Tăng cường công tác quản lí, giám sát của cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 55 - 57)

5. Bố cục của đề tài

3.4.2.Tăng cường công tác quản lí, giám sát của cơ quan nhà nước

nhiều lĩnh vực

Tăng cường thực thi và hoàn thiện dần luật phòng chống rửa tiền:

Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống rửa tiền của nước ta hiện đang được xây dựng theo kinh nghiệm và luật pháp quốc tế tuy nhiên, những chuyển động của dòng tiền tại Việt Nam có những đặc thù khác, nên chăng các cơ quan chức năng nghiên cứu đặc thù của nền kinh tế, luật pháp, các tấp quán giao dịch của tổ chức và người dân nhằm “Việt Nam hóa” cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

Nhà nước cần phải có những chính sách rõ ràng, nhất quán trong hoạt động phòng chống rửa tiền, thiết lập một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Bộ ngành, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn để đảm bảo sự thống nhất trong việc thực thi các biện pháp phòng chống tội rửa tiền

Trong đó, Ngân hàng nhà nước là cơ quan đầu mối về chính sách và chiến lược chống rửa tiền, đàm phán và thực hiện các Điều ước quốc tế nhằm trao đổi thông tin, kiểm tra sự tuân thủ quy định đã đặt ra. Bộ Công an là cơ quan đầu mối về ngăn chặn rửa tiền và các vấn đề vi phạm, điều tra hoạt động rửa tiền và thông báo kết quả cung cấp thông tin cho các cơ quan và công chúng.

Gia tăng thực thi chính sách thanh toán không dùng tiền mặt:

Trong Điều kiện hiện nay ở nước ta được coi là nền kinh tế tiền mặt, nhiều giao dịch với giá trị thanh toán rất lớn cũng được thực hiện bằng tiền mặt như: Thanh toán giữa các cá nhân với nhau, gửi, rút tiền, giao dịch chuyển tiền, thanh toán giữa các tổ chức, kể cả các khoản vay lớn. Tại các định chế tài chính, các giao dịch bất động sản đều diễn ra ở thị trường tự do, cá nhân tham gia đấu thầu quyền sử dụng đất với các ban quản lí dự án quận, huyện. Số lượng giao dịch và gửi tiết kiệm trên mức quy định theo nghị định trong cả nước diễn ra hàng ngày là rất lớn, chưa nói tới việc các tổ chức không có đăng kí chính thức, cá nhân có giao dịch với số tiền lớn vì lợi ích riêng không cung cấp thông tin cho Cục phòng chống rửa tiền. Chính vì vậy, việc tăng

GVHD: Nguyễn Văn Tròn 50 SVTH: Trần Thanh Tho

cường thực thi chính sách không dùng tiền mặt sẽ góp phần hạn chế được vấn nạn rửa tiền.31

Chính phủ cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, thực hiện việc trả lương phúc lợi qua tài khoản ngân hàng. Ngoài ra nhà nước cần hỗ trợ trong đầu tư cho hệ thống ngân hàng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, cần có chính sách cụ thể và dự án đầu tư để liên kết các ngân hàng thống nhất phát triển các phương tiện thanh toán.

Thành lập cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc chính phủ:

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới có luật chống rửa tiền thành lập tổ chức có chức năng tương tự như Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền ở Việt Nam. Đó là cơ quan tình báo tài chính và cơ quan này trực thuộc chính phủ nhằm thay mặt cho mỗi quốc gia xử lý các thông tin hay tội phạm về rửa tiền có như vậy thì việc trấn áp nạn rửa tiền sẽ độc lập và khách quan hơn. Vì vậy nên thành lập cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc chính phủ.32

Tăng cường công tác đấu tranh phòng ngừa tội rửa tiền, đặt biệt là công tác phòng chống tội phạm nguồn.

Để công tác phòng chống rửa tiền hiệu quả thì việc phòng chống các loại tội phạm nguồn như ma túy, buôn lậu, trốn thuế,… và đặt biệt là tham nhũng cần phải được quan tâm đúng mức. Tăng cường phòng chống tham nhũng và xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm

Tham nhũng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn rửa tiền. Và vấn đề phòng chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa được diễn ra một cách triệt để vì nó liên quan đến nhiều người ở nhiều vị trí cấp cao, dường như trở thành hệ thống. Để phòng chống tham nhũng có hiệu quả thì cần phải chú trọng công tác giáo dục con người.

31

Vietinbank, Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Trịnh Thanh Tuyền,

http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/11/111123.html, [truy cập ngày 06-11-2014].

32

Duthaoonline, Chưa thống nhất cơ quan phòng chống Rửa tiền, Tuệ Minh,

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=264, [truy cập ngày 01/11/2014].

GVHD: Nguyễn Văn Tròn 51 SVTH: Trần Thanh Tho

Bên cạnh đó, nhà nước cần tăng cường tuyên truyền giáo dục cho người dân nhân diện được các hành vi tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Ngoài ra còn phải công khai minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, đề ra một số biên pháp tránh xung đột lợi ích riêng và chung. Cụ thể, xây dựng và thực hiện quy chế tuyển dụng đề bạt cán bộ một cách công bằng và dân chủ, quy định rõ ràng về việc kê khai tài sản của công chức. Hơn nữa, công chức phải đượ hưởng một chế độ đãi ngộ thõa đáng hợp lí để học yên tâm làm việc mà không phải lo lắng đến nhu cầu cuộc sống để hạn chế vấn đề tham nhũng.

Một phần của tài liệu tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 55 - 57)