5. Kết cấu đề tài
2.4.2 Không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản
Hiến pháp 2013 và Điều 631 BLDS 2005 đều ghi nhận quyền hưởng thừa kế của cá nhân mà cụ thể là thừa kế QSDĐNN. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội có một số trường hợp cá biệt người thừa kế vi phạm nghiêm trọng hoặc có hành vi trái đạo đức xã hội bị pháp luật truất quyền thừa kế QSDĐNN (tại Điều 643 BLDS 2005). Đó là những trường hợp:
Thứ nhất: Người thừa kế bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự nhân phẩm của người để lại di sản. Trong đó:
Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản. Biểu hiện của hành vi này là cố ý giết người để lại di sản, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người để lại di sản.
Ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản là đối xử tàn tệ hoặc đe dọa người để lại di sản về thể xác hoặc tinh thần
Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản thể hiện ở hành vi làm nhục, xỉ nhục, bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự người để lại di sản
Thêm vào đó, nếu người thừa kế có những hành vi nói trên, đã bị kết án về tội hình sự, thì dù đã được xóa án tích cũng không có quyền hưởng di sản.66
Thứ hai: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại
di sản
Nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau khi còn sống giữa cá nhân với cá nhân đã không những theo thông lệ của xã hội mà còn được pháp luật quy định trong luật Hôn nhân và gia đình 2014. Phổ biến nhất là các quan hệ nuôi dưỡng giữa cha, mẹ – con, anh chị em ruộc đối với nhau, ông bà – cháu khi một bên cần được nuôi dưỡng. Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu
66
Hoàn Thế Liêm, Bình luận khoa học Bộ luật dân 2005, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 40.
quả nghiêm trọng thì bị tước quyền quyền thừa kế và còn bị “xử phạt hành chính về hành vi này, nếu còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.67
Người thừa kế bị kết án về hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
Do mưu đồ chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế mà người thừa kế khác có quyền hưởng, cho nên đã có hành vi cố ý giết người thừa kế khác. Người thừa kế khác được hiểu là người thừa kế có quyền hưởng di sản trong cùng một hàng thừa kế với người có hànhvi bị kết án là cố ý giết người thừa kế cùng hàng đó. Tuy nhiên, người thừa kế khác có thể là người thừa kế khác hàng nhưng người thừa kế bị giết chỉ có thể là người thừa kế ở hàng thừa kế trên liền kề với hàng thừa kế của người có hành vi phạm tội nhưng phải giết toàn bộ người thừa kế tại hàng trước đó hoặc là từ hai người hoặc một người duy nhất và trong trường hợp không có người thừa kế thế vị nào.
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản
Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của cá nhân chính là quyền định đoạt tài sản của chu sở hữu khi còn sống. Hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật, do vậy người có hành vi cản trở sẽ bị tước quyền thừa kế của người để lại di sản. Bao gồm các hành vi:
Hành vi giả mạo di chúc được hiểu là người có hành vi lập một di chúc mạo danh người để lại di sản nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Hành vi sửa chửa di chúc là hành vi làm thay đổi nội dung của di chúc do người để lại di sản lập ra. Trái với ý chí của người đó khi còn sống. Thông thường việc sửa chữa di chúc nhằm có lợi cho chính người có hành vi đó.
Hành vi hủy di chúc là việc một người đã làm tiêu hủy di chúc của người để lại di sản và di chúc bị hủy đó đã không còn tồn tại dưới hình thức khách quan nữa.
Vấn đề trực canh trong việc để lại di sản thừa kế
67
Trực canh đó là việc khai thác ruộng đất do chính người chủ tiến hành.
Theo đó, “Người có đủ các điều kiện sau đây thì được thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với đất nông nghiệp để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản”.68 Cụ thể:
Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích.
Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai.
Một người muốn được hưởng di sản thừa kế đối với đất nông nghiệp buộc phải trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích. Nếu một người cùng hàng thừa kế nhưng không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp thì đương nhiên họ sẽ không được quyền hưởng di sản. Trong thực tế nếu một người làm ăn xa không thể trực tiêp canh tác đất nông nghiệp và họ là con một trong gia đình thì theo quy định của pháp luật hiện hành, họ sẽ không được quyền hưởng di sản. Dường như nó đi trái lại mục đích của việc để lại di sản thừa kế QSDĐNN, bởi mục đích của việc để lại di sản thừa kế đó là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản và “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,
nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.69
Tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực vì BLDS năm 2005 thay thế BLDS 1995, đã không còn quy định về các điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất nữa.
Như vậy, theo pháp luật hiện nay, mọi công dân dù sinh sống ở đâu, nhu cầu sử dụng đất hay không… đều được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nếu không nhận đất hoặc không thể đứng “chủ quyền” được thì nhận giá trị. Đây là một quy phạm pháp luật tiến bộ phù hợp với xã hội.
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ
68
Điều 740 Bộ luật dân sự năm 1995.
69
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP