5. Bố cục của đề tài
3.1. Tổng quan về tội rửa tiền trên thế giới
Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết rửa tiền hơn ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với quy mô toàn cầu, gây nhiêu hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nhiều vụ rửa tiền dính líu đến các quan chức cấp cao, đã gây khủng hoảng chính trị ở một số quốc gia. Gần đây, liên hệ giữa tiền bẩn và các hoạt động khủng bố đã trở thành quan tâm hàng đầu của các cơ quan công lực.
Báo cáo Điều tra về tội phạm kinh tế quốc tế năm 2003 của Pricewaterhouse Coopers (PWC) dựa trên 3600 cuộc phỏng vấn tiến hành tại 50 quốc gia trên thế giới cho thấy tội phạm kinh tế đang tăng mạnh, cứ ba doanh nghiệp được hỏi, có một doanh nghiệp là nạn nhân của tội phạm kinh tế.
Báo cáo cũng cho thấy công ty càng lớn, khả năng bị tội phạm kinh tế thăm viếng càng cao, không có lĩnh vực nào là an toàn trước các loại tội phạm kinh tế nhưng rủi ro cao nhất rơi vào lĩnh vực tài chính như ngành ngân hàng và bảo hiểm.
Nguồn tiền bẩn thường đến từ nhiều hoạt động tội phạm. Tuy nhiên, hiện rất khó để đưa ra con số tổng của hoạt động rửa tiền khi nó diễn ra ngoài số liệu thống kê kinh tế thông thường. FATF và Liên Hợp Quốc dự đoán hiện có khoảng 1,5 nghìn tỷ USD bị rửa tiền trên thế giới mỗi năm. Số tiền trên chiếm 2% - 5% GDP của toàn thế giới. Hoạt động rửa tiền ngoài khối ngân hàng còn được thực hiện ở các giao dịch ngoại hối, môi giới chứng khoán và kinh doanh chứng khoán, buôn bán kim loại quý hiếm. Ngay cả những nơi như quán bar, nhà hàng, casino, công ty thương mại, kinh doanh ô tô, bất động sản, kinh doanh đồ cổ, các công ty bảo hiểm… cũng có những hoạt động rửa tiền.
Một nguồn tin của hãng tin Reuters chỉ ra rằng, hàng năm trên thế giới có gần 150.000 công ty bình phong (công ty ma) được thành lập trên khắp thế giới. Tiền bẩn được chuyển qua các công ty này và đến hơn 60 thiên đường tài chính lên tới hàng tỷ USD. Theo Tổ chức phi chính phủ Oxfam, số tiền nay nhiều gấp sáu lần chi phí cân cho giáo dục cơ bản ở những nước đang phát triển và nhiều gấp ba lần chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe cơ bản. Trong những năm 1970, người ta thấy có 25 quốc gia
GVHD: Nguyễn Văn Tròn 36 SVTH: Trần Thanh Tho
được xem là thiên đường tài chính thì hiện nay con số này đã vọt lên đến 63 và khoản phân nửa trong số đó là những quốc gia hoặc lãnh thổ nằm dưới quyền bảo hộ của Anh hoặc là các quốc gia thuộc địa chỉ cũ. Chỉ riêng ở Anh, số tiền bị chảy máu ra ngoài dao động ở mức 36 – 123 tỷ euro.
Công nghiệp rửa tiền lại được thêm nhiều “ cú hích” do các thay đổi về thể chế và chính sách tài chính cũng như những tiến bộ về công nghệ trên thế giới.
Thứ nhất, hầu hết mọi quốc gia đều nới lòng kiểm soát ngoại hối, nhất là từ đầu thập kỉ 1990. Ở nhiều nước, việc đổi nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại là hoàn toàn tự do. Đi xa hơn nhiều quốc gia đã chính thức sử dụng chung một thứ tiền (trường hợp đồng euro) hoặc công ty USD hay ERU như là nội tệ bán chính thức của họ. Nhờ thế, một lượng tiền (sạch hay bẩn) khổng lồ có thể được chuyển từ nước này sang nước khác trong nháy mắt, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan công lực.
Thứ hai, tiến độ mở cửa kinh tế ở hầu hết các nước đã tăng vọt, nhất là từ 10-15 năm gần đây. Các thị trường tài chính (đặt biệt là vốn ) trở nên thông thoáng hơn. Số lượng tiền lưu hành toàn cầu đã tăng gấp 3 (từ 6,800 tỷ USD năm 1990 đến 19.000 tỷ năm 2005), mức độ phức tạp cũng tăng lên. Hiển nhiên, càng nhiều loại hình dịch vụ tài chính thì càng lắm cơ hội và cách thức để chuyển tiền phi pháp hoặc đưa tiền bẩn vào luồng tiền sạch.
Thứ ba, cạnh tranh thu hút vốn ngày càng kịch liệt giữa các nước các công ty phát hành chứng khoán, các ngân hàng và các loại định chế tài chính trung gian khác. Đây cũng là sự kiện làm những người rửa tiền thích thú vì họ biết rằng sớm muộn gì cũng có ngân hàng hay các công ty chứng khoán sẵn sàng nhận tiền của họ mà không cần biết nguồn gốc tiền ấy.
Thứ tư, là tác động của cuộc cách mạng thông tin. Ở rất nhiều nước ngân hàng là lĩnh vực đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào ứng dụng sớm và nhanh nhất. Những thành quả của cuộc cách mạng thông tin đã được những người rửa tiền lợi dụng triệt để trong khi đó ở lĩnh vực này các cơ quan công lực tỏ ra chậm chạp hơn nhiều, nhất là khi họ cần phối hợp giữa nhiều địa phương hay xuyên quốc gia.
Cuối cùng, phải kể đến những lối rửa tiền mới sử dụng internet. Những trang wed “đen” như trang sex, cờ bạc, cá cược… thường được dùng để rửa tiền vì các cơ quan công lực khó có thể truy ra tiền ấy từ đâu và vào tay ai .
Tại Châu Á, khó khăn để chống nạn rửa tiền là các khoản quỹ “tiền lậu” ở các nước mọc lên dày đặc theo các kênh khác nhau. Thị trường tài chính khu vực ngày
GVHD: Nguyễn Văn Tròn 37 SVTH: Trần Thanh Tho
càng được sát nhập và liên kết nhiều thành viên hơn thì khả năng rửa tiền của bọn tội phạm ngày càng lớn, trong hoạt động này gồm cả các tổ chức khủng bố. Mỗi ngày số tiền luân chuyển khắp thế giới về Châu Á lên tới nhiều tỷ USD và việc kiểm soát để biệt lập đâu là đồng tiền “bẩn” hay “tiền sạch” quả là rất khó.
Ngoài ra các tổ chức tội phạm hiện cũng rất tinh vi. Chúng rửa tiền dựa trên những công nghệ mới mà các chuyên gia gọi là “hệ thống tài chính di động”. Hệ thống này hoạt động ngầm rất khó phát hiện nhờ có sự móc ngoặc của nhiều mắt xích khác nhau. Có một Điều trớ trêu là nhiều doanh nghiệp khi kinh doanh hợp pháp thì không thànhh công nhưng khi bên bờ phá sản thì lại móc ngoặc được với các tổ chức rửa tiền để hoạt động. Số doanh nghiệp này hiện nay tồn tại không phải là nhỏ nhất là trong thời điểm cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng.
Mới đây, các chuyên gia về tiền tệ của ngân hàng Trung ương Singapore đã ra lời cảnh báo rằng, nếu hoạt động rửa tiền không được kiểm soát tốt thì nó sẽ tác động rất xấu tới hoạt động kinh doanh của khu vực. Hiện nay, rửa tiền và hoạt động khủng bố trong lĩnh vực tài chính đang gia tăng mạnh ở châu Á. Để đạt được mục đích đưa ra bọn tội phạm đã không ngần ngại móc nối với nhau để có bằng được đồng tiền bẩn. Khi có đồng tiền bất hợp pháp trong tay, chúng cho xây dựng các công ty ảo. Các công ty này khi hoạt động sẽ tác động xấu tới môi trường kinh doanh. Nguy hiểm hơn, bọn tội phạm còn sử dụng đồng tiền bẩn vào việc tài trợ cho các hoat động phạm pháp như: khủng bố, buôn bán ma túy, buôn lậu,… Một thông báo mới đây của tổ chức Liên Hợp Quốc cho thấy, số tiền bẩn được bọn tội phạm sử dụng vào mục đích khủng bố, tống tiền ngày càng lớn và quy mô hoạt động của chúng ngày càng dày đặc hơn.
Trong thời gian gần đây cả quỹ tiền tệ (IMF) và ngân hàng Thế giới (WB) đã tăng cường đưa ra các hệ thống giám sát chống rửa tiền ở nhiều nước ở Châu Á và Singaopre được xem là nơi điển hình để chống lại các tội phạm này. Một Điều cần thấy rõ là khi hoạt động tài chính của một quốc gia bị tổn thương thí khả năng kiểm soát giá trị của đồng tiền sẽ gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài có thể gây ra ra những cuộc khủng hoảng nhẹ về kinh tế. Vì vậy, chống rửa tiền làm trong sạch hệ thống tài chính là nhiệm vụ của mỗi quốc gia.28
28 Tài liệu, Luận văn Giải pháp phòng, chống Rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam, http://tai-lieu.com/tai- lieu/luan-van-giai-phap-phong-chong-rua-tien-qua-he-thong-ngan-hang-viet-nam-12103/, [truy cập ngày 12/10/2014].
GVHD: Nguyễn Văn Tròn 38 SVTH: Trần Thanh Tho