5. Kết cấu đề tài
3.1.1 Hòa giải tại Ủy ban Nhân Dân cấp xã
Theo quy định tại các Điều 202, 203 LĐĐ 2013, khi “xảy ra tranh chấp thừa kế QSDĐNN nhất thiết phải qua hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất nông nghiệp tranh chấp” đây là điểm khác biệt so với LĐĐ 1993. Bởi theo LĐĐ 2013,
thì “Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công dân hòa giải các tranh chấp
đất đai”.71Theo quy định của LĐĐ 1993 Nhà nước chỉ khuyến khích chứ không
bắt buộc các bên phải tiến hành hòa giải tranh chấp thừa kế QSDĐNN. Từ đó dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau ở các địa phương. Có nơi, các bên tranh chấp đã được tiến hành hòa giải trước khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết, nhưng có nơi đương sự lại yêu cầu giải quyết tranh chấp ngay mà không cần qua thủ tục hòa giải. Vì vậy, thực tế hiệu quả áp dụng pháp luật chưa cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu trong giải quyết tranh chấp đất đai tại thời điểm đó. Từ thực tế đó, LĐĐ 2013 đã quy định cụ thể tại các điều như trên, với việc chỉ sau khi UBND cấp xã đã tiến hành hòa giải mà một hoặc các bên đương sự không nhất trí thì mới được phép khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết (nếu tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án).
Triển khai thi hành LĐĐ 2013, ngày 26/6/2014, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành công văn số 117/TANDTC-KHXX hướng dẫn, trong đó kể từ ngày 1/7/2014 trở đi, Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hòa giải UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Tòa án. Trong trường hợp đương sự khởi kiện mà tranh chấp thừa kế (thừa kế QSDĐNN) chưa được hòa giải tại UBND cấp xã thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. Do Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất nông
nghiệp do hòa giải chưa xong. Bởi:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại cách khoản 1, 2, 5 của luật này và tranh
chấp về tài sản gắn liền với đất thì do TAND giải quyết…”.72 khoản 2 Điều 166
BLTTDS xác định “ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa
71
Khoản 1 điều 38 Luật đất đai năm 1993.
72
án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi”, Như vậy, giai đoạn UBND cấp xã thực hiện hòa giải không được tính vào thời hiệu khởi kiện mà chỉ được coi như một thủ tục “tiền tố tụng” để đương sự cần phải thực hiện trước khi khởi kiện đến Tòa án nhân dân (đây là điều khác biệt cơ bản giữa hòa giải tại UBND cấp xã với Tòa án).
Đơn cử như vụ tranh chấp thừa kế QSDĐNN giữa “Ông Lê Hữu Đạt với hai người chị gái là bà Lê Thị Trang và Lê Thị Ngân, ở huyện T tỉnh Q là một ví dụ điển hình. Cha mẹ của ông Đạt, bà Trang và bà Ngân chết 1991 không để lại di chúc. Di sản mà hai cụ để lại bao gồm ngôi nhà thờ Họ có diện tích 1000m2 bao gồm một giang nhà chính, một giang nhà phụ, cổng nhà…. và 5000m2 đất canh tác nông nghiệp. Đến tháng 09/2009 tranh chấp thừa kế diễn giữa các con của cụ, do không hòa giải kịp thời nên ông Đạt đã có hành động đập phá ngôi nhà thờ của dòng họ. Với hành vi đó, ông Đạt đã bị Tòa án xử phạt 9 tháng tù về tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, ông Đạt tiếp tục làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản thừa kế QSDĐNN nhưng Tòa án cương quyết trả lại đơn khởi kiện vì cho rằng thời hiệu khởi kiện đã hết”.73 Việc chấp hành hình phạt tù đã làm gián đoạn việc hòa giải và bản thân ông Đạt không thể đến dự được, nhưng khoản thời gian 9 tháng chấp hành hình phạt tù lại được tính vào thời gian khởi kiện. Như vậy, việc giải quyết tranh chấp không thể tiến hành, làm thiệt hai quyền lợi chính đáng của đương sự mà cụ thể là ông Đạt.
3.1.2 Các vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Tòa án.
3.1.2.1 Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là quá ngắn.
Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự (Điều 154 BLDS 2005).
Ðiều 645 BLDS 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:
“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
73
Phạm Văn Tuyết, Lê Minh Giang, Pháp luật về thửa kế và thực tiển giải quyết tranh chấp, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013, tr. 339-341.
Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế , người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Quy định này áp dụng cho mọi trường hợp mà không phân biệt di sản thừa kế là động sản hay bất động sản.
Theo quan điểm của người viết, quy định về thời hạn khởi kiện về thừa kế sẽ hợp lý hơn nếu di sản thừa kế là động sản. Ngược lại, đối với di sản thừa kế là bất động sản (QSDĐNN) thì trở nên bất hợp lý. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1, Điều 247 BLDS 2005 thì thời hiệu xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với bất động sản là ba mươi năm kể từ thời điểm người đó bắt đầu chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai. Trong thực tế sự khác biệt và chênh lệch giữa thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đối với di sản thừa kế là bất động sản nói chung và đất nông nghiệp nói riêng với thời hiệu xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với bất động sản dẫn đến tình trạng một người để lại di sản thừa kế là QSDĐNN cho những người quản lý, sử dụng thì những người thừa kế khác chỉ có quyền khởi kiện khi yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế, xác lập quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Ngược lại, nếu như di sản đó do người khác chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai (người chiếm hữu không phải là người thừa kế) thì những người thừa kế có quyền đòi lại di sản đó trong thời hạn ba mươi năm kể từ thời điểm người người đó bắt đầu chiếm hữu.74 Ngoài ra, người dân ta có truyền thống tôn trọng chữ hiếu, không có thói quen chia di sản thừa kế khi người thân vừa mới chết trong một thời gian ngắn. Nếu BLDS 2005 quy định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế với mục đích bảo đảm quyền lợi của những người mà không phù hợp với phong tục, tập quán của nhân dân ta thì vô tình đã làm mất đi tính tốt đẹp của nó.
3.1.2.2 Các trường hợp không áp dụng thơi hiệu khởi kiện về quyền thừa kế.
Được quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP có hướng dẫn: “Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp
74
dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết…”.
Như vậy, với hướng dẫn trên thì có hai điều kiện để không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế:
Trường hợp 1: Trong thời hiệu khởi kiện và thỏa mãn hai điều kiện:
Một là: Các đồng thừa kế không tranh chấp về quyền thừa kế
Hai là: Có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế
Do đó, nếu khi kết thúc thời hiệu về quyền thừa kế mà một trong những người thừa kế muốn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình thì họ cần phải chứng minh được giữa các đồng thừa kế không có tranh chấp trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Việc chứng minh này được thể hiện bằng hành vi của các đồng thừa kế. nếu trong thời hạn mười năm đó mà giữa các đồng thừa kế thật sự không có tranh chấp mà đến khi khởi kiện ra Tòa án có một đồng thừa kế khai có tranh chấp thì khó mà xác thực được. Như vậy, việc chứng minh của người thừa kế yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi sẽ thật sự khó khăn nếu như không chứng minh được sự thật thì Tòa án sẽ không thụ lý.
Trường hợp 2: Khi hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng thỏa mãn hai
điều kiện sau:
Một là: Các đồng thừa kế không tranh chấp về hàng thừa kế
Hai là: Đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia
Cũng tương tự như trường hợp thứ nhất, để không áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế, bắt buộc những người thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế. Thêm vào đó, để có thể áp dụng quy định này thì tất cả những người thừa kế xác nhận rằng di sản thừa kế chưa chia. Hiện tại, đây là một vấn đề còn tranh cải trong khoa học pháp lý bởi chưa có một văn bản pháp luật nào quy định. Theo ThS. Phạm Văn Hiếu thì, “Đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia”
đó là trường hợp “chỉ cần một đồng thừa kế khai di sản để lại chưa chia chứ không cần các đồng thừa kế đều thống nhất di sản chưa chia”.75 Nhưng trong báo cáo tham luận của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao ngày 27/12/2005 thì “trong trường hợp kết thúc 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Như vậy, phải hiểu là sau khi kết thúc 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế nếu có một trong
75
Phạn Văn Hiếu, Những bất cập về thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong pháp luật dân sự hiện hành, Tập chí luật học, số 8, 2007, tr. 19-22.
các đồng thừa kế di sản đã được chia, đã được cho hoặc không đồng ý chia thì không được chuyển thành tài sản chung”. Theo đó, Tòa dân sự là bắt buộc các đồng thừa kế đều phải thừa nhận di sản để lại chưa chia thì mới chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Nếu như có một đồng thừa kế không thừa nhận di sản chưa chia thì cũng không được chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế. Tuy nhiên, nội dung này nằm trong “Báo cáo tham luận” nên không được xem là một văn bản Quy phạm pháp luật.76 Nên không thể áp dụng phạm vi rộng được.
Ví dụ: Tóm tắt nội dung vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất khi thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết.77
Cụ Lâm Văn Danh và cụ Huỳnh Thị Tốt có chín người con, bao gồm: bà Vân, bà Ý, ông Tiến, bà Xuân, bà Sang, ông Văn, ông Nhàn chết 2003 có vợ là bà Kim và hai con là Nhã và Ngân.
Cụ Danh thừa kế từ cha mẹ phần diện tích đất 12.000m2 đất (bao gồm đất
thổ cư và đất ruộng). Sau khi các con lập gia đình, các con cụ cất nhà trên mãnh đất vườn của cụ. Năm 1989 cụ Danh chết không để lại di chúc. Mặt dù cụ Tốt và các con của cụ đang ở và canh tác trên mãnh đất, nhưng bà Ý một mình đứng tên kê khai diện tích nông nghiệp và được Ủy Ban Nhân Dân huyện Phụng Hiệp cấp giấy chứng nhận QSDĐ ngày 28/9/1998. Năm 2008 các con của hai cụ yêu cầu chia tài sản chung của cha để lại do bà Ý đứng tên.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2012/DS-ST và bản án dân sự phúc thẩm số 113/2010/DS-PT, Tòa án đã áp dụng NQ 02/2004/NQ-HĐTP để bát đơn yêu cầu của các nguyên đơn, công nhận diện tích đất nông nghiệp do bà Ý tiếp tục đứng tên và sử dụng. Bởi không thuộc trường hợp được quy định tại NQ 02/2004/NQ-HĐTP do hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế và đất đã được chia. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xác định phần đất của cụ Danh để lại đã chia rồi là không có căn cứ pháp luật. Bởi lẽ, sau khi cụ Danh chết mặt dù các đồng thừa kế đã ở trên mãnh đất do cụ Danh để lại nhưng không đồng nghĩa là đã chia cho các đồng thừa kế, nên cần phải xem xét lại. Tại quyết định số 125/2013/DS-GĐT ngày 23-9-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân
76
Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
77
Quyết định giám đốc thẩm số 125/2013/DS-GĐT ngày 23 tháng 9 năm 2013 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử vuh án “Tranh chấp về thừa kế tài sản”, tập chí Tòa án nhân dân, số 17/9-2014, tr.45-48.
dân tối cao đã ra quyết định hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm để tiến hành xét xử sơ thẩm.
Từ vụ án trên cho ta thấy, trên thực tế để xác định di sản để lại là đã chia hay chưa chia cũng khó xác định.
3.1.3 Ưu tiên chia hiện vật cho các thành viên còn lại của hộ gia đình đối với trường hợp người để lại quyền thừa kế sử dụng đất nông nghiệp là thành viên của hộ gia đình.
Quyền sử dụng đất được nhà nước giao cho hộ gia đình là tài sản chung của hộ. Mọi thành viên trong hộ cùng nhau đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trên đất được nhà nước giao, họ đã hoạt động kinh tế chung có thể một vài năm hoặc hàng chục năm tùy theo từng trường hợp cụ thể. Có thể nói rằng, mọi thành viên trong hộ đã gắn bó mật thiết mảnh đất đó. Khi thành viên trong hộ được nhà nước giao đất chết, phần quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, nhằm tôn trọng ý chí định đoạt của người để lại di sản nên chỉ xét trong trường hợp để thừa kế QSDĐNN theo pháp luật. Hiện nay, LĐĐ 2013 và BLDS 2005 không có quy định về việc ưu tiên chủ thể nhận thừa kế trong trường hợp người để thừa kế quyền sử dụng đất là thành viên của hộ gia đình. Như vậy, khi chia thừa kế phần QSDĐNN này, Tòa án hoặc UBND căn cứ vào người thừa kế nào chưa có đất hoặc có ít đất nhất để ưu tiên cho hưởng di sản là hiện vật còn những người thừa kế khác chỉ được hưởng thừa kế bằng giá trị tương ứng với phần quyền mình