5. Bố cục của đề tài
3.4.3. Hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền
Rửa tiền cho tới thời điểm hiện nay đã mang tính chất quốc tế. Vì thế để chống rửa tiền cần có sự hợp tác của các quốc gia - hợp tác quốc tế.
Tổ chức hàng đầu hoạt động mang tính chất quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền là FATF: lực lượng tài chính đặc nhiệm chống rửa tiền
FATF đã đưa ra các chuẩn mực cho phòng trào chống rửa tiền quốc tế là 40 khuyến nghị và những Điều phụ lục bao gồm hệ thống tư pháp hình sự và thực thi pháp luật, hệ thống tài chính và sự Điều tiết hệ thống đó và hợp tác quốc tế để chống rửa tiền. Những khuyến nghị này đưa ra những nguyên tắc hành động và cho phép các nước áp dụng chúng một cách linh hoạt tuy theo thực trạng và luật pháp từng nước.
Thêm vào đó, nhằm thúc đẩy việc thực hiện các chuẩn mực quốc tế về chống rửa tiền trên toàn thế giới FATF đã xúc tiến thành lập các nhóm hành động khu vực. Những nhóm này có địa vị quan sát viên đối với FATF. Chức năng của thành viên khu vực này cũng như các thành viên của FATF. Ví dụ như nhóm khu vực đánh giá lẫn nhau giữa các thành viên và theo dõi xu hướng rửa tiền trong khu vực.
Những nỗ lực phát triển những nhóm khu vực của FATF ở Châu Phi và Nam Mỹ đã dẫn tới việc thành lập nhóm chống rửa tiền Đông và Nam Phi. Lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính và chống rửa tiền ở Nam Mỹ. Những tổ chức khu vực khác theo dạng FATF là nhóm chống rửa tiền ở Châu Á – Thái Bình dương, lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính ở vùng biển Caribean, và Ủy ban hội đồng Châu âu PC- R-EV.
Sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế còn có nghĩa là FATF đã dựng lên mạng lưới chống rửa tiền toàn cầu. Nhiều tổ chức tham gia vào cuộc chiến chống rửa tiền với tư cách như quan sát viên của FATF như ngân hàng phát triển Châu Á, ngân hàng tái đầu tư va phát triển Châu âu ( EBRD). Ngân hàng phát triển liên Hoa Kỳ
GVHD: Nguyễn Văn Tròn 52 SVTH: Trần Thanh Tho
(IADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nhóm thanh tra ngân hàng hải ngoại (OGBS), Văn phòng liên hợp quốc tế về kiểm soát ma túy và ngăn ngừa tội phạm (ONO DCCP). Nhiều tổ chức quốc tế đã hình thành các chương trình chống rửa tiền quan trọng33.
33
Luanvan, Luận văn Rửa tiền và chống Rửa tiền hiện tượng, giải pháp ở các nước trên thế giới và Việt Nam,http://luanvan.co/luan-van/luan-van-rua-tien-va-chong-rua-tien-hien-tuong-giai-phap-o-cac- nuoc-tren-the-gioi-va-viet-nam-42231/, [truy cập ngày 30/10/2014].
GVHD: Nguyễn Văn Tròn 53 SVTH: Trần Thanh Tho
KẾT LUẬN
Trước tình hình rửa tiền hiện nay ngày càng phức tạp, xu hướng chuyển tiền bất hợp pháp sang tiền hợp pháp ngày càng phổ biến rộng rãi và đầy tinh vi. Vì vậy, để góp phần hạn chế giảm bớt những rủi ro này luận văn đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược và hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu là đề cập có hệ thống cơ sở lí luận về tội rửa tiền tác động của rửa tiềnđến nền kinh tế, xã hội quy trình và những phương thức rửa tiền cùng với những nổ lực của nước ta trong phòng chống rửa tiền.
Và luận văn cung nêu lên thực trạng của rửa tiền và phòng chống rửa tiềncủa Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra những tồn tại trong công tác phòng chống rửa tiền cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới.
Thứ nhất là thiện khung pháp lí về phòng chống rửa tiền thông qua việc ban hành luật phòng chống rửa tiền, tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ngành trở thành thành viên chính thức của tổ chức FATF và thành lập cơ quan phòng chống rửa tiền trực thuộc Chính Phủ.
Thứ hai là tạo mội trường kinh tế phù hợp để hạn chế phát sinh của tiền bẩn và hoạt động rửa tiền như chính sách thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phòng chống tham nhũng và xây dựng hệ thống thanh tra giám sát Ngân hàng hiệu quả.
Thứ ba là chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho hoạt động phòng chống rửa tiền qua việc xây dựng và thực thi chính sách cũng như các biện pháp mang tính tác nghiệp tại Ngân Hàng Nhà Nước và các Ngân Hàng Thương Mại như đầu tư nguồn nhân lực quá trình nhằm phát hiện và ngăn chặn hoạt động rửa tiền qua Ngân hàng
Ngoài việc hoàn thiện các văn bản pháp lý về rửa tiền Việt Nam cũng luôn hướng tới hội nhập và tìm kiếm sự nỗ lực hỗ trợ của các tổ chức chống rửa tiền trên thế giới.
Với nhiều sự nổ lực hợp tác của các nước cũng như nâng cao nhận thức và hoàn thiện các các khung pháp lý về phòng chống rửa tiền thì mong rằng các đồng tiền bẩn, đồng tiền phi pháp sẽ không còn xuất hiện nữa./.