0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội rửa tiền còn

Một phần của tài liệu TỘI RỬA TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 46 -49 )

5. Bố cục của đề tài

3.3.1. Quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội rửa tiền còn

chặt chẽ

Các quy định tại Điều 251 BLHS về tội rửa tiền, không có quy định cụ thể nào xác định hay loại trừ rõ ràng hành vi tự rửa tiền của chủ thể tội phạm nguồn. Tuy nhiên, nếu dựa vào lời văn của Điều luật tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 251 BLHS với cụm từ “biết rõ là do phạm tội mà có” chúng ta có thể thấy, ý đồ của nhà làm luật là hướng tới người thứ ba bên cạnh chủ thể tội phạm nguồn. Chỉ có người không thực hiện tội phạm nguồn thì mới đặt vấn đề xác định yếu tố “biết rõ” hay không biết rõ tiền tài sản là do phạm tội mà có, còn đối với chính người đã thực hiện hành vi phạm tội nguồn thì việc quy định “biết rõ là do phạm tội mà có” trở thành vô nghĩa. Nếu hiểu theo nghĩa này thì rõ ràng quy định tại Điều 251 đã loại trừ hành vi tự rửa tiền của người thực hiện tội phạm nguồn

Với nội dung sửa đổi vừa qua, về cơ bản tội Rửa tiền đã phù hợp với quy định chung trong Công ước Quốc tế và Nghị định 74/2005/NĐ - CP ngày 7/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền, song về lí luận và thực tiễn vận dụng theo chúng tôi cũng còn những bất cập nhất định, mà cụ thể là các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, tội Rửa tiền hiện nay coi là loại tội phạm trong nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng của Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 cho nên có thể coi

29 Phòng chống Rửa tiền, Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam, http://luatminhkhue.vn/hinh- su/phong,-chong-rua-tien-kinh-nghiep-cua-cac-nuoc-va-bai-hoc-cho-viet-nam.aspx, [truy cập ngày 12/10/2014].

GVHD: Nguyễn Văn Tròn 41 SVTH: Trần Thanh Tho

khách thể loại của hành vi rửa tiền là xâm hại đến trật tự công cộng. Theo người viết, nếu chỉ coi hành vi rửa tiền là xâm phạm đến trật tự công cộng là chưa phản ánh đúng tính chất của tội phạm. Bởi hành vi rửa tiền không chỉ xâm phạm đến trật tự công cộng mà còn xâm phạm đến quan hệ xã hội quan trọng hơn, đó là trật tự quản lý kinh tế và mục đích phạm tội nhằm trốn tránh sự phát hiện và thu hồi lại tài sản và suy cho cùng cũng là nhằm mục đích kinh tế. Hơn nữa, hành vi rửa tiền còn có thể làm lũng đoạn thị truờng tiền tệ, làm mất cân đối nền tài chính quốc gia. Vì vậy, nên xếp tội Rửa tiền trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mới phản ánh đúng bản chất của tội phạm và do đó mới có đường lối xử lý phù hợp.

Thứ hai, khi xử lý người phạm tội Rửa tiền có nhất thiết bắt buộc phải chứng minh người này đã phạm những tội phạm cụ thể khác để có được tài sản bất hợp pháp đó hay không, hay chỉ cần xác định người đó phạm tội chung chung là được. Đây cũng là vấn đề vướng mắc hiện nay.

Nếu theo nội dung Điều 251 BLHS 1999 thì phải có cơ sở chứng minh người đó đã phạm những tội phạm cụ thể nhất định nên mới có tài sản, mà được coi là do “phạm tội mà có”. Những tội phạm này có thể đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, theo quy định hiện hành thì việc xử lí người phạm tội Rửa tiền luôn kèm theo việc phải chứng minh người đó phạm một hoặc một số tội phạm cụ thể (nếu rửa tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có thì họ phải nhận biết rõ tiền, tài sản do đó phạm tội mà có). Đây là vấn đề rất phức tạp và nhiều khi không chứng minh được tội phạm mà người đó đã thực hiện trước đó, nhất là các tội phạm về hối lộ, các tội phạm được thực hiện ở nước ngoài. Và cơ sở để người rửa tiền nhận biết được đó là tài sản do nguời khác phạm tội mà có là rất khó khăn. Mặt khác, có thể có trường hợp tội phạm đã hết hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người phạm tội đã chết thì cơ quan Điều tra không thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nên không thể chứng minh nguồn gốc tài sản là do phạm tội mà có được. Và do đó, không có căn cứ vững chắc để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản nêu trên. Nhiều trường hợp trên thực tế, nguời thực hiện việc giao dịch nhằm hợp pháp hoá số tiền, tài sản chỉ có thể nhận thức được tiền, tài sản bất hợp pháp hay tài sản bất minh mà thôi, chứ không thể nhận biết được đó là tài sản do phạm tội mà có. Đây cũng là một trong các lí do mà các vụ án về tội phạm rửa tiền ít bị phát hiện và bị xử lý.

Trước đây tội danh “Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có” cũng như “tội Rửa tiền chưa được quy định trong BLHS 1985 và kể từ khi được quy định trong

GVHD: Nguyễn Văn Tròn 42 SVTH: Trần Thanh Tho

BLHS 1999 thì thực tiễn áp dụng những năm gần đây cũng rất ít. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối năm 2004 đến 2008 có 11 vụ được xét xử với 12 bị cáo về tội danh “Hợp pháp hoá tiền sản do phạm tội mà có”. Như vậy, mỗi năm trung bình trong cả nước có khoảng 2 vụ xét xử. Tỷ lệ này là không đáng kể so với các tội phạm khác đã được xử lý.

Để tạo thuận lợi cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền, theo người viết, trong cấu thành tội phạm cơ bản không nhất thiết buộc người phạm tội phải nhận thức được tài sản đó do phạm tội mà có, mà chỉ cần họ biết tài sản đó có được là bất hợp pháp mà có và các cơ quan tư pháp chỉ cần chứng minh tài sản do thu nhập bất hợp pháp chứ không buộc phải chứng minh là sản do “phạm tội mà có”. Như vậy, mới dễ ràng hơn trong việc xét xử loại tội phạm này. Giải quyết vướng mắc trên, học tập kinh nghiệm của Bộ luật Hình sự Liên Bang Nga chỉ quy định tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm pháp mà có, không đòi hỏi phải là tiền, tài sản do phạm tội mà có. Đây là kinh nghiệm cần được nghiên cứu và có thể áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam.

Thứ ba, vướng mắc khi vận dụng để phân biệt giữa tội Rửa tiền và tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Về bản chất tội Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS 1999) cũng được coi là hành vi rửa tiền theo quy định của các công ước Quốc tế. Với nội dung pháp lý cơ bản trong cấu thành tội phạm của tội Rửa tiền cho thấy, nếu so sánh với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thì điểm giống nhau cơ bản là đối tượng tác động đều là tiền, tài sản do phạm tội mà có. Và cả hai tội đều có thể có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có được do phạm tội mà có. Vậy, khi có trường hợp cùng có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì định tội như thế nào. Đây là vấn đề cần có sự hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thống nhất đường lối xử lý.

Ví dụ: Anh Q biết rõ tiền của bố do buôn lậu mà có và đã cho anh Q số tiền 15 tỷ đồng. Q đã dùng số tiền này kinh doanh bất động sản và mở công ty để kinh doanh hàng hoá khác với mục đích vừa nhằm phát triển nguồn vốn, vừa nhằm hợp pháp hoá nguồn gốc tài sản, đề phòng nếu bố bị phát hiện việc buôn lậu thì Q vẫn bảo toàn được số tiền 1 5 tỷ đồng mà không thể bị tịch thu .

Hành vi của Q được coi là phạm tội Rửa tiền hay phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc cần phải xử lý Q về cả hai tội danh nêu trên.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn 43 SVTH: Trần Thanh Tho

Theo chúng tôi, trường hợp sử dụng tiền, tài sản khi biết rõ là tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng không có mục đích hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó thì không coi là phạm tội Rửa tiền mà chỉ coi là phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thuộc Điều 250 BLHS 1999. Đây là trường hợp đơn thuần người phạm tội có hành vi sử dụng tài sản, mua bán tài sản, dùng tài sản để thanh toán nợ nần, hoặc có thể sử dụng tài sản vào việc kinh doanh nhằm kiếm thêm lợi nhuận... nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được mục đích nhằm hợp pháp hoá số tài sản do người khác phạm tội mà có.

Trường hợp, nếu có cơ sở để xác định người sử dụng tài sản do người khác phạm tội mà có vào việc kinh doanh nhằm hợp pháp hoá số tiền, tài sản hoặc hợp pháp hoá bằng các hình thức khác thì phải coi là phạm tội rửa tiền.

Như vậy, nội dung quan trọng nhất để phân biệt tội rửa tiền với tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là có mục đích nhằm hợp hoá số tiền, tài sản đó hay không. Nếu có chứng cứ chứng minh người có hành vi tiêu thụ tài sản có tính chất kinh doanh... với mục đích hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó thì được coi là hành vi phạm tội Rửa tiền.

Ví dụ nêu trên, theo người Q phải bị xét xử về tội Rửa tiền vì hành vi khách quan của Q thoả mãn điểm b khoản 1 Điều 251 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009. Nhưng nếu định tội Q phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng có những điểm hợp lý nhất định. Quan điểm định tội có thể khác nhau, do đó rất cần có sự hướng dẫn thống nhất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ tư, trong cấu thành tội phạm hiện nay tội rửa tiền không quy định cụ thể hợp pháp số lượng tiền, tài sản có giá trị là bao nhiêu thì bị coi là tội phạm và cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về loại tội phạm này. Vì vậy, thực tiễn cũng còn những vướng mắc nhất định và áp dụng thiếu thống nhất.30

Một phần của tài liệu TỘI RỬA TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 46 -49 )

×