Thực trạng của tội rửa tiềncủa Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 44 - 46)

5. Bố cục của đề tài

3.2. Thực trạng của tội rửa tiềncủa Việt Nam hiện nay

Theo Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ở Việt Nam, khó có thể thống kê chính xác thời điểm hành vi rửa tiền xuất hiện, nhưng có những dấu hiệu cho thấy, các nhóm tội phạm quốc tế đã nhắm đến Việt Nam để thực hiện hành vi rửa tiền

Ở Việt Nam, khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cùng với xu thế hội nhập về kinh tế thì tội phạm cũng có chiều hướng gia tăng, với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi hơn. Các hoạt động buôn bán ma túy, buôn lậu, tham nhũng đã mang lại cho bọn tội phạm một lượng tiền bất chính khổng lồ. Hoạt động tẩy rửa tiền thường được phát hiện sau khi khởi tố và Điều tra các vụ án khác, thông qua các biện pháp Điều tra nghiệp vụ, cán bộ Điều tra đã phát hiện ra hoạt động tẩy rửa tiền của bọn tội phạm (điển hình như vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ án buôn ma túy của Trịnh Nguyên Thủy). Với các vụ án tham nhũng, trong quá trình Điều tra, cán bộ Điều tra đã phát hiện các “ông quan tham” thường có trong tay vài ngôi biệt thự, tài khoản bí mật ở ngân hàng nước ngòai. Những tài sản đó trị giá lên đến hàng triệu USD. Và không ai có thể chắc chắn rằng, trong các khu chung cư, biệt thư cao cấp hiện đại ở các thành phố lớn có bao nhiêu ngôi nhà được mua bằng những đồng tiền hợp pháp. Bởi hiện nay, những kẻ hở trong pháp luật về thị trường bất động sản, kiểm soát thu nhập cá nhân đang là Điều kiện để bọn tội phạm tiến hành hoạt động tẩy rửa tiền.

Lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol cũng đưa ra cảnh báo, trong những năm qua, đã xuất hiện một số vụ rửa tiền thông qua việc chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, một số đối tượng, băng nhóm tội phạm người gốc Phi vào Việt Nam sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại để đồng bọn ở nước ngoài chuyển tiền vào, sau đó rút hết tiền trong các tài khoản này.

Điển hình là vụ rửa tiền xuyên quốc gia đã được Công an Đà Nẵng phát hiện vào tháng 10 năm 2008, bắt được thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique khi tên này đến chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài khoản. Ngay sau khi mở được tài khoản, lập tức có hơn 4,1 tỷ đồng được chuyển vào. Điều đáng nghi ngờ là, đối tượng này tức tốc làm thủ tục để rút tiền. Nhận thấy giao dịch bất thường, cơ quan Điều tra đã vào cuộc và xác minh số tiền trên là khoản tiền bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản nước ngoài. Sau đó chuyển vào Việt Nam qua hai chi nhánh ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn 39 SVTH: Trần Thanh Tho

Công an Đà Nẵng đã tiến hành tạm giữ Linska và Massamba Lendebe Vis (quốc tịch Mozambique). Đáng tiếc là Niaty Lokasso Djamba (quốc tịch Congo), người đã mở tài khoản và được chuyển số tiền hơn 3,34 tỷ đồng tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhanh chân tẩu thoát.

Từ tháng 4/2004 đến tháng 7/2006, các cơ quan chức năng đã phát hiện James Edmund Corbett (công dân Australia, tạm trú tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) có dấu hiệu bất thường, nghi vấn là rửa tiền. James E.Corbett đã mở các tài khoản vãng lai USD tại một số ngân hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua các tài khoản này, đã nhận hơn 3,2 triệu USD từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam, sau đó lần lượt chuyển cho một số công ty ở Việt Nam và ở nước ngoài.

Trên thực tế Việt Nam trong các năm qua đã xuất hiện những hoạt động tội phạm có thể xem là rửa tiền. Một số vụ án có liên quan đến rửa tiền đã bị phát hiện trong thời gian này là một vụ án lớn về sản xuất, buôn bán trái phép chất ma túy và rửa tiền xuyên quốc gia liên quan đến 24 Việt Kiều Canada đã bị phát hiện bởi cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ phối hợp với cảnh sát Hoàng Gia Canada và Interpol Việt Nam. Vụ án đã khép lại nhưng vẫn để lại câu hỏi lớn quanh số tiền 25 triệu USD mà “người Việt thành đạt nhất ở Canada” Lê Thị Phương Mai dự định đầu tư vào Khánh Hòa.

Đầu năm 2004 Việt kiều Lê thị Phương Mai lấy danh nghĩa công ty Viet-Ca Resort & Plantation Inc. (Trụ sở tại 857 unit 1, Somerset St West Ottawa, Ontario, Canda) về Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Sau đó, Mai và đại diện công ty Viet – Can resorts & Plantation Inc đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và các ban hành liên quan để bàn kế hoạch đầu tư 25 triệu USD vào dự án khu nghỉ mát và căn hộ cho thuê với diện tích khoản 70ha tại Dốc Lếch, thuộc huyện Ninh Hòa . Thế nhưng dự án này chưa kịp triển khai thì Lê Thị Phương Mai bị cảnh sát quốc tế bắt giữ.

Những tài liệu do Interpol Việt Nam thu thập cho biết Mai nằm trong đường dây tội phạm gốc Á đặc biệt nguy hiểm. Trong đường dây này, Ze Wai Wong (48 tuổi gốc hoa) phụ trách việc trồng cần sa trong nhà kính, Điều chế thành Ecstasy (ma túy tổng hợp), nhập lậu và phân phối ma túy tại Canada và Mỹ. Lợi nhuận thu được từ việc sản xuất, mua bán ma túy bất hợp pháp sẽ do Lê thị Phương Mai (38 tuổi )tiến hành rửa tiền bất hợp pháp.

Trong quá trình phối hợp Điều tra các cơ quan chức năng Việt Nam cũng tiếp nhận một nguồn tin về việc thông qua 8 doanh nghiệp và 1 ngân hàng tổ chức tội phạm do Lê Thị Phương Mai cầm đầu đã chuyển khoản 25 triệu USD về thành phố Hồ Chí

GVHD: Nguyễn Văn Tròn 40 SVTH: Trần Thanh Tho

Minh. Ngoài ra Mai còn dự định xin thành lập một ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời cơ quan Điều tra cũng tiến hành xác minh về một tổ chức chuyển ngân hợp pháp có tên là A.C Transfers có chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy từ 2000 đến 2004 hàng triệu USD đã được chuyển về Việt Nam và vào thời gian cao điểm, tổ chức này đã chuyển tới 190 ngàn USD /ngày.

Vào thời điểm Mai bị cảnh sát quốc tế bắt giữ, số tiền 25 triệu USD này chưa đầu tư vào dự án Dốc Lếch tại Tỉnh Khánh Hòa. Có thông tin cho biết vào cuối năm 2003 đầu năm 2004 có 11 triệu USD trong số này đã được tổ chức tội phạm của Mai chuyển ra khỏi Việt Nam tới 3 quốc gia châu Á và châu Mỹ. Interpol Việt Nam cho biết đanh tiếp tục phối hợp truy lùng 25 triệu USD.29

Một phần của tài liệu tội rửa tiền trong luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)