5. Bố cục của đề tài
2.3.1. Tội rửa tiền với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do ngườ
phạm tội mà có
Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, khi đó tội rửa tiền chưa được quy định riêng thành một Điều cụ thể mà được quy định chung trong tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đến Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 thì tội rửa tiền được quy định cụ thể tại Điều 251.
Như đã được trình bày ở trên về tội rửa tiền. Thì tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội trái pháp luật hình sự của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuy không hứa hẹn trước mà chứa chấp cất giữ, bán tài sản biết rõ là do người người khác phạm tội mà có, xâm phạm trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Điểm giống nhau giữa tội rửa tiền với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là được quy định chung trong nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Mặt khách thể, có khách thể trực tiếp là hành vi xâm phạm đến trật tự xã hội, xâm phạm đến hoạt động phòng chống tội phạm đồng thời xâm phạm đến sự phát
GVHD: Nguyễn Văn Tròn 31 SVTH: Trần Thanh Tho
triển lành mạnh của người chưa thành niên. Và đối tượng tác động là tài sản do phạm tội mà có có nguồn gốc bất hợp pháp không trong sạch, không rõ ràng.
Mặt khách quan, có hành vi nhận giữ tiêu thụ tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có và tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó. Che giấu thông tin nguồn gốc bản chất thực sự vị trí quá trình di chuyển hoặc quyền sỡ hữu tài sản biết rõ là có được từ chuyển dịch chuyển nhượng chuyển đổi tiền tài sản do phạm tội mà có.
Mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội này với lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hay cố gián tiếp.
Mặt chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường tức là bất kì người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định thì đáp ứng về mặt chủ thể đối với loại tội phạm này. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, những chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. (Điều 12 BLHS 2009).
Tội rửa tiền cới tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có giống nhau về các yếu tố cấu thành tội phạm.
Khi phân biệt giữa tội Rửa tiền và tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Về bản chất tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS 1999) cũng được coi là hành vi rửa tiền theo quy định của các công ước Quốc tế. Với nội dung pháp lý cơ bản trong cấu thành tội phạm của tội rửa tiền cho thấy, nếu so sánh với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thì điểm giống nhau cơ bản là đối tượng tác động đều là tiền, tài sản do phạm tội mà có. Và cả hai tội đều có thể có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có được do phạm tội mà có. Vậy, khi có trường hợp cùng có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì định tội như thế nào. Đây là vấn đề cần có sự hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thống nhất đường lối xử lý.
Ví dụ: Anh Q biết rõ tiền của bố do buôn lậu mà có và đã cho anh Q số tiền 15 tỷ đồng. Q đã dùng số tiền này kinh doanh bất động sản và mở công ty để kinh doanh hàng hoá khác với mục đích vừa nhằm phát triển nguồn vốn, vừa nhằm hợp pháp hoá
GVHD: Nguyễn Văn Tròn 32 SVTH: Trần Thanh Tho
nguồn gốc tài sản, đề phòng nếu bố bị phát hiện việc buôn lậu thì Q vẫn bảo toàn được số tiền 15 tỷ đồng mà không thể bị tịch thu .
Hành vi của Q được coi là phạm tội Rửa tiền hay phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc cần phải xử lý Q về cả hai tội danh nêu trên.
Theo chúng tôi, trường hợp sử dụng tiền, tài sản khi biết rõ là tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng không có mục đích hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó thì không coi là phạm tội Rửa tiền mà chỉ coi là phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thuộc Điều 250 BLHS 1999. Đây là trường hợp đơn thuần người phạm tội có hành vi sử dụng tài sản, mua bán tài sản, dùng tài sản để thanh toán nợ nần, hoặc có thể sử dụng tài sản vào việc kinh doanh nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được mục đích nhằm hợp pháp hoá số tài sản do người khác phạm tội mà có.
Trường hợp, nếu có cơ sở để xác định người sử dụng tài sản do người khác phạm tội mà có vào việc kinh doanh nhằm hợp pháp hoá số tiền, tài sản hoặc hợp pháp hoá bằng các hình thức khác thì phải coi là phạm tội rửa tiền.
Khác nhau về mức khung hình phạt, đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì mức hình phạt được chia làm 4 khung còn đối với tội rửa tiền thì chỉ có 3 mức khung hình phạt.
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì khung 1 có mức phạt tiền từ năm triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản nêu ở mặt khách quan, khung 2 có mức phạt tù từ 2 năm đến bảy năm và khung 3 có mức phạt tù từ năm năm đến mười năm. Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị áp dụng.
Còn đối với tội rửa tiền thì mức hình phạt khung 1 là từ một năm đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan, khung 2 có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm và khung 3 có mức phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm. Ngoài việc áp dụng một trong ba hình phạt nêu trên thì còn có hình phạt bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng26.
26 Điều 250, Điều 251, Bình luận Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung 2009), Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội.
GVHD: Nguyễn Văn Tròn 33 SVTH: Trần Thanh Tho
Như vậy có thể thấy tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có nhiều mức khung hình phạt hơn so với tội rửa tiền nhưng mức khung hình phạt của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có lại nhẹ hơn mức khung hình phạt của tội rửa tiền.