạn che đậy. Những kẻ rửa tiền gửi tiền bất hợp pháp qua các kênh hợp pháp để che giấu nguồn gốc phạm tội của chúng, còn những kẻ tài trợ cho khủng bố thì chuyển tiền với nguồn gốc có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp theo cách để che đậy nguồn gốc và mục đích sử dụng cuối cùng của số tiền này đó là hỗ trợ cho khủng bố. Khi các đồng tiền đã được rửa sạch thì những kẻ phạm tội này thu được lợi từ những hành động của chúng. Chúng được GVHD: Nguyễn Văn Tròn 33 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành thưởng vì đã che đậy được cái hành động phạm tội để tạo ra đồng tiền phi pháp và bởi việc ngụy trang được nguồn gốc của những đồng tiền có vẻ bề ngoài hợp pháp. Tương tự những kẻ tài trợ cho khủng bố được thưởng vì đã che giấu được nguồn gốc của việc tài trợ và ngụy trang được sự hỗ trợ về tài chính cho việc thực hiện các mưu kế và tấn công khủng bố của chúng. Điểm khác nhau giữa tội rửa tiền với tội tài trợ khủng bố là mức khung hình phạt. Đối với tài trợ khủng bố thì chỉ có 1 mức khung hình phạt còn tội rửa tiền thì có 3 mức khung hình phạt. Tội tài trợ khủng bố với mức phạt duy nhất là phạt tù từ năm năm đến mười năm. Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính, tùy từng trường hợp người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế cấm cư trú từ một năm đến năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Còn với tội rửa tiền thì mức hình phạt có ba khung cụ thể khung 1 có mức phạt từ từ một năm đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan, khung 2 có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm và khung 3 có mức phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm. Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể áp dụng27. Như vậy có thể thấy tuy tội tài trợ khủng bố chỉ có một khung hình phạt duy nhất nhưng mức hình phạt của nó lại rất cao ngang so với mức khung hình phạt cao nhất của tội rửa tiền là lên tới mười lăm năm tù. 27 Điều 230b, Điều 251, Bình luận Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung 2009), Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 34 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ TỘI RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM NAY, MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 3.1. Tổng quan về tội rửa tiền trên thế giới Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết rửa tiền hơn ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với quy mô toàn cầu, gây nhiêu hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nhiều vụ rửa tiền dính líu đến các quan chức cấp cao, đã gây khủng hoảng chính trị ở một số quốc gia. Gần đây, liên hệ giữa tiền bẩn và các hoạt động khủng bố đã trở thành quan tâm hàng đầu của các cơ quan công lực. Báo cáo Điều tra về tội phạm kinh tế quốc tế năm 2003 của Pricewaterhouse Coopers (PWC) dựa trên 3600 cuộc phỏng vấn tiến hành tại 50 quốc gia trên thế giới cho thấy tội phạm kinh tế đang tăng mạnh, cứ ba doanh nghiệp được hỏi, có một doanh nghiệp là nạn nhân của tội phạm kinh tế. Báo cáo cũng cho thấy công ty càng lớn, khả năng bị tội phạm kinh tế thăm viếng càng cao, không có lĩnh vực nào là an toàn trước các loại tội phạm kinh tế nhưng rủi ro cao nhất rơi vào lĩnh vực tài chính như ngành ngân hàng và bảo hiểm. Nguồn tiền bẩn thường đến từ nhiều hoạt động tội phạm. Tuy nhiên, hiện rất khó để đưa ra con số tổng của hoạt động rửa tiền khi nó diễn ra ngoài số liệu thống kê kinh tế thông thường. FATF và Liên Hợp Quốc dự đoán hiện có khoảng 1,5 nghìn tỷ USD bị rửa tiền trên thế giới mỗi năm. Số tiền trên chiếm 2% - 5% GDP của toàn thế giới. Hoạt động rửa tiền ngoài khối ngân hàng còn được thực hiện ở các giao dịch ngoại hối, môi giới chứng khoán và kinh doanh chứng khoán, buôn bán kim loại quý hiếm. Ngay cả những nơi như quán bar, nhà hàng, casino, công ty thương mại, kinh doanh ô tô, bất động sản, kinh doanh đồ cổ, các công ty bảo hiểm… cũng có những hoạt động rửa tiền. Một nguồn tin của hãng tin Reuters chỉ ra rằng, hàng năm trên thế giới có gần 150.000 công ty bình phong (công ty ma) được thành lập trên khắp thế giới. Tiền bẩn được chuyển qua các công ty này và đến hơn 60 thiên đường tài chính lên tới hàng tỷ USD. Theo Tổ chức phi chính phủ Oxfam, số tiền nay nhiều gấp sáu lần chi phí cân cho giáo dục cơ bản ở những nước đang phát triển và nhiều gấp ba lần chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe cơ bản. Trong những năm 1970, người ta thấy có 25 quốc gia GVHD: Nguyễn Văn Tròn 35 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành được xem là thiên đường tài chính thì hiện nay con số này đã vọt lên đến 63 và khoản phân nửa trong số đó là những quốc gia hoặc lãnh thổ nằm dưới quyền bảo hộ của Anh hoặc là các quốc gia thuộc địa chỉ cũ. Chỉ riêng ở Anh, số tiền bị chảy máu ra ngoài dao động ở mức 36 – 123 tỷ euro. Công nghiệp rửa tiền lại được thêm nhiều “ cú hích” do các thay đổi về thể chế và chính sách tài chính cũng như những tiến bộ về công nghệ trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết mọi quốc gia đều nới lòng kiểm soát ngoại hối, nhất là từ đầu thập kỉ 1990. Ở nhiều nước, việc đổi nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại là hoàn toàn tự do. Đi xa hơn nhiều quốc gia đã chính thức sử dụng chung một thứ tiền (trường hợp đồng euro) hoặc công ty USD hay ERU như là nội tệ bán chính thức của họ. Nhờ thế, một lượng tiền (sạch hay bẩn) khổng lồ có thể được chuyển từ nước này sang nước khác trong nháy mắt, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan công lực. Thứ hai, tiến độ mở cửa kinh tế ở hầu hết các nước đã tăng vọt, nhất là từ 10-15 năm gần đây. Các thị trường tài chính (đặt biệt là vốn ) trở nên thông thoáng hơn. Số lượng tiền lưu hành toàn cầu đã tăng gấp 3 (từ 6,800 tỷ USD năm 1990 đến 19.000 tỷ năm 2005), mức độ phức tạp cũng tăng lên. Hiển nhiên, càng nhiều loại hình dịch vụ tài chính thì càng lắm cơ hội và cách thức để chuyển tiền phi pháp hoặc đưa tiền bẩn vào luồng tiền sạch. Thứ ba, cạnh tranh thu hút vốn ngày càng kịch liệt giữa các nước các công ty phát hành chứng khoán, các ngân hàng và các loại định chế tài chính trung gian khác. Đây cũng là sự kiện làm những người rửa tiền thích thú vì họ biết rằng sớm muộn gì cũng có ngân hàng hay các công ty chứng khoán sẵn sàng nhận tiền của họ mà không cần biết nguồn gốc tiền ấy. Thứ tư, là tác động của cuộc cách mạng thông tin. Ở rất nhiều nước ngân hàng là lĩnh vực đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào ứng dụng sớm và nhanh nhất. Những thành quả của cuộc cách mạng thông tin đã được những người rửa tiền lợi dụng triệt để trong khi đó ở lĩnh vực này các cơ quan công lực tỏ ra chậm chạp hơn nhiều, nhất là khi họ cần phối hợp giữa nhiều địa phương hay xuyên quốc gia. Cuối cùng, phải kể đến những lối rửa tiền mới sử dụng internet. Những trang wed “đen” như trang sex, cờ bạc, cá cược… thường được dùng để rửa tiền vì các cơ quan công lực khó có thể truy ra tiền ấy từ đâu và vào tay ai . Tại Châu Á, khó khăn để chống nạn rửa tiền là các khoản quỹ “tiền lậu” ở các nước mọc lên dày đặc theo các kênh khác nhau. Thị trường tài chính khu vực ngày GVHD: Nguyễn Văn Tròn 36 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành càng được sát nhập và liên kết nhiều thành viên hơn thì khả năng rửa tiền của bọn tội phạm ngày càng lớn, trong hoạt động này gồm cả các tổ chức khủng bố. Mỗi ngày số tiền luân chuyển khắp thế giới về Châu Á lên tới nhiều tỷ USD và việc kiểm soát để biệt lập đâu là đồng tiền “bẩn” hay “tiền sạch” quả là rất khó. Ngoài ra các tổ chức tội phạm hiện cũng rất tinh vi. Chúng rửa tiền dựa trên những công nghệ mới mà các chuyên gia gọi là “hệ thống tài chính di động”. Hệ thống này hoạt động ngầm rất khó phát hiện nhờ có sự móc ngoặc của nhiều mắt xích khác nhau. Có một Điều trớ trêu là nhiều doanh nghiệp khi kinh doanh hợp pháp thì không thànhh công nhưng khi bên bờ phá sản thì lại móc ngoặc được với các tổ chức rửa tiền để hoạt động. Số doanh nghiệp này hiện nay tồn tại không phải là nhỏ nhất là trong thời điểm cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng. Mới đây, các chuyên gia về tiền tệ của ngân hàng Trung ương Singapore đã ra lời cảnh báo rằng, nếu hoạt động rửa tiền không được kiểm soát tốt thì nó sẽ tác động rất xấu tới hoạt động kinh doanh của khu vực. Hiện nay, rửa tiền và hoạt động khủng bố trong lĩnh vực tài chính đang gia tăng mạnh ở châu Á. Để đạt được mục đích đưa ra bọn tội phạm đã không ngần ngại móc nối với nhau để có bằng được đồng tiền bẩn. Khi có đồng tiền bất hợp pháp trong tay, chúng cho xây dựng các công ty ảo. Các công ty này khi hoạt động sẽ tác động xấu tới môi trường kinh doanh. Nguy hiểm hơn, bọn tội phạm còn sử dụng đồng tiền bẩn vào việc tài trợ cho các hoat động phạm pháp như: khủng bố, buôn bán ma túy, buôn lậu,… Một thông báo mới đây của tổ chức Liên Hợp Quốc cho thấy, số tiền bẩn được bọn tội phạm sử dụng vào mục đích khủng bố, tống tiền ngày càng lớn và quy mô hoạt động của chúng ngày càng dày đặc hơn. Trong thời gian gần đây cả quỹ tiền tệ (IMF) và ngân hàng Thế giới (WB) đã tăng cường đưa ra các hệ thống giám sát chống rửa tiền ở nhiều nước ở Châu Á và Singaopre được xem là nơi điển hình để chống lại các tội phạm này. Một Điều cần thấy rõ là khi hoạt động tài chính của một quốc gia bị tổn thương thí khả năng kiểm soát giá trị của đồng tiền sẽ gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài có thể gây ra ra những cuộc khủng hoảng nhẹ về kinh tế. Vì vậy, chống rửa tiền làm trong sạch hệ thống tài chính là nhiệm vụ của mỗi quốc gia.28 28 Tài liệu, Luận văn Giải pháp phòng, chống Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam, http://tai-lieu.com/tailieu/luan-van-giai-phap-phong-chong-rua-tien-qua-he-thong-ngan-hang-viet-nam-12103/, [truy cập ngày 12/10/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 37 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành 3.2. Thực trạng của tội rửa tiền của Việt Nam hiện nay Theo Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ở Việt Nam, khó có thể thống kê chính xác thời điểm hành vi rửa tiền xuất hiện, nhưng có những dấu hiệu cho thấy, các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam để thực hiện hành vi rửa tiền Ở Việt Nam, khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cùng với xu thế hội nhập về kinh tế thì tội phạm cũng có chiều hướng gia tăng, với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi hơn. Các hoạt động buôn bán ma túy, buôn lậu, tham nhũng đã mang lại cho bọn tội phạm một lượng tiền bất chính khổng lồ. Hoạt động tẩy rửa tiền thường được phát hiện sau khi khởi tố và Điều tra các vụ án khác, thông qua các biện pháp Điều tra nghiệp vụ, cán bộ Điều tra đã phát hiện ra hoạt động tẩy rửa tiền của bọn tội phạm (điển hình như vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ án buôn ma túy của Trịnh Nguyên Thủy). Với các vụ án tham nhũng, trong quá trình Điều tra, cán bộ Điều tra đã phát hiện các “ông quan tham” thường có trong tay vài ngôi biệt thự, tài khoản bí mật ở ngân hàng nước ngòai. Những tài sản đó trị giá lên đến hàng triệu USD. Và không ai có thể chắc chắn rằng, trong các khu chung cư, biệt thư cao cấp hiện đại ở các thành phố lớn có bao nhiêu ngôi nhà được mua bằng những đồng tiền hợp pháp. Bởi hiện nay, những kẻ hở trong pháp luật về thị trường bất động sản, kiểm soát thu nhập cá nhân đang là Điều kiện để bọn tội phạm tiến hành hoạt động tẩy rửa tiền. Lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol cũng đưa ra cảnh báo, trong những năm qua, đã xuất hiện một số vụ rửa tiền thông qua việc chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, một số đối tượng, băng nhóm tội phạm người gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại để đồng bọn ở nước ngoài chuyển tiền vào, sau đó rút hết tiền trong các tài khoản này. Điển hình là vụ rửa tiền xuyên quốc gia đã được Công an Đà Nẵng phát hiện vào tháng 10 năm 2008, bắt được thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique khi tên này đến chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài khoản. Ngay sau khi mở được tài khoản, lập tức có hơn 4,1 tỷ đồng được chuyển vào. Điều đáng nghi ngờ là, đối tượng này tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Nhận thấy giao dịch bất thường, cơ quan Điều tra đã vào cuộc và xác minh số tiền trên là khoản tiền bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản nước ngoài. Sau đó chuyển vào Việt Nam qua hai chi nhánh ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 38 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Công an Đà Nẵng đã tiến hành tạm giữ Linska và Massamba Lendebe Vis (quốc tịch Mozambique). Đáng tiếc là Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Congo), người đã mở tài khoản và được chuyển số tiền hơn 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhanh chân tẩu thoát. Từ tháng 4/2004 đến tháng 7/2006, các cơ quan chức năng đã phát hiện James Edmund Corbett (công dân Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) có dấu hiệu bất thường, nghi vấn là rửa tiền. James E.Corbett đã mở các tài khoản vãng lai USD tại một số ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các tài khoản này, đã nhận hơn 3,2 triệu USD từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và ở nước ngoài. Trên thực tế Việt Nam trong các năm qua đã xuất hiện những hoạt động tội phạm có thể xem là rửa tiền. Một số vụ án có liên quan đến rửa tiền đã bị phát hiện trong thời gian này là một vụ án lớn về sản xuất, buôn bán trái phép chất ma túy và rửa tiền xuyên quốc gia liên quan đến 24 Việt Kiều Canada đã bị phát hiện bởi cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ phối hợp với cảnh sát Hoàng Gia Canada và Interpol Việt Nam. Vụ án đã khép lại nhưng vẫn để lại câu hỏi lớn quanh số tiền 25 triệu USD mà “người Việt thành đạt nhất ở Canada” Lê Thị Phương Mai dự định đầu tư vào Khánh Hòa. Đầu năm 2004 Việt kiều Lê thị Phương Mai lấy danh nghĩa công ty Viet-Ca Resort & Plantation Inc. (Trụ sở tại 857 unit 1, Somerset St West Ottawa, Ontario, Canda) về Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Sau đó, Mai và đại diện công ty Viet – Can resorts & Plantation Inc đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và các ban hành liên quan để bàn kế hoạch đầu tư 25 triệu USD vào dự án khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê với diện tích khoản 70ha tại Dốc Lếch, thuộc huyện Ninh Hòa . Thế nhưng dự án này chưa kịp triển khai thì Lê Thị Phương Mai bị cảnh sát quốc tế bắt giữ. Những tài liệu do Interpol Việt Nam thu thập cho biết Mai nằm trong đường dây tội phạm gốc Á đặc biệt nguy hiểm. Trong đường dây này, Ze Wai Wong (48 tuổi gốc hoa) phụ trách việc trồng cần sa trong nhà kính, Điều chế thành Ecstasy (ma túy tổng hợp), nhập lậu và phân phối ma túy tại Canada và Mỹ. Lợi nhuận thu được từ việc sản xuất, mua bán ma túy bất hợp pháp sẽ do Lê thị Phương Mai (38 tuổi )tiến hành rửa tiền bất hợp pháp. Trong quá trình phối hợp Điều tra các cơ quan chức năng Việt Nam cũng tiếp nhận một nguồn tin về việc thông qua 8 doanh nghiệp và 1 ngân hàng tổ chức tội phạm do Lê Thị Phương Mai cầm đầu đã chuyển khoản 25 triệu USD về thành phố Hồ Chí GVHD: Nguyễn Văn Tròn 39 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Minh. Ngoài ra Mai còn dự định xin thành lập một ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời cơ quan Điều tra cũng tiến hành xác minh về một tổ chức chuyển ngân hợp pháp có tên là A.C Transfers có chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy từ 2000 đến 2004 hàng triệu USD đã được chuyển về Việt Nam và vào thời gian cao điểm, tổ chức này đã chuyển tới 190 ngàn USD /ngày. Vào thời điểm Mai bị cảnh sát quốc tế bắt giữ, số tiền 25 triệu USD này chưa đầu tư vào dự án Dốc Lếch tại Tỉnh Khánh Hòa. Có thông tin cho biết vào cuối năm 2003 đầu năm 2004 có 11 triệu USD trong số này đã được tổ chức tội phạm của Mai chuyển ra khỏi Việt Nam tới 3 quốc gia châu Á và châu Mỹ. Interpol Việt Nam cho biết đanh tiếp tục phối hợp truy lùng 25 triệu USD.29 3.3. Một số khó khăn và bất cập trong quá trình giải quyết tội rửa tiền 3.3.1. Quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội rửa tiền còn chưa chặt chẽ Các quy định tại Điều 251 BLHS về tội rửa tiền, không có quy định cụ thể nào xác định hay loại trừ rõ ràng hành vi tự rửa tiền của chủ thể tội phạm nguồn. Tuy nhiên, nếu dựa vào lời văn của Điều luật tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 251 BLHS với cụm từ “biết rõ là do phạm tội mà có” chúng ta có thể thấy, ý đồ của nhà làm luật là hướng tới người thứ ba bên cạnh chủ thể tội phạm nguồn. Chỉ có người không thực hiện tội phạm nguồn thì mới đặt vấn đề xác định yếu tố “biết rõ” hay không biết rõ tiền tài sản là do phạm tội mà có, còn đối với chính người đã thực hiện hành vi phạm tội nguồn thì việc quy định “biết rõ là do phạm tội mà có” trở thành vô nghĩa. Nếu hiểu theo nghĩa này thì rõ ràng quy định tại Điều 251 đã loại trừ hành vi tự rửa tiền của người thực hiện tội phạm nguồn Với nội dung sửa đổi vừa qua, về cơ bản tội Rửa tiền đã phù hợp với quy định chung trong Công ước Quốc tế và Nghị định 74/2005/NĐ - CP ngày 7/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền, song về lí luận và thực tiễn vận dụng theo chúng tôi cũng còn những bất cập nhất định, mà cụ thể là các vấn đề sau đây: Thứ nhất, tội Rửa tiền hiện nay coi là loại tội phạm trong nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 cho nên có thể coi 29 Phòng chống Rửa tiền, Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam, http://luatminhkhue.vn/hinh- su/phong,-chong-rua-tien-kinh-nghiep-cua-cac-nuoc-va-bai-hoc-cho-viet-nam.aspx, [truy cập ngày 12/10/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 40 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành khách thể loại của hành vi rửa tiền là xâm hại đến trật tự công cộng. Theo người viết, nếu chỉ coi hành vi rửa tiền là xâm phạm đến trật tự công cộng là chưa phản ánh đúng tính chất của tội phạm. Bởi hành vi rửa tiền không chỉ xâm phạm đến trật tự công cộng mà còn xâm phạm đến quan hệ xã hội quan trọng hơn, đó là trật tự quản lý kinh tế và mục đích phạm tội nhằm trốn tránh sự phát hiện và thu hồi lại tài sản và suy cho cùng cũng là nhằm mục đích kinh tế. Hơn nữa, hành vi rửa tiền còn có thể làm lũng đoạn thị truờng tiền tệ, làm mất cân đối nền tài chính quốc gia. Vì vậy, nên xếp tội Rửa tiền trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mới phản ánh đúng bản chất của tội phạm và do đó mới có đường lối xử lý phù hợp. Thứ hai, khi xử lý người phạm tội Rửa tiền có nhất thiết bắt buộc phải chứng minh người này đã phạm những tội phạm cụ thể khác để có được tài sản bất hợp pháp đó hay không, hay chỉ cần xác định người đó phạm tội chung chung là được. Đây cũng là vấn đề vướng mắc hiện nay. Nếu theo nội dung Điều 251 BLHS 1999 thì phải có cơ sở chứng minh người đó đã phạm những tội phạm cụ thể nhất định nên mới có tài sản, mà được coi là do “phạm tội mà có”. Những tội phạm này có thể đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, theo quy định hiện hành thì việc xử lí người phạm tội Rửa tiền luôn kèm theo việc phải chứng minh người đó phạm một hoặc một số tội phạm cụ thể (nếu rửa tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có thì họ phải nhận biết rõ tiền, tài sản do đó phạm tội mà có). Đây là vấn đề rất phức tạp và nhiều khi không chứng minh được tội phạm mà người đó đã thực hiện trước đó, nhất là các tội phạm về hối lộ, các tội phạm được thực hiện ở nước ngoài. Và cơ sở để người rửa tiền nhận biết được đó là tài sản do nguời khác phạm tội mà có là rất khó khăn. Mặt khác, có thể có trường hợp tội phạm đã hết hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người phạm tội đã chết thì cơ quan Điều tra không thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nên không thể chứng minh nguồn gốc tài sản là do phạm tội mà có được. Và do đó, không có căn cứ vững chắc để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản nêu trên. Nhiều trường hợp trên thực tế, nguời thực hiện việc giao dịch nhằm hợp pháp hoá số tiền, tài sản chỉ có thể nhận thức được tiền, tài sản bất hợp pháp hay tài sản bất minh mà thôi, chứ không thể nhận biết được đó là tài sản do phạm tội mà có. Đây cũng là một trong các lí do mà các vụ án về tội phạm rửa tiền ít bị phát hiện và bị xử lý. Trước đây tội danh “Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có” cũng như “tội Rửa tiền chưa được quy định trong BLHS 1985 và kể từ khi được quy định trong GVHD: Nguyễn Văn Tròn 41 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành BLHS 1999 thì thực tiễn áp dụng những năm gần đây cũng rất ít. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối năm 2004 đến 2008 có 11 vụ được xét xử với 12 bị cáo về tội danh “Hợp pháp hoá tiền sản do phạm tội mà có”. Như vậy, mỗi năm trung bình trong cả nước có khoảng 2 vụ xét xử. Tỷ lệ này là không đáng kể so với các tội phạm khác đã được xử lý. Để tạo thuận lợi cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền, theo người viết, trong cấu thành tội phạm cơ bản không nhất thiết buộc người phạm tội phải nhận thức được tài sản đó do phạm tội mà có, mà chỉ cần họ biết tài sản đó có được là bất hợp pháp mà có và các cơ quan tư pháp chỉ cần chứng minh tài sản do thu nhập bất hợp pháp chứ không buộc phải chứng minh là sản do “phạm tội mà có”. Như vậy, mới dễ ràng hơn trong việc xét xử loại tội phạm này. Giải quyết vướng mắc trên, học tập kinh nghiệm của Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga chỉ quy định tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm pháp mà có, không đòi hỏi phải là tiền, tài sản do phạm tội mà có. Đây là kinh nghiệm cần được nghiên cứu và có thể áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam. Thứ ba, vướng mắc khi vận dụng để phân biệt giữa tội Rửa tiền và tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Về bản chất tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS 1999) cũng được coi là hành vi rửa tiền theo quy định của các công ước Quốc tế. Với nội dung pháp lý cơ bản trong cấu thành tội phạm của tội Rửa tiền cho thấy, nếu so sánh với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thì điểm giống nhau cơ bản là đối tượng tác động đều là tiền, tài sản do phạm tội mà có. Và cả hai tội đều có thể có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có được do phạm tội mà có. Vậy, khi có trường hợp cùng có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì định tội như thế nào. Đây là vấn đề cần có sự hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thống nhất đường lối xử lý. Ví dụ: Anh Q biết rõ tiền của bố do buôn lậu mà có và đã cho anh Q số tiền 15 tỷ đồng. Q đã dùng số tiền này kinh doanh bất động sản và mở công ty để kinh doanh hàng hoá khác với mục đích vừa nhằm phát triển nguồn vốn, vừa nhằm hợp pháp hoá nguồn gốc tài sản, đề phòng nếu bố bị phát hiện việc buôn lậu thì Q vẫn bảo toàn được số tiền 1 5 tỷ đồng mà không thể bị tịch thu . Hành vi của Q được coi là phạm tội Rửa tiền hay phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc cần phải xử lý Q về cả hai tội danh nêu trên. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 42 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Theo chúng tôi, trường hợp sử dụng tiền, tài sản khi biết rõ là tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng không có mục đích hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó thì không coi là phạm tội Rửa tiền mà chỉ coi là phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thuộc Điều 250 BLHS 1999. Đây là trường hợp đơn thuần người phạm tội có hành vi sử dụng tài sản, mua bán tài sản, dùng tài sản để thanh toán nợ nần, hoặc có thể sử dụng tài sản vào việc kinh doanh nhằm kiếm thêm lợi nhuận... nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được mục đích nhằm hợp pháp hoá số tài sản do người khác phạm tội mà có. Trường hợp, nếu có cơ sở để xác định người sử dụng tài sản do người khác phạm tội mà có vào việc kinh doanh nhằm hợp pháp hoá số tiền, tài sản hoặc hợp pháp hoá bằng các hình thức khác thì phải coi là phạm tội rửa tiền. Như vậy, nội dung quan trọng nhất để phân biệt tội rửa tiền với tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là có mục đích nhằm hợp hoá số tiền, tài sản đó hay không. Nếu có chứng cứ chứng minh người có hành vi tiêu thụ tài sản có tính chất kinh doanh... với mục đích hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó thì được coi là hành vi phạm tội Rửa tiền. Ví dụ nêu trên, theo người Q phải bị xét xử về tội Rửa tiền vì hành vi khách quan của Q thoả mãn điểm b khoản 1 Điều 251 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009. Nhưng nếu định tội Q phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng có những điểm hợp lý nhất định. Quan điểm định tội có thể khác nhau, do đó rất cần có sự hướng dẫn thống nhất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thứ tư, trong cấu thành tội phạm hiện nay tội rửa tiền không quy định cụ thể hợp pháp số lượng tiền, tài sản có giá trị là bao nhiêu thì bị coi là tội phạm và cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về loại tội phạm này. Vì vậy, thực tiễn cũng còn những vướng mắc nhất định và áp dụng thiếu thống nhất.30 3.3.2. Những bất cập khác Mặc dù thời gian qua, Ngân Hàng Nhà Nước đã triển khai một số chương trình mang tính định hướng thị trường nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển mạng lưới POS thẻ nội địa. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ nội địa vẫn gặp rất Bộ tư pháp, Nghiên cứu phạm vi chủ thể của tội phạm Rửa tiền trong luật Hình sự Việt Nam, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4407, [truy cập ngày 06/11/2014]. 30 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 43 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành nhiều khó khăn, trở ngại. Do phần lớn khách hàng sử dụng thẻ nội địa là người Việt Nam, vốn quá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại luôn có sẵn tiền mặt cũng như dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt có tại các ATM, nên việc sử dụng các phương tiện thanh toán kinh doanh tiền mặt còn rất hạn chế. Các phương tiện thanh toán hiện nay chưa được triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Các phương tiện thanh toán này còn mới mẻ và bỡ ngỡ với phần lớn người dân, tâm lý e dè, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người tiêu dùng với các phương tiện thanh toán mới. Các thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt, ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện thanh toán kinh doanh tiền mặt, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa đồng bộ, bởi đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn nên thường chỉ có các Ngân hàng Thương Mại có tiềm lực về tài chính mới có khả năng đầu tư các trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán, mở rộng các phương thức thanh toán mới. Mặc dù số lượng ATM, POS được lắp đặt tăng đều qua các năm nhưng thực tế là tỷ trọng so với số dân vẫn còn thấp, chưa phân bố đều (chủ yếu tập trung tạo các đô thị lớn, khu công nghiệp). Hoạt động của hệ thống phục vụ thanh toán chưa đảm bảo, còn tiềm ẩn nguy cơ về bảo mật, sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ với các ngân hàng gặp trở ngại do sự khác biệt về hệ thống quản lý, cơ sở dữ liệu. Hoạt động rửa tiền hiên nay không chỉ xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng mà nó còn len lõi vào từng lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Việc giao phó việc giải quyết vấn đề phòng chống rửa tiền cho Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng sẽ thiếu tính bao quát và khách quan. Hiện nay tội phạm rửa tiền rất tinh vi, không đơn thuần chỉ qua ngân hàng mà còn qua các hình thức khác như ma túy, nhà hàng, du lịch, khách sạn, đánh bạc… Ngân hàng Nhà nước khó có thể nắm hết các hành vi này. Hơn nữa, trong quá trình hợp tác quốc tế trung tâm thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng nhà nước sẽ không thể là cơ quan đại diện cho quốc gia vì nó không ngang tầm trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền thành cơ quan chuyên trách về hoạt động phòng chống rửa tiền. Tham nhũng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn rửa tiền. Và vấn đề phòng chống tham nhũng ở Việt Nam chưa được diễn ra một cách triệt để vì nó liên quan đến nhiều người ở vị trí cấp cao dường như trở thành hệ thống. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 44 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành 3.4 .Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành về tội rửa tiền 3.4.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hỉnh sự về tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự hiện hành Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống rửa tiền trong tương lai, cũng như tạo Điều kiện thuận lợi cho hoạt động hợp tác quốc tế, chúng tôi cho rằng nên bổ sung quy định tại Điều 251 BLHS theo hướng coi hành vi tự rửa tiền của chủ thể tội phạm nguồn cũng là hành vi phạm tội rửa tiền khi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm này, như vậy hành vi tự rửa tiền phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập, trên cơ sở những căn cứ sau đây: Thứ nhất là xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc công bằng về trách nhiệm hình sự. Theo lí luận truyền thống, hành vi tự rửa tiền được thực hiện là kết quả tự nhiên, kéo dài của việc thực hiện tội phạm nguồn và sẽ không tách riêng để xử lý như một tội danh độc lập. Giống như trường hợp đối tượng sau khi thực hiện hành vi trộm cắp đã tiến hành tiêu thụ tài sản chiếm đoạt được, hay tiêu hủy vật chứng. Hành vi trước do vậy đã hấp thu hành vi sau như một hệ quả tất yếu để thực hiện mục đích chiếm đoạt và sử dụng tài sản chiếm đoạt được của người phạm tội. Tuy nhiên, trong Điều kiện kinh tế phát triển, hành vi tự rửa tiền không còn đơn giản là việc tiêu thụ tài sản chiếm đoạt được. Tiền, tài sản phạm tội có được từ các tội phạm về ma túy, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm buôn bán người ngày càng khổng lồ. Việc che giấu nguồn gốc phạm tội và đưa số tiền, tài sản do mình phạm tội mà có vào trong hệ thống tài chính, đầu tư kinh doanh hay tiếp tục được sử dụng để hỗ trợ hành vi phạm tội mới rõ ràng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tách biệt và độc lập so với hành vi phạm tội nguồn, xâm hại đến khách thể riêng biệt là sự ổn định của hệ thống tài chính. Trong trường hợp này, cả hành vi phạm tội nguồn và hành vi tự rửa tiền đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập như những tội danh riêng biệt. Thứ hai là xuất phát từ lợi ích quốc gia và yêu cầu của hoạt động hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống rửa tiền. Với tính chất xuyên quốc gia, tội phạm rửa tiền và tội phạm nguồn không phải lúc nào cũng xảy ra và kết thúc ở trên lãnh thổ một quốc gia. Nếu như loại trừ người thực hiện tội phạm nguồn ra khỏi chủ thể của tội phạm rửa tiền, trong trường hợp điều tra làm rõ người phạm tội thực hiện tội phạm nguồn ở một quốc gia khác nhưng lại thực hiện hành vi rửa tiền ở nước ta và gây ra những hậu quả nguy hại cho xã hội, thì chúng ta sẽ không thể dựa và luật hình sự trong nước để xử lý người phạm tội. Nếu trong hệ thống nội luật, chúng ta không có căn cứ để xử lý đối GVHD: Nguyễn Văn Tròn 45 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành tượng phạm tội trong trường hợp này, thì hiển nhiên chúng ta cũng sẽ không có tư cách tham gia vào quá trình chia sẻ tài sản bị tịch thu từ đối tượng phạm tội. Điều này rõ ràng là bất lợi trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, pháp luật Việt Nam cần có sự Điều chỉnh nhằm phù hợp và thực hiện đúng các cam kết quốc tế. Một trong những Điều chỉnh đó là việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 thông qua Luật số 37/2009/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 19/6/2009. Luật số 37 đã sửa tội danh tại Điều 251 từ "tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có” thành “tội rửa tiền”, đồng thời cũng đã quy định rõ những hành vi nào bị coi là tội rửa tiền phù hợp với Công ước quốc tế. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “rửa tiền” được quy định trong văn bản pháp luật hình sự, là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng đấu tranh đối với loại tội này. Tội rửa tiền theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 so với tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 1999 có những điểm mới đáng kể như: Liệt kê rõ những hành vi nào là phạm tội rửa tiền; Trong cấu thành cơ bản của tội rửa tiền đã quy định thêm hành vi sử dụng tiền, tài sản mà biết rõ là có được do chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có, đây là nội dung mới so với tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có; Tội Rửa tiền đã thể hiện rõ hơn hành vi rửa tiền có đối tượng là tiền, tài sản chính người phạm tội mà có hoặc do người khác phạm tội mà có; Khoản 2 có bổ sung một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có tính chất chuyên nghiệp dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm. Khoản 3 quy định các trường hợp: Tiền, tài sản có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn, thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Cho đến nay, chưa có một quốc gia nào có pháp luật phòng, chống rửa tiền định lượng cho khoản tiền có được do hành vi phạm tội trước đó lớn đến bao nhiêu thì xử lý hình sự. Tuy nhiên theo án lệ, số tiền này bao giờ cũng có khối lượng lớn. Ngày 30 tháng 11 năm 2011 Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC TANDTC hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc GVHD: Nguyễn Văn Tròn 46 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền đã có quy định hướng dẫn giá trị tiền, tài sản để bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 2, khoản 3 Điều 251 cụ thể như sau: Tiền, tài sản có giá trị lớn quy định tại điểm e khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự là tiền, tài sản phạm tội có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn quy định tại điểm a khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự là tiền, tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên. Thu lợi bất chính lớn quy định tại điểm g khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự là thu lợi có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng. Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự là thu lợi có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên. Gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điểm h khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự là gây thiệt hại có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự là gây thiệt hại có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên. Quy định trên đã khá rõ ràng, góp phần cho việc xác định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQPBTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC gộp chung các trường hợp tiền, tài sản có giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, thu lợi bất chính lớn, đặc biệt lớn gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng với giá trị tiền tối thiểu tương đương mà không tách riêng biệt bao nhiêu tiền là rất lớn, bao nhiêu tiền là đặc biệt lớn và bao nhiêu tiền là hậu quả rất nghiêm trọng, bao nhiêu tiền là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Mặc dù Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC có hướng dẫn tuỳ từng trường hợp mà truy cứu trách nhiệm hình sự với mức rất lớn, đặc biệt lớn, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhưng hướng dẫn vẫn chưa được rõ ràng, cụ thể. Điều này sẽ dẫn đến việc hiểu và áp dụng không thống nhất trong các cơ quan tiến hành tố tụng và giữa các địa phương với nhau. Do đó, người viết cho rằng các cơ quan chức năng cần thiết phải nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa đối với các trường hợp “Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn”, “Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt GVHD: Nguyễn Văn Tròn 47 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành lớn” và “Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự . Người viết đưa ra đề xuất trên quan điểm cá nhân đối với các trường hợp trên như sau: “Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn quy định tại điểm a khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự là tiền, tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới năm tỷ đồng. Tiền, tài sản phạm tội có giá trị đặc biệt lớn quy định tại điểm a khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự là tiền, tài sản có giá trị từ năm tỷ đồng trở lên. Thu lợi bất chính rất lớn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự là thu lợi có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới một tỉ đồng. Thu lợi bất chính đặc biệt lớn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự là thu lợi có giá trị từ một tỉ đồng trở lên. Gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự là gây thiệt hại có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới hai tỉ đồng. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự là gây thiệt hại có giá trị từ hai tỉ đồng trở lên”. Đối với pháp luật hình sự, cần quy định rửa tiền là tội phạm riêng để nâng cao hiệu quả áp dụng trong quá trình phòng chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia nói chung và phòng chống rửa tiền nói riêng. Bộ luật Hình sự cũng cần hình sự hoá những hành vi đã được quy định trong các Điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động rửa tiền như: tội làm giàu bất minh, để buộc các cá nhân có tài sản tăng đáng kể so với thu nhập của mình mà không giải thích được nguồn gốc của nó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bên cạnh đó cần xây dựng các quy định về biện pháp tịch thu tiền và tài sản do phạm tội mà có. Các biện pháp tịch thu là sự nối tiếp tất yếu của các biện pháp trấn áp tội phạm rửa tiền. Về pháp luật tài chính ngân hàng: nội dung của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này đã đáp ứng được yêu cầu trong việc phòng chống rửa tiền thông qua tổ chức tín dụng, ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền liên quan cần ban hành các văn bản quy định một cách chặt chẽ về sử dụng ngoại tệ trong giao dịch và thanh toán. Bên cạnh những văn bản pháp luật đóng vai trò chủ đạo trên, cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan mang tính chất bổ trợ như: Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật quản lí thuế, Luật thuế tài sản, pháp luật về đăng ký giao GVHD: Nguyễn Văn Tròn 48 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành dịch,… Cần đưa ra những quy định hợp lí góp phần kiểm soát thu nhập và tài sản của cá nhân, tránh hiện tượng cá nhân có tài sản tăng lên một cách bất hợp pháp nhưng không được kiểm sóat và không chịu trách nhiệm trước pháp luật. 3.4.2. Tăng cường công tác quản lí, giám sát của cơ quan nhà nước trong nhiều lĩnh vực Tăng cường thực thi và hoàn thiện dần luật phòng chống rửa tiền: Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống rửa tiền của nước ta hiện đang được xây dựng theo kinh nghiệm và luật pháp quốc tế tuy nhiên, những chuyển động của dòng tiền tại Việt Nam có những đặc thù khác, nên chăng các cơ quan chức năng nghiên cứu đặc thù của nền kinh tế, luật pháp, các tấp quán giao dịch của tổ chức và người dân nhằm “Việt Nam hóa” cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Nhà nước cần phải có những chính sách rõ ràng, nhất quán trong hoạt động phòng chống rửa tiền, thiết lập một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Bộ ngành, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn để đảm bảo sự thống nhất trong việc thực thi các biện pháp phòng chống tội rửa tiền Trong đó, Ngân hàng nhà nước là cơ quan đầu mối về chính sách và chiến lược chống rửa tiền, đàm phán và thực hiện các Điều ước quốc tế nhằm trao đổi thông tin, kiểm tra sự tuân thủ quy định đã đặt ra. Bộ Công an là cơ quan đầu mối về ngăn chặn rửa tiền và các vấn đề vi phạm, điều tra hoạt động rửa tiền và thông báo kết quả cung cấp thông tin cho các cơ quan và công chúng. Gia tăng thực thi chính sách thanh toán không dùng tiền mặt: Trong Điều kiện hiện nay ở nước ta được coi là nền kinh tế tiền mặt, nhiều giao dịch với giá trị thanh toán rất lớn cũng được thực hiện bằng tiền mặt như: Thanh toán giữa các cá nhân với nhau, gửi, rút tiền, giao dịch chuyển tiền, thanh toán giữa các tổ chức, kể cả các khoản vay lớn. Tại các định chế tài chính, các giao dịch bất động sản đều diễn ra ở thị trường tự do, cá nhân tham gia đấu thầu quyền sử dụng đất với các ban quản lí dự án quận, huyện. Số lượng giao dịch và gửi tiết kiệm trên mức quy định theo nghị định trong cả nước diễn ra hàng ngày là rất lớn, chưa nói tới việc các tổ chức không có đăng kí chính thức, cá nhân có giao dịch với số tiền lớn vì lợi ích riêng không cung cấp thông tin cho Cục phòng chống rửa tiền. Chính vì vậy, việc tăng GVHD: Nguyễn Văn Tròn 49 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành cường thực thi chính sách không dùng tiền mặt sẽ góp phần hạn chế được vấn nạn rửa tiền.31 Chính phủ cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, thực hiện việc trả lương phúc lợi qua tài khoản ngân hàng. Ngoài ra nhà nước cần hỗ trợ trong đầu tư cho hệ thống ngân hàng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, cần có chính sách cụ thể và dự án đầu tư để liên kết các ngân hàng thống nhất phát triển các phương tiện thanh toán. Thành lập cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc chính phủ: Hiện nay, các quốc gia trên thế giới có luật chống rửa tiền thành lập tổ chức có chức năng tương tự như Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền ở Việt Nam. Đó là cơ quan tình báo tài chính và cơ quan này trực thuộc chính phủ nhằm thay mặt cho mỗi quốc gia xử lý các thông tin hay tội phạm về rửa tiền có như vậy thì việc trấn áp nạn rửa tiền sẽ độc lập và khách quan hơn. Vì vậy nên thành lập cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc chính phủ.32 Tăng cường công tác đấu tranh phòng ngừa tội rửa tiền, đặt biệt là công tác phòng chống tội phạm nguồn. Để công tác phòng chống rửa tiền hiệu quả thì việc phòng chống các loại tội phạm nguồn như ma túy, buôn lậu, trốn thuế,… và đặt biệt là tham nhũng cần phải được quan tâm đúng mức. Tăng cường phòng chống tham nhũng và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm Tham nhũng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn rửa tiền. Và vấn đề phòng chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa được diễn ra một cách triệt để vì nó liên quan đến nhiều người ở nhiều vị trí cấp cao, dường như trở thành hệ thống. Để phòng chống tham nhũng có hiệu quả thì cần phải chú trọng công tác giáo dục con người. Vietinbank, Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Trịnh Thanh Tuyền, http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/11/111123.html, [truy cập ngày 06-11-2014]. 31 32 Duthaoonline, Chưa thống nhất cơ quan phòng chống Rửa tiền, Tuệ Minh, http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=264, [truy cập ngày 01/11/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 50 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Bên cạnh đó, nhà nước cần tăng cường tuyên truyền giáo dục cho người dân nhân diện được các hành vi tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Ngoài ra còn phải công khai minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, đề ra một số biên pháp tránh xung đột lợi ích riêng và chung. Cụ thể, xây dựng và thực hiện quy chế tuyển dụng đề bạt cán bộ một cách công bằng và dân chủ, quy định rõ ràng về việc kê khai tài sản của công chức. Hơn nữa, công chức phải đượ hưởng một chế độ đãi ngộ thõa đáng hợp lí để học yên tâm làm việc mà không phải lo lắng đến nhu cầu cuộc sống để hạn chế vấn đề tham nhũng. 3.4.3. Hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền Rửa tiền cho tới thời điểm hiện nay đã mang tính chất quốc tế. Vì thế để chống rửa tiền cần có sự hợp tác của các quốc gia - hợp tác quốc tế. Tổ chức hàng đầu hoạt động mang tính chất quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền là FATF: lực lượng tài chính đặc nhiệm chống rửa tiền FATF đã đưa ra các chuẩn mực cho phòng trào chống rửa tiền quốc tế là 40 khuyến nghị và những Điều phụ lục bao gồm hệ thống tư pháp hình sự và thực thi pháp luật, hệ thống tài chính và sự Điều tiết hệ thống đó và hợp tác quốc tế để chống rửa tiền. Những khuyến nghị này đưa ra những nguyên tắc hành động và cho phép các nước áp dụng chúng một cách linh hoạt tuy theo thực trạng và luật pháp từng nước. Thêm vào đó, nhằm thúc đẩy việc thực hiện các chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền trên toàn thế giới FATF đã xúc tiến thành lập các nhóm hành động khu vực. Những nhóm này có địa vị quan sát viên đối với FATF. Chức năng của thành viên khu vực này cũng như các thành viên của FATF. Ví dụ như nhóm khu vực đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên và theo dõi xu hướng rửa tiền trong khu vực. Những nỗ lực phát triển những nhóm khu vực của FATF ở Châu Phi và Nam Mỹ đã dẫn tới việc thành lập nhóm chống rửa tiền Đông và Nam Phi. Lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính và chống rửa tiền ở Nam Mỹ. Những tổ chức khu vực khác theo dạng FATF là nhóm chống rửa tiền ở Châu Á – Thái Bình dương, lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính ở vùng biển Caribean, và Ủy ban hội đồng Châu âu PC- R-EV. Sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế còn có nghĩa là FATF đã dựng lên mạng lưới chống rửa tiền toàn cầu. Nhiều tổ chức tham gia vào cuộc chiến chống rửa tiền với tư cách như quan sát viên của FATF như ngân hàng phát triển Châu Á, ngân hàng tái đầu tư va phát triển Châu âu ( EBRD). Ngân hàng phát triển liên Hoa Kỳ GVHD: Nguyễn Văn Tròn 51 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành (IADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nhóm thanh tra ngân hàng hải ngoại (OGBS), Văn phòng liên hợp quốc tế về kiểm soát ma túy và ngăn ngừa tội phạm (ONO DCCP). Nhiều tổ chức quốc tế đã hình thành các chương trình chống rửa tiền quan trọng33. Luanvan, Luận văn Rửa tiền và chống Rửa tiền hiện tượng, giải pháp ở các nước trên thế giới và Việt Nam, http://luanvan.co/luan-van/luan-van-rua-tien-va-chong-rua-tien-hien-tuong-giai-phap-o-cacnuoc-tren-the-gioi-va-viet-nam-42231/, [truy cập ngày 30/10/2014]. 33 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 52 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành KẾT LUẬN Trước tình hình rửa tiền hiện nay ngày càng phức tạp, xu hướng chuyển tiền bất hợp pháp sang tiền hợp pháp ngày càng phổ biến rộng rãi và đầy tinh vi. Vì vậy, để góp phần hạn chế giảm bớt những rủi ro này luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược và hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu là đề cập có hệ thống cơ sở lí luận về tội rửa tiền tác động của rửa tiềnđến nền kinh tế, xã hội quy trình và những phương thức rửa tiền cùng với những nổ lực của nước ta trong phòng chống rửa tiền. Và luận văn cung nêu lên thực trạng của rửa tiền và phòng chống rửa tiềncủa Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra những tồn tại trong công tác phòng chống rửa tiền cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới. Thứ nhất là thiện khung pháp lí về phòng chống rửa tiền thông qua việc ban hành luật phòng chống rửa tiền, tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ngành trở thành thành viên chính thức của tổ chức FATF và thành lập cơ quan phòng chống rửa tiền trực thuộc Chính Phủ. Thứ hai là tạo mội trường kinh tế phù hợp để hạn chế phát sinh của tiền bẩn và hoạt động rửa tiền như chính sách thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phòng chống tham nhũng và xây dựng hệ thống thanh tra giám sát Ngân hàng hiệu quả. Thứ ba là chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho hoạt động phòng chống rửa tiền qua việc xây dựng và thực thi chính sách cũng như các biện pháp mang tính tác nghiệp tại Ngân Hàng Nhà Nước và các Ngân Hàng Thương Mại như đầu tư nguồn nhân lực quá trình nhằm phát hiện và ngăn chặn hoạt động rửa tiền qua Ngân hàng Ngoài việc hoàn thiện các văn bản pháp lý về rửa tiền Việt Nam cũng luôn hướng tới hội nhập và tìm kiếm sự nỗ lực hỗ trợ của các tổ chức chống rửa tiền trên thế giới. Với nhiều sự nổ lực hợp tác của các nước cũng như nâng cao nhận thức và hoàn thiện các các khung pháp lý về phòng chống rửa tiền thì mong rằng các đồng tiền bẩn, đồng tiền phi pháp sẽ không còn xuất hiện nữa./. GVHD: Nguyễn Văn Tròn 53 SVTH: Trần Thanh Tho [...]... http://text.123doc.vn/document/750240-thuc-trang-hoat-dong-rua-tien-chong-rua-tien-o-mot-so-nuoctren-the-gioi-va-viet -nam. htm, [truy cập ngày 10-10-2014] 16 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 21 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1 Các dấu hiệu cấu thành tội rửa tiền Rửa tiền là các hoạt động nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản tiền cũng như những tài sản hợp pháp, tránh sự kiểm... hình sự Việt Nam đã hình sự hóa hoạt động rửa tiền lần đầu tiên trong Bộ luật Hình sự năm 1999 Khi đó, hành vi phạm tội này được qui định với tội danh tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có Trong lần sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự năm 2009, tội danh này được sửa đổi thành tội rửa tiền và nội dung của nó đã được cụ thể hóa hơn Với nội dung này luật hình sự Việt Nam quan niệm... pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền theo Luật Hình sự 1999 Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam năm 1999 thì chưa quy định cụ thể về tội rửa tiền mà chỉ quy định về tội rửa tiền xuất hiện với nhiều hình thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, nguy hiểm, đe dọa gây bất ổn cho các quan hệ xã hội, cho nền kinh tế và an ninh quốc gia Việc đấu tranh phòng chống tội tẩy rửa tiền được quốc hội cụ thể hóa tội. .. quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người phạm tội mà có và tội Rửa tiền 20 Phạm Văn Beo( 2011), Luật hình sự Việt Nam( quyển 2), Nhà xuất bản Chính Trị quốc gia, Hà Nội 21 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung 2009) GVHD: Nguyễn Văn Tròn 24 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành thu được những... là hành vi của một đồng phạm với tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức người đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản Do đó tội rửa tiền có thể được qui định chung trong nhóm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.9 9 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 1985 GVHD: Nguyễn Văn Tròn 14 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành. .. trọng sự phát triển lành mạnh của các nền kinh tế Thuật ngữ rửa tiền thể hiện đầy đủ hành vi và tính chất nguy hiểm hơn so với thuật ngữ hợp thức hóa tiền tài sản do phạm tội mà có đang được Bộ luật Hình sự 1999 sửa đồi bổ sung 2009 sử dụng GVHD: Nguyễn Văn Tròn 15 SVTH: Trần Thanh Tho Luận văn tốt nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành hiện nay, đòi hỏi phải sớm thay đổi tội hợp... hoá tiền tài sản do phạm tội mà có bằng tội rửa tiền. 10 1.2.3 Các quy định của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền theo Luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đồi bổ sung 2009 (BLHS), chính thức quy định tội danh Rửa tiền tại Điều 251 BLHS trên cơ sở sửa đổi tội danh Hợp pháp hóa tiền, ... tội thực hiện hành vi cất giấu, chứa chấp tiêu thụ tài sản do mình phạm tội mà có thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguồn Tuy nhiên các chuyên gia của FATF, khi nghiên cứu đánh giá các quy định của Luật hình sự Việt Nam để xem xét sự tuân thủ các khuyến nghị về chống rửa tiền, lại nhận định rằng quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự Việt Nam cho phép trừng trị các hành vi tự rửa tiền. .. của pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền theo Bộ luật Hình sự 1986 Ở giai đoạn này, trong nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng gồm có tội gây rối trật tự công cộng, tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng, tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm, tội tổ chức dùng chất ma túy, tội xâm... nghiệp Tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam hiện hành Theo thông tư số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-TANDTC ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ công an, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền thì hành ... nghiệp Tội rửa tiền Luật Hình Việt Nam hành 3.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định Bộ luật Hình hành tội rửa tiền 3.4.1 Hoàn thiện quy định pháp luật hỉnh tội rửa tiền Bộ luật Hình hành. .. nghiệp Tội rửa tiền Luật Hình Việt Nam hành CHƢƠNG THỰC TRẠNG VỀ TỘI RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM NAY, MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 3.1 Tổng quan tội rửa tiền giới Rửa tiền. .. pháp luật Việt Nam tội rửa tiền 13 1.2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam tội rửa tiền theo Bộ luật Hình 1986 13 1.2.2 Các quy định pháp luật Việt Nam tội rửa tiền theo Luật Hình

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w