1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài: thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam hiện hành

70 672 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Niên Khóa: 2011-2015 Đề tài: THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Linh Nguyễn Thị Thúy Loan Bộ môn Luật Tư Pháp MSSV: 5117318 Cần Thơ, 11/2014 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Ngày….. tháng…..năm 2014 i Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... ..................................................................................................... Ngày….. tháng…..năm 2014 ii Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự 3 LDĐ Luật đất đai 4 QSDĐNN Quyền sử dụng đất nông nghiệp 5 UBND Ủy ban nhân dân iii Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................................ 2 5. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP .................................................................................................. 4 1.1 Khái niệm chung về thừa kế và quyền thừa kế ................................................ 4 1.1.1 Khái niệm chung về thừa kế .................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm về quyền thừa kế .................................................................... 5 1.2 Khái niệm chung về quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ....................................................................................................................... 6 1.2.1 Khái niệm về quyền sử dụng đất .............................................................. 6 1.2.2 Khái niệm về quyền sử dụng đất nông nghiệp .......................................... 8 1.2.3 Khái niệm về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ............................. 9 1.3 Các nguyên tắc của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ......................... 11 1.3.1 Nguyên tắc chung của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ............. 11 1.3.1.1 Nguyên tắc bảo hộ quyền thừa kế của cá nhân ................................ 11 1.3.1.2 Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế ................................................... 11 1.3.1.3 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản và ý chí của người thừa kế ............................................................................................ 14 1.3.1.4 Nguyên tắc cũng cố, giữ vững tình yêu thương và đoàn kết trong gia đình ................................................................................................................. 15 1.3.2 Nguyên tắc riêng của chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp . 16 1.4 Lược sử hình thành và sự phát triển của chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp trong pháp luật Việt Nam .................................................................... 17 1.4.1 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất dưới thời Lê .................................. 17 1.4.2 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới thời Nguyễn. ..... 17 1.4.3 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới thời Pháp thuộc . 18 iv Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành 1.4.4 Từ Cách mạng tháng Tám năm 1954 đến nay ........................................ 18 1.5 Đặc trưng của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ................................. 19 1.5.1 Đặc trưng so với các hình thức chuyển quyền sử dụng đất khác ............. 20 1.5.2 Đặc trưng so với việc thừa kế các tài sản thông thường .......................... 20 1.6 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp với quyền sở hữu .......................................................................................................................... 21 CHƯƠNG 2. THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH ...................................... 23 2.1 Thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ................................. 23 2.1.1 Đối với người có tài sản chết ................................................................. 23 2.1.2 Đối với người bị Tòa án tuyên bố chết ................................................... 24 2.2 Người để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất nông nghiệp ...................... 26 2.2.1 Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân được nhà nước giao đất ........... 28 2.2.2 Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân được nhà nước chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp........................................................................................... 30 2.2.3 Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân được nhà nước cho thuê đất. .... 32 2.2.4 Thành viên của hộ gia đình để thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp.. 33 2.3 Điều kiện để được coi là di sản thừa kế về quyền sử dụng đất nông nghiệp .. 35 2.3.1 Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ............................. 35 2.3.2 Đất nông nghiệp không có tranh chấp .................................................... 37 2.3.3 Quyền sử dụng đất nông nghiệp không bị kê biên để bảo đảm thi hành án ............................................................................................................................ 37 2.3.4 Trong thời hạn sử dụng đất nông nghiệp ................................................ 38 2.4 Người được quyền hưởng thừa kế về quyền sử dụng đất nông nghiệp .......... 39 2.4.1. Phải còn sống vào thời thời điểm mở thừa kế........................................ 40 2.4.2 Không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản ..................... 42 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ............................................................................................................ 45 3.1 Thực tiễn áp dụng về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.................................................................................................... 45 3.1.1 Hòa giải tại Ủy ban Nhân Dân cấp xã. ................................................... 46 v Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành 3.1.2 Các vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Tòa án......................................................................................... 47 3.1.2.1 Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là quá ngắn........................... 47 3.1.2.2 Các trường hợp không áp dụng thơi hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. ........................................................................................................................ 48 3.1.3 Ưu tiên chia hiện vật cho các thành viên còn lại của hộ gia đình đối với trường hợp người để lại quyền thừa kế sử dụng đất nông nghiệp là thành viên của hộ gia đình. .......................................................................................................... 51 3.1.4 Độ tuổi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ......................................................................... 53 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay................................................................ 53 3.2.1 Hướng nhìn mới về thủ tục hòa giải tại cấp xã đối với tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp. ........................................................................... 53 3.2.2 Kéo dài thời hiệu khởi kiện đối với di sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp.................................................................................................................. 55 3.2.4 Nên ưu tiên chia hiện vật cho thành viên còn lại của hộ gia đình đối với trường hợp người để thừa kế quyền sử dụng đất là thành viên của Hộ gia đình. ... 56 3.2.5 Hướng nhìn mới đối với việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ................................................................... 56 3.2.6 Nên bỏ Chương XXXIII về Thừa kế quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự 2005 ................................................................................................................ 57 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 58 vi Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và pháp triển về mọi mặt của đời sống. Thế nhưng muốn phát triển đất nước, trươc tiên cần xây dựng mỗi gia đình hạnh phúc, hòa thuận vì mỗi gia đình là tế bào của xã hội. Để thực hiện mục tiêu đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đề và thực hiện những chủ trương, đường lối nhằm đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật. Việt Nam là một nước coi trọng quyền công dân nói chung và quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Nó trở thành một nguyên tắc hiến định. Quyền thừa kế đối với di sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng không kém phần quan trọng, là một hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất nông nghiệp. Với vai trò thiết thật như vậy, chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghệp có giá trị rất quan trọng trong Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai. Trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật trải qua các thời kì đều giành phần quan tâm sâu sắc đến quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên về thực tiễn do sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế xã hội của đất nước, nên pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế. Còn một số quy định của pháp luật về thừa kế còn quy định chung chung, chưa chi tiết, rõ ràng lại còn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng vấn đề. Vì vậy, có nhiều quan điểm trái chiều, chưa thống nhất nên khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra tình trạng không thống nhất trong cách hiểu cũng như cách giải quyết. Điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Trước tình hình thực tế về việc thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp những năm qua dù đã đạt được một số thành tựu tốt đẹp, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và đảm bảo cho quyền lợi cho những người có liên quan. Bên cạnh đó, còn có không ít trường hợp xảy ra mâu thuẩn, bất đồng giữa những người được hưởng thừa kế. Sở dĩ còn tồn tại những bất cập đó là do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là phần lớn trong số họ không hiểu biết về pháp luật hoặc do phong tục tập quán lạc hậu đã xâm phạm quyền lợi của họ. Từ thực trạng này, người viết nhận thất sự cấp thiết trong lý luận và thực tiễn thi hành của chế định này trong giai đoạn hiện nay và đi vào nghiên cứu về vấn đề này là việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Xuất phát từ các lý do đó, người 1 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành viết chọn đề tài “Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài “Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành” nhằm làm sáng tỏ những quy định của pháp luật có liên quan đến chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá thực trạng của việc áp dụng những quy định của pháp luật này trong cuộc sống thường nhất. Trên cơ sở đó nêu lên những quan điểm, giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong việc áp dụng pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là phương thức, thao tác được người viết lựa chọn, sử dụng để sáng tạo ra tri thức mới về đối tượng. Nói đơn giản hơn, phương pháp là “cách thức thực hiện luận văn”. Thông qua đó thấy được những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của vấn đề đang nghiên cứu để đưa ra những kiến nghị và hoàn thiện vấn đề. Trong các phương pháp hiện hành được dùng, người dùng chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các điều khoản của pháp luật về thừa kế người viết đã phân tích nó thành những yếu tố đơn giản để nghiên cứu và làm sang tỏ vấn đề sau đó tổng hợp các vấn đề có liên quan đã được phân tích. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Vận dụng phương pháp này, người viết so sánh những điểm giống nhau cũng như những điểm khác nhau của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp qua các thời kỳ. Bên cạnh đó, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra và giải quyết những khó khăn thách thức trong chế định này. Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng trong bất kỳ một hoạt động nghiên cứu nào. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người viết đã thu thập nhiều tài liệu khác nhau như: sách bình luận khoa học về thừa kế, giáo trình, Tập chí… và tiếp thu nó. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi các quy định của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt tập trung nghiên cứu các quy phạm của pháp luật hiện hành. Do mức độ phức tạp trong lĩnh vực thừa kế nói chung và vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, người viết chỉ tập trung nghiên cứu các chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp trong nước, các bất cập trong việc áp dụng các quy định này và tìm ra giải pháp nhằm khắc phục. 2 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn còn có phần nội dung nghiên cứu được cơ cấu thành ba chương : Chương 1. Cơ sở lý luận về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp Chương 2. Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành. Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp 3 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Khái niệm chung về thừa kế và quyền thừa kế 1.1.1 Khái niệm chung về thừa kế Con nguời, cũng như bất kỳ một chủ thể nào khác, muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa trên những cơ sở vật chất nhất định. Của cải do con người tạo ra hợp pháp sẻ thuộc sở hữu của họ và có các quyền năng chiếm hữu, sử dụng chúng để thỏa mãn các nhu cầu cho mình trong sản xuất, tiêu dùng và có quyền định đoạt chúng khi cần thiết. Khi chết, những tài sản thuộc sở hữu còn lại của họ sẽ được dịch chuyển cho người khác. Quá trình dịch chuyển tài sản này được gọi là thừa kế. Theo cách cách hiểu thông thường thì thừa kế là quá trình dịch chuyển tài sản từ người đã chết cho những người còn sống khác.1 Như vậy, thừa kế là việc người sống thay thế cho người chết thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết theo sự chỉ định của người chết hoặc có thể theo pháp luật. Trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người, con người cũng biết đến việc để lại tài sản cho những người còn sống sử dụng tài sản đó. Tuy nhiên, việc để lại tài sản của người chết không có một chứng thư hay bất cứ gì để chứng minh người chết đã để lại tài sản vì đây là chế độ sở hữu của cộng đồng, nó chỉ đơn giản là việc người này chết đi để lại tài sản thì người khác còn sống sẽ sử dụng, thế hệ này không còn thì tài sản sẽ do thế hệ sau tiếp tục sử dụng. Có thể nói rằng, trong thời kỳ này chưa có khái niệm về thừa kế. Từ khi có nhà nước, mỗi nhà nước đều sử dụng những công cụ hữu ích để quản lý xã hội và pháp luật. Lúc này, tài sản không còn là thuộc sở hữu chung của cộng đồng nữa mà là thuộc sở hữu cá nhân, một người chết đi việc để lại tài sản cho những người còn sống không thể không có một chứng thư hay bất cứ thứ gì để chứng minh mà người chết đó đã để lại cùng tài sản là một chứng thư để chứng minh việc để lại tài sản của mình, nếu người này không để bất cứ thứ gì thì pháp luật cũng có những chế định để bảo vệ chế độ chiếm hữu tư nhân cũng như việc bảo vệ quyền lợi cho những người thân thuộc của người chết đó. 1 Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Pháp luật về thừa kế và giải quyết tranh chấp, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013, tr. 7. 4 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Nói chung, việc một người chết đi để lại tài sản cho người sống và người sống này có quyền sở hữu nó theo di chúc hoặc theo pháp luật đó chính là thừa kế hay “Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho”.2 1.1.2 Khái niệm về quyền thừa kế Quyền thừa kế là một phạm trù pháp luật, chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội đã có nhà nước và pháp luật. Nhà nước quản lý xã hội thông qua cơ chế điều chỉnh các quan hệ các quan hệ, hiện tượng phát sinh trong xã hội bằng pháp luật chính là việc nhà nước ban hành ra luật và dùng luật tác động đến các quan hệ, hiện tượng xã hội. Thừa kế cũng không nằm ngoài cơ chế điều chỉnh này. Vì vậy, về phương diện khách quan (nghĩa rộng) thì quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quá trình dịch chuyển tài sản tài sản từ người đã chết cho chủ thể khác.3 Ở phương diện này thì quyền thừa kế còn được gọi là pháp luật thừa kế. Ngoài ra, dưới góc độ thu hẹp quyền thừa kế được hiểu là quyền năng để người đó có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho những người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. 4 Pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, khi còn sống, họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác thông qua các hợp đồng dân sự như bán, tặng cho. Trước khi chết, họ có quyền định đoạt việc dịch chuyển tài sản đó cho ai sau khi họ chết. Nếu việc định đoạt này được thực hiện bằng ý chí của họ thể hiện trong di chúc đã lập thì được gọi là quyền để lại thừa kế theo di chúc. Trong trường hợp người để lại di sản không lập di chúc hoặc có lập nhưng di chúc không có hiệu lực pháp luật thì di sản của họ được dịch chuyển cho người khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp này được gọi là quyền để lại thừa kế theo pháp luật của cá nhân. Người được thừa kế trong trường hợp này phải là người có quan hệ hôn nhân, gia đình hoặc quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng và phải ở nhóm thân thích nhất đối với người chết. Quy định này chính là việc pháp luật phỏng đoán mong muốn của người chết trong việc dịch chuyển tài sản mà họ để lại cho những ai. 2 Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 2000, tr. 972. 3 Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb Tư Pháp, Hà Nội 2013, tr.8. 4 Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005. 5 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Ngoài ra, cá nhân có thể có quyền hưởng di sản. Nếu việc hưởng di sản của một người được xác định theo ý chí của người để lại di sản thể hiện trong di chúc của họ thì được gọi là quyền hưởng di sản theo di chúc. Nếu việc hưởng di sản của một người được xác định theo quy định của pháp luật thì được gọi là quyền hưởng di sản theo pháp luật. Việc để lại thừa kế, việc nhận di sản thừa kế là hai phạm trù khác nhau, là hai cặp đối lập nhưng lại cùng thống nhất với nhau, là hai yếu tố cấu thành nên khái niệm quyền thừa kế. Hai yếu tố này liên hệ mật thiết với nhau để qua đó phản ánh quá trình dịch chuyển tài sản của người đã chết sang cho người sống khác. Như vậy, theo quy định pháp luật, quyền thừa kế của cá nhân bao gồm: Quyền để lại di sản theo di chúc; Quyền để lại di sản theo pháp luật; Quyền nhận di sản theo di chúc; Quyền nhận di sản theo pháp luật. Như vậy, quyền để lại di sản của người có tài sản cho người thừa kế và quyền được thừa kế di sản là hai nội dung cơ bản của quyền thừa kế được pháp luật công nhận và bảo vệ. 1.2 Khái niệm chung về quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp 1.2.1 Khái niệm về quyền sử dụng đất Khác với các nước tư bản chủ nghĩa, Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Trong đó, đất đai là tư liệu sản xuất cốt lõi, cơ bản. Do vậy đất đai ở Việt Nam thuộc hình thức sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Các chủ thể khác như hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cơ sở tôn giáo … chỉ được nhà nước trao cho một số quyền để sử dụng và khai thác lợi ích trên đất. Thực tế họ không có quyền năng của chủ sở hữu, cái họ có chỉ là quyền sử dụng đất. Xuất phát từ tầm quan trọng của loại tài sản đặc biệt này, việc xây dựng khái niệm quyền sử dụng đất góp phần quan trọng trong việc xác định quyền năng cụ thể của người sử dụng đất. Từ khi giành được độc lập đến nay, Quốc hội đã thông qua nhiều Luật đất đai (LĐĐ), mà gần đây nhất là LĐĐ 2013. Tuy nhiên khái niệm quyền sử dụng đất vẫn chưa được luật hóa chính thức. Do đó có dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau cho vấn đề này, chể: 6 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Theo TS. Lê Xuân Bách,“Quyền sử dụng đất là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu đất. Thông qua việc được độc quyền giao đất, cho thuê đấtNhà nước trao cho người sử dụng đất thực hiện trong thời hạn thuê đất, nhận giao đất những quyền và nghĩa vụ nhất định, trong đó có sự phân biệt theo loại đất, theo đối tượng sử dụng đất, theo hình thức thuê đất hoặc giao đất”.5 Như vậy, quyền sử dụng đất là một trong ba quyền năng cơ bản của quyền sở hữu,6 quyền sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những đối với chủ sở hữu tài sản, mà còn đối với các chủ thể khác trong mối liên quan tới đối tượng sở hữu là tài sản. Riêng đối với TS. Nguyễn Ngọc Điện, “Khái niệm quyền sử dụng đất bao hàm quyền sử dụng đất đích thực, phát sinh từ việc chính thức giao đất hoặc cho thuê, và quyền sử dụng đất tiềm năng, là quyền của người đang sử dụng đất mà chưa chính thức hóa quyền của mình trong quan hệ với Nhà nước, vì một lý do nào đó”.7 Đứng dưới góc độ khoa học luật, tác giả lại có hướng nhìn mới đối với khái niệm này, đó là việc phân chia thành quyền sử dụng đất “đích thực” và “tiềm năng” . Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng “Quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.8 Theo quan điểm này thì khái niệm quyền sử dụng đất được xem xét với góc độ kinh tế nhằm mục tiêu phát triển đất nước. Mặc dù LĐĐ 2013 và BLDS 2005 không xây dựng khái niệm quyền sử dụng đất nông nghiệp (QSDĐNN) nhưng thông qua quy định quyền sử dụng chúng ta có thể khái quát lên khái niêm QSDĐNN. Theo đó, “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.9 Quyền khai thác công dụng của tài sản được thực hiện tùy thuộc vào từng loại tài sản kết hợp với mục đích sử dụng của người sử dụng chúng. Chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu 5 Lê Xuân Bách, Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb khoa học kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội, 2003, tr. 83. 6 Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2005. 7 Nguyễn Ngọc Điện, Cấu trúc kỹ thuật của hệ thống pháp luật sở hữu bất động sản Việt Nam, góc nhìn pháp luật, Tập chí nghiên cứu lập pháp, số 6, 2007. 8 Trần Quan Huy, Giáo trình luật đất đai, Nxb Công an nhân dân, Đại học Luật Hà Nội , 2008, Tr.92. 9 Điều 192 Bộ luật Dân sự 2005. 7 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành hợp pháp tài sản khai thác những giá trị sử dụng của tài sản nhằm phục vụ nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh. Hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể khái niệm về “Đất”, nhưng thông qua quy định tại Điều 10 LĐĐ 2013 thì có thể hiểu “ Đất” bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Theo Hiến pháp 2013 thì “Đất đai... do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.10 Như vậy, chủ thể để quản lý, sử dụng định đoạt đất chính là Nhà nước - chủ thể đặc biệt trong việc thực hiện quyền sở hữu. Nhà nước thực hiện mọi quyền năng của mình thông việc trao quyền của nhân dân. Bên cạnh đó, đất cũng là một tài sản đặc biệt, chính vì thế đất vừa là đối tượng trong quan hệ pháp LĐĐ vừa là đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự. Tóm lại, quyền sử dụng đất là một loại tài sản và được quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất khác. Người sử dụng đất có quyền khai thác công dụng của đất (trồng trọt, chăn nuôi..) hay hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất và làm phát sinh quan hệ giữa đại diện chủ sở hữu (Nhà nước) với người sử dụng đất. Như vậy, quyền của chủ sở hữu đối với đất đai là quyền mang tính tuyệt đối còn QSDĐ của người sử dụng đất chỉ là quyền phái sinh, chịu sự lệ thuộc vào quyền sở hữu toàn dân về đất đai; 1.2.2 Khái niệm về quyền sử dụng đất nông nghiệp Theo cách hiểu thông thường, đất nông nghiệp là những vùng đất hoặc khu vực thích hợp cho việc sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Theo quy định LĐĐ 2013 thì nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.11 Cụ thể, 10 Điều 53, Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 11 Khoản 1 điều 10 Luật đất đai năm 2013. 8 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp khác. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng. Đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính). Đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt. Đất làm muối: Là đất cát ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối. Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. Do đó, QSDĐNN là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và một số đất nông nghiệp khác. 1.2.3 Khái niệm về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp Trước đây, BLDS 1995 quy định rất hạn chế chủ thể được nhận thừa kế QSDĐNN, theo đó để được thừa kế QSDĐNN để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản thì người nhận thừa kế QSDĐNN theo di chúc hoặc theo pháp luật phải là người có đủ các điều kiện sau: Người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế thế vị của người thừa kế đó; có nhu cầu sử dụng đất và có điều kiện trưc tiếp sử dụng đất; chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạng mức theo quy định của pháp luật đất đai (Điều 740,741,741 BLDS 1995). Quy định này nhằm hạn chế quyền của người thừa kế quyền sử dụng đất, cũng như quyền của người nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Bởi trong trường hợp cùng là con cháu trong gia đình, có người được hưởng thừa kế, có người không được hưởng, mà người 9 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành không được hưởng đôi khi lại chính là người đang làm nghĩa vụ với Nhà nước. Ví dụ như lúc mở thừa kế họ đang tại ngũ nên không có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích thì không thể chia thừa kế QSDĐNN để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, bên cạnh đó việc luật quy định “có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích” buộc người được thừa kế phải trực tiếp cày, cuốc trên mảnh đất là không hợp lý, bởi nếu quy định như vậy sẽ không khuyến khích việc tích tụ, tập trung đất để sản xuất trên quy mô lớn, không khuyến khích người dân tích cực đầu tư, cải tạo đất… . Nhận rõ những hạn chế trên, khi soạn thảo, ban hành LĐĐ năm 2003 sau này là LĐĐ 2013 đã có sự thay đổi rất lớn, LĐĐ thực sự coi quyền sử dụng đất như một loại tài sản, mặt khác đã thể hiện rõ quyền được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tại điểm đ khoản 1 Điều 179 LĐĐ 2013 quy định: “Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó. Theo quy định tại chương 33, phần thứ 5 BLDS năm 2005 thì: “cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”.12 Như vậy, không chỉ những trường hợp được nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất mà cả trường hợp được nhà nước cho thuê đất cũng được để thừa kế quyền sử dụng đất. Đối với đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình thì việc thừa kế quyền sử dụng đất của hộ gia đình đã được quy định hoàn toàn khác so với BLDS 1995. Theo quy định tại Điều 735 thì: “Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. 12 Điều 734 Bộ luật dân sự năm 2005. 10 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Như vậy, BLDS 2005 không còn có sự phân biệt việc thừa kế QSDĐNN của cá nhân và hộ gia đình và cũng không còn sự phân biệt giữa các loại đất ở, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản. Hay nói cách khác là không đặt ra điều kiện khác nhau trong việc thừa kế QSDĐNN để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và là một thuận lợi cho các Toà án khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. 1.3 Các nguyên tắc của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp 1.3.1 Nguyên tắc chung của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp 1.3.1.1 Nguyên tắc bảo hộ quyền thừa kế của cá nhân Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ.Quy định này đã được khẳng định tại Hiến pháp 2013, Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.13 Trên cơ sở đó Điều 631 BLDS 2005 đã xác định rõ nội dung của quyền này. Trước hết đảm bảo cho mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình “Điều có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Điều quan trọng là mỗi cá nhân đều có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Thậm chí là quyền từ chối di sản thừa kế. Mặt khác nhà nước còn bảo hộ quyền thừa kế, thể hiện trong việc đảm bảo cho mọi công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất. Đặc biệt là “tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không giới hạn về số lượng, giá trị”... Do đó tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó chết, được nhà nước tôn trọng và pháp luật bảo vệ. Đây là một nội dung quan trọng đánh dấu sự phát triển mới và là bản chất ưu việt của pháp luật thừa kế ở nước ta. 1.3.1.2 Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá nhân đã được quy định cụ thể trong BLDS 1995 theo đó: “mọi cá nhân đều bình đằng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.14 Quy định này được giữ nguyên tại Điều 632 BLDS 2005 .Đây là sự cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng đã được quy định trong Điều 5 BLDS 2005 “Trong quan 13 khoản 2 điều 32 Hiến pháp năm 2013. 14 Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 1999. 11 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau”, đồng thời theo Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 16: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Như vậy, nếu nguyên tắc bình đẳng được quy định trong Điều 5 BLDS 2005 là quy định về sự bình đẳng giữa các chủ thể khi họ tham gia vào các quan hệ dân sự với nhau, thì nguyên tắc bình đẳng trong thừa kế QSDĐNN quy định tại Điều 632 BLDS 2005 là quyền bình đẳng của giữa các cá nhân với nhau trong việc để lại di sản và hưởng di sản thừa kế. Tuân thủ nguyên tắc này, việc thừa kế QSDĐNN sẽ gạt bỏ được tư tưởng trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng trong thừa kế mà chế độ phong kiến đã để lại và ăn sâu vào trong ý thức hệ của đa số người dân từ bao đời nay. Theo đó, sự bình đẳng sẽ dần dần được thiết lập trong lĩnh vực thừa kế QSDĐNN. Vì vậy, cần phải thấy rằng, quy định về bình đẳng giữa các cá nhân trong việc để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật là việc Điều 632 BLDS 2005 hướng tới với những nội dung sau. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng trước khi chết Trước đây, pháp luật Việt Nam thời phong kiến ghi nhận quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình và tước đi tư cách chủ thể của người phụ nữ khi lấy chồng. Nên pháp luật về thừa kế ở thời kỳ này thể hiện hết sức rõ nét về sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay luôn ghi nhận và bảo đảm quyền bình đẳng của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Việc đảm bảo cho người phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc định đoạt tài sản chung được cụ thể hóa thành luật bao gồm việc “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”15 và “Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ khi nào …..Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.16 15 Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005. 16 Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2005. 12 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Vợ chồng có quyền hưởng di sản của nhau khi một bên chết trước. Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất thời phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ. Coi trọng tuyệt đối quyền của người chồng với tư cách là người đứng đầu trong gia đình. Nên pháp luật thời phong kiến quy định rất khắc khe. Theo đó, người vợ chết trước, người chồng trở thành chủ sở hữu duy nhất tất cả của cải chung, trong đó bao gồm cả tài sản riêng của vợ.17 Ngược lại, nếu người chồng chết trước, người vợ chỉ có quyền quản lý khối tài sản chung để phục vụ cho lợi ích của cả gia đình. Người vợ chỉ được hưởng dụng tài sản riêng của chồng khi không còn người thừa kế bên nội, bên ngoại khác của chồng.18 Nếu người chồng chết trước mà người vợ tái giá thì phải để lại cho con tài sản chung của vợ chồng, phải trả lại cho gia đình bên chồng toàn bộ tài sản riêng của người chồng, người vợ chỉ được mang theo những gì thuộc tài sản riêng của mình.19 BLDS hiện hành của nhà nước ta đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa vợ chông trong việc hưởng di sản của nhau thông qua “hàng thừa kế thứ nhất gồm:Vợ, chồng...của người chết”.20 Theo quy định này thì nếu một trong hai chết trước thì người còn lại (vợ hoặc chồng) sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ được hưởng di sản. Cha, mẹ có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của con Cũng theo quy định tại Điều 676 BLDS 2005 thì bên cạnh vợ chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì cha, mẹ cũng đồng hàng thừa kế với vợ chồng trong việc hưởng di sản theo pháp luật và được hưỡng phần di sản như nhau. Những người thân thích khác của người chết được hưởng di sản của người đó một cách ngang nhau nếu họ cùng một hàng thừa kế Nếu pháp luật về thừa kế ở Việt Nam trong thời phong kiến quy định di sản do người chết để lại sẽ được chia thừa kế cho những người thuộc bên nội của người đó, trong trường hợp không còn ai bên nội, di sản mới được chia cho những người thân thích bên ngoại của họ. Theo quy định BLDS 2005 thì ông bà có quyền hưởng ngang nhau khi hưởng di sản của cháu mà không phân biệt là 17 Điều 113 Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931. 18 Điều 341 Bộ dân luật Trung kỳ năm 1931. 19 Điều 359 Bộ dân luật Trung kỳ năm 1931. 20 Điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005. 13 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành bên nội hay bên ngoại.21 Các Cháu, không phân biệt là bên nội hay bên ngoại. Các cháu, không phân biệt cháu nội hay cháu ngoại, cháu trai hay cháu gái mà luôn có quyền ngang nhau khi hưởng thừa kế của ông hoặc bà ở hàng thừa kế thứ hai. Anh chị em ruột có quyền ngang nhau khi hưởng di sản của người chết là anh, chị, em ruột của mình mà không phân biệt anh trai với chị gái, em trai với em gái. Các cụ có quyền ngang nhau khi hưởng di sản của người chết là chắt mà không phân biệt cụ nội hay cụ ngoại. 1.3.1.3 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản và ý chí của người thừa kế Tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản Theo nguyên tắc này, các cá nhân khi đã có đủ năng lực chủ thể đều có quyền bằng ý chí của mình để giải quyết định có lập di chúc hay không, phân định tài sản cho ai, cho mỗi người bao nhiêu, cho loại tài sản nào, để lại bao nhiêu phần di sản để di tặng hoặc dùng vào việc thờ cúng hoàn toàn theo sự tự nguyện của họ mà không được ép buộc và ngăn cản. Ngoài ra, người đã lập di chúc luôn có quyền thay đổi sự định đoạt của mình thông qua việc sữa đổi, bổ sung hoặc thay thế di chúc. Nếu một người đã chết để lại di chúc và di chúc có hiệu lực pháp luật thì phải căn cứ vào di chúc để dịch chuyển di sản của họ cho những người thừa kế theo ý chí mà họ đã thể hiện trong di chúc đó. Chỉ có thể dịch chuyển di sản của họ cho người thừa kế theo quy định của pháp luật trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật. Tôn trọng ý chí của người thừa kế Bản chất của quan hệ dân sự là các chủ thể luôn được tự do ý chí khi thiết lập và thực hiện các quan hệ mà họ tham gia. Vì vậy, trong quan hệ thừa kế QSDĐNN, pháp luật nước ta cũng cho phép chủ thể được hưởng thừa kế có quyền bằng ý chí của mình để quyết định sự lựa chọn: nhận hay không nhận di sản thừa kế. “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác”.22 21 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005. 22 Khoản 1 Điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005. 14 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Theo đó, “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.23 Như vậy, bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế người thừa kế có quyền hưởng di sản, mà nếu như đã có quyền thì họ có thể bằng ý chí của mình quyết định đối với quyền đó. Vì vậy, ngoài việc có quyền từ chối nhận di sản, người thừa kế còn có thể nhường quyền hưởng di sản cho người khác (mặc dù vấn đề này chưa được luật hiện hành quy định). Chú ý: Khi thực hiện các quyền nói trên, người thừa kế cần phải: Một là: Nếu việc từ chối nhận di sản phải thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì việc nhường quyền hưởng di sản phải tuân thủ các điều kiện của một giao dịch dân sự. Hai là: Từ chối nhận di sản không cần xác định người hưởng di sản (phần từ chối) là ai nhưng nhường quyền hưởng di sản phải xác định cụ thể người được nhường quyền. Ba là: Chỉ định từ chối nhận di sản trong thời hạn sáu tháng kể từ thời điểm mở thừa kế nhưng việc nhường quyền hưởng di sản không bị hạn chế về thời hạn, miễn là trước khi di sản thừa kế được phân chia. Bốn là: Nếu phần di sản bị từ chối nhận di sản là phần di sản được thừa kế theo di chúc thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người đó trở nên không còn hiệu lực. Nên phần di sản đó được chia cho tất cả những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Trong trường hợp quyền hưởng di sản là thừa kế theo pháp luật bị từ chối thì phần di sản đó thuộc về những người thừa kế theo pháp luật còn lại. Tuy nhiên, nếu nhường quyền hưởng di sản thì theo phần di sản đó chỉ thuộc về người được nhường (đã được xác định theo ý chí của người nhường quyền nhận di sản). 1.3.1.4 Nguyên tắc cũng cố, giữ vững tình yêu thương và đoàn kết trong gia đình Nguyên tắc này xuất pháp từ nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự, đó là: Việc xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Bằng các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLDS, pháp luật thừa kế nói chung và thừa kế QSDĐNN nói riêng ở nước ta đã bảo vệ lợi ích hợp pháp 23 Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2005. 15 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành của mọi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, xóa bỏ tàn tích mà chế độ thừa kế của thực dân trong lĩnh vực thừa kế QSDĐNN đã để lại bao đời nay. Góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người dân. 1.3.2 Nguyên tắc riêng của chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp Chế định thừa kế QSDĐNN cũng quan trọng như bất kì một chế định pháp luật khác, nếu như một chế định pháp luật luôn được pháp luật quan tâm và ghi nhận thì có nguyên tắc nhất định. Đặc biệt, chế định thừa kế QSDĐNN là một chế định được pháp luật Dân sự dành rất nhiều sự quan tâm và được bảo hộ trong mối quan hệ với các chế định khác và chịu sự điều chỉnh của bởi những nguyền tắc chung của pháp luật Dân sự. Là một chế định khá đặc biệt quan trọng, đặc thù bởi sự dịch chuyển quyền sử dụng đất của người chết cho người sống. Vì vậy, ngoài những nguyên tắc chung điều chỉnh về thừa kế thì chế định thừa kế có nguyên tắc riêng và đặc thù để định hướng cho những quy phạm pháp luật về thừa kế QSDĐNN Chịu sự điều chỉnh của luật chung và luật riêng. Quyền sử dụng đất nông nghiệp là một chế định đặc thù và nhất thiết phải chịu sự điều chỉnh của ngành luật dân sự. Tuy nhiên, BLDS 2005 chỉ quy định những quy định chung nhất, bao quát nhất đối với vấn đề này (thời điểm, địa điểm mở thừa kế, người để lại di sản thừa kế…) chứ không quy định chi tiết về thừa kế QSDĐNN. Do đó, BLDS 2005 quy định “Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của bộ luật này và pháp luật về đất đai”.24 Người có quyền sử dụng đất hợp pháp dù muốn để thừa kế quyền sử dụng đất của mình cho những người than theo di chúc hoặc theo pháp luật thì ngoài việc đáp ứng những quy định của BLDS 2005 về thừa kế (phần thứ tư của Bộ luật này) còn phải thỏa mãn một số quy định của pháp luật đất đai về điều kiện được để thừa kế, loại đất được phép để thừa kế và trình tự thủ tục nhận thừa kế. 24 Điều 733 Bộ luật dân sự năm 2005. 16 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành 1.4 Lược sử hình thành và sự phát triển của chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp trong pháp luật Việt Nam Trong các triều đại phong kiến, tư tưởng nho giáo đã ảnh hưởng một cách sâu sắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội của nước ta. Nhất là từ thời Lê, các tư tưởng Nho giáo đã được Nhà nước phong kiến đề lên thành luật. Quan hệ pháp luật thừa kế trong phong kiến cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ, ngược lại các quan hệ này chi phối một cách sâu sắc của tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng trong gia đình. 1.4.1 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất dưới thời Lê Nói đến tài sản của gia đình, các quy định trong pháp luật của triều đại nhà Lê đề lên hàng đầu là điền thổ (đất làm ruộng). Theo đó “Chồng cùng vợ trước có con, vợ sau không có con, hay vợ cùng chồng trước có con, chồng sau không có con, mà chồng chết trước không có chúc thư, thì điền sản thuộc về con vợ trước hay con chồng trước;…”,25 “Vợ chồng không có con, hoặc ai chết trước, không có chúc thư, mà điền sản chia về chồng hay vợ, cùng là để về việc tế tự không đúng phép, thì xử phạt 50 roi, biếm một tư. ..”.26 Như vậy, Bộ luật Hồng Đức (những quy định cơ bản về thừa kế) chỉ đề cập đến điền thổ mà thôi, hoàn toàn không nói gì đến các loại tài sản khác. Theo GS. Vũ Văn Mẫn thì “Điều này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, chỉ có điền thổ mới được coi là các yếu tố tư bản chủ yếu, các động sản khác chỉ là những vật có ích giá trị”.27 Dưới thời phong kiến, vợ chồng tích trữ được tiền của đều mua ruộng đất (tậu ruộng đất). Sự giàu nghèo của một gia đình được đánh giá chủ yếu ở việc có nhiều hay ích ruộng đất và các quan chức trong bộ máy Nhà nước được chủ yếu trả công bằng đất, nên gọi là chế độ lộc điền. 1.4.2 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới thời Nguyễn. So với thời Lê, pháp luật thời Nguyễn mà cụ thể là trong Bộ Hoàng Việt luật lệ có ít về vấn đề này. Tuy nhiên những nguyên tắc về quan hệ tài sản và thừa kế cơ bản vẩn tương tự như thời Lê, vẫn coi điền thổ là một loại tài sản chủ yếu. Mặt khác, so với thời Lê, luật thời Nguyễn lại có một số quy định khác về vấn đề cụ thể: 25 Điều 347 Bộ luật Hồng Đức năm 1483. 26 Điều 375 Bộ luật Hồng Đức năm 1483. 27 Vũ Văn Mẫn, Lời tựa trong cuốn Hồng Đức Thiện chính thư, Sài Gòn, Nguyễn Văn, 1956, tr. 15. 17 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Hoàng Việt luật lệ không cho phép con khi chưa lập hộ tịch riêng được chia của cải với cha mẹ (trừ khi cha mẹ đồng ý), trẻ nhỏ không được phép tạo lập của cải riêng. Theo Hoàng Việt luật lệ, con gái không có quyền thừa kế gia tài (trừ khi theo di chúc cha mẹ có chia cho con gái). Đây là một thụt lùi cơ bản so với quy định của nhà Lê, do việc quá câu nệ những tư tưởng Nho Giáo nặng nề, trọng nam khinh nữ. Đối với ruộng hương quả, nếu không có con trai phải cho cháu trai (con trai người con thứ); trừ khi không có cháu trai nào khác để thừa kế mới trao cho con gái trưởng. Đây cũng là một điểm khác biệt so với Nhà Lê. 1.4.3 Chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới thời Pháp thuộc Dưới thời Pháp thuộc, nước ta bị chia cắt thành ba kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ). Ứng với ba kỳ có ba bộ luật: Dân luật Bắc kỳ (năm 1931), Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật (năm 1936) và Dân luật giản yếu Nam kỳ (năm 1883). Đối với Pháp, ruộng đất vẫn thuộc sở hữu của giai cấp thống trị, người dân không có một quyền hạn nào trên mãnh đất mà họ đã tạo ra. Chế định thừa kế QSDĐNN chỉ được áp dụng đối với vua, quan và địa chủ trung thành với Pháp. Điểm khác biệt của Pháp luật thừa kế QSDĐNN của Pháp thời này là xuất hiện khái niệm “Kỳ điền”28 và “Hậu điền”29 xuất hiện nhằm mục đích để xác định phần bất động sản trong tài sản của người chết lập ra để cúng giỗ một người trong gia tộc người ấy hoặc cúng chùa. 1.4.4 Từ Cách mạng tháng Tám năm 1954 đến nay Do những điều kiện nhất định nên sắc lệnh số 47/SL ngày 10-10-1945 cho phép tạm thời áp dụng những văn bản pháp luật dân sự của chế độ cũ với điều kiện “những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa”. Hiến pháp 1980 ra đời, quyền thừa kế của công dân được tiếp tục ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất này. “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”.30 Để phục vụ cho việc xét xử các tranh chấp về thừa kế, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử về thừa kế, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 81 ngày 27-7-1981 hướng dẫn giải quyết các 28 Điều 437 Dân luật Bắc Kỳ năm 1931. 29 Điều 448 Hoàng việt Trung Kỳ hộ luật năm 1936. 30 Điều 27 Hiến pháp năm 1980. 18 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành tranh chấp về thừa kế như: xác định di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, chia di sản thừa kế. Ngày 30-9-1990, Hội đồng Nhà nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua pháp lệnh thừa kế. Qua hơn bốn năm thực hiện Pháp lệnh thừa kế và thực tiễn xét xử cho thấy, Pháp lệnh thừa kế đã đi vào cuộc sống và về cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng các quan hệ thừa kế hiện nay, bảo đảm quyền thừa kế của công dân được các tầng lớp nhân dân đồng tình, chấp nhận. Do đó, chế định thừa kế trong BLDS 1995 đã kế thừa hầu hết các quy định của pháp lệnh nói trên. Tuy nhiên, trong từng điều khoản cụ thể, BLDS 1995 có chỉnh lý, bổ sung nhằm đưa các quy định của luật về thừa kế QSDĐNN vào cuộc sống một cách hữu hiệu hơn. Điều đó thể hiện ở chỗ: Thứ nhất: Di sản thừa kế phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không những là tất cả những tài sản hữu hình, mà còn bao gồm những tài sản vô hình, đặc biệt hơn nữa là QSDĐNN của cá nhân và thành viên của hộ gia đình cũng được coi là di sản thừa kế. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù cùa loại tài sản này, nên thừa kế quyền sử dụng đất (cụ thể là thừa kế QSDĐNN) được quy định thành một chương riêng tại Phần thứ năm BLDS 1995. Thứ hai: Khác với quy định tại Pháp lệnh thừa kế, BLDS không coi Nhà nước là một trong những người thừa kế. Nhà nước chỉ nhận di sản khi không có người thừa kế, hoặc có người thừa kế nhưng họ không nhận di sản hoặc không có quyền thừa kế. Trên thực tế, cá nhân có thể lập di chúc để lại một phần hoặc toàn bộ di sản của mình cho nhà nước. Sau hơn mười năm thực hiện, các quy định thừa kế QSDĐNN của BLDS 1995 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần điều chỉnh ổn định các quan hệ thừa kế tài sản trên thực tế. Xuất phát từ giá trị thực tế của các quy định về thừa kế QSDĐNN quy định tại Phần thứ năm của BLDS 1995, BLDS 2005 đã tiếp kế thừa. Đây là phần ít sửa đổi, bổ sung nhất trong nội dung của BLDS 2005. Theo đó, không còn các quy định về điều kiện về thừa kế QSDĐNN và nhận thừa kế QSDĐNN, hạn chế chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhằm bảo vệ diện tích đất nông nghiệp hay thực hiện các chính sách khác của Nhà nước do pháp luật đất đai quy định. 1.5 Đặc trưng của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp Thừa kế QSDĐNN là một dạng của thừa kế nói chung trong pháp luật dân sự, nhưng khác với các loại tài sản khác, đất nông nghiệp không thể trực tiếp chuyển giao được mà phải thông qua một hình thức nhất định. Chính do đó mà nó có một số đặc trưng sau: 19 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành 1.5.1 Đặc trưng so với các hình thức chuyển quyền sử dụng đất khác Thừa kế QSDĐNN cũng là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất, nhưng sự chuyển dịch này là từ người chết sang cho người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Thông qua di chúc, người để lại di sản thực hiện một giao dịch dân sự đơn phương thể hiện ý chí của mình không phụ thuộc vào ý chí của người thừa kế. Còn trường hợp chuyển quyền sử dụng đất khác thì việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng dân sự có sự thoả thuận của các bên tham gia và các bên đều còn sống khi thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất. 1.5.2 Đặc trưng so với việc thừa kế các tài sản thông thường Bên cạnh những đặc điểm chung với việc thừa kế các tài sản thông thường khác thì thừa kế QSDĐNN có một số điểm khác biệt sau:  Đối với thừa kế QSDĐNN thì người để lại thừa kế không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có QSDĐNN. Đồng thời người hưởng thừa kế QSDĐNN đến lượt mình cũng chỉ có QSDĐNN mà không trở thành chủ sở hữu đất đai;  Thừa kế QSDĐNN không những được quy định trong BLDS mà còn được quy định cả trong pháp luật về đất đai;  Đối với thừa kế QSDĐNN thì người nhận thừa kế QSDĐNN không thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.  Đối với hầu hết các tài sản thông thường khác khi thực hiện việc thừa kế không phải tiến hành thủ tục đăng ký thừa kế nhưng đối với thừa kế QSDĐNN thì thủ tục đăng ký thừa kế QSDĐNN là bắt buộc;  Trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất, di sản là QSDĐNN phải có sự công nhận của Nhà nước thông qua việc cấp giấy chứng nhận QSDĐNN. Vấn đề giải quyết tranh chấp về thừa kế QSDĐNN: Đối với việc giải quyết tranh chấp về thừa kế các tài sản khác thì hoà giải tại Uỷ Ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn không phải là thủ tục bắt buộc còn đối với tranh chấp về QSDĐNN, thì hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn là một thủ tục bắt buộc; Việc giải quyết tranh chấp về thừa kế các tài sản khác cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Toà án, còn đối với tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp về thừa kế QSDĐNN nói riêng thì không phải bất cứ tranh chấp nào về quyền sử dụng đất đều được giải quyết theo trình tự Toà án. Tóm lại, thừa kế QSDĐNN vừa có điểm chung vừa có điểm đặc thù so với việc thừa kế các tài sản khác. Tính chất đặc thù này do tính đặc biệt của đất đai 20 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành quyết định. Chính vì vậy việc thừa kế QSDĐNN vừa phải tuân theo các quy định tại BLDS vừa phải tuân theo các quy định của LĐĐ. 1.6 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp với quyền sở hữu Thứ nhất: Quyền sở hữu là cơ sở làm phát sinh quyền thừa kế QSDĐNN. Bởi lẽ từ khi xuất hiện xã hội thì đã có sự sở hữu đối với tài sản mà cụ thể ở đây là đất nông nghiệp do chính con người tạo ra. Khi con người chết sẽ để lại đất nông nghiệp của mình, đất nông nghiệp đó sẽ tiếp tục được những người còn sống xử dụng và định đoạt, đây được coi như một dạng thừa kế. khi Nhà nước xuất hiện, xét thấy vai trò quan trọng của sở hữu đất nông nghiệp, vì nó không chỉ phục vụ cho chủ sở hữu khi còn sống toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt mà còn phục vụ cho những người còn sống khác được sử dụng tài sản do người chết để lại. Giai đoạn này được gọi là thừa kế QSDĐNN do người chết để lại và từ đây quyền thừa kế QSDĐNN có tác động trở lại đối với quyền sở hữu khi người còn sống được sở hữu đất nông nghiệp do người chết để lại mà không sợ bị tranh giành. Thứ hai: Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chất trong xã hội. Những quy phạm đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền sở hữu của các chử sở hữu đối với đất nông nghiệp của mình. Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các điều kiện, trình tự đất nông nghiệp của người đã chết cho người sống. Như vậy, thông qua quyền thừa kế QSDĐNN (về điều kiện, trình tự) thì quyền sở hữu đất nông nghiệp của người chết được dịch chuyển sang cho những người còn sống, một khi quyền sở hữu đó được dịch chuyển sang cho những người thừa kế thì quyền thừa kế coi như đã bảo đảm tốt vai trò của mình. Thứ ba: Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là những phạm trù pháp lý song song tồn tại trong cùng một hình thái kinh tế, xã hội nhất định. Do vậy từ chỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu. Cũng trên cơ sở đó họ có quyền năng trong quan hệ thừa kế. Nếu họ có quyền hưởng thừa kế thì tất yếu họ sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế đó. Ngược lại nếu tài sản đã thuộc sở hữu của họ thì họ có mọi quyền năng trong phạm vi pháp luật quy định đối với tài sản đó. Thứ tư: công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác, nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và quyền nhận thừa kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm Điều 643 BLDS 2005). Như 21 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành vậy, quyền thừa kế và quyền sở hữu kết hợp với nhau tạo cho chủ sở hữu một quyền năng toàn diện vừa có quyền năng sở hữu vừa có quyền để lại thừa kế cho những người khác tài sản của mình. Bên cạnh đó, nó cũng tạo cho chủ thể khác những quyền năng cơ bản, theo đó những chủ thể này vừa có quyền thừa kế những tài sản đó đồng thời họ cũng được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người chết để lại. Như vậy, thừa kế là một hiện tượng xã hội xuất hiện và tồn tại trong mội chế độ xã hội. Nơi nào có sở hữu, nơi đó có thừa kế hay nói cách khác thừa kế và sở hữu luôn tồn tại song song và gắn bó chặt chẽ với nhau trong một hình thái kinh tế xã hội. Trong đó, nếu sở hữu là cơ sở làm xuất hiện vấn đề thừa kế thì đến lược mình, thừa kế lại là phương tiện để duy trì và cũng cố vấn đề sở hữu. 22 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành CHƯƠNG 2. THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 2.1 Thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 Bộ luật này”.31 Cũng như việc thừa kế các loại tài sản khác, thừa kế QSDĐNN là một dạng của thừa kế, nên phải thỏa mản những điều kiện do BLDS 2005 quy định. Móc thời gian để mở thừa kế QSDĐNN được xác định trong hai trường hợp: 2.1.1 Đối với người có tài sản chết Khi đó, thời điểm mở thừa kế đối với di sản của họ chính là thời điểm họ chết. Theo đó, thời điểm mở thừa kế QSDĐNN được xác định bằng giấy chứng tử được lập theo quy định hiện hành về hộ tịch.32 Hiện nay, luật và các văn bản dưới luật chưa có một quy định cụ thể về đơn vị thời gian để tính “thời điểm” để xác định cái chết. Theo khoa học pháp lý có nhiều cách khác nhau để xác định. Cách thứ nhất: đã gọi là thời điểm thì buộc phải xác định chính xác đến từng phút, từng giây. Trái ngược lại, cách thứ hai lại cho rằng, việc xác định thời điểm chết của một người chính xác đến từng giây, từng phút là một thực tế không thể làm được, vì thế nên quy định thời điểm mở thừa kế được xác định theo ngày người để lại di sản chết. Cũng có một số tác giả lại chọn việc dung hòa trong việc xác định “thời điểm” người thừa kế QSDĐNN. Theo họ không nên áp dụng cứng nhắc việc phải xác định chính xác đến từng phút, từng giây hai không, bởi thực tế khó có thể áp dụng cứng nhắc. Người viết cũng đồng tình với quan điểm trên, bởi nếu đặc trường hợp một người vì tuổi cao sức yếu nên chết trước mặt con, cháu của người đó thì chắc chắn rằng họ có thể biết được chính xác thời gian Ông (cha) họ chết để đăng ký khai tử. Ngược lại, trong trường hợp một xác chết được phát hiện không biết họ chết vào ngày nào, theo quy định của pháp luật về hộ tịch thì UBND cơ sở nơi phát hiện được xác chết phải thông báo để cơ quan có thẩm quyền thực hiện khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật và chính UBND này phải thực hiện thủ tục 31 Khoản 1 điều 633 Bộ luật dân sự 2005. 32 Khoản 2 điều 21 Nghị Định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. 23 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành khai tử, chứng tử cho người xấu số này và giấy chứng tử phải xác định ngày chết của người này theo ngày phát hiện được xác chết. 2.1.2 Đối với người bị Tòa án tuyên bố chết Khi đó, thời điểm mở thừa kế đối với di sản của họ sẽ được xác định theo ngày được quy định tại khoản 1 Điều 81 BLDS, Gồm có: Một là: Cá nhân đã bị Tòa án tuyên bố mất tích nhưng sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là người đó còn sống. Hai là: Cá nhân biệt tích trong chiến tranh năm năm kể từ ngày cuộc chiến tranh đó kết thúc nhưng vẫn không có tin tức xác thực họ còn sống. Ba là: Cá nhân biệt tích trong vụ tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thiên tai, thảm họa đó chấm dức nhưng vẫn không có tin tức xác thực là họ còn sống. Bốn là:Cá nhân biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống kể từ ngày có tin tức cuối cùng của người đó. BLDS 2005 bắt buộc Tòa án phải xác định cụ thể ngày chết của người đó căn cứ vào bốn trường hợp như trên. Đây cũng là điểm tiến bộ của BLDS 2005 so với BLDS 1995, bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 91 BLDS 1995 thì, để xác định ngày chết của một người tuyên bố là đã chết thì phụ thuộc vào hai trường hợp: Trường hợp một: Là ngày được Tòa án xác định trong quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Được áp dụng trong trường hợp khi đã biết rõ lý do biệt tích. Nếu theo những sự kiện thực tế xảy ra đã đủ cơ sở để xác định ngày chết của họ thì Tòa án sẽ xác định cụ thể ngày chết của người đó, trong quyết định tuyên bố chết. Như vậy, để xác định ngày chết của một cá nhân, BLDS 1995 ngoài việc xác định mốc thời gian xãy ra sự cố để tính thời gian cho một sự kiện pháp lý (quyết định tuyên bố chết) còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Thẩm phán. Ví dụ, đối với cá nhân bị tuyên bố chết do bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mặt dù đã có đủ cơ sở để kết luận một người là đã chết nhưng để tính ngày (ngày xãy ra tai nạn, thiên tai hoặc thảm họa; ngày kết thúc tai nạn, thiên tai hoặc thảm họa; ngày tròm một năm kể từ ngày kết thúc tai nạn, thiên tai hoặc thảm họa đó chấm dức) làm mốc thời gian để tính có đủ thời gian tuyên bố chết hai không. Trường hợp hai: Là ngày quyết định tuyên bố cá nhân đã chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật, thường được áp dụng trong những trường hợp không có cơ sở để xác định một cách cụ thể về ngày chết của người đó vì sự biệt tích của họ không rõ lý do. Thông thường đó là trường hợp người để lại di sản đã bị Tòa án 24 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành tuyên bố mất tích và sau đó bị tuyên bố là đã chết vì sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức gì về sự sống còn của người đó hoặc trường hợp người để lại di chúc bị tuyên bố chết vì đã biệt tích năm năm và cũng không rõ lý do về sự biệt tích của họ. Nhưng nếu đặc trong một số trường hợp cụ thể thì khó mà xác định. Ví dụ: Anh M yêu cầu Tòa án tuyên bố ông A (bố anh M) là đã chết để hưởng thừa kế số tài sản của ông A, vì ông A đã mất tích quá năm năm không rõ lý do. Tòa án ra quyết định tuyên bố ông A là đã chết nhưng quyết định đó chưa có hiệu lực (vì chưa đến thời hạn kháng cáo, kháng nghị) thì anh M đã chết vì bị tai nạn. Trong vụ việc trên thì ngày chết của ông A được xác định theo ngày quyết định tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật nghĩa là sau ngày anh M chết nên anh M không được hưởng di sản thừa kế mà ông A để lại. Trong trường hợp này xét về mặt logic này hoàn toàn trái ngược với tính thực tế của vụ việc là chính anh M yêu cầu Tòa án tuyên bố về cái chết của ông A nhưng lại bị coi là người đã chết trước ông A. Chính vì những lý do đó BLDS 2005 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của BLDS 1995 bởi theo BLDS 2005 thì thời điểm mở thừa kế đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết bao giờ cũng là ngày chết của cá nhân đó được Tòa án xác định cụ thể trong quyết định tuyên bố chết (mà không xác định theo ngày quyết định tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật). Nếu đối chiếu với tình huống trên thì anh M được hưởng phần di sản mà A để lại khi M chết, và những người thừa kế của M sẽ được hưởng phần di sản của A để lại cho M theo luật định. Ý nghĩa việc xác định chính xác thời điểm mở thừa kế QSDĐNN đối với di sản của người chết để lại. Thứ nhất: Thời điểm mở thừa kế QSDĐNN có ý nghĩa trong việc xác định những người thừa kế của người để lại di sản. Điều 635 BLDS 2005 quy định người thừa kế nếu là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế… nếu là cơ quan tổ chức phải là cơ quan, tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế và nếu người thừa kế là cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế thì phải là người đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế. Mặc khác, trong trường hợp những người thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì cũng không được hưởng di sản thừa kế của nhau. Di sản thừa kế của mỗi người sẽ do những người thừa kế của họ hưởng. Thứ hai: Thời điểm mở thừa kế QSDĐNN có ý nghĩa trong việc xác định hiệu lực của di chúc. Theo quy định của pháp luật thì di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế, di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm cả hai vợ chồng cùng chết (Điều 668 BLDS 2005). Việc xác định thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc là vô 25 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành cùng quan trọng vì chỉ kể từ thời điểm đó quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo di chúc mới được phát sinh. Ngoài ra, nếu người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chể cùng thời điểm với người để lại di chúc thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người đó cũng không phát sinh hiệu lực và phần di sản đó sẽ mang ra chia theo pháp luật. Thứ ba: Thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa trong việc xác định chính xác di sản thừa kế. Trong thực tế, tài sản mà người lập di chúc xác định trong di chúc có thể khác với tài sản mà họ để lại sau khi chết bởi có thể khi lập di chúc thì các tài sản đó vẫn còn nhưng sau đó các tài sản này bị tiêu hủy, mất mát nhưng người lập di chúc vẫn để nguyên di chúc mà không xác định lại tài sản. Trong trường hợp này, cần phải căn cứ vào thời điểm người lập di chúc chết (thời điểm mở thừa kế) để xác định khối tài sản hiện còn. Chỉ những tài sản nào thuộc sở hữu của người đã chết hiện còn vào thời điểm mở thừa kế mới được coi là di sản của người chết để lại cho những người thừa kế. Thứ tư: Xác định chính xác những người có quyền và nghĩa vụ đối với di sản thừa kế là QSDĐNN do người chết để lại (xác lập quyền sở hữu). Căn cứ vào Điều 636 BLDS 2005 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Như vậy,dù đất nông nghiệp được chia hai không chia thì kể từ thời điểm mở thừa kế thì đất nông nghiệp vẫn thuộc quyền sở hữu của người thừa kế hoặc thuộc sở hữu chung của những người thừa kế. Đồng thời, cũng từ thời điểm đó, người thừa kế hoặc những người có nghĩa vụ thực hiện những nghĩa vụ và tài sản do người chết để lại. Thứ năm: Thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa trong việc xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Điều 645 BLDS 2005 đã quy định thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, thời điểm mở thừa kế chính là mốc để xác định thời điểm bắt đầu của thời hiệu khởi kiện này. 2.2 Người để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất nông nghiệp Người để lại di sản chỉ là cá nhân chứ không thể là tổ chức hay nhà nước. Người để lại di sản có thể là người để lại di sản theo di chúc hoặc để lại di sản chia theo pháp luật. Khi còn sống và minh mẫn, người có tài sản có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế là bất kì ai. Bao 33 33 Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005. 26 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành gồm cá nhân có quan hệ thân thích hoặc cho cá nhân không có quan hệ thân thích, cho tổ chức, cho Nhà nước. Trong trường hợp người có tài sản không lập di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, di chúc không có hiệu lực thi hành thì di sản của người chết để lại được chia thừa kế theo pháp luật cho những người có quyền hưởng thừa kế theo điều kiện và trật tự hàng thừa kế. Cũng như việc để thừa kế các tài sản khác, chủ thể để thừa kế QSDĐNN bao giờ cũng là cá nhân (cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận chuyển quyền sử dụng đất). Thêm vào đó, LĐĐ cũng cho phép cá nhân là thành viên của hộ gia đình và cá nhân Việt Nam34 được phép để thừa kế QSDĐNN của mình. Còn đối với các chủ thể khác được hưởng quyền của người sử dụng đất nhưng không được phép để thừa kế đối với quyền sử dụng đất mà họ có được từ các căn cứ xác lập QSDĐNN hợp pháp. Bởi lẽ, từ khi pháp lệnh thừa kế 1990 cho đến BLDS 1995 chỉ ghi nhận quyền thừa kế đối với chủ thể duy nhất là cá nhân (trừ trường hợp di chúc chung của vợ chồng để định đoạt tài sản chung). Vì vậy, LĐĐ 2003 và 2013 đã tiếp nối BLDS 1995 và sau này là BLDS 2005 về chủ thể được phép để thừa kế đối với tài sản của mình35. Sự khác nhau giữa cá nhân sử dụng đất nông nghiệp với cá nhân là thành viên của hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp. Thứ nhất: Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được nhà nước cho phép sử dụng đất thông qua những hình thức nhất định. Chịu trách nhiệm bằng chính hành vi của mình trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Hay nói khác hơn, trong mọi trường hợp đều nhân danh cá nhân mình thực hiện mọi quy định của pháp luật và gánh chịu mọi hậu quả pháp lý (nếu có) do hành vi mình gây ra. Ngược lại, cá nhân chỉ được xem là thành viên của hộ gia đình khi cá nhân đó thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định. BLDS 2005 không định nghĩa về hộ gia đình mà chỉ đưa ra điều kiện để được xem xét là thành viên trong hộ gia đình. Trong đó, “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.36 Như vậy, không 34 Điểm a khoản 1 điều 167 Luật đất đai năm 2013. 35 Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005. 36 Điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005. 27 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành phải cá nhân nào cũng là thành viên của hộ gia đình mà chỉ những thành viên đáp ứng đủ hai điều kiện cơ bản sao mới là thành viên của hộ gia đình: Một là: Cá nhân đó phải có tài sản chung với hộ gia đình; Hai là: Cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Nếu thỏa mãn điều kiện mà pháp luật đất đai cho phép thì sẽ được nhà nước giao đất khi đó QSDĐNN đó sẽ là tài sản chung của hộ gia đình. Nếu cá nhân sử dụng đất nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật đất đai thì ngược lại, từng thành viên của hộ gia đình không trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ mà phải thông qua người đại điện hợp pháp cho hộ gia đình đó là người đại diện.37 Thứ hai: Đối với cá nhân sử dụng đất nông nghiệp là một chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai, được nhà nước cho phép sử dụng đất nông nghiệp thông qua hình thức: giao đất nông nghiệp, thuê đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.38 Còn đối với cá nhân là thành viên của hộ gia đình cũng được xem là một chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai, nhưng cá nhân là thành viên của hộ gia đình chỉ được để lại di sản thừa kế đối với hình thức giao đất .39 Như vậy, phạm vi để lại di sản thừa kế của cá nhân rộng hơn nhiều so với cá nhân là thành viên của hộ gia đình, bởi cá nhân được để lại thừa kế với ba hình thức: giao đất, cho thuê đất và nhận chuyển quyền sử dụng đất trong khi đó cá nhân là thành viên của hộ gia đình chỉ được phép để lại thừa kế đối với hình thức giao đất. 2.2.1 Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân được nhà nước giao đất Nhà nước giao đất cho cá nhân (hay còn gọi là nhà nước giao quyền sử dụng đất cho cá nhân) đó là việc “Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho cá nhân có nhu cầu”.40 Để có thể giao đất, cá nhân đó phải có đủ điều kiện quy định tại điều 52 LĐĐ 2013 được nhà nước giao đất thông qua hai hình thức: không thu tiền sử dụng đất và có thu tiền sử dụng đất: 37 Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2005. 38 Điều 734 Bộ luật dân sự năm 2005. 39 Điểm đ khoản 1 điều 179 Luật đất đai 2013. 40 Khoản 7 điều 3 Luật đất đai 2013. 28 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Đối với hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất41 chỉ được áp dụng đối với đất ở và đất làm nghĩa trang nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng. Như vậy, việc nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất chỉ áp dụng cho một số loại đất phi nông nghiệp. Do đó, đất nông nghiệp không thuộc trường hợp được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và đương nhiên cá nhân được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất sẽ không thể để thừa kế đất nông nghiệp được. Đối với hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất,42 thì “cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của luật này”. Như vậy, đất nông nghiệp nằm trong giới hạn được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho cá nhân. Hạn mức cụ thể như sao: Đối với đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối:  Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long  Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. Đối với đất lâm nghiệp:  Là đất trồng cây lâu năm: không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.  Là đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất: không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất. Trong trường hợp cá nhân được giao thêm nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta. Trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã phường thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường thị trấn ở trung du, miền núi và nếu được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta. 41 Điều 55 Luật đất đai 2013. 42 Điều 54 Luật đất đai 2013. 29 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Nếu một cá nhân đã được giao đất trong hạn mức cho phép thì, “cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật”43. Như vậy, cá nhân được nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì không bị hạn chế quyền để thừa kế QSDĐNN theo di chúc hoặc theo pháp luật. 2.2.2 Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân được nhà nước chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp Nhằm khuyến khích sự dịch chuyển đất đai một cách hợp lý dựa trên những nhu cầu tất yếu, nội tại của quan hệ sử dụng đất. LĐĐ 2013 công nhận năm hình thức chuyển QSDĐNN bao gồm: “chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất của cá nhân khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.44 Đây là một điểm khác biệt so với việc giao đất nông nghiệp, bởi các chủ thể tham gia là cá nhân tại Việt Nam với nhau và trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận còn đối với cá nhân tại Việt Nam được nhà nước giao đất có sự tham gia của Nhà nước. Để coi tất cả các loại chuyển giao phải được thực hiện thông qua hợp đồng (trừ trường hợp thừa kế QSDĐNN).45 Nhìn chung, đối với tất cả QSDĐNN mà cá nhân có được từ việc nhận quyền sử dụng đất đều có quyền để thừa kế đối với QSDĐNN (trừ trường hợp quyền sử dụng đất đó của cá nhân đó có được do nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, thế chấp và góp vốn). Bởi QSDĐNN của cá nhân trong những hợp đồng này chưa hoàn toàn chấm dức mà chỉ tạm thời bị hạn chế trong thời gian thực hiện nói trên. Vì thế, bên nhận chuyển QSDĐNN trong hợp đồng thuê, cho thuê lại, góp vốn và thế chấp không phải là đối tượng được pháp luật xếp vào trường hợp cá nhân nhận QSDĐNN. Đặc biệt, cá nhân tại Việt Nam nhận chuyển QSDĐNN đã thế chấp theo quy định của của BLDS 2005 thì cũng có quyền để thừa kế đối với quyền sử dụng đất nhận xử lý thế chấp.46 Kế thừa LĐĐ 2003, LĐĐ 2013 cũng quy định về hạn mức để nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất 43 Điểm đ khoản 1 điều 179 Luật đất đai năm 2013. 44 Khoản 9 điều 3 Luật đất đai năm 2013. 45 Điều 167 Luật đất đai năm 2013. 46 Điều 720 Bộ luật dân sự năm 2005. 30 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp như sau:47 Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:  Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;  Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại. Đất trồng cây lâu năm:  Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;  Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Đất rừng sản xuất là rừng trồng:  Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;  Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Lưu ý: Trường hợp cá nhân nhận chuyển QSDĐNN trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất. Trường hợp cá nhân nhận chuyển QSDĐNN bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển QSDĐNN của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất cụ thể như trên. Trường hợp Cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định từng loại đất cụ thể như trên mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 thì phần diện tích đất vượt 47 Điều 44 Nghị Định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 31 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền. Trường hợp cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định từng loại đất cụ thể như trên mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền. 2.2.3 Quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân được nhà nước cho thuê đất. Tương tự như việc giao quyền sử dụng đất, cá nhân muốn thuê đất (Nhà nước cho thuê QSDĐNN) nhất thiết phải có quyết định cho thuê đất dưới dạng hợp đồng cho thuê QSDĐNN giữa Nhà nước và cá nhân sử dụng đất. BLDS 2005 ghi nhận quyền để thừa kế của cá nhân đối với loại đất này48. Tuy nhiên, BLDS 2005 chỉ quy định chung về quyền thừa kế của cá nhân đối với đất nông nghiệp được nhà nước cho thuê, còn từng hình thức thuê cụ thể được quyền thừa kế phải tuân theo quy định của luật chuyên ngành- LĐĐ hiện hành. So với quy định của LĐĐ 2003, LĐĐ 2013 quy định thu hẹp các trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và chuyển sang thuê đất. Tiếp nối LĐĐ 1993 nhưng ở phạm vi hẹp hơn, bởi LĐĐ 1993 cho phép cá nhân tại Việt Nam lựa chọn một trong ba hình thức trả tiền thuê: “trả tiền thuê hàng năm, nhiều năm hoặc toàn bộ thời gian thuê đất”. Quy định này nhằm đảm bảo sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai của các thành phần kinh tế, bằng việc bổ sung quy định “Cá nhân tại Việt Nam cũng được quyền lựa chọn thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê”.49 Như vậy, cá nhân tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê QSDĐNN dưới hai hình thức: trả tiền thuê hang năm và trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Thứ nhất: Đối với hình thức trả tiền thuê hàng năm: Theo quy định tại Điều 179 LĐĐ 2013 về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được “để thừa kế tài sản của mình thuộc gắn liền với đất thuê”.50 Như vậy, cá nhân tại Việt Nam được nhà nước cho thuê đất chỉ có 48 Điều 734 Bộ luật dân sự năm 2005. 49 Khoản 1 điều 56 Luật đất đai năm 2013. 50 Điểm c khoản 2 điều 179 Luật đất đai 2013. 32 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành quyền để thừa kế tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê mà không được quyền để lại quyền sử dụng đất thuê của mình. Thứ hai: Đối với hình thức trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê: Luật đất đai 2013 không quy định cụ thể về vấn đề này. Khoản 2 Điều 179 chỉ quy định đối với hình thức trả tiền thuê hàng năm chứ không quy định về hình thức trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê và khoản 1 điều này quy định về quyền và nghĩa vụ nói chung của người sử dụng đất. Bằng phương pháp suy lý ngược trong khoa học pháp lý, có thể nói quyền và nghĩa vụ của cá nhâ khi nhà nước cho thuê đất đối với hình thức trả tiền thuê hàng năm được áp dụng tại khoản 1 Điều 179 LĐĐ 2013. Khi đó, cá nhân cũng được quyền để lại di sản thừa kế là QSDĐNN của mình “Theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Nếu cá nhân để thừa kế QSDĐNN của mình thì cá nhân được nhận thừa kế QSDĐNN được “tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp trong thời hạn còn lại của thời hạn sử dụng đất nông nghiệp”.51 Thêm vào đó, đối với trường hợp thuê lại QSDĐNN của cá nhân được nhà nước cho thuê đất thu tiền đất hàng năm hoặc trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê đối với đất nông nghiệp thì “có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự”.52 Do đó vẫn tuân theo những quy định về thừa kế được quy định trong Chương XXXIII của BLDS 2005 về thừa kế quyền sử dụng đất và phần thứ tư về thừa kế và đương nhiên vẫn để thừa kế được. Như vậy, bên cạnh những điều kiện trên, một cá nhân để lại QSDĐNN còn phải minh mẫn, sang suốt và phải tuân thủ những quy định của pháp luật về hình thức (lập thành văn bản và công chứng hoặc chứng thực - điểm c khoản 3 Điều 167 LĐĐ không được di chúc miệng). 2.2.4 Thành viên của hộ gia đình để thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp Quyền thừa kế QSDĐNN của thành viên hộ gia đình được Nhà nước cho phép thực hiện kể từ khi LĐĐ 1993 có hiệu lực thi hành 15/10/1993. Tuy nhiên, thành viên của hộ gia đình không được phép để thừa kế đối với tất cả loại đất mà chỉ được phép để thừa kế đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được nhà nước giao cho hộ gia đình.53 Ngược lại, đối 51 Khoản 2 điều 126 Luật đất đai năm 2013. 52 Khoản 5 điều 179 Luật đất đai năm 2013. 53 Khoản 3 điều 76 Luật đất đai năm 1993. 33 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản được nhà nước giao cho hộ gia đình, nếu trong hộ có thành viên chết thì các thành viên khác trong hộ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất mà Nhà nước đã giao cho hộ. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào thì Nhà nước thu hồi đất”.54 BLDS 1995 ra đời đã kế thừa những quy định trên về quyền để thừa kế của thành viên hộ gia đình đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở tại khoản 2 Điều 739 và quyền tiếp tục sử dụng đất của thành viên trong hộ gia đình tại Điều 745. Đến BLDS 2005 “quyền sử dụng đất là một loại tài sản chung của hộ gia đình”. Theo nguyên tắc, các thành viên trong hộ gia đình đều có quyền ngang nhau đối với tài sản chung này. Cho dù mục đích sử dụng đất có khác nhau nhưng thông thường đối với hộ gia đình, quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn. Việc quy định phân biệt quyền của thành viên trong hộ gia đình đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản là bất hợp lý.56 55 Mặt khác, so với cá nhân nhận thừa kế QSDĐNN là thành viên của hộ gia đình được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp hẹp hơn nhiều. Bởi vì, thành viên của hộ gia đình được tiếp tục sử dụng đất phải thỏa mãn yêu cầu: các thành viên của hộ gia đình phải đóng góp công sức vào tài sản để trực tiếp hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chung. Để khắc phục điểm bất hợp lý của LĐĐ 1993, BLDS 1995 mà sau này là BLDS 2005 và Điều 179 LĐĐ 2013 quy định: “Hộ gia đình được nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Tiếp theo, khi soạn thảo BLDS 2005 cũng đã kế thừa quy định trên tại Điều 735. Theo quy định tại Điều 54 và 55 LĐĐ 2013, hộ gia đình được nhà nước giao đất trong các trường hợp sau đây:  Hộ gia đình trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của luật này không thu tiền sử dụng đất; 54 Khoản 2 điều 76 Luật đất đai năm 1993. 55 Điều 108 Bộ luật dân sự năm 2005. 56 Hoàn Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005, tập 3, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 331. 34 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành  Hộ gia đình được giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Như vậy, đất được nhà nước giao cho hộ gia đình cũng là đối tượng của việc để thừa kế, đồng thời không đặt ra những điều kiện khác nhau trong việc thừa kế QSDĐNN để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng. Đây là một quy định hợp lý, phù hợp với thực tiển cuộc sống và tạo thuận lợi cho Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp QSDĐNN. 2.3 Điều kiện để được coi là di sản thừa kế về quyền sử dụng đất nông nghiệp Khác với các loại tài sản khác, đất đai là một loại tài sản đặc biệt không thể cầm nắm trực tiếp để chuyển giao. Vì vậy, bên cạnh sự phụ thuộc ý chí của người để lại di sản còn phải phụ thuộc vào điều kiện của di sản nói chung và thừa kế QSDĐNN nói riêng. Theo đó, điều kiện thực hiện việc thừa kế QSDĐNN khi có Giấy chứng nhận, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và phải ở trong thời hạn sử dụng đất, cụ thể: 2.3.1 Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.57 Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với đât) mà người đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản58, đây là điều kiện bắc buộc. Quyền sử dụng đất được minh chứng bằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Nhưng để có sự thống nhất mẫu giấy như hiện nay cũng đã trải qua nhiều lần thay đổi: Như vậy, trước tháng 11/2004, cùng lúc tồn tại cả 3 mẫu GCNQSDĐ hợp pháp do 3 cơ quan khác nhau chịu trách nhiệm phát hành và tổ chức thực hiện cấp cho người sử dụng đất, gồm: 57 Khoản 16, Điều 3 Luật đất đai năm 2013. 58 Tiểu mục 1.1, mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. 35 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – giấy đỏ, thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường (Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).  Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở – giấy hồng, thuộc ngành Xây dựng (Nghị định 60/CP về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị).  Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà, đất, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước – giấy tím, thuộc ngành Tài chính (Quyết định 20/1999/QĐBTC ngày 25/02/1999 về cấp giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà, đất, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước). Luật đất đai 2013 cũng quy định trường hợp ngoại lệ không cần phải có giấy chứng nhận nhưng vẫn được công nhận để được thừa kế: trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bên cạnh đó, tại Tiểu mục 1.1 mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQHĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lại quy định hai trường hộp tuy không có giấy chứng nhận nhưng vẫn được thừa kế, đó là: Thứ nhất: Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của LĐĐ năm 2003 (nay là điều 100 LĐĐ 2013) thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế. Thứ hai: Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau: Một là: Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp 36 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó. Hai là: Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai. Ba là: Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp. Di sản là tài sản gắn liền với QSDĐNN không được phép tồn tại trên đất đó. Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó. 2.3.2 Đất nông nghiệp không có tranh chấp Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.59 Những người được thừa kế QSDĐNN nếu muốn nhận di sản thì nhất thiết đất nông nghiệp đó không tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai hoặc nhiều. Bởi nếu đất nông nghiệp đang diễn ra tranh chấp thì nếu như được xem là di sản thừa kế thì lợi ích của những người có liên quan trong tranh chấp sẽ bị ảnh hưởng. Việc đảm bảo rằng để chứng minh đât nông nghiệp không có tranh chấp được minh chứng bằng văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đất không có tranh chấp chính là UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. 2.3.3 Quyền sử dụng đất nông nghiệp không bị kê biên để bảo đảm thi hành án Ngoài việc người thừa kế QSDĐNN phải chứng minh về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp ra, thì người sử dụng đất nông nghiệp còn phải chứng minh quyền thừa kế còn phải bảo đảm không bị ràng buộc bởi quyết định của Tòa án về việc kê biên để bảo đảm thi hành án và 59 Khoản 24 điều 3 Luật đất đai 2013. 37 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành QSDĐNN của người phải thi hành án không thuộc trường hợp là tài sản thay thế (Người phải thi hành án không có tài sản khác hoặc có tài sản khác nhưng tài sản đó không đủ để thi hành án). Bởi một bản án đã có hiệu lực pháp luật và các bên liên quan phải có nghĩa vụ thi hành bản án đó. Trong trường hợp việc thi hành bản án đó đòi hỏi phải kê biên tài sản là QSDĐNN của người để lại di sản thì QSDĐNN đó cũng không được coi là di sản thừa kế. 2.3.4 Trong thời hạn sử dụng đất nông nghiệp Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt do đó, mỗi nhà nước có những cách khác nhau để bảo vệ cho tư liệu sản xuất đặc biệt này. Đối với nước ta, Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.60 Việc giao hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là một trong những quyền năng đó. Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp do nhà nước quy định thành hai loại : Đất sử dụng ổn định lâu dài;61 Đất sử dụng có thời hạn.62 Trong đó : Đất sử dụng ổn định lâu dài bao gồm: Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc; Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Đất sử dụng có thời hạn, bao gồm :  Đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất thì thời hạn giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.  Đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì thời hạn cho thuê không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất. 60 Điều 4 Luật đất đai năm 2013. 61 Điều 126 Luật đất đai năm 2013. 62 Điều 127 Luật đất đai 2013. 38 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 50 năm. Trong một số trường hợp, nếu thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản....) thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính. Thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, để được thừa kế quyền sử dụng đất nông nhiệp thì người thừa kế quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai. Hiệu lực của việc thừa kế QSDĐNN được đánh dấu từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. 2.4 Người được quyền hưởng thừa kế về quyền sử dụng đất nông nghiệp Theo quy định tại chương 33, phần thứ 5 BLDS năm 2005 thì: “cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”.63 Như vậy, không chỉ những trường hợp được nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất mà cả trường hợp được nhà nước cho thuê đất cũng được để thừa kế QSDĐNN. Đối với đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình thì việc thừa kế QSDĐNN của hộ gia đình đã được quy định hoàn toàn khác so với BLDS 1995. Theo quy định tại Điều 735 thì: “Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.64 Như vậy, bất kỳ người nào cũng có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật, và quyền hưởng thừa kế là QSDĐNN cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ một số điều kiện để được quyền hưởng di sản thừa kế, bao gồm: 63 Điều 734 Bộ luật dân sự năm 2005. 64 Điều 632 Bộ luật dân sự năm 2005. 39 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành 2.4.1. Phải còn sống vào thời thời điểm mở thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.65 Người thừa kế QSDĐNN là người được người chết để lại QSDĐNN theo du chúc hoặc theo pháp luật. Trong quan hệ thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế QSDĐNN chỉ có thể là cá nhân có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người để lại QSDĐNN. Còn trong quan hệ thừa kế theo di chúc, thì người thừa kế có thể là cá nhân, Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức tùy thuộc vào ý nguyện của người để lại di sản. Điều kiện để cá nhân trở thành người thừa kế QSDĐNN Thứ nhất: Phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế Cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, có quyền hưởng di sản. Cá nhân có quyền hưởng di sản chỉ thực hiện được quyền dân sự của mình theo quy định của của pháp luật. Hơn nữa, việc nhận di sản thừa kế là quan hệ pháp luật, do vậy, cá nhân phải là người còn sống để thể hiện được quyền nhận hay từ chối quyền hưởng di sản. Quyền từ chối hưởng di sản của người thừa kế được pháp luật thừa nhận với điều kiện việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Ngoài ra, việc từ chối hưởng di sản còn phải thỏa mãn các điều kiện về thời gian và hình thức. Tại khoản 2 Điều 642 BLDS 2005 quy định về từ chối nhận di sản “Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản, người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản”. Thứ hai: Đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Người thừa kế là cá nhân còn có thể là người sinh ra và còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Để xác định chính xác tình trạng “còn sống” hay “đã chết” đối với một đứa trẻ sinh ra rồi mới chết. Điều 23 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ sơ sinh. Nếu trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải 65 Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005. 40 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ “Trẻ chết sơ sinh”. Một đứa trẻ sinh ra sống được 24 giờ trở lên thì được coi là “sinh ra và còn sống” và sẽ là người thừa kế được hưởng di sản mà người chết để lại. Nếu sinh ra mà chết ngay hoặc sống nhưng chưa đủ 24 giờ thì bị coi là “sinh ra nhưng đã chết” và không phải là người thừa kế được hưởng di sản. Bên cạnh đó, quy định này còn phụ thuộc vào việc di sản thừa kế được chia theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu là thừa kế theo pháp luật, thì chỉ con của người thừa kế đã thành thai tại thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế mới được quyền hưởng di sản. Nếu là thừa kế theo di chúc, thì người lập di chúc có quyền lập di chúc lập di chúc cho bất cứ ai. Do đó, người đã thành thai, sinh ra và còn sống sau khi người để lại di sản chết có thể là con của bất cứ ai mà người lập di chúc muốn cho hưởng di sản. Vì thế, có thể xảy ra hai trường hợp sau đây: Nếu di chúc chỉ rõ người lập di chúc muốn để lại di sản cho người đã thành thai và nói rõ là con của cha mẹ, nào thì di sản xác định người đó đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế và người đó phải là con của cha, mẹ đã được nêu trong di chúc. Trong trường hợp người để lại di sản không nói rõ là con của cha, mẹ nào thì chỉ cần xác định người đó đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn sống sao khi người để lại di sản chết. Người đó sẽ có quyền thừa kế di sản theo di chúc mà không cần xác định cha là ai. Điều kiện để cơ quan, tổ chức được hưởng di sản thừa kế QSDĐNN Cũng tương tự như thừa kế các loại tài sản nó chung, điều kiện để cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. điều đó có nghĩa là tại thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức được chỉ định trong di chúc là được thừa kế QSDĐNN của người lập di chúc vẫn đang hoạt động bình thường, chưa bị giải thể hoặc phá sản. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt cần lưu ý, trong di chúc người để lại di sản chỉ định để toàn bộ QSDĐNN cho một pháp nhân, nhưng vào thời điểm mở thừa kế pháp nhân này đã sáp nhập với một pháp nhân cùng loại. Trường hợp này pháp nhân sáp nhập vẫn được hưởng QSDĐNN. Mặt dù Điều 99 BLDS 2005 quy định sáu trường hợp pháp nhân chấm dức pháp nhân, trong đó có sáp nhập pháp nhân. Nhưng trên thực tế, pháp nhân đó vẫn tồn tại, nhưng ở một dạng khác. chỉ là các cách thức cải tổ pháp nhân, theo đó,chỉ liệc sáp nhập pháp nhân chỉ làm thay đổi phương thức tồn tại của pháp nhân. Nghĩa là thông qua việc sáp nhập pháp nhân 41 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành chấm dứt sự tồn tại của phương thức này nhưng lại tồn tại ở phương thức khác. Bên cạnh đó, theo quy định tại các Điều 94,95, 96, 97 của BLDS 2005 thì quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó được chuyển giao cho pháp nhân mới. Vì thế, phần di sản mà pháp nhân này đáng lẽ được hưởng theo di chúc sẽ do pháp nhân mới kế quyền. 2.4.2 Không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản Hiến pháp 2013 và Điều 631 BLDS 2005 đều ghi nhận quyền hưởng thừa kế của cá nhân mà cụ thể là thừa kế QSDĐNN. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội có một số trường hợp cá biệt người thừa kế vi phạm nghiêm trọng hoặc có hành vi trái đạo đức xã hội bị pháp luật truất quyền thừa kế QSDĐNN (tại Điều 643 BLDS 2005). Đó là những trường hợp: Thứ nhất: Người thừa kế bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người để lại di sản. Trong đó:  Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản. Biểu hiện của hành vi này là cố ý giết người để lại di sản, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người để lại di sản.  Ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản là đối xử tàn tệ hoặc đe dọa người để lại di sản về thể xác hoặc tinh thần  Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản thể hiện ở hành vi làm nhục, xỉ nhục, bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự người để lại di sản Thêm vào đó, nếu người thừa kế có những hành vi nói trên, đã bị kết án về tội hình sự, thì dù đã được xóa án tích cũng không có quyền hưởng di sản.66 Thứ hai: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau khi còn sống giữa cá nhân với cá nhân đã không những theo thông lệ của xã hội mà còn được pháp luật quy định trong luật Hôn nhân và gia đình 2014. Phổ biến nhất là các quan hệ nuôi dưỡng giữa cha, mẹ – con, anh chị em ruộc đối với nhau, ông bà – cháu khi một bên cần được nuôi dưỡng. Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu 66 Hoàn Thế Liêm, Bình luận khoa học Bộ luật dân 2005, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 40. 42 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành quả nghiêm trọng thì bị tước quyền quyền thừa kế và còn bị “xử phạt hành chính về hành vi này, nếu còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.67 Người thừa kế bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng Do mưu đồ chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế mà người thừa kế khác có quyền hưởng, cho nên đã có hành vi cố ý giết người thừa kế khác. Người thừa kế khác được hiểu là người thừa kế có quyền hưởng di sản trong cùng một hàng thừa kế với người có hànhvi bị kết án là cố ý giết người thừa kế cùng hàng đó. Tuy nhiên, người thừa kế khác có thể là người thừa kế khác hàng nhưng người thừa kế bị giết chỉ có thể là người thừa kế ở hàng thừa kế trên liền kề với hàng thừa kế của người có hành vi phạm tội nhưng phải giết toàn bộ người thừa kế tại hàng trước đó hoặc là từ hai người hoặc một người duy nhất và trong trường hợp không có người thừa kế thế vị nào. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của cá nhân chính là quyền định đoạt tài sản của chu sở hữu khi còn sống. Hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật, do vậy người có hành vi cản trở sẽ bị tước quyền thừa kế của người để lại di sản. Bao gồm các hành vi:  Hành vi giả mạo di chúc được hiểu là người có hành vi lập một di chúc mạo danh người để lại di sản nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.  Hành vi sửa chửa di chúc là hành vi làm thay đổi nội dung của di chúc do người để lại di sản lập ra. Trái với ý chí của người đó khi còn sống. Thông thường việc sửa chữa di chúc nhằm có lợi cho chính người có hành vi đó.  Hành vi hủy di chúc là việc một người đã làm tiêu hủy di chúc của người để lại di sản và di chúc bị hủy đó đã không còn tồn tại dưới hình thức khách quan nữa. Vấn đề trực canh trong việc để lại di sản thừa kế 67 Điều 152 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009, 2010. 43 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Trực canh đó là việc khai thác ruộng đất do chính người chủ tiến hành. Theo đó, “Người có đủ các điều kiện sau đây thì được thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với đất nông nghiệp để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản”.68 Cụ thể:  Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích.  Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai. Một người muốn được hưởng di sản thừa kế đối với đất nông nghiệp buộc phải trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích. Nếu một người cùng hàng thừa kế nhưng không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp thì đương nhiên họ sẽ không được quyền hưởng di sản. Trong thực tế nếu một người làm ăn xa không thể trực tiêp canh tác đất nông nghiệp và họ là con một trong gia đình thì theo quy định của pháp luật hiện hành, họ sẽ không được quyền hưởng di sản. Dường như nó đi trái lại mục đích của việc để lại di sản thừa kế QSDĐNN, bởi mục đích của việc để lại di sản thừa kế đó là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản và “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.69 Tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực vì BLDS năm 2005 thay thế BLDS 1995, đã không còn quy định về các điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất nữa. Như vậy, theo pháp luật hiện nay, mọi công dân dù sinh sống ở đâu, nhu cầu sử dụng đất hay không… đều được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nếu không nhận đất hoặc không thể đứng “chủ quyền” được thì nhận giá trị. Đây là một quy phạm pháp luật tiến bộ phù hợp với xã hội. CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ 68 Điều 740 Bộ luật dân sự năm 1995. 69 Điều 3 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992. 44 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 3.1 Thực tiễn áp dụng về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay So với quy định của việc thừa kế QSDĐNN trước đây, Chế định thừa kế QSDĐNN trong LĐĐ 2003và BLDS 2005 đã được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó, việc xoá bỏ những gì được coi là điều kiện để hưởng di sản là QSDĐNN và đồng thời trao cho người để lại di sản quyền tự do trong việc định đoạt di sản là QSDĐNN là điểm đáng quan tâm nhất. Phù hợp với sự phát triển của xã hội và tập quán của nhân dân ta. Tranh chấp QSDĐ nói chung và tranh chấp thừa kế QSDĐ nông nghiệp nói riêng là loại tranh chấp diễn ra phổ biến trong hiện nay, với tính chất phức tạp và tình trạng khiếu kiện diễn ra kéo dài. Đây cũng là loại tranh chấp phức tạp vì giá trị tranh chấp lớn, người tham gia tố tụng đông và tỉ lệ kháng cáo, kháng nghị cao. Theo thống kê của Tòa án Nhân Dân tối cao, tính từ ngày 1/7/2004 đến 30/9/2010, Tòa án các cấp đã thụ lý 200.725 vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đã giải quyết 152.721 vụ. Trong đó: thụ lý tranh chấp hợp đồng mượn quyền sử dụng đất là 8.808 vụ, đã giải quyết 7.026 vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là 5.702 vụ, đã giải quyết 4.400 vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 28.835 vụ, đã giải quyết 22.135 vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất 4.324 vụ, đã giải quyết 3.221vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất 58 vụ, đã giải quyết 32vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất 2.814 vụ, đã giải quyết 3.230vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất 6 vụ, đã giải quyết 1vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất 69 vụ, đã giải quyết 52vụ; thụ lý tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất 4.324 vụ, đã giải quyết 3.221vụ; thụ lý tranh chuyển quyền sử dụng đất 59.787vụ, đã giải quyết 51.411, vụ trong đó TAND các cấp đã thụ lý 10.171 vụ tranh chấp về thừa kế QSDĐNN chiếm tỷ lệ 17% trong tổng số vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. 70 Tình trạng chanh chấp xung quanh quyền sử dụng đất diễn ra rất phổ biến, bao gồm một số nguyên nhân sau: 70 Thanh Giang, Quyền sử dụng đất nên được xem là một loại tài sản, Báo Pháp luật Việt Nam, số 26 (61)/7-2013, tr. 17-18. 45 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành 3.1.1 Hòa giải tại Ủy ban Nhân Dân cấp xã. Theo quy định tại các Điều 202, 203 LĐĐ 2013, khi “xảy ra tranh chấp thừa kế QSDĐNN nhất thiết phải qua hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất nông nghiệp tranh chấp” đây là điểm khác biệt so với LĐĐ 1993. Bởi theo LĐĐ 2013, thì “Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công dân hòa giải các tranh chấp đất đai”.71 Theo quy định của LĐĐ 1993 Nhà nước chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc các bên phải tiến hành hòa giải tranh chấp thừa kế QSDĐNN. Từ đó dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau ở các địa phương. Có nơi, các bên tranh chấp đã được tiến hành hòa giải trước khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết, nhưng có nơi đương sự lại yêu cầu giải quyết tranh chấp ngay mà không cần qua thủ tục hòa giải. Vì vậy, thực tế hiệu quả áp dụng pháp luật chưa cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp đất đai tại thời điểm đó. Từ thực tế đó, LĐĐ 2013 đã quy định cụ thể tại các điều như trên, với việc chỉ sau khi UBND cấp xã đã tiến hành hòa giải mà một hoặc các bên đương sự không nhất trí thì mới được phép khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết (nếu tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án). Triển khai thi hành LĐĐ 2013, ngày 26/6/2014, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành công văn số 117/TANDTC-KHXX hướng dẫn, trong đó kể từ ngày 1/7/2014 trở đi, Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hòa giải UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Tòa án. Trong trường hợp đương sự khởi kiện mà tranh chấp thừa kế (thừa kế QSDĐNN) chưa được hòa giải tại UBND cấp xã thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. Do Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp do hòa giải chưa xong. Bởi: “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại cách khoản 1, 2, 5 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết…”.72 khoản 2 Điều 166 BLTTDS xác định “ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa 71 Khoản 1 điều 38 Luật đất đai năm 1993. 72 Điều 203 Luật đất đai năm 2013. 46 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi”, Như vậy, giai đoạn UBND cấp xã thực hiện hòa giải không được tính vào thời hiệu khởi kiện mà chỉ được coi như một thủ tục “tiền tố tụng” để đương sự cần phải thực hiện trước khi khởi kiện đến Tòa án nhân dân (đây là điều khác biệt cơ bản giữa hòa giải tại UBND cấp xã với Tòa án). Đơn cử như vụ tranh chấp thừa kế QSDĐNN giữa “Ông Lê Hữu Đạt với hai người chị gái là bà Lê Thị Trang và Lê Thị Ngân, ở huyện T tỉnh Q là một ví dụ điển hình. Cha mẹ của ông Đạt, bà Trang và bà Ngân chết 1991 không để lại di chúc. Di sản mà hai cụ để lại bao gồm ngôi nhà thờ Họ có diện tích 1000m2 bao gồm một giang nhà chính, một giang nhà phụ, cổng nhà…. và 5000m2 đất canh tác nông nghiệp. Đến tháng 09/2009 tranh chấp thừa kế diễn giữa các con của cụ, do không hòa giải kịp thời nên ông Đạt đã có hành động đập phá ngôi nhà thờ của dòng họ. Với hành vi đó, ông Đạt đã bị Tòa án xử phạt 9 tháng tù về tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, ông Đạt tiếp tục làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản thừa kế QSDĐNN nhưng Tòa án cương quyết trả lại đơn khởi kiện vì cho rằng thời hiệu khởi kiện đã hết”.73 Việc chấp hành hình phạt tù đã làm gián đoạn việc hòa giải và bản thân ông Đạt không thể đến dự được, nhưng khoản thời gian 9 tháng chấp hành hình phạt tù lại được tính vào thời gian khởi kiện. Như vậy, việc giải quyết tranh chấp không thể tiến hành, làm thiệt hai quyền lợi chính đáng của đương sự mà cụ thể là ông Đạt. 3.1.2 Các vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Tòa án. 3.1.2.1 Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là quá ngắn. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự (Điều 154 BLDS 2005). Ðiều 645 BLDS 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. 73 Phạm Văn Tuyết, Lê Minh Giang, Pháp luật về thửa kế và thực tiển giải quyết tranh chấp, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013, tr. 339-341. 47 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế , người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Quy định này áp dụng cho mọi trường hợp mà không phân biệt di sản thừa kế là động sản hay bất động sản. Theo quan điểm của người viết, quy định về thời hạn khởi kiện về thừa kế sẽ hợp lý hơn nếu di sản thừa kế là động sản. Ngược lại, đối với di sản thừa kế là bất động sản (QSDĐNN) thì trở nên bất hợp lý. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1, Điều 247 BLDS 2005 thì thời hiệu xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với bất động sản là ba mươi năm kể từ thời điểm người đó bắt đầu chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai. Trong thực tế sự khác biệt và chênh lệch giữa thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đối với di sản thừa kế là bất động sản nói chung và đất nông nghiệp nói riêng với thời hiệu xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với bất động sản dẫn đến tình trạng một người để lại di sản thừa kế là QSDĐNN cho những người quản lý, sử dụng thì những người thừa kế khác chỉ có quyền khởi kiện khi yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế, xác lập quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Ngược lại, nếu như di sản đó do người khác chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai (người chiếm hữu không phải là người thừa kế) thì những người thừa kế có quyền đòi lại di sản đó trong thời hạn ba mươi năm kể từ thời điểm người người đó bắt đầu chiếm hữu.74 Ngoài ra, người dân ta có truyền thống tôn trọng chữ hiếu, không có thói quen chia di sản thừa kế khi người thân vừa mới chết trong một thời gian ngắn. Nếu BLDS 2005 quy định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế với mục đích bảo đảm quyền lợi của những người mà không phù hợp với phong tục, tập quán của nhân dân ta thì vô tình đã làm mất đi tính tốt đẹp của nó. 3.1.2.2 Các trường hợp không áp dụng thơi hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Được quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP có hướng dẫn: “Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp 74 Điều 636 BLDS 2005. 48 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết…”. Như vậy, với hướng dẫn trên thì có hai điều kiện để không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế: Trường hợp 1: Trong thời hiệu khởi kiện và thỏa mãn hai điều kiện: Một là: Các đồng thừa kế không tranh chấp về quyền thừa kế Hai là: Có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế Do đó, nếu khi kết thúc thời hiệu về quyền thừa kế mà một trong những người thừa kế muốn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình thì họ cần phải chứng minh được giữa các đồng thừa kế không có tranh chấp trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Việc chứng minh này được thể hiện bằng hành vi của các đồng thừa kế. nếu trong thời hạn mười năm đó mà giữa các đồng thừa kế thật sự không có tranh chấp mà đến khi khởi kiện ra Tòa án có một đồng thừa kế khai có tranh chấp thì khó mà xác thực được. Như vậy, việc chứng minh của người thừa kế yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi sẽ thật sự khó khăn nếu như không chứng minh được sự thật thì Tòa án sẽ không thụ lý. Trường hợp 2: Khi hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng thỏa mãn hai điều kiện sau: Một là: Các đồng thừa kế không tranh chấp về hàng thừa kế Hai là: Đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia Cũng tương tự như trường hợp thứ nhất, để không áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế, bắt buộc những người thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế. Thêm vào đó, để có thể áp dụng quy định này thì tất cả những người thừa kế xác nhận rằng di sản thừa kế chưa chia. Hiện tại, đây là một vấn đề còn tranh cải trong khoa học pháp lý bởi chưa có một văn bản pháp luật nào quy định. Theo ThS. Phạm Văn Hiếu thì, “Đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia” đó là trường hợp “chỉ cần một đồng thừa kế khai di sản để lại chưa chia chứ không cần các đồng thừa kế đều thống nhất di sản chưa chia”.75 Nhưng trong báo cáo tham luận của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao ngày 27/12/2005 thì “trong trường hợp kết thúc 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Như vậy, phải hiểu là sau khi kết thúc 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế nếu có một trong 75 Phạn Văn Hiếu, Những bất cập về thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong pháp luật dân sự hiện hành, Tập chí luật học, số 8, 2007, tr. 19-22. 49 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành các đồng thừa kế di sản đã được chia, đã được cho hoặc không đồng ý chia thì không được chuyển thành tài sản chung”. Theo đó, Tòa dân sự là bắt buộc các đồng thừa kế đều phải thừa nhận di sản để lại chưa chia thì mới chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Nếu như có một đồng thừa kế không thừa nhận di sản chưa chia thì cũng không được chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Tuy nhiên, nội dung này nằm trong “Báo cáo tham luận” nên không được xem là một văn bản Quy phạm pháp luật.76 Nên không thể áp dụng phạm vi rộng được. Ví dụ: Tóm tắt nội dung vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất khi thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết.77 Cụ Lâm Văn Danh và cụ Huỳnh Thị Tốt có chín người con, bao gồm: bà Vân, bà Ý, ông Tiến, bà Xuân, bà Sang, ông Văn, ông Nhàn chết 2003 có vợ là bà Kim và hai con là Nhã và Ngân. Cụ Danh thừa kế từ cha mẹ phần diện tích đất 12.000m2 đất (bao gồm đất thổ cư và đất ruộng). Sau khi các con lập gia đình, các con cụ cất nhà trên mãnh đất vườn của cụ. Năm 1989 cụ Danh chết không để lại di chúc. Mặt dù cụ Tốt và các con của cụ đang ở và canh tác trên mãnh đất, nhưng bà Ý một mình đứng tên kê khai diện tích nông nghiệp và được Ủy Ban Nhân Dân huyện Phụng Hiệp cấp giấy chứng nhận QSDĐ ngày 28/9/1998. Năm 2008 các con của hai cụ yêu cầu chia tài sản chung của cha để lại do bà Ý đứng tên. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2012/DS-ST và bản án dân sự phúc thẩm số 113/2010/DS-PT, Tòa án đã áp dụng NQ 02/2004/NQ-HĐTP để bát đơn yêu cầu của các nguyên đơn, công nhận diện tích đất nông nghiệp do bà Ý tiếp tục đứng tên và sử dụng. Bởi không thuộc trường hợp được quy định tại NQ 02/2004/NQ-HĐTP do hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế và đất đã được chia. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xác định phần đất của cụ Danh để lại đã chia rồi là không có căn cứ pháp luật. Bởi lẽ, sau khi cụ Danh chết mặt dù các đồng thừa kế đã ở trên mãnh đất do cụ Danh để lại nhưng không đồng nghĩa là đã chia cho các đồng thừa kế, nên cần phải xem xét lại. Tại quyết định số 125/2013/DS-GĐT ngày 23-9-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân 76 Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 77 Quyết định giám đốc thẩm số 125/2013/DS-GĐT ngày 23 tháng 9 năm 2013 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử vuh án “Tranh chấp về thừa kế tài sản”, tập chí Tòa án nhân dân, số 17/9-2014, tr.45-48. 50 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành dân tối cao đã ra quyết định hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm để tiến hành xét xử sơ thẩm. Từ vụ án trên cho ta thấy, trên thực tế để xác định di sản để lại là đã chia hay chưa chia cũng khó xác định. 3.1.3 Ưu tiên chia hiện vật cho các thành viên còn lại của hộ gia đình đối với trường hợp người để lại quyền thừa kế sử dụng đất nông nghiệp là thành viên của hộ gia đình. Quyền sử dụng đất được nhà nước giao cho hộ gia đình là tài sản chung của hộ. Mọi thành viên trong hộ cùng nhau đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trên đất được nhà nước giao, họ đã hoạt động kinh tế chung có thể một vài năm hoặc hàng chục năm tùy theo từng trường hợp cụ thể. Có thể nói rằng, mọi thành viên trong hộ đã gắn bó mật thiết mảnh đất đó. Khi thành viên trong hộ được nhà nước giao đất chết, phần quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, nhằm tôn trọng ý chí định đoạt của người để lại di sản nên chỉ xét trong trường hợp để thừa kế QSDĐNN theo pháp luật. Hiện nay, LĐĐ 2013 và BLDS 2005 không có quy định về việc ưu tiên chủ thể nhận thừa kế trong trường hợp người để thừa kế quyền sử dụng đất là thành viên của hộ gia đình. Như vậy, khi chia thừa kế phần QSDĐNN này, Tòa án hoặc UBND căn cứ vào người thừa kế nào chưa có đất hoặc có ít đất nhất để ưu tiên cho hưởng di sản là hiện vật còn những người thừa kế khác chỉ được hưởng thừa kế bằng giá trị tương ứng với phần quyền mình được hưởng chứ không ưu tiên người thừa kế là thành viên trong hộ gia đình nếu họ không thỏa thuận ai sẽ nhận hiện vật. Điều này đã ảnh hưởng mục đích sử dụng đất nông nghiệp ban đầu. Bởi vì, nếu người nhận thừa kế không phải là thành viên trong hộ gia đình. Sau khi họ nhận thừa kế phần đất đó họ đăng ký chuyển mục đích thành đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng…. Thì mục đích sử dụng ban đầu và diện tích đất đó đã bị thay đổi, ảnh hưởng đến quyền quyền lợi của những người thừa kế là thành viên trong hộ. Bởi lẽ, trước khi người để lại di sản chết, tất cả các thành viên trong hộ cùng lao động chung trên đất được Nhà nước bao gồm cả phần QSDĐNN là di sản thừa kế. Nếu đây là nguồn sống chủ yếu của cả hộ (không nhất thiết phải là nguồn sống duy nhất) thì khi chia thừa kế là hiện vật cho người ngoài hộ thì có thể ảnh hưởng đến đời sống của các thành viên còn lại của hộ. Ví Dụ: Tóm tắt nội dung vụ án tranh chấp thừa kế QSDĐNN trong việc chia di sản thừa kế. (Xem phụ lục) Bà Nguyễn Thị Nữ trú tại xã Thạnh Hòa, Huyện Giồng Riềng Tỉnh Kiên Giang chết 2004. Bà có năm người con: ông Nguyễn Văn Tuốt, ông Nguyễn Văn 51 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Thum, bà Nguyễn Thị Mạnh, Ông Nguyễn Văn Khỏe và bà Nguyễn Thị Đèo (con nuôi). Năm 2010 ông Nguyễn Văn Tuốt khởi kiện yêu cầu không công nhận di chúc do bà Nữ để lại là dòi chia di sản thừa kế để tiện bề tiện bề chăm sóc mồ mã (mặt dù ông đang sống tại TP. Hồ Chí Minh) với tổng diện tích 16.920 m đất (loại đất thổ vườn và hai vụ lúa). Tại bản án dân sự sơ thẩm số 06/2010/DS-ST ngày 14/5/2010 của Tòa án nhân dân huyện Giồng Riềng và Tại bản án dân sự phúc thẩm số 156/2010/DS-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đều công nhận yêu cầu của ông Tuốt ông được hưởng 3.205.3 m2 đất nông nghiệp. Nhưng khi bản án được thi hành thì ông Tuốt lại bán cho người khác để họ làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất Như vậy, quyền lợi của những người thừa kế còn lại bị ảnh hưởng khi một phần mãnh đất canh tác trước đây bị thay đổi. Trong vụ án dân sự này cũng cần phải nói thêm, trong việc xét xử lại của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang ông Khỏe có bổ sung biên bản hợp dân để chứng minh cho việc bà Nữ đã để lại Di chúc (do bản di chúc không được coi là hợp pháp) nhưng Tòa án Nhân dân không công nhận. Theo quan điểm của người viết việc ông Khỏe bổ sung Biên bản hợp dân có thể coi đó là một chứng cứ để xem xét cho việc công nhận ông Tuốt đã được chia nhà và đất trước đó. Bởi trong quy định của BLDS 2005 không có quy định về việc nếu như bản di chúc không có hiệu lực nhưng những người dân ở đó biết về việc bà Nữ đã chia đất trước đó cho ông Tuốt thì giải quyết như thế nào. Theo quy định tại Điều 3 BLDS 2005 quy định “trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán” nếu đều luật này được áp dụng thì sẽ phù hợp hơn bởi“bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng”.78 3.1.4 Độ tuổi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Việc để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất (đất nông nghiệp) được minh chứng bằng việc đăng ký tên của người nhận di sản vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ). 78 Điều 8 Bộ luật Dân sự năm 2005. 52 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Trên thực tế, cá nhân muốn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhất thiết phải đủ 18 tuổi mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đương nhiên người chưa đủ 18 tuổi sẽ không được tự mình đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtm quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khi đó, người giám hộ sẽ là người đứng ra quản lý khối tài sản của người chưa thành niên. Trong một số trường hợp người giám hộ lại dùng giấy chứng nhận đó để phục vụ lợi ích riêng không vì lợi ích của người giám hộ. Đương nhiên người chưa thành niên sẽ chịu thiệt thòi, bởi vì họ việc họ đứng tên trong giấy chứng nhận một phần nào cũng hạn chế được người giám hộ nếu người này có hành vi không vì lợi ích của người chưa thành niên. 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 3.2.1 Hướng nhìn mới về thủ tục hòa giải tại cấp xã đối với tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp. Luật đất đai 2013 cũng như Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ mới chỉ có quy định tranh chấp đất đai nói chung hay tranh chấp thừa kế QSDĐNN nói riêng phải qua hòa giải tại UBND cấp xã, nhưng lại chưa có quy định cụ thể bắt buộc phải hòa giải đối với những tranh chấp đất đai thuộc loại nào. Căn cứ vào quan hệ pháp luật tranh chấp, chúng ta có thể phân loại các tranh chấp đất đai như: tranh chấp về quan hệ pháp luật đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất); tranh chấp về quan hệ hợp đồng dân sự như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tranh chấp về quan hệ sở hữu chung (quyền sử dụng chung về đất đai); tranh chấp về quan hệ thừa kế (thừa kế QSDĐNN). Theo thực tế áp dụng quy định của LĐĐ, tất cả tranh chấp nói trên đều phải thông qua việc hòa giải tại UBND cấp xã. Theo quan điểm của người viết, chỉ có tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới phải qua hòa giải tại cấp xã, còn tranh chấp liên quan đến hợp đồng mà quyền sử dụng đất chỉ là đối tượng của hợp đồng, tranh chấp thừa kế QSDĐNN và tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải qua hòa giải cấp xã. Bởi: Thứ nhất: Theo các văn bản pháp LĐĐ từ trước đến nay, chúng ta thường gặp hai thuật ngữ đó là “tranh chấp liên quan đến đất đai” và “tranh chấp đất đai”. Đây là hai thuật ngữ có nội hàm khác nhau. Tranh chấp liên quan đến đất đai có phạm vi rộng hơn, bao gồm tranh chấp về các quan hệ hợp đồng, quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế mà QSDĐNN là loại tài sản thuộc đối tượng của quan hệ 53 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành pháp luật đó, đây là quan hệ pháp luật dân sự do BLDS 2005 điều chỉnh. Còn tranh chấp đất đai có phạm vi hẹp hơn, chỉ là loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất và thuộc quan hệ pháp luật đất đai do luật Đất đai 2013 điều chỉnh. Sẽ rõ hơn khi chúng ta xem xét quy định tại khoản 24 Điều 3 LĐĐ 2013 về giải thích từ ngữ “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Cũng như tại Điều 25 BLTTDS đã phân định rất rõ giữa tranh chấp về quyền sử dụng đất và các loại tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp quyền sở hửu tài sản và tranh chấp về thừa kế tài sản. Trở lại quy định của LĐĐ tại các điều 202 và 203 nhà làm luật dùng thuật ngữ “tranh chấp đất đai” chứ không dùng thuật ngữ “tranh chấp liên quan đến đất đai”. Thứ hai: Tranh chấp đất đai phải qua hòa giải tại UBND cấp xã hiểu theo nghĩa hẹp là phù hợp với đồi hỏi của thực tiễn, bỡi lẽ UBND cấp xã là cơ quan trực tiếp quản lý đất đai tại cơ sở, nắm rõ mọi biến động trong việc sử dụng đất nông nghiệp của địa phương nên khi có người lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, vị trí,… dẫn đến tranh chấp thì việc cho UBND cấp xã là thuận tiện và kịp thời dàn xếp được các tranh chấp. Còn các quy định của pháp luật về quan hệ hợp đồng, quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế nói chung hay thừa kế QSDĐNN nói riêng là rất phức tạp. Nếu với trình độ của cán bộ cấp xã khó xác định diện, hàng thừa kế, quan hệ tài sản chung... . Mặc khác, mục đích của việc hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự, vậy khi hòa giải các đương sự thỏa thuận được việc chia thừa kế QSDĐNN nhưng bỏ sót những người lẽ ra phải được hưởng đất nông nghiệp, xác định không đúng di sản thừa kế thì các bộ cấp xã khó có khả năng nhận biết. Do đó, nếu giao tranh chấp thừa kế QSDĐNN cho UBND cấp xã hòa giải sẽ không tránh khỏi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền lợi của người khác. Vì vậy, không phải mọi trường hợp đều phải qua hòa giải tại UBND cấp xã mà tùy vào từng trường hợp mà những người làm công tác pháp lý vận dụng pháp luật phù hợp. Không nên quá máy móc, cứng nhắt những câu chữ của luật. Thêm vào đó, trường hợp sau khi nhận được đơn yêu cầu của đương sự, để tiến hành hòa giải, UBND cấp xã đã triệu tập nhiều lần nhưng người bị kiện cố tình trốn tránh không đến, không tiến hành hòa giải được. Trong trường hợp này, có nơi UBND cấp xã vẫn cứ tiếp tục triệu tập người bị kiện để tổ chức hòa giải bằng được dù cho có vi phạm thời hạn hòa giải là trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nhưng cũng có nơi lại lập biên bản ghi nhận về việc không tiến hành hòa giải được để giao cho đương sự nộp đơn khởi kiện đến Tòa án. Đến giai đoạn khởi kiện, khi người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án, có Tòa án chấp nhận biên bản do UBND cấp xã lập về việc không tiến hành hòa giải được để thụ lý 54 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành đơn khởi kiện của đương sự, nhưng cũng có không ích Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS về việc chưa có đủ điều kiện khởi kiện vì cho rằng tranh chấp chưa được hòa giải tại cấp xã. Trong thực tế, thông thường người bị kiện luôn tìm mọi cách để đối phó nhằm lẩn tránh việc giải quyết tranh chấp, trong khi đó pháp luật lại không có quy định về việc áp giải người bị kiện đến để tham gia hòa giải, vì bản chất của hòa giải là sự tự nguyện của các bên. Do đó, với cách xử lý này, nếu người bị kiện cố tình trốn tránh đến cùng việc tham gia hòa giải thì tranh chấp sẽ không bao giờ được giải quyết. 3.2.2 Kéo dài thời hiệu khởi kiện đối với di sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp. Như đã phân tích tại tiểu mục 3.1.2.1 ở trên, việc tách bạch động sản và bất động sản trong việc xác định thời hiệu là cần thiết. Bởi BLDS 2005 chỉ quy định người thừa kế có quyền khởi kiện trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế, nhưng thực tế trình độ dân trí của nhân dân ta còn thấp, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là pháp luật về thừa kế nên họ không biết mình chỉ có quyền khởi kiện đòi chia di sản thừa kế trong vòng mười năm kể từ thời điểm người thân chết. Vì vậy việc quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế là mười năm tại Điều 645BLDS 2005 là quá ngắn, không đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế và không phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta. Hơn thế nữa thời hạn này không thống nhất với thời hạn xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được quy định tại Điều 247 BLDS 2005. Do đó, cần phải sửa đổi quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế phù hợp với tâm lý đời sống xã hội và nhất quán với thời hiệu xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo hướng: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế cần phải quy định phù hợp với từng loại di sản (động sản hoặc bất động sản). Nếu di sản thừa kế là động sản thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế vẫn giữ nguyên quy định hiện hành là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Ngược lại, di sản thừa kế là bất động sản thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế là ba mươi năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu quy định thời hiệu khởi kiện về thừa của BLDS 2005 được sửa đổi, bổ sung theo hướng này vừa bảo đảm quyền lợi của những người thừa kế vừa thống nhất với quy định về việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu tại Điều 247 BLDS 2005. 3.2.4 Nên ưu tiên chia hiện vật cho thành viên còn lại của hộ gia đình đối với trường hợp người để thừa kế quyền sử dụng đất là thành viên của Hộ gia đình. Nhà nước giao đất cho hộ gia đình là căn cứ vào quy hoạch, kế hoặc và nhu cầu sử dụng. Để bảo đảm đúng nhu cầu sử dụng đất ban đầu, diện tích đất 55 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành được ổn định và không ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên còn lại trong hộ. thiết nghĩ khi thành viên trong hộ chết thì phần QSDĐNN của thành viên đó được để lại thừa kế và những thành viên còn lại trong hộ gia đình là người thừa kế phải được ưu tiên nhận thừa kế đối với di sản thừa kế là hiện vật, còn đối với những người thừa kế khác không phải là thành viên trong hộ gia đình chỉ được nhận thừa kế bằng giá trị tương ứng với phần QSDĐNN mà họ được nhận. đó là sự ưu tiên đối với người trong hộ gia đình.. 3.2.5 Hướng nhìn mới đối với việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Điều 5 và Điều 97 LĐĐ 2013 chỉ quy định người sử dụng đất cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và đối tượng được cấp sổ đỏ. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất (nông nghiệp). Như vậy, LĐĐ 2013 không đề cập đến độ tuổi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của LĐĐ và Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TTBTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định: nếu cấp cho cá nhân thì ghi là “Ông” hoặc “Bà”, sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân nếu có, địa chỉ thường trú, Với các quy định nêu trên, pháp luật về đất đai hoàn toàn không đề cập đến tuổi tối thiểu hay tối đa để được cấp sổ đỏ. Bên cạnh đó, theo Điều 14 BLDS 2005, thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Khoản 2 Điều 15 BLDS cũng quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có các quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản... Như vậy, dù ở độ tuổi nào công dân cũng được xác lập quyền sở hữu tài sản trong đó có QSDĐNN. Cả luật chung và luật chuyên ngành đều không đề cập đến tuổi được cấp sổ đỏ,và đương nhiên người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) cũng là đối tượng được xác lập quyền sỡ hữu tài sản được hình thành từ thừa kế... . Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên này xuất phát từ nhận thức pháp luật còn hạn chế từ một số cá nhân và hướng dẫn chưa cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nơi thì cho rằng, đối với đất sản xuất nông lâm, ngư nghiệp phải có sức lao động để sản xuất nên tuổi trưởng thành (đủ 18 tuổi) mới được cấp; đất ở thì dưới 18 tuổi cấp cũng được, nhưng phải ghi tên người đại diện/giám hộ vào trong Giấy. Nhưng đại đa số cơ quan tài nguyên môi trường từ chối cấp Giấy chứng nhận vì chưa có quy định cụ thể... 56 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Thiết nghĩ với những khoảng trống và bất cập giữa các văn bản luật về quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong thời gian tới sẽ được quy định cụ thể nhằm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của trẻ em góp phần bảo đảm ổn định trật tự, an toàn xã hội 3.2.6 Nên bỏ Chương XXXIII về Thừa kế quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự 2005 Thực tế BLDS 2005 dành một phần riêng để qui định về thừa kế quyền sử dụng đất (từ Điều 733 đến Điều 735) và LĐĐ 2013 cũng qui định về thừa kế quyền sử dụng đất rất cụ thể tại các Điều 95, 99,100, 101... . Như vậy cùng một vấn đề mà có tới hai văn bản quy phạm pháp luật khác nhau cùng hướng dẫn. Đó là BLDS 2005 và LĐĐ 2013. Thừa kế QSDĐNN không ngoại lệ, bởi liên quan đến QSDĐNN mà nó lại là một dạng của thừa kế quyền sử dụng đất. Nên cả BLDS và LĐĐ cùng chịu sự điều chỉnh hai nói khác hơn đó là sự trùng lắp của pháp luật. Dẫn đến sự lúng túng trong việc áp dụng pháp luật của một số cá nhân, tổ chức nhà nước và người dân. Nhưng về nguyên tắc chỉ được áp dụng LĐĐ bởi nó là luật chuyên ngành và có quy định.79 Như vậy, việc quy định thừa kế quyền sử dụng đất (nông nghiệp) không nên quy định thành một chương riêng trong BLDS mà nên để cho luật chuyên ngành điều chỉnh. bởi luật chuyên ngành đã có quy định cụ thể nếu quy định thêm nữa sẽ bị thừa thêm vào đó, BLDS là đạo luật cơ bản, quy định những quan hệ xã hội bao quát , tổng thể các vấn đề nếu như để việc thừa kế quyền sử dụng đất thành một chương riêng thì sẽ mất tính bao quát của nó. Thêm vào đó, trong việc sữa đổi BLDS lần này, vấn đề xem xét bỏ quy định chương thừa kế quyền sử dụng đất (nông nghiệp đang được xem xét). Như vậy, để BLDS có tính ổn định cao hơn trong xã hội hiện tại và phù hợp với sự pháp triển của đất nước, thiết nghĩ nên bỏ quy định của việc thừa kế quyền sử dụng đất trong BLDS mà nên cho LĐĐ quy định. KẾT LUẬN Trong cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật hết sức quan trọng. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỹ cương, văn minh và hướng đến việc bảo vệ và phát triển các quyền 79 Điều 83 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 57 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành cơ bản của công dân mà trong số đó quyền thừa kế của công dân cũng không kém phần quan trọng. Cùng với việc xây dựng và phát triển chế định thừa kế, các quy định về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng ngày được bổ sung, cũng cố và hoàn thiện phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Sự phát triển của chế định thừa kế nói chung và chế định thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng là luôn đi kèm với sự tiến bộ của xã hội. Theo đó, pháp luật Dân sự hiện hành không còn căn cứ vào loại đất mà cá nhân có quyền sử dụng mà chỉ căn cứ vào hình thức (giao đất, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất) mà cá nhân có được quyền sử dụng đất nông nghiệp để để lại di sản thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình. Ngoài ra thì Bộ luật dân sự 2005 thì đất được nhà nước giao cho hộ gia đình cũng là đối tượng của việc để lại thừa kế theo di chúc hoặc pháp luật. Mặt khác, pháp luật hiện hành cũng không còn phân biệt người nhận thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đều được nhận quyền sử dụng đất thông qua thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp. Mặt dù pháp luật nước ta luôn giành sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề thừa kế trong phần thứ tư của BLDS 2005, song song đó, thừa kế quyền sử dụng đất mà cụ thể hơn là thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng được quy định thành một chương riêng (chương XXXIII) của phần thứ năm của Bộ luật này và một số điều của luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, pháp luật thừa kế hiện hành vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cũng như thiếu sót cần được sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện, kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm tạo môi trường pháp lý công bằng và đảm bảo nguyên tắc bình đẳng Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, người viết đã nêu ra và phân tích những cơ sở pháp lý vững chắc để xác lập quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp của chủ sở hửu. Đồng thời cũng nêu lên những mặt còn bất cập, thiếu sót của pháp luật, những vướng mắc của thực tiễn trong quá trình áp dụng pháp luật và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những bất cập đó. Dựa vào những nguyên nhân dẫn đến bất cập, người viết đã tìm ra một số giải pháp hữu ích nhằm khắc phục những bất cập của pháp luật có liên quan đến chế định “Thừa kế quyền sử dụng đất” và thực tiễn áp dụng những quy định này. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, người viết rất mong góp phần đề xuất việc hoàn chỉnh luật thực định trong tương lai và những hướng dẫn làm cơ sở để nâng cao hiệu quả áp dụng của pháp luật Việt Nam về chế định này. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu do ý thức chủ quan và kiến thức pháp luật còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn nhằm giúp hoàn 58 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành thiện hơn các vấn đề được thể hiện trong “Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành”. 59 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Sửa đổi bổ sung năm 2001) 3. Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 4. Bộ luật Hồng đức năm 1483 5. Bộ Hoàng việt luật lệ năm 1815 6. Dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883 7. Dân luật Bắc kỳ năm năm 1931 8. Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật năm 1936. 9. Bộ luật Dân sự năm 1995 10. Bộ luật dân sự năm 2005 11. Bộ luật Tố Tụng Dân Sự 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) 12. Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2008 13. Luật đất đai năm 1987 14. Luật đất đai năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001) 15. Luật đất đai năm 2003 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2010) 16. Luật Đất đai năm 2013 17. Pháp lệnh thừa kế 1990 18. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ sơ sinh 19. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 20. Nghị định số 60/CP về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị 21. Nghị quyết số 02/2004/ NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình 60 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành 22. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự 23. Thông tư số 24/2004/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính 24. Thông tư 81/TANDTC ngày 27-7-1981 của Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế 25. Quyết định 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 về cấp giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà, đất, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước 26. Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 27. Sắc lệnh số 47/SL ngày 10-10-1945 về việc tạm thời sử dụng bộ luật cũ, trừ một số thay đổi được ấn định trong sắc lệnh này. 28. Công văn số 117/TANDTC-KHXX ngày 22/7/2004 triển khai thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2004  Danh mục sách 1. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, 1997 2. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXB Sự thật, 2013 3. Hoàn Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 – Tập 3, NXB Chính trị quốc gia, 2013 4. Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 5. Lê Văn Đệ, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập 1, NXB Công an nhân dân, 2007 6. Lê Xuân Bách, Sự hình thành và pháp triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2003, Tr. 83 7. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về thừa kế trong luật Dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, 2000 61 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành 8. Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Pháp luật về thừa kế và giải quyết tranh chấp, NXB Tư pháp, 2013 9. Trần Quan Huy, Giáo trình luật đất đai, NXB Công an nhân dân, 2008 10. Tưởng Duy Lương, Pháp luật Dân sự và thực tiễn xét xữ, NXB Chính trị quốc gia, 2012 11. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2000  Vũ Văn Mẫn, Lời tựa trong cuốn Hồng Đức Thiện chính thư, Sài Gòn, 1959  Danh mục báo, tập chí 1. Lê Minh Hùng, Một số bất cập trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng, Tập chí khoa học pháp luật số 4 (35)/2006 2. Mai Thị Tú Anh, Hòa giải tranh chấp đất đai theo Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 và một số vấn đề đặc ra, Tập chí Tòa án nhân dân số 21/11-2012 3. Nguyễn Ngọc Điện, Cấu trúc kỹ thuật của hệ thống pháp luật sở hửu bất động sản Việt Nam, góc nhìn pháp luật, tập chí nghiên cứu lập pháp, số 6, 2007 4. Nguyễn Văn Thắng, Luật đất đai (sửa đổi) cần mở rộng thẩm quyền của TAND trong giải quyết các tranh chấp về đất đai, Tập chí Tòa án nhân dân số 21/11 -2013 5. Phạn Văn Hiếu, Những bất cập về thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong pháp luật dân sự hiện hành. Tập chí luật học, số 8, 2007 6. Thanh Giang, Quyền sử dụng đất nên xem là một loại tài sản, Tập chí Pháp luật Việt Nam, số 26 (61)/7, 2013 7. Trần Quốc Huy, Một số vướng mắt khi thực hiện quy định hòa giải ở cơ sở trước khi thụ lý vụ án tranh chấp đất đai, Tập chí Tòa án nhân dân số 14/72012 8. Trần Thị Huệ, Một số điểm bất cập về chế định thừa kế cần được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Tập chí Tòa án nhân dân số 11/ -2013 9. Quyết định giám đốc thẩm số 125/2013/DS-GĐT ngày 23 tháng 9 năm 2013 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử vụ án “Tranh chấp về thừa kế tài sản”, Tập chí Tòa án nhân dân, số 17/9-2014  Danh mục các trang thông tin điện tử 62 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành 1. Trần Anh Tuấn, Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất, nghiên cứu lập pháp, 2009, http://Luatminhkhue.Vn/Dat-Dai/Tham-Quyen-Cua-Toa-An-Trong-ViecGiai-Quyet-Cac-Tranh-Chap-Ve-Quyen-Su-Dung-Dat.Aspx, [truy cập ngày 20/8/2014] 2. Ngọc Bích, Việc xác định thẩm quyền của tòa án khi giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai, viện kiểm sát nhân dân tỉnh lạng sơn, 2010, 3. http://vienkiemsatlangson.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/323/viec-xac-dinhtham-quyen-cua-toa-an-khi-giai-quyet--cac-vu-an-tranh-chap-dat-dai.htm#.VFr6v5AaqPU, [truy cập ngày 05/10/2014]  Danh mục tài liệu khác 1. Bẳng so sánh Bộ luật dân sự 2005 và dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ tư pháp 2. Đề cương giới thiệu luật đất đai 2013, vụ phổ biến giáo dục Pháp luật, Bộ Tư pháp 63 [...]... Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 29 Điều 448 Hoàng việt Trung Kỳ hộ luật năm 1936 30 Điều 27 Hiến pháp năm 1980 18 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành tranh chấp về thừa kế như: xác định di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, chia di sản thừa kế Ngày 30-9-1990, Hội đồng Nhà nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua pháp lệnh thừa kế. .. nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.11 Cụ thể, 10 Điều 53, Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 11 Khoản 1 điều 10 Luật đất đai năm 2013 8 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp khác Trong đó: Đất. .. niệm quyền sử dụng đất vẫn chưa được luật hóa chính thức Do đó có dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau cho vấn đề này, chể: 6 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Theo TS Lê Xuân Bách, Quyền sử dụng đất là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu đất Thông qua việc được độc quyền giao đất, cho thuê đấtNhà nước trao cho người sử dụng đất thực hiện trong thời hạn thuê đất, ... quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành CHƯƠNG 2 THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 2.1 Thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 Bộ luật này”.31... biệt của đất đai 20 Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành quyết định Chính vì vậy việc thừa kế QSDĐNN vừa phải tuân theo các quy định tại BLDS vừa phải tuân theo các quy định của LĐĐ 1.6 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp với quyền sở hữu Thứ nhất: Quyền sở hữu là cơ sở làm phát sinh quyền thừa kế QSDĐNN Bởi lẽ từ khi xuất hiện xã hội thì đã... sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành Đối với hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất4 1 chỉ được áp dụng đối với đất ở và đất làm nghĩa trang nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng Như vậy, việc nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất chỉ áp dụng cho một số loại đất phi nông nghiệp Do đó, đất nông nghiệp không thuộc trường hợp được nhà nước giao đất. .. hoặc theo pháp luật phải là người có đủ các điều kiện sau: Người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế thế vị của người thừa kế đó; có nhu cầu sử dụng đất và có điều kiện trưc tiếp sử dụng đất; chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạng mức theo quy định của pháp luật đất đai (Điều 740,741,741 BLDS 1995) Quy định này nhằm hạn chế quyền của người thừa kế quyền sử dụng đất, cũng như quyền của... thừa kế QSDĐNN và nhận thừa kế QSDĐNN, hạn chế chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhằm bảo vệ diện tích đất nông nghiệp hay thực hiện các chính sách khác của Nhà nước do pháp luật đất đai quy định 1.5 Đặc trưng của thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp Thừa kế QSDĐNN là một dạng của thừa kế nói chung trong pháp luật dân sự, nhưng khác với các loại tài sản khác, đất nông nghiệp không thể trực tiếp.. .Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Khái niệm chung về thừa kế và quyền thừa kế 1.1.1 Khái niệm chung về thừa kế Con nguời, cũng như bất kỳ một chủ thể nào khác, muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa trên những cơ sở vật chất nhất định Của cải do con người tạo ra hợp pháp sẻ thuộc... phần thừa kế đó Theo quy định tại chương 33, phần thứ 5 BLDS năm 2005 thì: “cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”.12 Như vậy, không chỉ những trường hợp được nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất mà cả

Ngày đăng: 03/10/2015, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w