5. Kết cấu đề tài
2.2.4 Thành viên của hộ gia đình để thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp
thời hạn sử dụng đất nông nghiệp”.51
Thêm vào đó, đối với trường hợp thuê lại QSDĐNN của cá nhân được nhà nước cho thuê đất thu tiền đất hàng năm hoặc trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê đối với đất nông nghiệp thì “có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự”.52 Do đó vẫn tuân theo những quy định về thừa kế được quy định trong Chương XXXIII của BLDS 2005 về thừa kế quyền sử dụng đất và phần thứ tư về thừa kế và đương nhiên vẫn để thừa kế được.
Như vậy, bên cạnh những điều kiện trên, một cá nhân để lại QSDĐNN còn phải minh mẫn, sang suốt và phải tuân thủ những quy định của pháp luật về hình thức (lập thành văn bản và công chứng hoặc chứng thực - điểm c khoản 3 Điều 167 LĐĐ không được di chúc miệng).
2.2.4 Thành viên của hộ gia đình để thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp nghiệp
Quyền thừa kế QSDĐNN của thành viên hộ gia đình được Nhà nước cho phép thực hiện kể từ khi LĐĐ 1993 có hiệu lực thi hành 15/10/1993. Tuy nhiên, thành viên của hộ gia đình không được phép để thừa kế đối với tất cả loại đất mà chỉ được phép để thừa kế đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được nhà nước giao cho hộ gia đình.53 Ngược lại, đối
51
Khoản 2 điều 126 Luật đất đai năm 2013.
52
Khoản 5 điều 179 Luật đất đai năm 2013.
53
với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản được nhà nước giao cho hộ gia đình, nếu trong hộ có thành viên chết thì các thành viên khác trong hộ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất mà Nhà nước đã giao cho hộ. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào thì Nhà nước thu hồi đất”.54 BLDS 1995 ra đời đã kế thừa những quy định trên về quyền để thừa kế của thành viên hộ gia đình đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở tại khoản 2 Điều 739 và quyền tiếp tục sử dụng đất của thành viên trong hộ gia đình tại Điều 745.
Đến BLDS 2005 “quyền sử dụng đất là một loại tài sản chung của hộ gia đình”.55 Theo nguyên tắc, các thành viên trong hộ gia đình đều có quyền ngang nhau đối với tài sản chung này. Cho dù mục đích sử dụng đất có khác nhau nhưng thông thường đối với hộ gia đình, quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị lớn. Việc quy định phân biệt quyền của thành viên trong hộ gia đình đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản là bất hợp lý.56
Mặt khác, so với cá nhân nhận thừa kế QSDĐNN là thành viên của hộ gia đình được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp hẹp hơn nhiều. Bởi vì, thành viên của hộ gia đình được tiếp tục sử dụng đất phải thỏa mãn yêu cầu: các thành viên của hộ gia đình phải đóng góp công sức vào tài sản để trực tiếp hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chung. Để khắc phục điểm bất hợp lý của LĐĐ 1993, BLDS 1995 mà sau này là BLDS 2005 và Điều 179 LĐĐ 2013 quy định: “Hộ gia đình được nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Tiếp theo, khi soạn thảo BLDS 2005 cũng đã kế thừa quy định trên tại Điều 735.
Theo quy định tại Điều 54 và 55 LĐĐ 2013, hộ gia đình được nhà nước giao đất trong các trường hợp sau đây:
Hộ gia đình trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của luật này không thu tiền sử dụng đất;
54
Khoản 2 điều 76 Luật đất đai năm 1993.
55
Điều 108 Bộ luật dân sự năm 2005.
56
Hoàn Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005, tập 3, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 331.
Hộ gia đình được giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
Như vậy, đất được nhà nước giao cho hộ gia đình cũng là đối tượng của việc để thừa kế, đồng thời không đặt ra những điều kiện khác nhau trong việc thừa kế QSDĐNN để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản với đất nông