Từ Cách mạng tháng Tám năm 1954 đến nay

Một phần của tài liệu đề tài: thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 25)

5. Kết cấu đề tài

1.4.4 Từ Cách mạng tháng Tám năm 1954 đến nay

Do những điều kiện nhất định nên sắc lệnh số 47/SL ngày 10-10-1945 cho phép tạm thời áp dụng những văn bản pháp luật dân sự của chế độ cũ với điều kiện “những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và

chính thể cộng hòa”. Hiến pháp 1980 ra đời, quyền thừa kế của công dân được

tiếp tục ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất này. “Pháp luật bảo hộ quyền

thừa kế tài sản của công dân”.30 Để phục vụ cho việc xét xử các tranh chấp về

thừa kế, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử về thừa kế, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 81 ngày 27-7-1981 hướng dẫn giải quyết các

28

Điều 437 Dân luật Bắc Kỳ năm 1931.

29

Điều 448 Hoàng việt Trung Kỳ hộ luật năm 1936.

30

tranh chấp về thừa kế như: xác định di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, chia di sản thừa kế.

Ngày 30-9-1990, Hội đồng Nhà nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua pháp lệnh thừa kế. Qua hơn bốn năm thực hiện Pháp lệnh thừa kế và thực tiễn xét xử cho thấy, Pháp lệnh thừa kế đã đi vào cuộc sống và về cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng các quan hệ thừa kế hiện nay, bảo đảm quyền thừa kế của công dân được các tầng lớp nhân dân đồng tình, chấp nhận. Do đó, chế định thừa kế trong BLDS 1995 đã kế thừa hầu hết các quy định của pháp lệnh nói trên. Tuy nhiên, trong từng điều khoản cụ thể, BLDS 1995 có chỉnh lý, bổ sung nhằm đưa các quy định của luật về thừa kế QSDĐNN vào cuộc sống một cách hữu hiệu hơn. Điều đó thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất: Di sản thừa kế phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không

những là tất cả những tài sản hữu hình, mà còn bao gồm những tài sản vô hình, đặc biệt hơn nữa là QSDĐNN của cá nhân và thành viên của hộ gia đình cũng được coi là di sản thừa kế. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù cùa loại tài sản này, nên thừa kế quyền sử dụng đất (cụ thể là thừa kế QSDĐNN) được quy định thành một chương riêng tại Phần thứ năm BLDS 1995.

Thứ hai: Khác với quy định tại Pháp lệnh thừa kế, BLDS không coi Nhà

nước là một trong những người thừa kế. Nhà nước chỉ nhận di sản khi không có người thừa kế, hoặc có người thừa kế nhưng họ không nhận di sản hoặc không có quyền thừa kế. Trên thực tế, cá nhân có thể lập di chúc để lại một phần hoặc toàn bộ di sản của mình cho nhà nước.

Sau hơn mười năm thực hiện, các quy định thừa kế QSDĐNN của BLDS 1995 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần điều chỉnh ổn định các quan hệ thừa kế tài sản trên thực tế. Xuất phát từ giá trị thực tế của các quy định về thừa kế QSDĐNN quy định tại Phần thứ năm của BLDS 1995, BLDS 2005 đã tiếp kế thừa. Đây là phần ít sửa đổi, bổ sung nhất trong nội dung của BLDS 2005. Theo đó, không còn các quy định về điều kiện về thừa kế QSDĐNN và nhận thừa kế QSDĐNN, hạn chế chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhằm bảo vệ diện tích đất nông nghiệp hay thực hiện các chính sách khác của Nhà nước do pháp luật đất đai quy định.

Một phần của tài liệu đề tài: thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)