5. Kết cấu đề tài
3.1 Thực tiễn áp dụng về thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta trong
nước ta trong giai đoạn hiện nay
So với quy định của việc thừa kế QSDĐNN trước đây, Chế định thừa kế QSDĐNN trong LĐĐ 2003và BLDS 2005 đã được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó, việc xoá bỏ những gì được coi là điều kiện để hưởng di sản là QSDĐNN và đồng thời trao cho người để lại di sản quyền tự do trong việc định đoạt di sản là QSDĐNN là điểm đáng quan tâm nhất. Phù hợp với sự phát triển của xã hội và tập quán của nhân dân ta.
Tranh chấp QSDĐ nói chung và tranh chấp thừa kế QSDĐ nông nghiệp nói riêng là loại tranh chấp diễn ra phổ biến trong hiện nay, với tính chất phức tạp và tình trạng khiếu kiện diễn ra kéo dài. Đây cũng là loại tranh chấp phức tạp vì giá trị tranh chấp lớn, người tham gia tố tụng đông và tỉ lệ kháng cáo, kháng nghị cao.
Theo thống kê của Tòa án Nhân Dân tối cao, tính từ ngày 1/7/2004 đến 30/9/2010, Tòa án các cấp đã thụ lý 200.725 vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đã giải quyết 152.721 vụ. Trong đó: thụ lý tranh chấp hợp đồng mượn quyền sử dụng đất là 8.808 vụ, đã giải quyết 7.026 vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là 5.702 vụ, đã giải quyết 4.400 vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 28.835 vụ, đã giải quyết 22.135 vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất 4.324 vụ, đã giải quyết 3.221vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất 58 vụ, đã giải quyết 32vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất 2.814 vụ, đã giải quyết 3.230vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất 6 vụ, đã giải quyết 1vụ; thụ lý tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất 69 vụ, đã giải quyết 52vụ; thụ lý tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất 4.324 vụ, đã giải quyết 3.221vụ; thụ lý tranh chuyển quyền sử dụng đất 59.787vụ, đã giải quyết 51.411, vụ trong đó TAND các cấp đã thụ lý 10.171 vụ tranh chấp về thừa kế QSDĐNN chiếm tỷ lệ 17% trong tổng số vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. 70
Tình trạng chanh chấp xung quanh quyền sử dụng đất diễn ra rất phổ biến, bao gồm một số nguyên nhân sau:
70
Thanh Giang, Quyền sử dụng đất nên được xem là một loại tài sản, Báo Pháp luật Việt Nam, số 26 (61)/7-2013, tr. 17-18.