Mối quan hệ giữa quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp với quyền sở

Một phần của tài liệu đề tài: thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 28)

5. Kết cấu đề tài

1.6 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp với quyền sở

với quyền sở hữu

Thứ nhất: Quyền sở hữu là cơ sở làm phát sinh quyền thừa kế QSDĐNN.

Bởi lẽ từ khi xuất hiện xã hội thì đã có sự sở hữu đối với tài sản mà cụ thể ở đây là đất nông nghiệp do chính con người tạo ra. Khi con người chết sẽ để lại đất nông nghiệp của mình, đất nông nghiệp đó sẽ tiếp tục được những người còn sống xử dụng và định đoạt, đây được coi như một dạng thừa kế. khi Nhà nước xuất hiện, xét thấy vai trò quan trọng của sở hữu đất nông nghiệp, vì nó không chỉ phục vụ cho chủ sở hữu khi còn sống toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt mà còn phục vụ cho những người còn sống khác được sử dụng tài sản do người chết để lại. Giai đoạn này được gọi là thừa kế QSDĐNN do người chết để lại và từ đây quyền thừa kế QSDĐNN có tác động trở lại đối với quyền sở hữu khi người còn sống được sở hữu đất nông nghiệp do người chết để lại mà không sợ bị tranh giành.

Thứ hai: Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước

ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chất trong xã hội. Những quy phạm đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền sở hữu của các chử sở hữu đối với đất nông nghiệp của mình. Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các điều kiện, trình tự đất nông nghiệp của người đã chết cho người sống. Như vậy, thông qua quyền thừa kế QSDĐNN (về điều kiện, trình tự) thì quyền sở hữu đất nông nghiệp của người chết được dịch chuyển sang cho những người còn sống, một khi quyền sở hữu đó được dịch chuyển sang cho những người thừa kế thì quyền thừa kế coi như đã bảo đảm tốt vai trò của mình.

Thứ ba: Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là những phạm trù pháp lý

song song tồn tại trong cùng một hình thái kinh tế, xã hội nhất định. Do vậy từ chỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu. Cũng trên cơ sở đó họ có quyền năng trong quan hệ thừa kế. Nếu họ có quyền hưởng thừa kế thì tất yếu họ sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế đó. Ngược lại nếu tài sản đã thuộc sở hữu của họ thì họ có mọi quyền năng trong phạm vi pháp luật quy định đối với tài sản đó.

Thứ tư: công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc sở hữu của

mình cho người khác, nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và quyền nhận thừa kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm Điều 643 BLDS 2005). Như

vậy, quyền thừa kế và quyền sở hữu kết hợp với nhau tạo cho chủ sở hữu một quyền năng toàn diện vừa có quyền năng sở hữu vừa có quyền để lại thừa kế cho những người khác tài sản của mình. Bên cạnh đó, nó cũng tạo cho chủ thể khác những quyền năng cơ bản, theo đó những chủ thể này vừa có quyền thừa kế những tài sản đó đồng thời họ cũng được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người chết để lại.

Như vậy, thừa kế là một hiện tượng xã hội xuất hiện và tồn tại trong mội chế độ xã hội. Nơi nào có sở hữu, nơi đó có thừa kế hay nói cách khác thừa kế và sở hữu luôn tồn tại song song và gắn bó chặt chẽ với nhau trong một hình thái kinh tế xã hội. Trong đó, nếu sở hữu là cơ sở làm xuất hiện vấn đề thừa kế thì đến lược mình, thừa kế lại là phương tiện để duy trì và cũng cố vấn đề sở hữu.

CHƯƠNG 2. THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu đề tài: thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)