Đối với người bị Tòa án tuyên bố chết

Một phần của tài liệu đề tài: thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 31)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2 Đối với người bị Tòa án tuyên bố chết

Khi đó, thời điểm mở thừa kế đối với di sản của họ sẽ được xác định theo ngày được quy định tại khoản 1 Điều 81 BLDS, Gồm có:

Một là: Cá nhân đã bị Tòa án tuyên bố mất tích nhưng sau ba năm kể từ

ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là người đó còn sống.

Hai là: Cá nhân biệt tích trong chiến tranh năm năm kể từ ngày cuộc

chiến tranh đó kết thúc nhưng vẫn không có tin tức xác thực họ còn sống.

Ba là: Cá nhân biệt tích trong vụ tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau

một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thiên tai, thảm họa đó chấm dức nhưng vẫn không có tin tức xác thực là họ còn sống.

Bốn là:Cá nhân biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác

thực là còn sống kể từ ngày có tin tức cuối cùng của người đó.

BLDS 2005 bắt buộc Tòa án phải xác định cụ thể ngày chết của người đó căn cứ vào bốn trường hợp như trên. Đây cũng là điểm tiến bộ của BLDS 2005 so với BLDS 1995, bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 91 BLDS 1995 thì, để xác định ngày chết của một người tuyên bố là đã chết thì phụ thuộc vào hai trường hợp:

Trường hợp một: Là ngày được Tòa án xác định trong quyết định tuyên bố

người đó là đã chết. Được áp dụng trong trường hợp khi đã biết rõ lý do biệt tích. Nếu theo những sự kiện thực tế xảy ra đã đủ cơ sở để xác định ngày chết của họ thì Tòa án sẽ xác định cụ thể ngày chết của người đó, trong quyết định tuyên bố chết. Như vậy, để xác định ngày chết của một cá nhân, BLDS 1995 ngoài việc xác định mốc thời gian xãy ra sự cố để tính thời gian cho một sự kiện pháp lý (quyết định tuyên bố chết) còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Thẩm phán. Ví dụ, đối với cá nhân bị tuyên bố chết do bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mặt dù đã có đủ cơ sở để kết luận một người là đã chết nhưng để tính ngày (ngày xãy ra tai nạn, thiên tai hoặc thảm họa; ngày kết thúc tai nạn, thiên tai hoặc thảm họa; ngày tròm một năm kể từ ngày kết thúc tai nạn, thiên tai hoặc thảm họa đó chấm dức) làm mốc thời gian để tính có đủ thời gian tuyên bố chết hai không.

Trường hợp hai: Là ngày quyết định tuyên bố cá nhân đã chết của Tòa án

có hiệu lực pháp luật, thường được áp dụng trong những trường hợp không có cơ sở để xác định một cách cụ thể về ngày chết của người đó vì sự biệt tích của họ không rõ lý do. Thông thường đó là trường hợp người để lại di sản đã bị Tòa án

tuyên bố mất tích và sau đó bị tuyên bố là đã chết vì sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức gì về sự sống còn của người đó hoặc trường hợp người để lại di chúc bị tuyên bố chết vì đã biệt tích năm năm và cũng không rõ lý do về sự biệt tích của họ. Nhưng nếu đặc trong một số trường hợp cụ thể thì khó mà xác định. Ví dụ: Anh M yêu cầu Tòa án tuyên bố ông A (bố anh M) là đã chết để hưởng thừa kế số tài sản của ông A, vì ông A đã mất tích quá năm năm không rõ lý do. Tòa án ra quyết định tuyên bố ông A là đã chết nhưng quyết định đó chưa có hiệu lực (vì chưa đến thời hạn kháng cáo, kháng nghị) thì anh M đã chết vì bị tai nạn. Trong vụ việc trên thì ngày chết của ông A được xác định theo ngày quyết định tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực pháp luật nghĩa là sau ngày anh M chết nên anh M không được hưởng di sản thừa kế mà ông A để lại. Trong trường hợp này xét về mặt logic này hoàn toàn trái ngược với tính thực tế của vụ việc là chính anh M yêu cầu Tòa án tuyên bố về cái chết của ông A nhưng lại bị coi là người đã chết trước ông A.

Chính vì những lý do đó BLDS 2005 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của BLDS 1995 bởi theo BLDS 2005 thì thời điểm mở thừa kế đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết bao giờ cũng là ngày chết của cá nhân đó được Tòa án xác định cụ thể trong quyết định tuyên bố chết (mà không xác định theo ngày quyết định tuyên bố chết có hiệu lực pháp luật). Nếu đối chiếu với tình huống trên thì anh M được hưởng phần di sản mà A để lại khi M chết, và những người thừa kế của M sẽ được hưởng phần di sản của A để lại cho M theo luật định.

Ý nghĩa việc xác định chính xác thời điểm mở thừa kế QSDĐNN đối với di sản của người chết để lại.

Thứ nhất: Thời điểm mở thừa kế QSDĐNN có ý nghĩa trong việc xác

định những người thừa kế của người để lại di sản. Điều 635 BLDS 2005 quy định người thừa kế nếu là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế… nếu là cơ quan tổ chức phải là cơ quan, tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế và nếu người thừa kế là cá nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế thì phải là người đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế. Mặc khác, trong trường hợp những người thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì cũng không được hưởng di sản thừa kế của nhau. Di sản thừa kế của mỗi người sẽ do những người thừa kế của họ hưởng.

Thứ hai: Thời điểm mở thừa kế QSDĐNN có ý nghĩa trong việc xác định

hiệu lực của di chúc. Theo quy định của pháp luật thì di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế, di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm cả hai vợ chồng cùng chết (Điều 668 BLDS 2005). Việc xác định thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc là vô

cùng quan trọng vì chỉ kể từ thời điểm đó quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo di chúc mới được phát sinh. Ngoài ra, nếu người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chể cùng thời điểm với người để lại di chúc thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người đó cũng không phát sinh hiệu lực và phần di sản đó sẽ mang ra chia theo pháp luật.

Thứ ba: Thời điểm mở thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp có ý

nghĩa trong việc xác định chính xác di sản thừa kế. Trong thực tế, tài sản mà người lập di chúc xác định trong di chúc có thể khác với tài sản mà họ để lại sau khi chết bởi có thể khi lập di chúc thì các tài sản đó vẫn còn nhưng sau đó các tài sản này bị tiêu hủy, mất mát nhưng người lập di chúc vẫn để nguyên di chúc mà không xác định lại tài sản. Trong trường hợp này, cần phải căn cứ vào thời điểm người lập di chúc chết (thời điểm mở thừa kế) để xác định khối tài sản hiện còn. Chỉ những tài sản nào thuộc sở hữu của người đã chết hiện còn vào thời điểm mở thừa kế mới được coi là di sản của người chết để lại cho những người thừa kế.

Thứ tư: Xác định chính xác những người có quyền và nghĩa vụ đối với di

sản thừa kế là QSDĐNN do người chết để lại (xác lập quyền sở hữu). Căn cứ vào Điều 636 BLDS 2005 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Như vậy,dù đất nông nghiệp được chia hai không chia thì kể từ thời điểm mở thừa kế thì đất nông nghiệp vẫn thuộc quyền sở hữu của người thừa kế hoặc thuộc sở hữu chung của những người thừa kế. Đồng thời, cũng từ thời điểm đó, người thừa kế hoặc những người có nghĩa vụ thực hiện những nghĩa vụ và tài sản do người chết để lại.

Thứ năm: Thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa trong việc xác định thời hiệu

khởi kiện về quyền thừa kế. Điều 645 BLDS 2005 đã quy định thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, thời điểm mở thừa kế chính là mốc để xác định thời điểm bắt đầu của thời hiệu khởi kiện này.

Một phần của tài liệu đề tài: thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)