Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết)

90 11.3K 52
Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ------------ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011 (Dành cho học sinh trường THPT chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Đề bài Câu 1 (3,0 điểm) Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết: “ Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Câu 2 (7,0 điểm) Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh………………….. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011 (Dành cho học sinh trường THPT chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Phân tích và lý giải: Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và tình yêu thương của mẹ. a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con: - Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ. - Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống. - Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua… Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương. b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy: - Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. - Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. - Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. 2. Bình luận, đánh giá: a. Vai trò của tình mẫu tử: - Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con. - Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống. - Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. - Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy. b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con. c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Giải thích nhận định: - Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con người luôn sống trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công. - Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của mình, của tầng lớp mình. - Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên niềm tin, niềm lạc quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều thiện đối với cái xấu, cái ác. 2. Chứng minh: Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói chung nhưng đề bài chỉ yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích. Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh. a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong truyện cổ tích: - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở sự phân tuyến của nhân vật. - Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, luôn chịu cảnh bất công của giai cấp mình. + Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt). + Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt). + Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây khế, Sọ Dừa, Lấy vợ cóc…). + Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử). b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà luôn tin vào tập thể, tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện. - Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm của Thạch Sanh, lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây khế…). - Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây khế, Cây tre trăm đốt). - Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu ngăn cách về địa vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái nghèo lấy được vua. - Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần, mỗi lần sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ lốt quái dị trở thành chàng trai khôi ngô.. - Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc). - Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao động về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện. - Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể hiện niềm tin đạo đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. 3. Đánh giá: - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công. Tác giả dân gian không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình. Song truyện cổ tích không hề gây cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong các tác phẩm. - Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn cảnh sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2 NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ Văn – Lớp 10 (ngày thi: 04/01/2013) (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1 (3,0 điểm) Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết: “ Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Câu 2 (7,0 điểm) Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh………………….. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2012-2013 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 Ý Nội dung Điểm Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim Phân tích và lí giải những mong ước và tình yêu thương của mẹ. a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để 1 dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con: - Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ. - Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống. - Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua… Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương. b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể 1 hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy: - Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. - Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. - Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. a. Vai trò của tình mẫu tử: - Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con. Bình 0,5 luận, - Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống. đánh giá: - Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. - Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy. b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con. 0,25 c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái 0,25 kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình. 2 - Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con người luôn sống trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công. Giải thích - Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của nhận định: mình, của tầng lớp mình. - Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên niềm tin, niềm lạc quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều thiện đối với cái xấu, cái ác. Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói 1 chung nhưng đề bài chỉ yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích. Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh. a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong truyện cổ tích: - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh Chứng minh: 1 trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở sự phân tuyến của nhân vật. - Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, luôn chịu cảnh bất công của giai cấp mình. 1 + Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt). + Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt). + Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây khế, Sọ Dừa, Lấy vợ cóc…). + Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử). b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà luôn tin vào tập thể, tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện. 2 - Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm của Thạch Sanh, lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây khế…). - Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây khế, Cây tre trăm đốt). - Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu ngăn cách về địa vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái nghèo lấy được vua. - Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần, mỗi lần sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ lốt quái dị trở thành chàng trai khôi ngô.. - Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc). - Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao động về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện. - Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể 1 hiện niềm tin đạo đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công. Tác giả dân gian không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình. Song truyện cổ tích không hề gây Đánh giá: cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong 1 các tác phẩm. - Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn cảnh sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. Së GD Vµ §T VÜNH PHóC TRƯỜNG THPT S¤NG l¤ ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN : Ngữ văn - Lớp 10. Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian phát đề) ( Đề gồm 01 trang) Câu 1: (3 điểm). “ Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời”. ( Cicero) Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2: (7 điểm). “ Truyện cổ tích kể về số phận con người bình thường trong xã hội , thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động”. ( Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục). Bằng sự hiểu biết của mình về truyện cổ tích, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ………………….Hết…………………… Họ và tên thí sịnh:…………………………………….SBD……………..Phòng……….. Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Së GD Vµ §T VÜNH PHóC TRƯỜNG THPT S¤NG l¤ ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN : Ngữ văn - Lớp 10. Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian phát đề) ( Đề gồm 01 trang) Câu 1: (3 điểm). “ Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời”. ( Cicero) Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2: (7 điểm). “ Truyện cổ tích kể về số phận con người bình thường trong xã hội , thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động”. ( Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục). Bằng sự hiểu biết của mình về truyện cổ tích, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ………………….Hết…………………… Họ và tên thí sịnh:…………………………………….SBD……………..Phòng……….. Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN : Ngữ văn - Lớp 10. Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian phát đề) --Đáp án có 02 trang-- Câu 1( 3 điểm) 1.Yêu cầu kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc có sức thuyết phục; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu kiến thức: Cần đảm bảo các nội dung sau: Câu 1 ý 1 2 3 4 Nội dung 1. Giải thích - Tình bạn : là mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người. Là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh cho nhau. - Mặt trời đại diện cho sự sống. Không có mặt trời con người không thể tồn tại. => ý nghĩa câu nói: Đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống. Tác giả so sánh để thấy: tình bạn như hơi thở, như cuộc sống, như chân lí hiển nhiên. 2.Chứng minh vấn đề: - Khi tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm, cùng chí hướng, sùng sở thích... ; đó là sự tri kỷ, tâm giao ( Nguyễn Khuyến – Dương Khuê, Các Mác – Lê Nin. Bá Nha – Tử kì…) - Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. + Khi vui: + Khi buồn ( Học sinh có hể lấy ví dụ trong thực tế đời sống để chứng minh). + Khi gặp khó khăn: Bạn bè sẽ giúp ta gượng dậy, có thể hy sinh vì nhau. => Tình bạn là tình cảm cao quý, thiêng liêng không thể thiếu được. 3. Bình luận: Tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan tâm. Không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tình bạn là một tình cảm cao quý không thể thiếu trên đường đời của mỗi con người. Vì thế, tùy mức độ thận thiết mà có tình bạn. 4. Mở rộng: Muốn có tình bạn cao đẹp cần: Điểm 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 - Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau. - Phải biết giữ gìn và nuôi dưỡng tình bạn bền chặt, sâu sắc. => Hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp. Câu 2 ( 7 điểm) 1. Yêu cầu kĩ năng : Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, xác định được yêu cầu của đề bài, bố cục hợp lí, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, văn viết lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt , dùng từ, đặt câu, ngôn ngữ trong sáng, giàu biểu cảm. 2. Yêu cầu kiến thức: Câu ý Nội dung Điểm 2 * Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận. 0,5 * Thân bài: có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau: 1 1.Nêu khái niệm về truyện cổ tích. 0,5 Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian, ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có áp bức bóc lột…Trong đó , những con người thấp cổ bé họng là nạn nhân đau khổ nhất. 2 2.Truyện cổ tích kể về những con người bình thường trong xã 4,0 hội: Qua truyện cổ tích tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, chịu mọi bất công của giai cấp mình. - Số phận của những người lao động nghèo khổ. - Số phận của những người bị áp bức, bóc lột sức lao động. - Số phận những người bị lừa gạt. - Số phận những người bị đối xử bất công, bị khinh miệt, bị thua thiệt trăm bề. ( Lấy dẫn chứng trong các truyện : Chử Đồng Tử; Tâm Cám; Cây tre trăm đốt; Thạch Sanh….) 3 3. Tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động: - Nêu cao khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng, lòng tin vào 3,0 sự chiến thắng của lẽ phải của điều thiện. + Trong đói nghèo, thiếu ăn họ vẫn mơ về ột cuộc sống ấm no. + Mơ về sự công bằng. + Luôn tin vào sức mạnh của tình yêu, của lao động. - Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người. 1,5 ( Lấy dẫn chứng ,chứng minh cho các luận điểm trên). * Kết bài: khẳng định rõ hơn vấn đề. 0,5 Lưu ý: Giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh có dẫn chứng chứng minh cho từng luận điểm. Bài viết không mắc lỗi.Diễn đạt mạch lạc, có sức hấp dẫn. Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Ngữ văn * Bảng: A * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1:(8 điểm) Nhà bác học Đacuyn đã nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên. Câu 2:(12 điểm) “Lịch sử văn học của một dân tộc, xét đến cùng, là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy.” (Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập 1, NXB Giáo dục năm 2007, trang 11) Bằng những hiểu biết về thơ văn trung đại đã học ở chương trình Ngữ văn 10, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. --- HẾT --- 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi:Ngữ văn * Bảng: A * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1:(8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trong sáng. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Tự học quyết định mọi sự thành công, (0.5đ) mọi giá trị (dù nhỏ nhất) của đời người. (2.0đ) - Giải thích nội dung, ý nghĩa câu nói của Đacuyn: + Làm rõ: Thế nào là tự học? + Tự học như cách nói của Đacuyn là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi chương trình do nhà trường giảng dạy. Kiến thức do nhà trường trang bị là cơ sở giúp mọi người tự học để mở rộng tầm hiểu biết nhằm nâng cao giá trị con người, giúp mọi người đạt được sự thành công và tạo ra những gì có giá trị (dù nhỏ nhất) trong cuộc sống.... - Vấn đề Đacuyn nêu ra đã làm nổi bật vai trò vô cùng quan trọng của tự học đối với bản thân ông nói riêng và đối với mọi người nói chung. Bất kỳ ai, muốn đạt được sự thành công, muốn tạo ra những Điều có ý nghĩa, có giá trị, … đều phải thông qua tự học. (2.5đ) - Người biết tự học là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp (2.5đ) cho cuộc sống: + Đacuyn là nhà bác học vĩ đại. Việc học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông . + Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi; không học theo kiểu được hay chăng chớ mà phải biết học có phương pháp. + Có hoài bão người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học và có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để học tập. Đặc biệt, là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới. (0.5đ) - Bài học rút ra: + Học sinh phải biết tự học ngay từ ngồi trên ghế nhà trường. + Xác lập hoài bão, mục đích để định hướng tự học. 2 + Rèn luyện thói quen tự học để chuẩn bị tinh thần tự học suốt đời. Ngày nay, điều kiện để tự học rất thuận lợi (sách, báo, máy vi tính, mạng Internet…) nên cần có ý thức để tận dụng hết các điều kiện ấy. Câu 2:(12 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Nắm vững cách làm bài nghị luận văn học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. - Dẫn chứng chính xác, chọn lọc. - Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau và lựa chọn những dữ liệu khác nhau; có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau: - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Văn học là tấm gương phản ánh đời sống tư tưởng, tâm hồn, tình cảm con người của mọi dân tộc. - Giải thích đúng ý nghĩa của nhận định: (3,0đ) + Văn học phản ảnh chân thực đời sống tư tưởng, tâm hồn con người. Qua văn học có thể thấy được chân dung tâm hồn dân tộc. + Văn học Trung đại phản ảnh vẻ đẹp tâm hồn con người thời đại: yêu nước, anh hùng, nhân nghĩa - Chứng minh qua một số tác phẩm (6,0 điểm) - Tư tưởng yêu nước. - Chủ nghĩa anh hùng. - Tư tưởng nhân nghĩa. ( có thể kết hợp chứng minh các nội dung cùng lúc). - Đánh giá chung (2,0 điểm) + Khẳng định tính đúng đắn của nhận định. + Khẳng định giá trị nội dung – tư tưởng của Văn học Trung đại (1.0đ) (1.5đ) (1.5đ) (2.0đ) (2.0đ) (2.0đ) (1.0đ) (1.0đ) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức HẾT 3 Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Ngữ văn * Bảng: B * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1:(8 điểm) Nhà bác học Đacuyn đã nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên. Câu 2:(12 điểm) “Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay, văn học dân gian vẫn xứng đáng được coi như một nguồn vô tận cho sự sáng tạo nghệ thuật” (Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục năm 2007, trang 23) Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên. --- HẾT --- 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi:Ngữ văn * Bảng: B * Lớp: 10 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1:(8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trong sáng. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Tự học quyết định mọi sự thành công, (0.5đ) mọi giá trị (dù nhỏ nhất) của đời người. (2.0đ) - Giải thích nội dung, ý nghĩa câu nói của Đacuyn: + Làm rõ: Thế nào là tự học? + Tự học như cách nói của Đacuyn là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi chương trình do nhà trường giảng dạy. Kiến thức do nhà trường trang bị là cơ sở giúp mọi người tự học để mở rộng tầm hiểu biết nhằm nâng cao giá trị con người, giúp mọi người đạt được sự thành công và tạo ra những gì có giá trị (dù nhỏ nhất) trong cuộc sống.... - Vấn đề Đacuyn nêu ra đã làm nổi bật vai trò vô cùng quan trọng của tự học đối với bản thân ông nói riêng và đối với mọi người nói chung. Bất kỳ ai, muốn đạt được sự thành công, muốn tạo ra những Điều có ý nghĩa, có giá trị, … đều phải thông qua tự học. (2.5đ) - Người biết tự học là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp (2.5đ) cho cuộc sống: + Đacuyn là nhà bác học vĩ đại. Việc học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông . + Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi; không học theo kiểu được hay chăng chớ mà phải biết học có phương pháp. + Có hoài bão người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học và có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để học tập. Đặc biệt, là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới. (0.5đ) - Bài học rút ra: + Học sinh phải biết tự học ngay từ ngồi trên ghế nhà trường. + Xác lập hoài bão, mục đích để định hướng tự học. 2 + Rèn luyện thói quen tự học để chuẩn bị tinh thần tự học suốt đời. Ngày nay, điều kiện để tự học rất thuận lợi (sách, báo, máy vi tính, mạng Internet…) nên cần có ý thức để tận dụng hết các điều kiện ấy. Câu 2:(12 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng - Nắm vững cách làm bài nghị luận văn học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. - Dẫn chứng chính xác, chọn lọc. - Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau và lựa chọn những dữ liệu khác nhau; có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau: - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: VHDG có vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. (1.0đ) - Giải thích : (4.0đ) + Lời nhận định đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của bộ phận văn học dân gian trong nền văn học dân tộc. + Nguồn vô tận mà văn học dân gian đem đến cho sự sáng tạo nghệ thuật chính là nền tảng ban đầu, là nguồn chất liệu giàu đẹp, là pho kinh nghiệm mẫu mực về sáng tạo nghệ thuật. - Chứng minh: (6.0đ) + Văn học dân gian có nội dung phong phú, góp phần bảo tồn và phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp của con người Việt Nam, là nguồn cảm hứng cho các tác giả văn học viết + Văn học dân gian chứa đựng một kho tàng kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật. + Lịch sử văn học đã cho thấy được sự tác động mạnh mẽ của văn học dân gian đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết - Khái quát lại vấn đề và khẳng định ý nghĩa của lời nhận định. Bày tỏ thái độ trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn học dân gian và vấn đề bản sắc dân tộc. (1.0đ) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức HẾT 3 SỞ GIÁO DỤC HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH KHỐI 10 NĂM HỌC 2010- 2011 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút A, ĐỀ RA: Câu1 ( 8 điểm): Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu trong xã hội xưa và nay. Câu 2 ( 12 điểm): Có ý kiến cho rằng: " Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân đạo". B, ĐÁP ÁN: Câu 1: 1, Yêu cầu về kĩ năng: - Mặc dù bài làm văn xuất phát từ một câu truyện cổ tích nhưng yêu cầu của đề chỉ bàn đến thái độ về lẽ sống nên đây là một bài nghị luận xã hội. - Bài viết phải có sự vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận. 2, Yêu cầu về kiến thức: ( HS có thể làm theo nhiều hướng nhưng phải có đầy đủ những ý sau): - Thiện là điều tốt đẹp mà tất cả mọi người trong cuộc sống đều hướng tới. Trái với thiện là ác, ác là mọi suy nghĩ, hành động mang lại những điều trái với lẽ tự nhiên, trái với lương tâm, đạo đức. Người tốt là người luôn làm điều thiện, kẻ ác luôn gieo rắc đau khổ, chết chóc. Cái thiện luôn được trân trọng, đề cao. Đó là "mặt trời chân lý" để mỗi hành động, việc làm của con người hướng tới. Ngược lại, cái Ác luôn bị lên án, ghét bỏ kết tội. - Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa kẻ xấu và người tốt vô cùng gian nan, phức tạp. Người bình dân xưa đã thể hiện ước mơ, lí tưởng của mình về sự chiến thắng của cái thiện, của người tốt trong nhiều câu chuyện cổ tích, tiêu biểu là " Tấm Cám". - " Tấm Cám" là một cuộc chiến đấu đầy cam go, quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người tốt và kẻ xấu. Lúc đầu cái thiện gần như bị chèn ép, ngưòi tốt chỉ biết khóc và dựa vào sự phù trợ của ông Bụt. Những Bụt giúp Tấm được bao nhiêu thì bị cướp đi bấy nhiêu, kể cả mạng sống Tấm cũng không giữ được. Phải chăng đó là sự nhu nhược, sợ hãi không dám nói lên tiếng nói của riêng mình, một hiện tượng không những phổ biến trong xã hội phong kiến xưa mà cả trong xã hội hiện nay. - Sự trở về của cô Tấm trong ngôi vị hoàng hậu, sự chiến thắng trọn vẹn của cái Thiện đã chứng minh cho quy luật "Ác giả ác báo", "Ở hiền gặp lành". Song cái Thiện đã trải qua bao áp bức, bất công, muốn có kết quả tốt đẹp cuối cùng cái Thiện không thể mãi nhu nhược, nhún mình. Người tốt phải chủ động đứng dậy giành lại quyền sống quyền hạnh phúc. - Cái thiện tồn tại ở đâu thì ở đó cái ác luôn rình rập. Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau nhưng lại là tiền đề tồn tại cho nhau. Không nơi nào tồn tại những người tốt và chẳng có xã hội nào chỉ có những công dân xấu. Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lặp lại chúng. - Ranh giới giữa cái thiện và cái ác chỉ cách nhau một sợi chỉ nhỏ. Trong học tập của học sinh, cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của cái xấu, cái ác: lười biếng, dối trá, gian lận...cũng khó khăn phức tạp. Học sinh cần chăm lo rèn luyện đạo đức, quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác. Nkhông ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xã hội. Tích cực lao động cần cù, sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Câu 2: 1, Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận cần thiết; vận dụng kiến thức đã học, đã nghiên cứu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ yêu cầu của đề. 2, Về kiến thức: - Giải thích luận đề: + Yêu nước: Là ý thức công dân, là truyền thống dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước. + Nhân đạo: Biểu hiện qua lòng nhân nghĩa: coi trọng con người, nhân dân; coi trọng lòng nhân ái giữa người và người, giữa dân tộc và dân tộc. => Chủ nghĩa yêu nước gắn với tư tưởng nhân nghĩa. - Phân tích, chứng minh( Qua cuộc đời và thơ văn): + Tìm theo Lê Lợi dâng " Bình Ngô sách", tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. + " Quân trung từ mệnh tập": . Giao thiệp với tướng nhà Minh, thực hiện kế sách đánh vào lòng người(lập luận sắc bén, mạnh mẽ, thuyết phục, có sức mạnh " mười vạn quân", tác động tư tưởng, tình cảm đối phương, biết phân hoá các đối tượng để có cách viết phù hợp: Mã Kì, Phương Chính, Vương Thông, Sơn Thọ..). . Lòng yêu chuộng hoà bình, thiện chí với quân Minh( tạo điều kiện, phương tiện cho chúng rút quân đảm bảo tính mạng) -> Một tư tưởng sáng suốt, có tầm chiến lược sâu sắc, có tính chiến đấu, có ý nghĩa lâu dài Yêu nước- nhân đạo. + " Đại cáo bình Ngô": . Phần 1: Nêu chính nghĩa của cuộc kháng chiến: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, văn hiến dân tộc trên lập trường yêu nước, thương dânlàm sức mạnh tinh thần trong chiến đấu. . Phần 2: Tố cáo tội ác của quân giặc: Gây đau khổ, lầm than cho dân, thương xót dân -> biến đau thương thành hành động. . Phần 3: Quá trình chiến đấu và chiến thắng: sức mạnh của tinh thần yêu nước quật khởi chống quân xâm lược, vượt khó khăn gian khổ, quân dân đoàn kết một lòng để giành thắng lợi hoàn toàn. Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, hiếu hoà, hiếu sinh vì nhân dân và dân tộc. . Phần 4: Tuyên bố thắng lợi, mở ra kỉ nghuyên hoà bình, độc lập mới cho dân tộc. -> Tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước thương dân. + Lòng yêu nước biểu hiện qua tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người: . " Bảo kính cảnh giới 43": Cảnh ngày hè: Hoà mình vào hương sắc mùa hè, lắng nghe cuộc sống của dân, ước mơ xã hội thái bình, no ấm. . Bạch Đằng hải khẩu: Tự hào về chiến công, anh hùng của dân tộc. + Suy nghĩ, triết lí sâu sắc về nhân sinh - > có lí tưởng nhân nghĩa cao cả, sống giản dị, hiểu thời thế, biết giữ mình. . Nếp sống thanh đạm. . Hoà mình vào thiên nhiên. . Yêu quý muôn loài . Niềm đau trước những bất công xã hội. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ------------ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011 (Dành cho học sinh trường THPT chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Đề bài Câu 1 (3,0 điểm) Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết: “ Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Câu 2 (7,0 điểm) Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh………………….. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011 (Dành cho học sinh trường THPT chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Phân tích và lý giải: Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và tình yêu thương của mẹ. a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con: - Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ. - Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống. - Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua… Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương. b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy: - Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. - Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. - Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. 2. Bình luận, đánh giá: a. Vai trò của tình mẫu tử: - Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con. - Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống. - Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. - Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy. b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con. c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Giải thích nhận định: - Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con người luôn sống trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công. - Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của mình, của tầng lớp mình. - Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên niềm tin, niềm lạc quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều thiện đối với cái xấu, cái ác. 2. Chứng minh: Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói chung nhưng đề bài chỉ yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích. Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh. a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong truyện cổ tích: - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở sự phân tuyến của nhân vật. - Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, luôn chịu cảnh bất công của giai cấp mình. + Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt). + Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt). + Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây khế, Sọ Dừa, Lấy vợ cóc…). + Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử). b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà luôn tin vào tập thể, tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện. - Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm của Thạch Sanh, lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây khế…). - Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây khế, Cây tre trăm đốt). - Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu ngăn cách về địa vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái nghèo lấy được vua. - Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần, mỗi lần sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ lốt quái dị trở thành chàng trai khôi ngô.. - Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc). - Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao động về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện. - Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể hiện niềm tin đạo đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. 3. Đánh giá: - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công. Tác giả dân gian không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình. Song truyện cổ tích không hề gây cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong các tác phẩm. - Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn cảnh sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ------------ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011 (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Đề bài Câu 1 (3,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ: “Một điều nhịn là chín điều lành”. Câu 2 (7,0 điểm) Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai chùm ca dao than thân và yêu thương, tình nghĩa. ---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh………………….. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011 (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa câu nói: - Nhịn: là nhún nhường, biết kiềm chế nóng giận, biết lắng nghe ý kiến của người khác, luôn giữ được hoà khí trong giao tiếp, ứng xử, tránh xung khắc đối đầu. - Lành: kết quả tốt đẹp, thoả đáng, đúng như mong muốn. - Một, chín: những con số có tính chất ước lệ. - Cả câu: Cha ông ta khuyên trong cuộc sống nên biết nhường nhịn, nhẫn nhịn để tạo mối quan hệ tốt lành, thân ái. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề: - Khẳng định mặt đúng của câu tục ngữ: Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm xử thế đúng đắn của cha ông ta. Bởi vì cuộc sống vốn đa dạng phức tạp. Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau (trong gia đình, ngoài xã hội). Muốn phát triển, con người phải biết đoàn kết hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, đem lại hiệu quả cao nhất. Sự hoà thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là cách ứng xử có hiệu quả, là phương châm sống tốt nhất. (Thí sinh cần nêu và phân tích được các dẫn chứng thực tế trong gia đình, ngoài xã hội để chứng minh). - Tuy nhiên cần thấy rằng câu tục ngữ chỉ nêu lên một cách rất chung chung. Trong thực tế đời sống, không phải sự nhẫn nhịn, nhún nhường bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất. Khi đối mặt với cái xấu, cái ác thì sự nhẫn nhịn lại đồng nghĩa với thái độ hèn nhát, nhu nhược, lại trở thành tiêu cực vì nó cản trở sự vươn lên, hoàn thiện của bản thân mỗi người cũng như của cả cộng đồng. (Thí sinh cần nêu và phân tích được các dẫn chứng thực tế để chứng minh). 3. Bài học nhận thức và hành động: - Tuỳ từng tình huống, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể để lựa chọn cách ứng xử phù hợp. - Trong giao tiếp cần có thái độ mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có chừng mực, có nguyên tắc. - Quyết tâm chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, không làm ngơ trước những việc bất bình, phi pháp; mạnh dạn phê phán những thái độ, việc làm không đúng của mọi người xung quanh. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh vận dụng hiểu biết về ca dao (chủ yếu qua hai chùm ca dao đã học), phân tích làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa (ở hai phương diện: vẻ đẹp và thân phận). Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau: 1. Thân phận của người phụ nữ trong ca dao: Hình thức lặp lại mô thức mở đầu “thân em như..” với tần số cao trong ca dao cho thấy người phụ nữ là loại người khổ nhất trong xã hội cũ. - Cuộc đời vất vả, trăm đắng nghìn cay. - Bị coi rẻ, bị khinh thường nên những giá trị đích thực của người phụ nữ không được biết đến. - Là nạn nhân của chế độ tảo hôn. - Nỗi khổ lớn nhất của người phụ nữ là bị phụ thuộc, không được tự do yêu đương, không được tự quyết định số phận, tương lai của mình. - Âm hưởng chung của những bài ca dao than thân là tiếng thở dài, cám cảnh cam chịu của người phụ nữ. 2. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao: a. Vẻ đẹp hình thức, phẩm chất: - Vẻ đẹp hình thức: Bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, đầy nữ tính (Thân em như tấm lụa đào…, Thân em như hạt gạo tám xoan…). - Vẻ đẹp phẩm chất: cần cù, nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, lam lũ tảo tần. (Con cò, Mười tay). b. Vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm: - Có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, thuỷ chung, tình nghĩa. - Có tình thương vô bờ với con cái, sẵn sàng chịu đựng vất vả, tủi nhục vì con. c. Vẻ đẹp của niềm mơ ước, khao khát táo bạo thể hiện ý thức phản kháng, muốn thoát khỏi thân phận bị lệ thuộc (ước gì sông rộng một gang…). 3. Khái quát: - Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao là hiện thân đầy đủ của những nỗi khốn khổ tủi nhục nhất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Song vượt lên số phận bấp bênh, chìm nổi, ở họ vẫn toả rạng ánh sáng của vẻ đẹp tâm hồn, của lòng thuỷ chung, của khát vọng tình yêu mãnh liệt. - Người phụ nữ trở thành đối tượng được cảm thông, yêu thương, trân trọng. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn Së GD&§T VÜnh Phóc Tr−êng THPT VÜnh Yªn ———— Kú thi chän hsg líp 10 cÊp tr−êng m«n Ng÷ v¨n N¨m häc 2010 - 2011 Thêi gian lµm bµi: 120 phót, kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò ————— C©u 1 (4 ®iÓm) Tõ nh÷ng ®Æc tr−ng c¬ b¶n cña v¨n häc d©n gian, h y nªu râ sù kh¸c nhau gi÷a v¨n häc d©n gian vµ v¨n häc viÕt. C©u 2 (6 ®iÓm) C¶m nhËn cña em vÒ gi¸ trÞ néi dung vµ nghÖ thuËt cña ®o¹n th¬: Ta lµm con chim hãt Ta lµm mét cµnh hoa Ta nhËp vµo hßa ca Mét nèt trÇm xao xuyÕn. Mét mïa xu©n nho nhá LÆng lÏ d©ng cho ®êi Dï lµ tuæi hai m−¬i Dï lµ khi tãc b¹c. ( TrÝch Mïa xu©n nho nhá – Thanh H¶i) —HÕt— C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm Hä tªn thÝ sinh ....................................................................Sè b¸o danh ............. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 10 m«n Ng÷ v¨n -----------C©u 1: ( 4 ®iÓm) Häc sinh cã thÓ s¾p xÕp tr×nh bµy theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau. Cô thÓ cÇn nªu ®−îc mét sè ý nh− sau : Sù kh¸c nhau gi÷a V¨n häc ®©n gian vµ V¨n häc viÕt - VÒ thêi ®iÓm ra ®êi: V¨n häc d©n gian cã tõ rÊt s¬m khi ch−a cã ch÷ viÕt; V¨n hoc viÕt ra ®êi muén h¬n khi cã ch÷ viÕt. - VÒ t¸c gi¶: VHDG lµ kÕt qu¶ qu¸ tr×nh s¸ng t¸c tËp thÓ, kh«ng mang dÊu Ên c¸ nh©n; VH viÕt do c¸ nh©n c¸c trÝ thøc s¸ng t¸c, mang dÊu Ên riªng. - VÒ ph−¬ng thøc l−u truyÒn: VHDG l−u truyÒn theo ph−¬ng thøc truyÒn miÖng; VH viÕt theo ph−¬ng thøc ch÷ viÕt. - VÒ h×nh thøc tån t¹i: VHDG g¾n bã víi nh÷ng sinh ho¹t v¨n hãa céng ®ång; v¨n häc viÕt cè ®Þnh trong c¸c v¨n b¶n viÕt ®éc lËp cña mét t¸c phÈm v¨n ch−¬ng. (Mçi ý ®óng cho 1 ®iÓm) C©u 2: ( 6 ®iÓm) A/ VÒ kü n¨ng: HiÓu ®óng yªu cÇu cña ®Ò bµi. BiÕt c¸ch lµm bµi nghÞ luËn v¨n häc, bè côc râ rµng, kÕt cÊu hîp lÝ, diÔn ®¹t tèt; kh«ng m¾c c¸c lçi chÝnh t¶, dïng tõ, ng÷ ph¸p. B/ VÒ néi dung : Häc sinh cã thÓ s¾p xÕp tr×nh bµy theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau ®«i chç cã thÓ cã nh÷ng c¶m nhËn riªng miÔn lµ ph¶i b¸m s¸t t¸c phÈm, tr¸nh suy diÔn tuú tiÖn. §¹i ý cÇn lµm næi bËt ®−îc: 1.Tõ c¶m xóc mïa xu©n cña thiªn nhiªn ®Êt trêi, mïa xu©n cña ®Êt n−íc. T¸c gi¶ −íc nguyÖn ®−îc hãa th©n: - Lµm con chim gäi mïa xu©n vÒ ®em niÒm vui cho mäi ng−êi - Lµm cµnh hoa t« ®iÓm cuéc sèng, lµm ®Ñp cho thiªn nhiªn - Lµm nèt trÇm hßa ca xao xuyÕn lßng ng−êi - NghÖ thuËt: H×nh ¶nh Èn dô t−îng tr−ng cho vÎ ®Ñp, niÒm vui, tµi trÝ cña ®Êt n−íc, con ng−êi ViÖt nam 2. Tõ c¶m xóc mïa xu©n cña thiªn nhiªn ®Êt trêi, mïa xu©n cña ®Êt n−íc. T¸c gi¶ −íc nguyÖn d©ng hiÕn phôc vô cho ®êi: - Lµm mét mïa xu©n nho nhá ®Ó gãp vµo mïa xu©n bÊt diÖt cña ®Êt n−íc. §ã lµ −íc nguyÖn ch©n thµnh, gi¶n dÞ, nh−ng cã ý nghÜa lín lao. - NghÖ thuËt: Èn dô, ®iÖp ng÷ vµ thÓ th¬ tù do, nhÞp th¬ mang ®Õn ©m h−ëng nhÑ nhµng vµ thanh tho¸t, vui t−¬i. 3. §o¹n th¬ kh¬i dËy niÒm tù hµo vµ niÒm tin t−ëng vÒ quª h−¬ng ®Êt n−íc trong lßng ng−êi ®äc. 3/ Thang ®iÓm: §iÓm 6 : §¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn, v¨n viÕt cã c¶m xóc, dÉn chøng chän läc phong phó, diÔn ®¹t trong s¸ng. Cã thÓ cßn cã mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 4 : C¬ b¶n ®¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn , dÉn chøng ch−a thËt phong phó nh−ng ph¶i lµm næi bËt ®−îc träng t©m, diÔn ®¹t t−¬ng ®èi tèt. Cã thÓ m¾c mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 2 : §¸p øng ®−îc kho¶ng 1/2 yªu cÇu nªu trªn , dÉn chøng ch−a thËt ®Çy ®ñ , phong phó nh−ng lµm râ ®−îc c¸c ý , diÔn ®¹t cã thÓ ch−a hay nh−ng tho¸t ý, dÔ hiÓu. Cã thÓ m¾c mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 0 : Kh«ng hiÓu ®Ò , sai l¹c c¶ vÒ néi dung vµ ph−¬ng ph¸p. -------------------Trªn ®©y lµ mét vµi gîi ý vÒ thang møc ®iÓm, C¸c gi¸m kh¶o c©n nh¾c tõng tr−êng hîp cô thÓ ®Ó cho ®iÓm phï hîp. L−u ý chung: §iÓm cña bµi thi lµ tæng ®iÓm cña c¸c c©u céng l¹i; cho tõ ®iÓm 0 ®Õn ®iÓm 10 . §iÓm lÎ lµm trßn tÝnh ®Õn 0, 5 . —HÕt— Së GD & §T Thanh Ho¸ Tr−êng THPT Ba §×nh §Ò kiÓm tra chÊt l−îng ®éi tuyÓn LÇn I - N¨m häc 2010- 2011 M«n: Ng÷ v¨n- Líp10 Thêi gian lµm bµi: 180 phót C©u 1(8 ®iÓm) : “Trong ®êi, chóng ta cã nhiÒu n¬i ®Ó ®i nh−ng chóng ta chØ cã mét chèn b×nh yªn nhÊt ®Ó trë vÒ. §ã lµ gia ®×nh.” Anh (chÞ) nghÜ g× khi ®äc nh÷ng dßng ch÷ trªn? C©u 2(12 ®iÓm) : Cã ý kiÕn cho r»ng: Trong mçi truyÖn cæ tÝch lu«n cã hai c©u chuyÖn: mét cho trÎ em, mét cho ng−êi lín. B»ng nh÷ng c¶m nhËn riªng cña m×nh vÒ truyÖn “TÊm C¸m”, anh (chÞ) h y lµm s¸ng tá nhËn xÐt trªn. ..................................... HÕT ......................................... Së GD & §T Thanh Ho¸ Tr−êng THPT Ba §×nh C©u §¸p ¸n vµ biÓu ®iÓm ®Ò kiÓm tra chÊt l−îng ®éi tuyÓn LÇn I - N¨m häc 2010 - 2011 M«n: Ng÷ v¨n - Líp 11 Thêi gian lµm bµi: 180 phót Néi dung cÇn ®¹t §iÓm 1.Gi¶i thÝch: Mçi ng−êi “cã nhiÒu n¬i ®Ó ®i” ®Ó thùc hiÖn kh¸t väng, −íc muèn ®−îc v−¬n xa, ®Ó kh¼ng ®Þnh m×nh, ®Ó kh¸m ph¸ nh÷ng ®iÒu míi mÎ. Nh−ng Gia ®×nh vÉn lµ n¬i b×nh yªn nhÊt khi chóng ta muèn quay trë vÒ. C©u 1 (8 ®iÓm) 2. Ph©n tÝch, b×nh luËn - Mçi ng−êi cÇn ph¶i cã kh¸t väng v−¬n xa, cÇn ph¶i ®i nhiÒu n¬i, cÇn më thªm nh÷ng phn−¬ng trêi m¬Ý cho riªng m×nh. - Vai trß cña gia ®×nh ®èi víi mçi c¸ nh©n: + Gia ®×nh chÝnh lµ nh÷ng ng−êi th©n yªu nhÊt, gÇn gòi nhÊt víi mçi ng−êi. + Lµ bÕn ®ç an toµn, lµ ®iÓm tùa tinh thÇn, lµ chèn b×nh yªn nhÊt khi mçi ng−êi thÊy mái mÖt, chªnh vªnh. + Gia ®×nh tiÕp thªm søc m¹nh, ®éng viªn, cæ vò ®Ó mçi ng−êi cã thÓ ®i nhiÒu n¬i vµ v−ît lªn n÷a. - Phª ph¸n: + Th¸i ®é xem nhÑ vai trß cña gia ®×nh, thê ¬ vµ thiÕu tr¸ch nhiÖm ®èi víi gia ®×nh. + Nh÷ng c¸ nh©n g©y nªn mèi bÊt hoµ vµ m©u thuÉn c¨ng th¼ng ® biÕn gia ®×nh kh«ng cßn lµ chèn b×nh yªn. 3. Liªn hÖ víi b¶n th©n - Mçi c¸ nh©n cÇn cã ý thøc ch¨m sãc vµ x©y dùng gia ®×nh thµnh tæ Êm b»ng chÝnh nh÷ng viÖc lµm cô thÓ hµng ngµy. - Lµ häc sinh, ®Ó gãp phÇn vun ®¾p kh«ng khÝ h¹nh phóc, ®Çm Êm cña gia ®×nh, c¸c em cÇn tu d−ìng ®¹o ®øc, ch¨m chØ häc tËp... 1,5 1.0 3.0 1.5 1,0 1. Gi¶i thÝch: - TruyÖn cæ tÝch lµ mét lo¹i h×nh v¨n häc d©n gian, ph¶n ¸nh c¸ch c¶m, c¸ch nghÜ vµ nh÷ng bµi häc cuéc sèng cña nh©n 3.0 C©u 2 (12 ®iÓm) d©n lao ®éng. - TruyÖn cæ tÝch hÊp dÉn c¶ trÎ nhá vµ cuèn hót c¶ ng−êi lín. V× truyÖn cæ tÝch tr−íc hÕt lµ mét thÕ giíi cho trÎ em: trong s¸ng, ng©y th¬, lÝ thó. §ång thêi nã cßn lµ nh÷ng c©u chuyÖn cña ng−êi lín víi nh÷ng triÕt lÝ sèng, quan niÖm, th¸i ®é sèng vµ nh÷ng bµi häc ®¹o lÝ. 2. Ph©n tÝch: 4.0 a. “TÊm C¸m” - c©u chuyÖn cho trÎ em - “TÊm C¸m” gîi ra mét thÕ giíi thÇn tiªn, k× bÝ vµ hÊp dÉn víi nh÷ng phÐp nhiÖm mµu bÝ Èn, nh÷ng nh©n vËt nh− «ng bôt, vua, hoµng hËu,... ® trë thµnh thÕ giíi ®Æc tr−ng cña trÎ th¬. - KÕt thóc cña truyÖn cæ tÝch nãi chung, “TÊm C¸m” nãi tiªng th−êng cã hËu, lu«n h−íng vÒ nh÷ng ®iÒu ®Ñp ®Ï, nh÷ng ng−êi tèt bông sÏ ®−îc gióp ®ì, sÏ v−ît qua mäi thö th¸ch, khã kh¨n. §iÒu ®ã t¹o cho trÎ em c¸i nh×n l¹c quan, niÒm tin vµo cuéc sèng . 4.0 b. “TÊm C¸m” - truyÖn cho ng−êi lín - “TÊm C¸m” lµ c©u chuyÖn cña hiÖn thùc cuéc sèng ®i vµo thÕ giíi thÇn tiªn: truyÖn ph¶n ¸nh nh÷ng m©u thuÉn trong gia ®×nh phô quyÒn thêi cæ, nh÷ng tranh chÊp, sù ghen ghÐt, ®è kÞ... - “TÊm C¸m” thÓ hiÖn quan niÖm cña nh©n d©n vÒ cuéc ®Êu tranh gi÷a thiÖn vµ c¸c: ®ã lµ cuéc ®Êu tranh c¨ng th¼ng, quyÕt liÖt, c¸i thiÖn kh«ng dÔ dµng vµ gi¶n ®¬n chiÕn th¾ng ®−îc c¸i ¸c. - “TÊm C¸m” lµ kh¸t väng vÒ lÏ c«ng b»ng, lµ −íc m¬ ng−êi l−¬nmg thiÖn sÏ tõ yÕu ®uèi trë nªn m¹nh mÏ vµ kiªn quyÕt ®Êu tranh giµnh l¹i sù sèng, h¹nh phóc cho m×nh c. TÊm C¸m hÊp dÉn c¶ trÎ em vµ ng−êi lín: bëi nghÖ thuËt 1.0 kÓ chuyÖn logic, tù nhiªn dï sö dông nhiÒu yÕu tè thÇn k×. Chó ý: HS cã thÓ cã nh÷ng lËp luËn riªng, khuyÕn khÝch bµi viÕt cã ý t−ëng s¸ng t¹o, cã quan ®iÓm c¸ nh©n tÝch cùc, cã dÉn chøng sinh ®éng, tr¸nh kh« khan. ....................................... HÕT................................ Së GD&§T VÜnh Phóc Tr−êng THPT VÜnh Yªn ———— ®Ò thi CHUY£N §Ò lÇn thø ba líp 10 m«n Ng÷ v¨n N¨m häc 2010 - 2011 Thêi gian lµm bµi: 150 phót, (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) ————— §Ò bµi I. PhÇn chung:(4 ®iÓm) C©u 1 Về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhân dân ta nêu rõ quan điểm: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Em hãy trình bày hiểu biết của mình về câu tục ngữ trên. II. PhÇn riªng: ( 6 ®iÓm) C©u 2 a : Dµnh cho häc sinh líp 10A6 Cảm nhận của em về quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn. Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. ( Theo Ngữ văn 10, trang 129,NXB GD-2006) C©u 2 b: Dµnh cho häc sinh líp 10A7 Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè. Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. ( Theo Ngữ văn 10, trang 118,NXB GD-2006) —HÕt— C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm . Thí sinh không được sử dụng tài liệu và sách giáo khoa. Hä tªn thÝ sinh ..........................................................Sè b¸o danh ............ HƯỚNG DẪN CHẤM CHUY£N §Ò LÇN THø ba LíP 10 - m«n Ng÷ v¨n -----------I. PhÇn chung (4 ®iÓm) C©u 1: a. VÒ kÜ n¨ng: HiÓu ®óng yªu cÇu cña ®Ò bµi. BiÕt c¸ch lµm bµi v¨n nghÞ luËn x héi, bè côc râ rµng, diÔn ®¹t dÔ hiÓu; kh«ng m¾c lçi ng÷ ph¸p, chÝnh t¶ vµ dïng tõ. Cô thÓ cÇn nªu ®−îc mét sè ý nh− sau : b. VÒ néi dung - Tèt gç lµ chÊt l−îng c©y gç cøng, ch¾c, dïng lµm ®−îc nhiÒu viÖc. Tèt gç lµ c©y gç cã gi¸ trÞ sö dông l©u bÒn. N−íc s¬n lµ dung dÞch mµu tæng hîp dïng che phñ kÝn bªn ngoµi th©n gç võa ®Ó trang trÝ cho ®Ñp l¹i võa ®Ó b¶o qu¶n c©y gç. Ng−êi x−a coi träng chÊt l−îng c©y - gç h¬n lµ mµu s¾c trang trÝ bªn ngoµi. Nh©n d©n kh«ng phñ nhËn gi¸ trÞ lµm cho gç ®Ñp vµ bÒn l©u cña n−íc s¬n. N−íc s¬n còng - tèt nh−ng kh«ng tèt b»ng chÊt l−îng cña gç. ý nghÜa s©u s¾c liªn t−ëng: Nh©n d©n lu«n ®¸nh gi¸ gi¸ trÞ thùc cña mäi vÊn ®Ò, gi¸ trÞ chÊt l−îng bªn trong, gi¸ trÞ ®Ých thùc cña sù vËt h¬n nh÷ng vÎ ®Ñp h×nh thøc bªn ngoµi. Con ng−êi còng vËy, b¶n chÊt nh©n c¸ch, ®¹o ®øc, c¸ch c− xö còng nh− t©m hån mçi ng−êi quan träng h¬n nhan s¾c vµ vÎ ®Ñp bªn ngoµi. Ng−êi cã phÈm chÊt tèt l¹i cã vÎ ®Ñp hÊp dÉn lu«n lµ ng−êi tuyÖt vêi nhÊt. Ng−êi chØ ch¨m chót cho vÎ ®Ñp bªn ngoµi, kh«ng tu d−ìng ®¹o ®øc trë thµnh ng−êi ®¸ng chª tr¸ch nhÊt. Ng−êi häc sinh cÇn häc tËp, t− d−ìng th−êng xuyªn ®Ó tr−ëng thµnh, ®Ó hoµn thiÖn c¶ vÒ nh©n c¸ch c¶ vÒ vÎ ®Ñp h×nh thóc. PhÊn ®Êu thµnh ng−êi toµn diÖn lµ môc tiªu cña nh©n lo¹i. c. Thang ®iÓm: - §iÓm 4 : §¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn, v¨n viÕt cã c¶m xóc, dÉn chøng chän läc phong phó, diÔn ®¹t trong s¸ng. Cã thÓ cßn cã mét vµi sai sãt nhá. - §iÓm 2 : §¸p øng ®−îc kho¶ng 1/2 yªu cÇu nªu trªn, dÉn chøng ch−a ®Çy ®ñ nh−ng lµm râ ®−îc yªu cÇu, diÔn ®¹t dÔ hiÓu. Cã thÓ cßn m¾c mét vµi sai sãt. - §iÓm 0 : Kh«ng hiÓu ®Ò, sai l¹c c¶ vÒ néi dung vµ ph−¬ng ph¸p. II. PhÇn riªng (6 ®iÓm) 1/ VÒ kü n¨ng: HiÓu ®óng yªu cÇu cña ®Ò bµi. BiÕt c¸ch lµm bµi nghÞ luËn v¨n häc, bè côc râ rµng, kÕt cÊu hîp lÝ, diÔn ®¹t tèt; kh«ng m¾c c¸c lçi chÝnh t¶, dïng tõ, ng÷ ph¸p. 2/ VÒ néi dung : Häc sinh cã thÓ s¾p xÕp tr×nh bµy theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau ®«i chç cã thÓ cã nh÷ng c¶m nhËn riªng miÔn lµ ph¶i b¸m s¸t vµ hiÓu ®óng t¸c phÈm. §¹i ý cÇn lµm næi bËt ®−îc: C©u 2 a: Dµnh cho häc sinh líp 10A6 * Vẻ đẹp cuộc sống : - Câu 1,2: Cuộc sống chất phác, nguyên sơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm về sống giữa thôn quê với tâm trạng ung dung, thanh thản. - Câu 5,6: Cuộc sống giản dị đạm bạc mà thanh cao + Đạm bạc ở những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá đỗ. Đạm bạc ở cách sinh hoạt: tắm hồ, tắm ao như bao nhiêu người dân quê khác. + Thanh cao trong sự trở về với tự nhiên, mùa nào thức ấy. Hai câu thơ như một bộ tranh tứ bình về cảnh sèng sinh hoạt với 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, hương sắc, b×nh dÞ, kh«ng ån µo, kh«ng ¶m ®¹m . * Vẻ đẹp nhân cách: - Câu 3,4: Trở về với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên, thoát ra ngoài vòng ganh đua với danh lợi. T− t−ëng sèng nhµn gi÷a thiªn nhiªn hoa l¸, gi÷ khÝ tiÕt nhµ nho nh−ng kh«ng trèn tr¸nh, kh«ng buån ch¸n trë thµnh quan ®iÓm sèng ®Ñp ®−îc nhiÒu nhµ nho cã nh©n c¸ch chän lùa. - Câu 7,8: Xem công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao. Ng−êi qu©n tö tho¸t khái giÊc méng tiÒn b¹c, danh väng sÏ sèng thËt thanh th¶n vµ vui vÎ. * Về nghệ thuật: - Chú ý nhịp ngắt linh hoạt, câu thơ đối nhau rất chỉnh. Tính hàm súc, chất triết lý... 3/ Thang ®iÓm: §iÓm 6 : §¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn, v¨n viÕt cã c¶m xóc, dÉn chøng chän läc phong phó, diÔn ®¹t trong s¸ng. Cã thÓ cßn cã mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 4 : C¬ b¶n ®¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn, dÉn chøng ch−a thËt phong phó nh−ng ph¶i lµm næi bËt ®−îc ý, diÔn ®¹t t−¬ng ®èi tèt. Cã thÓ cßn m¾c mét vµi sai sãt. §iÓm 2 : §¸p øng ®−îc kho¶ng 1/2 yªu cÇu nªu trªn, dÉn chøng ch−a ®Çy ®ñ nh−ng lµm râ ®−îc yªu cÇu, diÔn ®¹t dÔ hiÓu. Cã thÓ cßn m¾c mét vµi sai sãt. §iÓm 0 : Kh«ng hiÓu ®Ò, sai l¹c c¶ vÒ néi dung vµ ph−¬ng ph¸p. C©u 2 b: Dµnh cho häc sinh líp 10A7 1.Về kỹ năng: - Trên cơ sở HS nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày hè”, nêu được cảm nhận của bản thân về thiªn nhiªn vµ tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi. - Biết trình bày bài văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.... 2. Về kiến thức: - Giới thiệu sơ lược bài “Cảnh ngày hè”, biểu hiện của vẻ đẹp thiªn nhiªn vµ tâm hồn Nguyễn Trãi. - Bøc tranh thiªn nhiªn mïa hÌ rùc rì vµ t−¬i t¾n, ®Çy søc sèng ®−îc miªu t¶ b»ng nhiÒu gãc ®é , ®−îc c¶m nhËn tinh tÕ. Mµu s¾c c©y l¸, hoa; h−¬ng th¬m cña sen hång; ©m thanh rén r cña cuéc sèng, cña dµn nh¹c ve; kh«ng gian tho¸ng réng vµ ®Çm Êm cña ngµy hÌ h¹nh phóc…( 6 c©u th¬ ®Çu) - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi: Luôn hòa hợp với thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ rộng mở đón nhận thiên nhiên, thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, đáng yêu, đầy sức sống (dẫn chứng từ bài thơ). - Trong bất cứ hoàn cảnh nào Nguyễn Trãi cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm ưu ái đối với dân, với nước: Nhà thơ vui trước cảnh vật nhưng trước hết vẫn là tấm lòng tha thiết với con người, với dân, với nước; từ niềm vui đó, dậy lên một ước muốn cao đẹp mong có tiếng đàn của vua Thuấn ngày xưa vang lên để ca ngợi cảnh “ dân giàu đủ khắp đòi phương” - Khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi biểu hiện qua bài thơ. 3. Thang ®iÓm : §iÓm 6 : §¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn, v¨n viÕt cã c¶m xóc, dÉn chøng chän läc phong phó, diÔn ®¹t trong s¸ng. Cã thÓ cßn cã mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 4 : C¬ b¶n ®¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn, dÉn chøng ch−a thËt phong phó nh−ng ph¶i lµm næi bËt ®−îc träng t©m, diÔn ®¹t t−¬ng ®èi tèt. Cã thÓ cßn m¾c mét vµi sai sãt. §iÓm 2 : §¸p øng ®−îc kho¶ng mét nöa yªu cÇu nªu trªn, dÉn chøng ch−a ®Çy ®ñ nh−ng lµm râ ®−îc ý, diÔn ®¹t dÔ hiÓu. Cã thÓ cßn m¾c mét vµi sai sãt. §iÓm 0 : Kh«ng hiÓu ®Ò, sai l¹c c¶ vÒ néi dung vµ ph−¬ng ph¸p. -------------------L−u ý chung: §iÓm cña bµi thi lµ tæng ®iÓm cña c¸c c©u céng l¹i; cho tõ ®iÓm 0 ®Õn ®iÓm 10 . §iÓm lÎ lµm trßn tÝnh ®Õn 0, 5 . Së GD&§T VÜnh Phóc Tr−êng THPT VÜnh Yªn ———— Kú thi chuyªn ®Ò lÇn thø nhÊt líp 10 m«n Ng÷ v¨n N¨m häc 2010 - 2011 Thêi gian lµm bµi: 120 phót, (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) ————— I. PhÇn chung:(4 ®iÓm) C©u 1 Tõ nh÷ng ®Æc tr−ng c¬ b¶n cña v¨n häc d©n gian, h y nªu râ sù kh¸c nhau gi÷a v¨n häc d©n gian vµ v¨n häc viÕt. II. PhÇn riªng: ( 6 ®iÓm) C©u 2 a : Dµnh cho häc sinh líp 10A6 C¶m nhËn cña em vÒ gi¸ trÞ néi dung vµ nghÖ thuËt cña ®o¹n th¬: Ta lµm con chim hãt Ta lµm mét cµnh hoa Ta nhËp vµo hßa ca Mét nèt trÇm xao xuyÕn. Mét mïa xu©n nho nhá LÆng lÏ d©ng cho ®êi Dï lµ tuæi hai m−¬i Dï lµ khi tãc b¹c. ( TrÝch Mïa xu©n nho nhá – Thanh H¶i) C©u 2 b: Dµnh cho häc sinh líp 10A7 Trong bµi th¬ “H¹t g¹o lµng ta”, nhµ th¬ TrÇn §¨ng Khoa cã viÕt: “ H¹t g¹o lµng ta Cã vÞ phï sa Cña s«ng Kinh ThÇy Cã h−¬ng sen th¬m Trong hå n−íc ®Çy Cã lêi mÑ h¸t Ngät bïi ®¾ng cay...” ( TrÝch:“TuyÓn th¬ TrÇn §¨ng Khoa” - NXB Thanh Niªn 2001 - Trang 109) C¶m nhËn cña em khi ®äc ®o¹n th¬ trªn . —HÕt— C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm Hä tªn thÝ sinh ....................................................................Sè b¸o danh ............. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHUY£N §Ò LÇN THø NHÊT LíP 10 m«n Ng÷ v¨n -----------I. PhÇn chung (4 ®iÓm) C©u 1: Häc sinh cã thÓ s¾p xÕp tr×nh bµy theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau. Cô thÓ cÇn nªu ®−îc mét sè ý nh− sau : Sù kh¸c nhau gi÷a V¨n häc ®©n gian vµ V¨n häc viÕt - VÒ thêi ®iÓm ra ®êi: V¨n häc d©n gian cã tõ rÊt s¬m khi ch−a cã ch÷ viÕt; V¨n hoc viÕt ra ®êi muén h¬n khi cã ch÷ viÕt. - VÒ t¸c gi¶: VHDG lµ kÕt qu¶ qu¸ tr×nh s¸ng t¸c tËp thÓ, kh«ng mang dÊu Ên c¸ nh©n; VH viÕt do c¸ nh©n c¸c trÝ thøc s¸ng t¸c, mang dÊu Ên riªng. - VÒ ph−¬ng thøc l−u truyÒn: VHDG l−u truyÒn theo ph−¬ng thøc truyÒn miÖng; VH viÕt theo ph−¬ng thøc ch÷ viÕt. - VÒ h×nh thøc tån t¹i: VHDG g¾n bã víi nh÷ng sinh ho¹t v¨n hãa céng ®ång; v¨n häc viÕt cè ®Þnh trong c¸c v¨n b¶n viÕt ®éc lËp cña mét t¸c phÈm v¨n ch−¬ng. (Mçi ý ®óng cho 1 ®iÓm) II. PhÇn riªng (6 ®iÓm) A/ VÒ kü n¨ng: HiÓu ®óng yªu cÇu cña ®Ò bµi. BiÕt c¸ch lµm bµi nghÞ luËn v¨n häc, bè côc râ rµng, kÕt cÊu hîp lÝ, diÔn ®¹t tèt; kh«ng m¾c c¸c lçi chÝnh t¶, dïng tõ, ng÷ ph¸p. B/ VÒ néi dung : Häc sinh cã thÓ s¾p xÕp tr×nh bµy theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau ®«i chç cã thÓ cã nh÷ng c¶m nhËn riªng miÔn lµ ph¶i b¸m s¸t t¸c phÈm, tr¸nh suy diÔn tuú tiÖn. §¹i ý cÇn lµm næi bËt ®−îc: C©u 2 a: Dµnh cho häc sinh líp 10A6 1. Tõ c¶m xóc mïa xu©n cña thiªn nhiªn ®Êt trêi, mïa xu©n cña ®Êt n−íc. T¸c gi¶ −íc nguyÖn ®−îc hãa th©n: - Lµm con chim gäi mïa xu©n vÒ ®em niÒm vui cho mäi ng−êi - Lµm cµnh hoa t« ®iÓm cuéc sèng, lµm ®Ñp cho thiªn nhiªn. - Lµm nèt trÇm hßa ca xao xuyÕn lßng ng−êi - NghÖ thuËt: H×nh ¶nh Èn dô t−îng tr−ng cho vÎ ®Ñp, niÒm vui, tµi trÝ cña ®Êt n−íc, con ng−êi ViÖt nam 2. Tõ c¶m xóc mïa xu©n cña thiªn nhiªn ®Êt trêi, mïa xu©n cña ®Êt n−íc. T¸c gi¶ −íc nguyÖn d©ng hiÕn phôc vô cho ®êi: - Lµm mét mïa xu©n nho nhá ®Ó gãp vµo mïa xu©n bÊt diÖt cña ®Êt n−íc. §ã lµ −íc nguyÖn ch©n thµnh, gi¶n dÞ, nh−ng cã ý nghÜa lín lao. - NghÖ thuËt: Èn dô, ®iÖp ng÷ vµ thÓ th¬ tù do, nhÞp th¬ mang ®Õn ©m h−ëng nhÑ nhµng vµ thanh tho¸t, vui t−¬i. 3. §o¹n th¬ kh¬i dËy niÒm tù hµo vµ niÒm tin t−ëng vÒ quª h−¬ng ®Êt n−íc trong lßng ng−êi ®äc. C/ Thang ®iÓm: §iÓm 6 : §¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn, v¨n viÕt cã c¶m xóc, dÉn chøng chän läc phong phó, diÔn ®¹t trong s¸ng. Cã thÓ cßn cã mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 4 : C¬ b¶n ®¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn , dÉn chøng ch−a thËt phong phó nh−ng ph¶i lµm næi bËt ®−îc träng t©m, diÔn ®¹t t−¬ng ®èi tèt. Cã thÓ m¾c mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 2 : §¸p øng ®−îc kho¶ng 1/2 yªu cÇu nªu trªn , dÉn chøng ch−a ®Çy ®ñ nh−ng lµm râ ®−îc ý, diÔn ®¹t cã thÓ ch−a hay nh−ng dÔ hiÓu. Cã thÓ m¾c mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 0 : Kh«ng hiÓu ®Ò , sai l¹c c¶ vÒ néi dung vµ ph−¬ng ph¸p. C©u 2 b: Dµnh cho häc sinh líp 10A7 a/ Néi dung: Häc sinh cã thÓ tr×nh bµy theo nhiÒu c¸ch kh¸c nhau, cã thÓ cã nh÷ng ph¸t hiÖn vµ c¶m thô riªng nh−ng cÇn nªu ®−îc mét sè ý c¬ b¶n nh− sau: - H¹t g¹o x−a nay vèn lµ h×nh ¶nh cña vÊt v¶, lam lò, nhäc nh»n mét n¾ng hai s−¬ng ®Ó nu«i sèng con ng−êi. H¹t g¹o còng lµ mãn quµ th¬m th¶o cña quª h−¬ng ®Êt n−íc nhiÒu n¾ng m−a, b o bïng nh−ng t−¬i ®Ñp nµy. Ng−êi x−a tõng nãi g¹o lµ ngäc cña ®Êt trêi, TrÇn §¨ng Khoa ® ph¸t hiÖn ra ®iÒu kú diÖu Êy trong h¹t g¹o nhá bÐ, b×nh dÞ. H¹t g¹o mang ®ñ c¶ h−¬ng th¬m, vÞ ®Ëm, t×nh yªu thiÕt tha víi quª h−¬ng, gia ®×nh trong lêi h¸t cña mÑ…tÊt c¶ nh− thÊm s©u trong tõng h¹t g¹o. - Trong c¸i dÎo th¬m mét h¹t mµ ca dao ViÖt Nam ® tõng nãi mang c¶ bao ý nghÜa. TrÇn ®¨ng Khoa ® rÊt hiÓu c¸i gi¸ cña h¹t g¹o mµ ng−êi lµm ra nã (cã c¶ mÑ anh) ® ngãng tr«ng, chê ®îi biÕt bao ngµy... Bao bµ mÑ ViÖt Nam ® tõng tr«ng trêi, tr«ng ®Êt, tr«ng m©y, tr«ng m−a, tr«ng n¾ng… ®Ó khi ch©n cøng, ®¸ mÒm míi ®−îc yªn. H¹t g¹o lµng ta kh«ng chØ lµ bµi ca vÒ h¹t g¹o mµ lµ bµi ca vÒ ®Êt n−íc con ng−êi ViÖt Nam h«m qua, h«m nay vµ mai sau. b/ Thang ®iÓm : §iÓm 6 : §¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn, v¨n viÕt cã c¶m xóc, dÉn chøng chän läc phong phó, diÔn ®¹t trong s¸ng. Cã thÓ cßn cã mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 4 : C¬ b¶n ®¸p øng ®−îc nh÷ng yªu cÇu nªu trªn, dÉn chøng ch−a thËt phong phó nh−ng ph¶i lµm næi bËt ®−îc träng t©m, diÔn ®¹t t−¬ng ®èi tèt. Cã thÓ m¾c mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 2 : §¸p øng ®−îc kho¶ng mét nöa yªu cÇu nªu trªn, dÉn chøng ch−a ®Çy ®ñ nh−ng lµm râ ®−îc c¸c ý, diÔn ®¹t cã thÓ ch−a hay nh−ng dÔ hiÓu. Cã thÓ m¾c mét vµi sai sãt nhá. §iÓm 0 : Kh«ng hiÓu ®Ò, sai l¹c c¶ vÒ néi dung vµ ph−¬ng ph¸p. -------------------L−u ý chung: §iÓm cña bµi thi lµ tæng ®iÓm cña c¸c c©u céng l¹i; cho tõ ®iÓm 0 ®Õn ®iÓm 10 . §iÓm lÎ lµm trßn tÝnh ®Õn 0, 5 . SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ------------ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011 (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Đề bài Câu 1 (3,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ: “Một điều nhịn là chín điều lành”. Câu 2 (7,0 điểm) Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai chùm ca dao than thân và yêu thương, tình nghĩa. ---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh………………….. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2010-2011 (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa câu nói: - Nhịn: là nhún nhường, biết kiềm chế nóng giận, biết lắng nghe ý kiến của người khác, luôn giữ được hoà khí trong giao tiếp, ứng xử, tránh xung khắc đối đầu. - Lành: kết quả tốt đẹp, thoả đáng, đúng như mong muốn. - Một, chín: những con số có tính chất ước lệ. - Cả câu: Cha ông ta khuyên trong cuộc sống nên biết nhường nhịn, nhẫn nhịn để tạo mối quan hệ tốt lành, thân ái. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề: - Khẳng định mặt đúng của câu tục ngữ: Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm xử thế đúng đắn của cha ông ta. Bởi vì cuộc sống vốn đa dạng phức tạp. Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau (trong gia đình, ngoài xã hội). Muốn phát triển, con người phải biết đoàn kết hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, đem lại hiệu quả cao nhất. Sự hoà thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là cách ứng xử có hiệu quả, là phương châm sống tốt nhất. (Thí sinh cần nêu và phân tích được các dẫn chứng thực tế trong gia đình, ngoài xã hội để chứng minh). - Tuy nhiên cần thấy rằng câu tục ngữ chỉ nêu lên một cách rất chung chung. Trong thực tế đời sống, không phải sự nhẫn nhịn, nhún nhường bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất. Khi đối mặt với cái xấu, cái ác thì sự nhẫn nhịn lại đồng nghĩa với thái độ hèn nhát, nhu nhược, lại trở thành tiêu cực vì nó cản trở sự vươn lên, hoàn thiện của bản thân mỗi người cũng như của cả cộng đồng. (Thí sinh cần nêu và phân tích được các dẫn chứng thực tế để chứng minh). 3. Bài học nhận thức và hành động: - Tuỳ từng tình huống, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể để lựa chọn cách ứng xử phù hợp. - Trong giao tiếp cần có thái độ mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có chừng mực, có nguyên tắc. - Quyết tâm chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, không làm ngơ trước những việc bất bình, phi pháp; mạnh dạn phê phán những thái độ, việc làm không đúng của mọi người xung quanh. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh vận dụng hiểu biết về ca dao (chủ yếu qua hai chùm ca dao đã học), phân tích làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa (ở hai phương diện: vẻ đẹp và thân phận). Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau: 1. Thân phận của người phụ nữ trong ca dao: Hình thức lặp lại mô thức mở đầu “thân em như..” với tần số cao trong ca dao cho thấy người phụ nữ là loại người khổ nhất trong xã hội cũ. - Cuộc đời vất vả, trăm đắng nghìn cay. - Bị coi rẻ, bị khinh thường nên những giá trị đích thực của người phụ nữ không được biết đến. - Là nạn nhân của chế độ tảo hôn. - Nỗi khổ lớn nhất của người phụ nữ là bị phụ thuộc, không được tự do yêu đương, không được tự quyết định số phận, tương lai của mình. - Âm hưởng chung của những bài ca dao than thân là tiếng thở dài, cám cảnh cam chịu của người phụ nữ. 2. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao: a. Vẻ đẹp hình thức, phẩm chất: - Vẻ đẹp hình thức: Bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, đầy nữ tính (Thân em như tấm lụa đào…, Thân em như hạt gạo tám xoan…). - Vẻ đẹp phẩm chất: cần cù, nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, lam lũ tảo tần. (Con cò, Mười tay). b. Vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm: - Có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, thuỷ chung, tình nghĩa. - Có tình thương vô bờ với con cái, sẵn sàng chịu đựng vất vả, tủi nhục vì con. c. Vẻ đẹp của niềm mơ ước, khao khát táo bạo thể hiện ý thức phản kháng, muốn thoát khỏi thân phận bị lệ thuộc (ước gì sông rộng một gang…). 3. Khái quát: - Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao là hiện thân đầy đủ của những nỗi khốn khổ tủi nhục nhất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Song vượt lên số phận bấp bênh, chìm nổi, ở họ vẫn toả rạng ánh sáng của vẻ đẹp tâm hồn, của lòng thuỷ chung, của khát vọng tình yêu mãnh liệt. - Người phụ nữ trở thành đối tượng được cảm thông, yêu thương, trân trọng. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 10 SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học 2011-2012 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (3,0 điểm) Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy viết: “ Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Câu 2: (7,0 điểm) Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ---------HẾT--------- ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 10 SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học 2011-2012 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (3,0 điểm) Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy viết: “ Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Câu 2: (7,0 điểm) Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ---------HẾT--------1 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐÁP ÁN CHẤM THI OLYMPIC LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2011-2012 ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: a. Vai trò của tình mẫu tử: - Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con. - Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống. - Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. - Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy. b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con. c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Giải thích nhận định: - Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con người luôn sống trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công. - Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của mình, của tầng lớp mình. - Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên niềm tin, niềm lạc quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều thiện đối với cái xấu, cái ác. 2. Chứng minh: 2 Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói chung nhưng đề bài chỉ yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích. Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh. a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong các câu chuyện cổ tích: - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở sự phân tuyến của nhân vật. - Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, luôn chịu cảnh bất công của giai cấp mình. + Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt). + Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt). + Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây khế, Sọ Dừa, Lấy vợ cóc…). + Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử). b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà luôn tin vào tập thể, tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện. - Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm của Thạch Sanh, lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây khế…). - Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây khế, Cây tre trăm đốt). - Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu ngăn cách về địa vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái nghèo lấy được vua. - Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần, mỗi lần sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ lốt quái dị trở thành chàng trai khôi ngô.. - Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc). - Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao động về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện. - Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể hiện niềm tin đạo đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. 3. Đánh giá: - Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công. Tác giả dân gian không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình. Song truyện cổ tích không hề gây cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong các tác phẩm. - Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn cảnh sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. 3 SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 150 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1.Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn lớp 10 2. Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề thi chọn học sinh giỏi chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10. 3. Đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận. Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức về xã hội: Vai trò và tầm quan trọng của tình bạn trong cuộc sống + Kiến thức về văn học : Tổng hợp kiến thức về tác giả Nguyễn Trãi, nội dung trong thơ Nguyễn Trãi II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 10 Mức độ Nhận biết Chủ đề 1.Nghị luận xã Nhận biết được dạng đề nghị luận hội về một tư tưởng đạo lí Số câu: 1 Tỉ lệ: 40% 2.Nghị luận văn học Số câu: 1 Tỉ lệ: 60% Tổng cộng Thông hiểu Hiểu được bản chất của đề ra: Vai trò, tầm quan trọng của tình bạn trong cuộc sống (10% x 20 (10% x 20 điểm = điểm=2,0điểm) 2,0 điểm) Nhận biết được đề Hiểu được giá trị nội nghị luận văn học dung, tư tưởng trong cuộc ddoif và thơ văn Nguyễn Trãi 10% x 20 30% x 20 điểm = 6,0 điểm=2,0điểm) điểm) 4,0 điểm 8,0 điểm Vận dụng Cộng Kiến thức xã hội Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội (20% x 20 điểm = 4,0 (40% x 20 điểm) điểm=8,0điểm) Kĩ năng: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học 20% x 20 điểm = 60% x 20 điểm = 4,0điểm) 12 điểm) 8,0 điểm 20 điểm IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II Đề thi chính thức ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2012-2013 MÔN : Ngữ văn - Khối 10 ( Thời gian làm bài : 150 phút , Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8 điểm). “ Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời”. ( Cicero) Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2: (12 điểm). “…Hơn năm thế kỷ rồi, thơ Nguyễn Trãi không bao giờ ngủ, (...). Trong thơ ông, nỗi đau khổ riêng mình cũng đồng thời là nỗi khổ đau của nước nhà, vì ông là kết tinh hình ảnh của trung với hiếu, của lo nước yêu dân, khắc khoải như con cuốc suốt một đời, cho dẫu chết rồi, lòng ưu ái của ông vẫn cứ còn cháy ran trên trang thơ, trong lịch sử” (Ba thi hào dân tộc - Xuân Diệu) Bằng hiểu biết của mình về thơ văn Nguyễn Trãi, Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ………………….Hết……………… - Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh …………………………………….SBD………….. Chữ kí của giám thị 1………………..Chữ kí của giám thị 2………… 2 XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM A.Yªu cÇu chung 1. Cã kiÕn thøc tiÕng viÖt ,v¨n häc ,xã hội ®óng ®¾n,s©u réng; kü n¨ng lµm v¨n tèt,bè côc râ rµng,lËp luËn chÆt chÏ,diÔn ®¹t trong s¸ng,giµu h×nh ¶nh vµ biÓu c¶m,Ýt m¾c lçi chÝnh t¶,ng÷ ph¸p.ThÝ sinh cã thÓ lùa chän nhiÒu c¸ch tr×nh bµy, nhiÒu ph−¬ng thøc kh¸c nhau:thuyÕt minh,ph©n tÝch,nghÞ luËn... 2.H−íng dÉn chÊm chØ nªu nh÷ng néi dung c¬ b¶n,®Þnh h−íng,®Þnh tÝnh chø kh«ng ®Þnh l−îng.Giáo viên chấm cÇn hÕt søc linh ho¹t khi vËn dông h−íng dÉn chÊm.CÇn cÈn träng vµ tinh tÕ khi ®¸nh gi¸ bµi lµm cña thÝ sinh trong chØnh thÓ,tr©n träng nh÷ng bµi cã ý kiÕn vµ giäng ®iÖu riªng. ChÊp nhËn nh÷ng c¸ch kiÕn gi¶i riªng, kÓ c¶ kh«ng cã trong h−íng dÉn chÊm, miÔn lµ hîp lý, cã søc thuyÕt phôc 4. Tæng ®iÓm toµn bµi lµ 10,chiÕt ®Õn 0.25,ghi ®iÓm tõng c©u.H−íng dÉn chÊm chØ nªu mét sè thang ®iÓm chÝnh,trªn c¬ së ®ã giáo viên chấm cã thÓ chiÕt ra c¸c thang ®iÓm chi tiÕt. B. Yªu cÇu cô thÓ Câu 1( 3 điểm) 1.Yêu cầu kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc có sức thuyết phục; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu kiến thức: Cần đảm bảo các nội dung sau: Câu 1 ý 1 2 3 Nội dung 1. Giải thích - Tình bạn : là mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người. Là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh cho nhau. - Mặt trời đại diện cho sự sống. Không có mặt trời con người không thể tồn tại. => ý nghĩa câu nói: Đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống. Tác giả so sánh để thấy: tình bạn như hơi thở, như cuộc sống, như chân lí hiển nhiên. 2.Chứng minh vấn đề: - Khi tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm, cùng chí hướng, sùng sở thích... ; đó là sự tri kỷ, tâm giao ( Nguyễn Khuyến – Dương Khuê, Các Mác – Lê Nin. Bá Nha – Tử kì…) - Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. + Khi vui: + Khi buồn ( Học sinh có hể lấy ví dụ trong thực tế đời sống để chứng minh). + Khi gặp khó khăn: Bạn bè sẽ giúp ta gượng dậy, có thể hy sinh vì nhau. => Tình bạn là tình cảm cao quý, thiêng liêng không thể thiếu được. 3. Bình luận: Tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan tâm. Không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tình bạn là một tình cảm cao quý không thể thiếu trên đường đời của mỗi con Điểm 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 1,5 3 4 người. Vì thế, tùy mức độ thận thiết mà có tình bạn. 4. Mở rộng: Muốn có tình bạn cao đẹp cần: - Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau. - Phải biết giữ gìn và nuôi dưỡng tình bạn bền chặt, sâu sắc. => Hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp. 1,5 Câu 2 ( 12 điểm) 1. Yêu cầu kĩ năng : Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, xác định được yêu cầu của đề bài, bố cục hợp lí, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, văn viết lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt , dùng từ, đặt câu, ngôn ngữ trong sáng, giàu biểu cảm. 2. Yêu cầu kiến thức: Câu ý Nội dung Điểm 2 * Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận. 1,0 * Thân bài: có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau: 1 Giải thích được nhận định: Xuân Diệu khẳng định 2,0 - Cuộc đời Nguyễn Trãi, thơ văn NT là kết tinh hình ảnh của trung 1,0 với hiếu 1,0 - Cuộc đời Nguyễn Trãi, thơ văn Nguyễn Trãi là kết tinh hình ảnh của lo nước yêu dân 2 Chứng minh nhận định: Qua Đại cáo bình Ngô, qua một số bài thơ 4,0 trong Quốc âm thi tập,Ức Trai thi tập Đây là một nhận định đúng: - Thơ NT thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc, mãnh liệt Lấy dẫn chứng - Thơ NT thể hiện nỗi đau đời, thể hiện tấm lòng thương dân sâu sắc, hiện lên chân dung một con người suốt đời lo nước thương đời “ lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ” Lấy dẫn chứng - Thơ NT thể hiện tư tương nhân nghĩa cao đẹp mà biểu hiện cao nhất là tư tưởng lấy dân làm gốc. ( cần chú thích thêm: Và cũng bởi yêu dân, trọng dân nên cuộc đời của ông chịu nhiều oan khuất bởi có rất nhiều người trong vương triều lúc bấy giờ không đồng tình với quan điểm đó ) Lấy dẫn chứng 3 Đánh giá nhận định - Nhận định đã thể hiện cái nhìn sâu sắc về con người và thơ văn Nguyễn Trãi: Đó là một con người toàn đức, toàn tài, toàn thiện nhưng phải chịu án oan thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. Một người anh hùng nhưng cũng là một con người trần thế nhất trần gian. - Góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng trong thơ Nguyễn Trãi: Đó là tư tưởng ưu quốc ái dân. Thơ văn NT: có giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng lớn -> Nhận định có tầm khái quát cao * Kết bài: khái quát lại vấn đề: Thơ văn NT có giá trị to lớn, có sức sống bền lâu trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. 3,0 2,0 4 C. BiÓu ®iÓm - §iÓm 9-10:иp øng tèt c¸c yªu cÇu trªn, lËp luËn chÆt chÏ, cã giäng ®iÖu riªng - §iÓm 7-8 : иp øng c¬ b¶n c¸c ý trªn, m¾c vµi lçi diÔn ®¹t - §iÓm 5-6:Tr×nh bµy h¬n nöa c¸c ý trªn,m¾c lçi diÔn ®at,lçi chÝnh t¶ - §iÓm 3-4: Tr×nh bµy 1/3 sè ý trªn, m¾c nhiÒu lçi diÔn ®¹t, lçi chÝnh t¶ - §iÓm 1-2: yÕu kiÕn thøc, sai kÜ n¨ng. - §iÓm 0: l¹c ®Ò. 5 Së GD&§T NghÖ An Tr−êng THPT Quúnh L−u II §Ò kiÓm tra häc k× I N¨m häc: 2012 – 2013 M«n: Ng÷ v¨n – Khèi 10 Thêi gian lµm bµi: 90 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) C©u 1 (2 ®iÓm): Anh (chÞ) h y chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết trang hoa dâng bảy mười chín mùa xuân (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) C©u 2 (3 ®iÓm): Nªu qu¸ tr×nh ho¸ th©n cña nhân vật TÊm trong truyÖn cæ tÝch “ TÊm C¸m”? Ý nghĩa của quá trình hóa thân đó? C©u 3 (5 ®iÓm): C¶m nhËn cña anh (chÞ) vÒ vÎ ®Ñp cña h×nh t−îng ng−êi nam nhi thêi ®¹i nhµ TrÇn qua bµi th¬ “Tá lßng” (ThuËt hoµi) cña t¸c gi¶ Ph¹m Ngò L o: Móa gi¸o non s«ng tr¶i mÊy thu, Ba qu©n khÝ m¹nh nuèt tr«i tr©u. C«ng danh nam tö cßn v−¬ng nî, Luèng thÑn tai nghe chuyÖn Vò hÇu. (B¶n dÞch th¬ SGK Ng÷ v¨n 10,Tập 1,Trang 116) …………HÕt………… Së GD&§T NghÖ An Tr−êng THPT Quúnh L−u II §Ò kiÓm tra häc k× I N¨m häc: 2012 – 2013 M«n: Ng÷ v¨n – Khèi 10 Thêi gian lµm bµi: 90 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) C©u 1 (2 ®iÓm): Anh (chÞ) h y chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết trang hoa dâng bảy mười chín mùa xuân (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) C©u 2 (3 ®iÓm): Nªu qu¸ tr×nh ho¸ th©n cña nhân vật TÊm trong truyÖn cæ tÝch “ TÊm C¸m”? Ý nghĩa của quá trình hóa thân đó? C©u 3 (5 ®iÓm): C¶m nhËn cña anh (chÞ) vÒ vÎ ®Ñp cña h×nh t−îng trang nam nhi thêi ®¹i nhµ TrÇn qua bµi th¬ “Tá lßng” (ThuËt hoµi) cña t¸c gi¶ Ph¹m Ngò L o: Móa gi¸o non s«ng tr¶i mÊy thu, Ba qu©n khÝ m¹nh nuèt tr«i tr©u. C«ng danh nam tö cßn v−¬ng nî, Luèng thÑn tai nghe chuyÖn Vò hÇu. (B¶n dÞch th¬ SGK Ng÷ v¨n 10,Tập 1,Trang 116) 6 …………HÕt……… V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM A.Yªu cÇu chung 1. Cã kiÕn thøc tiÕng viÖt ,v¨n häc và kĩ ®óng ®¾n,s©u réng; kü n¨ng lµm v¨n tèt,bè côc râ rµng,lËp luËn chÆt chÏ,diÔn ®¹t trong s¸ng,giµu h×nh ¶nh vµ biÓu c¶m,Ýt m¾c lçi chÝnh t¶,ng÷ ph¸p.ThÝ sinh cã thÓ lùa chän nhiÒu c¸ch tr×nh bµy, nhiÒu ph−¬ng thøc kh¸c nhau:thuyÕt minh,ph©n tÝch,nghÞ luËn... 2.H−íng dÉn chÊm chØ nªu nh÷ng néi dung c¬ b¶n,®Þnh h−íng,®Þnh tÝnh chø kh«ng ®Þnh l−îng.Giáo viên chấm cÇn hÕt søc linh ho¹t khi vËn dông h−íng dÉn chÊm.CÇn cÈn träng vµ tinh tÕ khi ®¸nh gi¸ bµi lµm cña thÝ sinh trong chØnh thÓ,tr©n träng nh÷ng bµi cã ý kiÕn vµ giäng ®iÖu riªng. ChÊp nhËn nh÷ng c¸ch kiÕn gi¶i riªng, kÓ c¶ kh«ng cã trong h−íng dÉn chÊm, miÔn lµ hîp lý, cã søc thuyÕt phôc 4. Tæng ®iÓm toµn bµi lµ 10,chiÕt ®Õn 0.25,ghi ®iÓm tõng c©u.H−íng dÉn chÊm chØ nªu mét sè thang ®iÓm chÝnh,trªn c¬ së ®ã giáo viên chấm cã thÓ chiÕt ra c¸c thang ®iÓm chi tiÕt. B. Yªu cÇu cô thÓ C©u 1 (2 ®iÓm): - Các biện pháp tu từ: + Hoán dụ: Bảy mươi chín mùa xuân là hoán dụ khiến ta liên tưởng đến bảy chín tuổi của Bác Hồ +Ẩn dụ : Mặt trời ( trong câu thơ “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ) là ẩn dụ chỉ Bác Hồ - Tác dụng: + Chọn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ là một cách ví von rất khéo léo, tinh tế,một cách ẩn dụ phẩm chất. Câu thơ đã nói lên được vẽ đẹp, tầm quan trọng của Bác đối với dân tộc Việt Nam,Bác cũng chính là một nguồn sáng, nguồn sống vĩ đại không thể thiếu như mặt trời của muôn loài….. + Phép tu từ hoán dụ : Bảy mươi chín tuổi đời của Bác cũng chính là bảy mươi chín mùa xuân tươi đẹp cho đời, khăng định, ngợi ca sự cống hiến của Bác cho dân tộc … ->Tấm lòng biết ơn, thành kính của nhà thơ dành cho Bác. C©u 2 (3 ®iÓm): HS cÇn trình bày được c¸c ý sau: - Giíi thiÖu truyÖn “TÊm C¸m”. - Kh¸i qu¸t cuéc ®êi TÊm ë chÆng 1 (Tõ khi ë nhµ víi mÑ con C¸m ®Õn khi bÞ giÕt chÕt). - Tấm hóa thân 4 lần: Chim Vµng anh ->xoan ®µo -> khung cöi -> (c©y thÞ) qu¶ thÞ: những vật bình thường ,giản dị và có ích trong cuộc sống dân dã. -Thêm một lần biến hóa Tấm lại trở nên mạnh mẽ hơi và đấu tranh càng quyết liệt hơi với kẻ thù ,sự hãm hại ,tiêu diệt cả sự sống ,sinh mạng của mẹ con Cám không làm cho Tấm phải từ bỏ sự sống và từ bỏ hạnh phúc. - Ý nghĩa: +Cuộc đấu tranh giữa cái ác và cái thiện không hề đơn giản và nhẹ nhàng. Đó là một cuộc đấu tranh căng thẳng và quyết liệt ( Tấm phải trải qua nhiều lần hóa thân) +Thể hiện niềm tin của nhân dân lao động vào cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác. + Khẳng định sức sống tiềm tàng, mạnh liệt của cái thiện, của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc ,không một thế lực nào có thể tiêu diệt được. + Tấm trở về làm người khẳng định hạnh phúc của con người chỉ có thể tìm thấy khi con người được sống ở chính cuộc đời thường. + Phï hîp víi quan niÖm cña nh©n d©n: “ë hiÒn gÆp lµnh”, “¸c gi¶, ¸c b¸o”…. C©u 3 (5 ®iÓm): Yêu cầu cần đạt: A/ Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học - Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả. 7 B/ Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về bài thơ “Tỏ lòng”và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ ấy. - HS phải biết trình bày các nhận định, đánh giá, cảm nhận về tình cảm của nhân vật trữ tình qua một đoạn thơ. Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song phải đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1.Giíi thiÖu kh¸i qu¸t vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm 2. Hai c©u th¬ ®Çu: - Kh«ng gian, thêi gian ®Òu mang tÇm vãc lín lao, k× vÜ. §ã lµ kh«ng gian cña “nói s«ng”, lµ thêi gian tr¶i dµi qua “mÊy thu”. - H×nh ¶nh trang nam nhi thêi ®¹i nhµ TrÇn xuÊt hiÖn víi tÇm nh×n nh− bao qu¸t c¶ non s«ng, víi hµnh ®éng “cÇm ngang ngän gi¸o” nh− ®ang ®o chiÒu réng vµ chiÒu dµi cña Tæ quèc. §ã lµ con ng−êi víi t− thÕ chñ ®éng, s½n sµng chiÕn ®Êu, hi sinh ®Ó b¶o vÖ tõng tÊc ®Êt cña quª h−¬ng. - Những con người anh hùng đã góp phần làm nên đội quân dũng mãnh , mang søc “m¹nh nh− hæ b¸o”, cã thÓ “nuèt tr«i tr©u” (So s¸nh, phãng ®¹i, c−êng ®iÖu ho¸) tËp hîp thµnh mét ®éi qu©n cã søc m¹nh v« ®Þch cña d©n téc ta vµo thêi ®iÓm Êy. - VÎ ®Ñp cña h×nh t−îng trang nam nhi thêi ®¹i nhµ TrÇn xuÊt hiÖn ë hai c©u th¬ më ®Çu víi t− thÕ hiªn ngang, mang tÇm vãc vò trô nh− ¸t c¶ kh«ng gian bao la. -> Li tưởng cøu n−íc, b¶o vÖ non s«ng lµ niÒm tù hµo, kiªu h·nh vµ còng lµ niÒm h¹nh phóc lín lao cña ng−êi con trai thêi ®¹i nhµ TrÇn.Tác giả gián tiếp tỏ lòng tự hào và tin tường vào sức mạnh của đội quân nhà Trần… 3. Hai c©u th¬ cuèi: - §ã lµ vÎ ®Ñp cña nh÷ng con ng−êi víi kh¸t väng lËp c«ng danh (sù nghiÖp vµ tiÕng th¬m) cho non s«ng vµ ®Êt n−íc. Lêi cña Ph¹m Ngò L o còng lµ lêi cña nh÷ng trang nam nhi vµo thêi ®iÓm ®ã. Víi hä, tù x¸c ®Þnh m×nh cßn v−¬ng nî víi non s«ng thùc chÊt lµ sù ý thøc vÒ tr¸ch nhiÖm cña m×nh tr−íc ®Êt n−íc. - §ã lµ vÎ ®Ñp cña kh¸t väng ®−îc trë thµnh ng−êi trÝ dòng song toµn nh− Vò hÇu Gia C¸t L−îng ®êi H¸n ®Ó cèng hiÕn nhiÒu h¬n cho ®Êt n−íc vµ non s«ng. C¸i ®¸ng quý trong vÎ ®Ñp cña nh÷ng trang nam nhi thêi ®¹i nhµ TrÇn, ®ã lµ víi hä, sù nghiÖp c«ng danh cña c¸ nh©n lu«n thèng nhÊt víi sù nghiÖp cøu d©n, cøu n−íc. ChÝnh hä ®· gãp phÇn t¹o nªn hµo khÝ cña mét thêi ®¹i bÊt tö trong lßng d©n téc – Hµo khÝ thêi ®¹i nhµ TrÇn – Hµo khÝ §«ng A. Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm. C. BiÓu ®iÓm - §iÓm 9-10:иp øng tèt c¸c yªu cÇu trªn, lËp luËn chÆt chÏ, cã giäng ®iÖu riªng - §iÓm 7-8 : иp øng c¬ b¶n c¸c ý trªn, m¾c vµi lçi diÔn ®¹t - §iÓm 5-6:Tr×nh bµy h¬n nöa c¸c ý trªn,m¾c lçi diÔn ®at,lçi chÝnh t¶ - §iÓm 3-4: Tr×nh bµy 1/3 sè ý trªn, m¾c nhiÒu lçi diÔn ®¹t, lçi chÝnh t¶ - §iÓm 1-2: yÕu kiÕn thøc, sai kÜ n¨ng. - §iÓm 0: l¹c ®Ò. 8 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm): Theo anh (chị) nét nổi bật trong nội dung sáng tác của Nguyễn Du là gì? Câu 2 (2 điểm): Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Phân tích chức năng thông tin và giá trị thẩm mỹ thể hiện trong câu thơ sau: “ Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du– SGK lớp 10- NXB Giáo dục 2006) Câu 3 (6 điểm): Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du --------------------------------------Hết----------------------------------- 9 \ V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu 1( 2 điểm): Học sinh trình bày được: - Đề cao tình đời, tình người, trân trọng những giá trị nhân bản - Phê phán, căm ghét các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người. ( H/s có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, mỗi ý nêu rõ và diễn dạt gãy gọn cho1,0 điểm. Tùy theo độ sai khác để trừ từng đơn vị 0,25 điểm) Câu 2 ( 2 điểm): * Học sinh nêu đúng khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người * Học sinh phân tích rõ chức năng thông tin và giá trị thẩm mỹ thể hiện trong 2 câu thơ của Nguyễn Du: - Chức năng thông tin: Thúy Kiều nói lời trao duyện với Thúy Vân - Giá trị thẩm mỹ: Lựa chọn từ ngữ chính xác,chặt chẽ để gửi gắm, nài ép và hy vọng vào Thúy Vân Cách chấm điểm - Trình bày đúng khái niệm cho 1,0 điểm. Tùy theo độ sai khác để trừ từng đơn vị 0,25 điểm - Phân tích rõ ràng, chính xác mỗi chức năng cho 1,0 điểm ( G/v linh động cho điểm ở câu này để khuyến khích, động viên học sinh) Câu 3: (6 điểm) Yêu cầu cần đạt: A/ Yêu cầu về kĩ năng: _ Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học _ Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả. B/ Yêu cầu về kiến thức: _ Học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về đoạn thơ “Nỗi thương mình”và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ ấy. 10 _ HS phải biết trình bày các nhận định, đánh giá, cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình qua một đoạn thơ. Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song phải đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1. “Nỗi thương mình” là đoạn trích khắc hoạ tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà, đồng thời thể hiện ý thức của Kiều về nhân phẩm con người. + Tâm trạng của Kiều trước cảnh sống ô nhục ở lầu xanh (bàng hoàng, thảnh thốt, đau đớn, ê chề, tủi nhục…) + Tâm trạng, thái độ của Kiều trước cảnh sắc, thú vui ở chốn lầu xanh (xót xa, buồn thảm, chua chát, bẽ bàng,…) 2. Đặc sắc nghệ thuật: Thành công trong miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Sử dụng ngôn ngữ tài tình (điệp từ ngữ, cụm từ đan xen, tiểu đối, câu hỏi tu từ, điển tích…) Lưu ý: + HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận rêing của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề + Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 3 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt - Điểm 1 – 2: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy (điểm 2). Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế (điểm 1) - Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm. Ý kiến phê duyệt của chuyên môn Tà Rụt, ngày 20 tháng 3 năm 2011 Giáo viên bộ môn Lê Văn Đức 11 TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 Web: http://bacninh.edu.vn/thptthuanthanh1 Ngày 14/03/2013 (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1(8 điểm). Anh/ chị hãy đọc, trình bày hiểu biết và suy nghĩ của mình về câu chuyện sau: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN Có một người rất tài săn bắn. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì đó coi như ngày tận số. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng tim con vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương từ từ rỉ ra loang khắp mũi tên. Người đi săn đứng im chờ kết quả .... Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con nằm xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng giật phắt mũi tên ra, rú lên một tiếng ghê rợn rồi từ từ gục xuống. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác mắm môi bẻ gãy cung nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa. (Theo Lép Tônxtôi) Câu 2(12 điểm). Trong dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, nói về Bình Ngô đại cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: "Bình Ngô đại cáo có giá trị như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (...) Bình Ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của nhà nước Đại Việt". Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. --------------------------------- Hết -------------------------------Họ tên thí sinh: …………………………………….. SBD: …………………….. ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 1 ĐÁP ÁN: Câu 1: I. Yêu cầu về kĩ năng: - Có kĩ năng làm văn nghị luận xã hội tốt, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, có sức biểu cảm. - Hình thức trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: 1. Những hiểu biết về câu chuyện (3 điểm) - Truyện "Người đi săn và con vượn" mang màu sắc như một truyện ngụ ngôn có ý nghĩa răn dạy người đời một cách sâu sắc và cảm động. - Nhưng nó cũng giống như một truyện ngắn mi-ni hiện đại, rất ngắn gọn và đa nghĩa. Có thể chia truyện thành ba đoạn nhỏ, các đoạn gắn kết với nhau rất chặt chẽ với những tình huống gây xúc động. + Đoạn đầu giới thiệu bác thợ săn. Tài thiện xạ của bác thật đáng sợ, gợi lên sự độc ác đến lạnh lùng của một kẻ chỉ biết sống bằng nghề săn bắn, giết hại chim chóc, thú rừng. + Đoạn thứ hai, tác giả kể lại chuyện con vượn mẹ tà lúc bất ngờ bị người thợ săn bắn trúng tim. Trong lúc lam nguy, cử chỉ của vượn mẹ vẫn dịu dàng "tay không rời con". Tình mẹ thương con đã lớn hơn nỗi đau và cái chết! Trước tình thế nguy nan, cái chết đang đến gần trong giây lát, vượn mẹ dồn cả tình cảm âu yếm, thương yêu cho đứa con thơ. + Đoạn kết của truyện thật bất ngờ. Bác thợ săn qua sát và theo dõi mọi cử chỉ, hành động của vượn mẹ từ lúc mũi tên bắn ra. Bác đã xúc động, đã khóc vì thương xót và ân hận. Cuối cùng, bác đã sám hối, đã đoạn tuyệt với nghề đi săn của mình. 2. Nêu được ý nghĩa của câu chuyện (5 điểm) - Sức mạnh của toà án lương tâm đã hướng thiện mọi con người, mọi hành động nhẫn tâm, độc ác. - Đại văn hào Nga đã đi trước nhân loại hàng thế kỉ khi ông nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, với muôn loài. Đây là bài học khi con người huỷ hoại, tàn phá thiên nhiên. - Hành động săn bắn thú rừng hoang dã là tội ác mà đến nay chúng ta mới thấm thía và lên án. Môi sinh, môi trường, núi rừng, chim muông, thú rừng ... cần phải được bảo vệ. Săn bắn chim muông, thú rừng, nhất là các động 2 vật quý hiếm như voi, tê giác, hổ, vượn, khỉ, cò, sếu đầu đỏ ... là tội ác, là vi phạm pháp lụât. - Đọc truyện, ta càng thấm thía, xúc động về tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng, ta càng thấy rõ hơn bao giờ hết bài học về cái ác và điều thiện trong cuộc sống mà văn hào gửi gắm. Câu 2: I. Yêu cầu chung: 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. Bài viết có cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu rõ nội dung cần nghị luận, bài làm biết cách lập luận để làm nổi rõ giá trị nhiều mặt về nội dung tư tưởng của tác phẩm, qua đó thấy được tầm tư tưởng văn hoá lớn của Nguyễn Trãi. II. Yêu cầu cụ thể: Bài làm có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đáp ứng những nội dung sau: MỞ BÀI (0.5 điểm) - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bình Ngô đại cáo vừa có giá trị của một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa là bản tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của nước ta. THÂN BÀI (11 điểm): 1. Bình Ngô đại cáo là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt (3 điểm) - Trong lịch sử dân tộc, bài thơ Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) được đánh giá là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Tiếp theo Nam quốc sơn hà, tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chính là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta. - Bình Ngô đại cáo thể hiện một nhận thức toàn diện, sâu sắc về quyền dân tộc, quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của dân tộc Đại Việt. + Toàn diện vì ngoài hai yếu tố lãnh thổ, chủ quyền (đã nêu trong Nam quốc sơn hà), còn thêm những yếu tố cơ bản, quan trọng khác: văn hiến, phong tục, lịch sử : "Như nước Đại Việt ta từ trước ... Song hào kiệt đời nào cũng có" 3 + Sâu sắc vì coi văn hiến, lịch sử là hạt nhân cơ bản để xác định độc lập dân tộc của Đại Việt, đặt dân tộc ta sánh ngang với phương Bắc - đều làm "đế" một phương, tự hào vì có lịch sử và văn hiến lâu đời. 2. Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn nhân đạo (3 điểm): - Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời việc gì yên dân nên làm, kẻ bạo ngược hại dân nên trừ đã được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo - Tư tưởng nhân nghĩa đã trở thành phương châm chiến đấu của của cuộc khởi nghĩa: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo - Tư tưởng nhân đạo tha thiết thể hiện trong nỗi đau xót trước thảm hoạ của nhân dân, là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược "Vừa rồi nhân họ Hồ chính sự phiền hà .... Lẽ nào thần dân chịu được"; mở đường "hiếu sinh" cho hàng chục vạn quân giặc khi đã thất bại đầu hàng "Thần vũ chẳng giết hại .... chân run". 3. Bình Ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn hoà bình của nhà nước Đại Việt. (3 điểm) - Nêu cao khát vọng hoà bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hoà hiếu giữa hai quốc gia, dân tộc: "Họ đã tham sống sợ chết ... nhân dân nghỉ sức" - Bài cáo kết thúc bằng việc mở ra một thời kì mới của đất nước trong hoà bình, độc lập, thể hiện ước vọng và niềm tin vào tương lai của đất nước: "Xã tắc từ đây ... vết nhục nhã sạch làu". 4. Nghệ thuật văn chính luận đạt đến trình độ mẫu mực, cổ điển (1 điểm) - Cấu trúc tác phẩm hoàn chỉnh: bố cục, hệ thống ý cân đối, chặt chẽ; có sự liền mạch, nhất quán trong hồi văn, giọng văn. - Khả năng sáng tạo hình tượng đa dạng, phong phú, biến hoá. - Sự kết hợp đa dạng nhiều bút pháp: bút pháp chính luận với miêu tả, tái hiện lịch sử, bút pháp trữ tình với bút pháp anh hùng ca. - Ngôn ngữ phong phú, đặc sắc. Câu văn biền ngẫy linh hoạt, tạo ra nhịp điệu phù hợp với cảm xúc từng đoạn. 5. Giá trị tư tưởng to lớn của tác phẩm là sự kết tinh tư tưởng của lịch sử, của thời đại, đồng thời là tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi - nhân vật toàn tài, kiệt xuất nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. (1 điểm) KẾT LUẬN (0.5 điểm) - Đánh giá tài năng của Nguyễn Trãi qua tác phẩm Bình Ngô đại cáo - Nêu cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm, ý nghĩa lớn lao và tầm ảnh hưởng của tác phẩm. 4 UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 THPT ( Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm) Suy nghĩ của em sau khi đọc bài báo Tôi ước được nhận hoa 8/3 từ 3 con học đại học. “…Vì muốn con cái của mình không vất vả, bà Vi lăn ra làm những công việc chỉ dành cho nam giới. Từng bao xi măng đè lên vai, từng thúng cát đè lên đầu, từng xô xi măng thoăn thoắt đổ nền nhà, làm mái cho các công trình,…Hết mùa bê tông, lại đến mùa phun thuốc sâu thuê. Nhiều người trong làng bận việc hoặc tránh độc hại nên đến nhà nhờ bà Vi. Dù biết đi phun thuốc sâu, thuốc cỏ,… đều rất độc hại nhưng vì cơm áo, gạo, tiền và muốn 3 đứa con được ở lại Thủ đô nên bà chấp nhận tất cả. Bà lý giải, “tôi biết mấy đứa con tôi học đại học ngoài đó vất vả lắm. Tiền triệu ở nhà quê thì to nhưng so với Hà Nội thì chả thấm tháp vào đâu cả. Vì sợ ngoài đó chúng nó ăn mì tôm, lại còn đi làm thêm nữa thì khổ lắm. Mình khổ quen rồi nên ráng…” Bà Vi chỉ chiếc áo công nhân kể: “đứa con gái của tôi đã từng viết bài văn khiến cả trường xúc động về “chiếc áo phong sương” của mẹ. ...nhưng 26 năm qua, mẹ vẫn chờ một lần được nhận hoa 8/3 Niềm vui lớn nhất của tôi là nhìn thấy các con lần lượt được đội mũ cử nhân ra trường. Nó như một cái cây đến ngày hái quả. Tôi lấy đó mà cố gắng. Cũng có những lúc mủi lòng lắm, sinh ba đứa con ngày nào ríu rít chạy nhảy bên bố mẹ. Thoáng cái giờ đã khôn lớn, trưởng thành rồi đi học hết. Nhiều hôm đi làm về cảnh nhà vắng vẻ, tôi cũng buồn lắm. Nhưng rồi lại xua đi những cảm xúc đó. Vì tôi nghĩ hạnh phúc còn dài ở phía trước…Lắng đọng, suy nghĩ xa xôi, nước mắt của người mẹ này lăn dài trên đôi má đen sạm vì sương gió, vì nhớ con. Và vì những phút mủi lòng cần được an ủi…Tôi biết ba đứa con tôi có hiếu lắm, chúng nó từ nhỏ vất vả nên có nghị lực, cả ba đứa phấn đấu vào đại học để trả công cho tôi. Không phải mấy đứa không tặng hoa cho tôi là không có hiếu. Không phải vì chúng không nhớ hay vô tâm đâu. Có lẽ vì con nhà quê nên vụng về, e ngại không dám thể hiện tình cảm với mẹ. Nhưng dù sao, suốt 26 năm qua tôi vẫn ao ước được một lần được cầm đoá hoa tươi thắm do chính tay các con tặng… Tôi vẫn chờ đến ngày đó”. (Báo điện tử Bee.net.vn ngày 06/3/2012) Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về thơ, nhà lí luận phê bình nổi tiếng của Trung Quốc, Viên Mai đã nói: “ Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật” Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du. ------Hết-----Họ và tên thí sinh:……………………………………………….SBD:…………….. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 THPT (Gồm có 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 A. ĐÁP ÁN Học sinh có thể tự do trình bày những suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: Học sinh có thể tự do trình bày những suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Về kiến thức a. Vấn đề đặt ra từ bài báo - Tình cảm của mẹ đối với con: Hết lòng vì con, luôn bao dung độ lượng, không bao giờ trách cứ các con… nhưng trong sâu thẳm trái tim mẹ luôn mong cảm nhận được tình cảm của các con dành cho mình. - Cách ứng xử của con đối với mẹ: Vô tâm lãng quên hay cố tình quên đi công lao to lớn, tình cảm sâu sắc của mẹ dành cho con. Dù thế nào bài báo cũng như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi người về đạo làm con đối với cha mẹ. b. Suy nghĩ của cá nhân - Dù chọn nói về vấn đề nào thì người viết cũng cần thuyết phục được người đọc bằng lý lẽ và cách lập luận chặt chẽ của mình. Điều quan trọng là người viết rút ra cho mình và mọi người bài học về đạo làm con: hiểu được công lao trời bể và tình cảm của cha mẹ dành cho mình để làm tròn chữ hiếu. Không phải cứ thành đạt: giàu có, làm ông nọ bà kia mới là có hiếu, hãy biết thể hiện sự quan tâm, tình cảm với cha mẹ từ những hành động nhỏ nhất... - Phê phán những con người báo hiếu hình thức, giả tạo... * Lưu ý: Khi làm bài thí sinh cần đưa dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. 2. Về kĩ năng - Biết cách làm một bài văn NLXH về một tư tưởng đạo lý. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… B. BIỂU ĐIỂM - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 3- 4: Về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của bài. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp nhưng vẫn rõ ý của mình. - Điểm 1- 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài viết lan man không thoát ý hoặc quá sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài. Câu 2 A. ĐÁP ÁN Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: 1. Về kiến thức a. Giải thích nhận định - “Thơ là do cái tình sinh ra”: nguồn gốc của hồn thơ là cảm xúc. Cảm xúc là điểm khởi đầu để sáng tạo nên thơ ca, nghệ thuật. - Tình cảm trong thơ “phải là tình cảm chân thật”: thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ chân thành, tự nhiên. Đó là niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ hay hạnh phúc... => Nhà lí luận phê bình văn học Viên Mai đã khẳng định vai trò của tình cảm trong thơ. Đọc thơ ta như được tiếp xúc trực tiếp với những cảm nhận, tâm sự, nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Những tình cảm, cảm xúc ấy càng chân thành thì càng dễ khơi dậy sự đồng cảm của bạn đọc. Sức hấp dẫn và sự tồn tại của thơ cũng bắt nguồn từ đấy. b. Làm sáng tỏ vấn đề qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du Đây là bài thơ gửi gắm tâm sự của thi nhân nên rất dễ cho học sinh để làm sáng tỏ vấn đề. Học sinh tự do trình bày theo ý riêng của mình nhưng cần phải đảm bảo các ý sau: - Từ nỗi buồn trước lẽ biến thiên dâu bể của cuộc đời, Nguyễn Du đã tìm đển và chia sẻ với Tiểu Thanh, người con gái tài sắc nhưng bất hạnh bằng sự đau đớn, xót xa và niềm cảm thông sâu sắc. - Từ sự đồng cảm với nỗi đau của người xưa, thi nhân đã tự cảm thương cho chính mình và những con người tài hoa cùng cảnh ngộ. Không chỉ dừng lại ở việc tìm lời giải đáp cho thuyết “tài mệnh tương đố” đẩy con người vào những nỗi oan khiên lạ lùng mà còn gửi lời tìm sự tri âm của hậu thế. - Những tâm sự, tình cảm ấy bắt nguồn từ trái tim yêu thương của một con người có trái tim nhân đạo và tư tưởng tiến bộ. Điều đó không chỉ làm nên nét riêng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du mà còn tạo được sự đồng cảm mãnh liệt nơi bạn đọc cùng sức sống lâu bền cho tác phẩm. Chúng ta hôm nay vẫn luôn trăn trỏ về những vấn đề trọng đại, những câu hỏi nghiêm túc mà Nguyễn Du đã đặt ra. - Thơ hay không chỉ ở nội dung mà còn là nghệ thuật. Vì thế học sinh cần biết kết hợp phân tích cả các yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ để làm sáng tỏ vấn đề. Đối với bài này học sinh cần chỉ ra một vài điểm nổi bật: nghệ thuật thơ Đường điêu luyện, ngôn ngữ hàm súc, đậm chất triết lí, hình ảnh tượng trưng mang ý nghĩa sâu sắc...Sức hấp dẫn, vẻ đẹp của bài thơ nhờ thế lại càng được tăng thêm. c. Bình luận - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt là nét chung trong sáng tác của Nguyễn Du cả trong thơ chữ Hán lẫn sáng tác bằng chữ Nôm. Tiếng nói khao khát tri âm nơi hậu thế của Tố Như đã tìm được sự đồng vọng của cả dân tộc. Di sản tinh thần quý báu mà ông để lại luôn được nâng niu và trân trọng. - Nhận định của Viên Mai hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ là tiêu chí đánh giá một tác phẩm mà còn nêu ra những yêu cầu đối với người sáng tác, đồng thời định hướng cho việc cảm thụ và tiếp nhận các tác phẩm thơ. 2. Về kỹ năng - Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức Ngữ văn đã học để làm bài văn NLVH. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… B. BIỂU ĐIỂM - Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo. - Điểm 9- 10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của bài.Có thể có một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả... - Điểm 7- 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp… - Điểm 5- 6: Hiểu được yêu cầu của đề, cơ bản hiểu bài thơ nhưng giải thích, chứng minh và bình luận còn lúng túng. Mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp… - Điểm 3- 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài làm sơ sài, thiên về phân tích đơn thuần. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Mắc nhiều lỗi. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, bài làm quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề, không làm bài. ------------------ Hết----------------- Họ tên TS:............................................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN (Đề thi chính thức) Số BD: ........................ Chữ ký GT 1: ................................ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2014 - 2015 Khóa ngày: 09 /11 / 2014 Môn thi: NGỮ VĂN 12 - Cấp: THPT Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ: (Đề thi có 01 trang/20 điểm) I. Phần đọc hiểu văn bản: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÁ NHỎ CÁ LỚN Có một lão ngư đang câu cá bên sông. Hôm ấy là một ngày may mắn nên chỉ sau một lát quăng cần, ông đã câu được cá. Nhưng kỳ lạ là cứ sau mỗi lần bắt được một con cá lớn là ông lão lại thả nó về sông. Ông chỉ giữ lại những con cá nhỏ cho vào giỏ. Ngạc nhiên trước cách làm của ông cụ, một người vội tiến đến hỏi: - Tại sao bác lại thả cá lớn, giữ cá nhỏ ? Lão ngư trả lời: - Tôi chỉ có một cái nồi nhỏ, làm sao nấu được cá lớn đây ? (Dẫn theo“Hạt giống tâm hồn”, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2013) Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì ? Câu 2: Anh (chị) có tán đồng với cách chọn lựa của ông lão trong câu chuyện trên không ? Vì sao ? (Viết tối đa 10 câu). II. Phần tạo lập văn bản: Câu 3: Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn khoảng hai trang giấy thi bày tỏ suy nghĩ của mình về chủ đề: Mục tiêu và cuộc sống của con người. Câu 4: Giả sử trong tương lai, anh (chị) trở thành biên tập viên cho một tờ báo về văn học, nghệ thuật. Để chuẩn bị cho số báo Tết, Tổng biên tập yêu cầu anh (chị) viết một bài đăng trên trang mục “Bình thơ xuân”. Hãy vào vai là người biên tập để viết bài cảm nhận cho bài thơ sau: Xuân về Đã thấy xuân về với gió đông, Với trên màu má gái chưa chồng. Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Ngước mắt nhìn trời, đôi mắt trong. Từng đàn con trẻ chạy xun xoe, Mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe. Lá nõn, ngành non ai tráng bạc ? Gió về từng trận, gió bay đi… Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng, Lúa thì con gái mượt như nhung, Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng. Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa. Gậy trúc dắt bà già tóc bạc, Lần lần tràng hạt niệm nam mô. 1937, Nguyễn Bính (In trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, Nxb Văn học, 2000) (Lưu ý: Bài cảm nhận phải có nhan đề). ---Hết--- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ------------- ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề). ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. (Bài kí đề danh tiến sĩ – 1442, Thân Nhân Trung). Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên. Câu 2 (7,0 điểm). Viết Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã mượn chén rượu của người để rót rượu mình. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. -----HẾT----Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………………….. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2011-2012 Dành cho học sinh các trường THPT ------------------------------------------ Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh hiểu câu nói trên, bàn luận về vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài đối với quốc gia dân tộc. Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định. - Hiền tài: Trong quan niệm của người xưa, hiền tài là người có tài năng không những học rộng, hiểu nhiều mà còn có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân. Hiền tài là người có cả đức hạnh, gương mẫu về đạo đức, suốt đời chăm lo, tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân, đem hết tài năng, đức hạnh phục vụ cho đất nước. Tóm lại hiền tài là những người có tri thức, đạo đức, có năng lực, tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, dân tộc. - Nguyên khí: là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. - Cả câu: Khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài đối với quốc gia dân tộc. Bậc hiền tài có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh suy của đất nước. 2. Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: Câu nói của Thân Nhân Trung là tư tưởng quan trọng, là sự tổng kết đường lối chiến lược về văn hoá giáo dục. Đây là một tư tưởng hết sức đúng đắn, tiến bộ, có ý nghĩa trong mọi thời, mọi quốc gia dân tộc. Bởi vì ở thời nào, ở đất nước nào thì hiền tài vẫn là người tạo ra phần lớn những giá trị vật chất, tinh thần, đặc biệt ở họ có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. - Nhà nước có chính sách chăm lo nuôi dưỡng, đào tạo và đãi ngộ thích đáng với người hiền tài. Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại mở cửa và hội nhập 1 toàn cầu, chính sách phát triển văn hoá giáo dục ở mọi quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển ngày càng được chú trọng. Với nước ta, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. 3. Bài học nhận thức và hành động. - Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước. - Có thái độ trân trọng với bậc hiền tài. - Bản thân cố gắng học tập tu dưỡng để trở thành người có ích cho đất nước. III. Biểu điểm: - Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp. Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau: 1. Giải thích nhận định. “Nguyễn Du mượn chén rượu của người” - cảm thương cho số phận của Tiểu Thanh; “rót rượu mình” - bộc bạch nỗi niềm cảm thương cho chính mình. Qua Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du khóc cho nàng Tiểu Thanh và khóc cho chính mình. 2. Phân tích bài thơ làm sáng tỏ ý kiến. - Câu chuyện cuộc đời của Tiểu Thanh đã tạo nên niềm xúc động, cảm thương chân thành ở Nguyễn Du. Không chỉ khóc nàng Tiểu Thanh hồng nhan bạc mệnh – cái đẹp bị vùi dập, đọa đày, Nguyễn Du còn tri âm để thấu hiểu tận cùng nỗi đau, nỗi xót cũng là nỗi oán hận mà Tiểu Thanh phải mang theo xuống suối vàng – “Văn 2 chương vô mệnh lụy phần dư”. Đó là nỗi hận vì cái đẹp, cái tài bị vùi dập, chà đạp, bị chối bỏ phũ phàng. - Cảm thương cho bi kịch của Tiểu Thanh, Nguyễn Du bắc nhịp cầu giao cảm để tự thấy mình là người cùng hội cùng thuyền với nàng – “mượn chén rượu của người” và “rót rượu của mình”: tự nhận mình giống Tiểu Thanh “mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã” và mong mỏi tìm người khóc mình như mình đã khóc Tiểu Thanh. Từ tiếng khóc người, nỗi thương người, Độc Tiểu Thanh kí còn là tiếng khóc mình, nỗi thương mình; là mối tự hận, tự thương; là niềm khát khao tri kỉ của Nguyễn Du. 3. Đánh giá, nâng cao. - Nguyễn Du có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương; một trái tim nhân đạo lớn dành cho con người mà trước hết là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh: Thúy Kiều, người gảy đàn ở đất Long thành… Nhờ vậy, Độc Tiểu Thanh kí vừa có ý nghĩa tố cáo phê phán xã hội bất công, tàn bạo vừa chứa đựng tư tưởng nhân đạo, nhân văn lớn lao, sâu sắc. Tư tưởng ấy được cô đúc trong một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật hàm súc, phảng phất giọng điệu bi phẫn do rất nhiều thanh trắc, gợi cảm giác trĩu nặng, ngưng đọng. - Nguyễn Du cũng là một con người khổ đau, cô đơn, không có tri kỉ. Tâm sự đó của Nguyễn Du cần được hậu thế thấu hiểu qua những thi phẩm của ông. Bởi lẽ, tiếng nói tri âm giữa người đọc và người viết là điều văn học dân tộc nào, thời đại nào cũng hướng tới. Chẳng vậy mà nhà văn Bùi Hiển cho rằng : “Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết”. III. Biểu điểm: - Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả. - Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. 3 * Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài. 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 05/04/2013 Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (3,0 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về quan điểm của Éuripides: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận”. Câu 2 (7,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương...”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua những bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học ở chương trình Ngữ văn 10 – Ban cơ bản. …………..Hết…………. Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:………………… Chữ ký giám thị 1:………………………..Chữ ký giám thị 2:……………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (3,0 điểm) a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. b. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: 1. 2. 3 Giới thiệu câu nói của Éuripides về vai trò, tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi 0,25 con người trong cuộc sống. Giải thích câu nói: 0,75 - “Gia đình”: tổ ấm của mỗi con người, nơi mỗi con người được sinh ra, được nuôi 0,25 dưỡng và lớn lên; “Chốn nương thân”: nơi che chở tin cậy, chỗ dựa vững chắc. - “Tai ương của số phận”: những bất hạnh, rủi ro gặp phải trong cuộc đời; “Duy chỉ có ...mới... ” : nhấn mạnh tính duy nhất. 0,25 --> Câu nói khẳng định giá trị, tầm quan trọng của gia đình với mỗi người: là chỗ dựa, điểm tựa duy nhất để chống lại những bất hạnh, rủi ro gặp phải trên đường đời. 0,25 Bàn luận, mở rộng: 1,50 - Câu nói có ý nghĩa sâu sắc, là lời nhắc nhở thấm thía về ý nghĩa, giá trị to lớn của gia 0,75 đình đối với mỗi người. Bởi vì: + Gia đình là cái nôi hạnh phúc của mỗi người. Nơi đó ta được nuôi dưỡng, chở che, bao bọc, được đón nhận tình yêu thương thiêng liêng vô bờ bến của những người thân, những người ruột thịt.(0,25đ) + Truyền thống, lối sống và sự giáo dục của gia đình là môi trường hình thành nhân cách, phẩm chất cho mỗi con người - những hành trang cần thiết khi đối mặt với thử thách trên đường đời; Gia đình còn là nền tảng, là bệ phóng cho mỗi con người đến với những thành công sau này (điều kiện kinh tế, mối quan hệ xã hội... của gia đình).(0,25đ) + Gia đình còn là hậu phương, là chỗ dựa tinh thần vững chắc: nâng đỡ khi chúng ta vấp ngã, tiếp thêm sức mạnh khi chúng ta gặp khó khăn, trở ngại, an ủi, chia sẻ khi chúng ta đau buồn.(0,25đ) - Gia đình không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đời mỗi người mà còn có vai trò 0,25 quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển của xã hội (gia đình là tế bào của xã hội). - Phê phán những người không biết yêu quý, trân trọng giá trị của gia đình (sống thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến những người thân, chà đạp lên những giá trị truyền 0,25 thống của gia đình...). - Ý kiến của Éuripides đã tuyệt đối hóa vai trò của gia đình đối với mỗi người, song trong thực tế: 0,25 4. + Ngoài gia đình, mỗi người còn có những điểm tựa khác để vượt qua những khó khăn, thử thách như: bạn bè, đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp... + Những người không có được điểm tựa gia đình vững chắc vẫn biết vươn lên, trưởng thành, trở thành người có ích. (Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho các ý trên) Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động: - Yêu quý, trân trọng gia đình, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người và xã hội. - Bằng những việc làm cụ thể góp phần xây dựng gia đình của mình hạnh phúc, bền vững, giàu mạnh; vận động những người xung quanh cùng chung tay xây dựng gia đình vì một xã hội tốt đẹp. 0,50 0,25 0,25 Câu 2 (7,0 điểm) a. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1. 2. 3. Giới thiệu khái quát về ca dao và nêu được nhận định về nội dung của ca dao trữ tình. Giải thích nhận định: - Chủ thể trữ tình (tác giả ca dao) là người bình dân, nhân dân lao động, sống trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình... Và tác phẩm của họ cũng được sinh ra từ cuộc đời ấy. Nó phản ánh cuộc đời, tâm tình của người bình dân. - Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ. Họ cất lên những tiếng nói than thở về những nỗi bất hạnh của mình: than về phận khó, về nỗi cơ cực, về lỡ duyên, ... - Chủ thể trữ tình khi cảm nghĩ về những người thương mến về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương... Họ cất lên câu hát yêu thương, tình nghĩa chứa chan tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình, quê hương đất nước... --> Nhận định đã khái quát được hai nội dung chủ yếu của ca dao trữ tình: Nỗi xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương, thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. 0,50 Phân tích, chứng minh nhận định: a. Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ (Những bài ca dao than thân). - Họ thường là những người phụ nữ sống trong xã hội cũ: + Ý thức được vẻ đẹp riêng, giá trị của mình (“tấm lụa đào”: vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, xuân sắc, quý giá..., “củ ấu gai” - “ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”: vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn). (0,5đ) + Xót xa cho thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp (Thân em...) nhưng nỗi đau khổ của từng người lại mang những nét riêng (“tấm lụa đào”: đẹp nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, không tự quyết định được số phận của mình; “củ ấu gai”: có phẩm chất tốt đẹp bên trong nhưng không được ai biết đến, vẻ đẹp ấy bị che phủ bởi cái bề ngoài xấu xí, đen đủi...) (0,5đ) - Họ có thể là những chàng trai, cô gái lỡ duyên, hoặc bị ép duyên mà tình yêu dang dở. Vì thế, tiếng thơ như lời trách móc, oán giận, đầy xót xa, cay đắng (Trèo lên cây khế nửa ngày/Ai làm chua xót lòng này khế ơi!...) b. Nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương (Những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa) 4,50 2,00 1,00 0,25 0,25 0,25 0,25 1,00 1,00 2,50 4. - Đó là nỗi nhớ người yêu của cô gái được gửi vào hình ảnh: khăn, đèn, mắt... Hỏi khăn, đèn, mắt cũng là hỏi lòng mình. Cô gái ra ngẩn vào ngơ, bồn chồn, thao thức với bao vấn vương, lo âu, phấp phỏng cho hạnh phúc lứa đôi (Khăn thương nhớ ai...) - Có khi, người con gái mượn chiếc cầu dải yếm để nói lên mơ ước mãnh liệt của mình trong tình yêu. Một lời tỏ tình kín đáo, ý nhị, duyên dáng mà rất táo bạo. (Ước gì sông rộng một gang...) - Họ mượn hình ảnh muối, gừng để diễn tả sự gắn bó sâu nặng của con người. Độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình cảm con người mãi son sắt, thủy chung. (Muối ba năm muối đang còn mặn...) Đánh giá, mở rộng: - Những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa: trong cuộc sống còn nhiều vất vả, cơ cực, đắng cay, họ vẫn sống ân nghĩa, đằm thắm tình người, vẫn luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc. - Người bình dân đã lựa chọn những hình thức nghệ thuật riêng, đậm màu sắc trữ tình dân gian: thể thơ lục bát, song thất lục bát; hình thức đối đáp; công thức mở đầu “Thân em...”, “Trèo lên...”; hình ảnh biểu tượng, cách so sánh, ẩn dụ... ................... Hết .................... 1,00 0,75 0,75 1,00 0,50 0,50 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu 1 Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. (...) Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này. (Trần Nhuận Minh, Dặn con, rút từ tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ, 1993) Từ ý thơ của Trần Nhuận Minh, anh /chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề sau: Lòng tốt gửi vào thiên hạ. Câu 2 Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng nhân dân được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian. Suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên. Chọn phân tích một số bài ca dao đã học để làm sáng tỏ vấn đề. ………………….Hết………………… - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ………………………..........……........ Số báo danh:…………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 “Học từ ngày hôm qua, sống cho ngày hôm nay, hi vọng vào ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi”. (Albert Einstein) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Câu 2 Bàn về thơ, Xuân Diệu cho rằng: “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ; và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó càng sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.” (Xuân Diệu, Toàn tập, Tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001, tr 36) Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Bằng việc phân tích một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 11, hãy làm sáng tỏ vấn đề. …………………..HẾT………………. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:....................................................Số báo danh:...................................... Trường THPT Cẩm Bình Đề thi chọn học sinh giỏi trường lớp 10 Môn: ngữ văn ( Thời gian làm bài: 180 phút ) ________________________ Câu 1: (3 điểm) Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào bển cả mới không cạn mà thôi”. Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 600 từ ) trình bày suy nghĩ của me về câu nói trên Câu 2: (2 điểm) Hãy thuyết minh (ngắn gọn) về văn học dân gian Việt Nam. Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận của em về bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỤM TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – TÂY HỒ ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011- 2012 Môn Văn - Lớp 10 Thời gian làm bài:150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm 01 trang ĐỀ SỐ 01 Câu 1 (8 điểm) Từ những kỉ niệm sâu sắc của bản thân hay những gì bạn chứng kiến và cảm nhận được nơi cuộc sống, hãy viết một bài luận với chủ đề: Giọt nước mắt của cha! Câu 2 (12 điểm) Nguyễn Trãi - một tâm hồn nghệ sĩ. ------------- Hết ------------ Sở GD-ĐT Hà Tĩnh Trường THPT Cù Huy Cận ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN VĂN (Lần II – Thời gian làm bài 150 phút) Câu 1: (4đ). “T«i hái ®Êt, ®Êt sèng víi nhau như thÕ nµo? Chóng t«i t«n cao nhau T«i hái nưíc, nưíc sèng víi nhau như thÕ nµo? Chóng t«i lµm ®Çy nhau. T«i hái cá, cá sèng víi nhau như thÕ nµo? Chóng t«i ®an vµo nhau lµm nªn nh÷ng ch©n trêi. T«i hái ngưêi, ngưêi sèng víi nhau như thÕ nµo? T«i hái ngưêi, ngưêi sèng víi nhau như thÕ nµo? T«i hái ngưêi, ngưêi sèng víi nhau như thÕ nµo?” ( Hái- H÷u ThØnh) Nh÷ng bµi häc vÒ lèi sèng mµ bµi th¬ trªn mang l¹i cho em? Câu 2:(6đ). Bàn về nội dung ca dao có ý kiến cho rằng: “ Ca dao là tiếng nói của đời sống tình cảm, nó phản ánh các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.” Bằng việc phân tích một số bài ca dao đã học và đọc thêm anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên./. Hết Giáo viên không giải thích gì thêm VÒ néi dung: Tõ bµi th¬ rót ra nh÷ng bµi häc vÒ lèi sèng ®Ñp cho m×nh, cho mäi ngưêi. S©u s¾c h¬n c¶ lµ lèi sèng vưît ra khái chñ nghÜa c¸ nh©n Ých kØ, hÑp hßi, ®è kÞ, bon chen….hưíng tíi cuéc sèng bao dung, ®é lưîng; biÕt ưíc m¬, vư¬n tíi; biÕt hoµ nhËp víi céng ®ång, cèng hiÕn cho XH...gãp phÇn lµm ®Ñp cuéc sèng XH. Tõ ®ã kh¼ng ®Þnh, biÓu dư¬ng vµ chØ ra nh÷ng yªu cÇu vÒ viÖc båi dưìng lèi sèng ®Ñp cho mçi ngưêi, cho c¶ céng ®ång; phª ph¸n lèi sèng vÞ kØ, v« c¶m, v« tr¸ch nhiÖm….cña mét bé phËn thanh niªn trong cuéc sèng h«m nay. - VÒ phư¬ng ph¸p: VËn dông thµnh th¹o c¸c thao t¸c lËp luËn như ph©n tÝch, gi¶i thÝch, chøng minh, b×nh luËn, b¸c bá. Bè côc m¹ch l¹c, luËn ®iÓm hîp lÝ, l«gÝch. BiÕt liªn hÖ víi thùc tÕ, chän nh÷ng tÊm gư¬ng ®Ñp trong cuéc sèng h«m nay ®Ó minh ho¹ cho tõng luËn điểm [...]... thí sinh Số báo danh HNG DN CHM THI HSG LP 10 môn Ngữ văn -Câu 1: ( 4 điểm) Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau Cụ thể cần nêu đợc một số ý nh sau : Sự khác nhau giữa Văn học đân gian và Văn học viết - Về thời điểm ra đời: Văn học dân gian có từ rất sơm khi cha có chữ viết; Văn hoc viết ra đời muộn hơn khi có chữ viết - Về tác giả: VHDG là kết quả quá trình sáng... thớ sinh Cn khuyn khớch nhng bi vit cú cht vn, cú nhng suy ngh sỏng to - Vic chi tit húa im s ca cỏc cõu, cỏc ý phi m bo khụng sai lch vi tng im ca cõu v c thng nht trong hi ng chm im l c lm trũn n 0,5 im sau khi ó chm xong v cng tng im ton Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Trờng THPT Vĩnh Yên Kỳ thi chọn hsg lớp 10 cấp trờng môn Ngữ văn Năm học 2 010 - 2011 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. .. tớnh bt dit ca mỡnh v tin rng mỡnh s chin thng tt c nhng lc lng thự ch Bng nhng hiu bit v truyn c tớch Vit Nam, hóy lm sỏng t nhn xột trờn -HT Cỏn b coi thi khụng gii thớch gỡ thờm H tờn hc sinh S bỏo danh S GD&T VNH PHC HNG DN CHM THI CHN HC SINH GII LP 10 THPT MễN NG VN NM HC 2 010- 2011 (Dnh cho hc sinh trng THPT chuyờn) Thi gian lm bi: 180 phỳt (Khụng k thi gian giao ) ... thớ sinh Cn khuyn khớch nhng bi vit cú cht vn, cú nhng suy ngh sỏng to - Vic chi tit húa im s ca cỏc cõu, cỏc ý phi m bo khụng sai lch vi tng im ca cõu v c thng nht trong hi ng chm im l c lm trũn n 0,5 im sau khi ó chm xong v cng tng im ton S GD&T VNH PHC CHNH THC Kè THI CHN HC SINH GII LP 10 THPT MễN NG VN NM HC 2 010- 2011 (Dnh cho hc sinh cỏc trng THPT) Thi gian lm bi: 180 phỳt (Khụng k thi. .. trng cơ bản của văn học dân gian, h y nêu rõ sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết Câu 2 (6 điểm) Cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mơi Dù là khi tóc bạc ( Trích Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải) Hết Cán bộ coi thi không giải... im) Hỡnh nh ngi ph n Vit Nam qua hai chựm ca dao than thõn v yờu thng, tỡnh ngha -HT Cỏn b coi thi khụng gii thớch gỡ thờm H tờn hc sinh S bỏo danh S GD&T VNH PHC HNG DN CHM THI CHN HC SINH GII LP 10 THPT MễN NG VN NM HC 2 010- 2011 (Dnh cho hc sinh cỏc trng THPT) Thi gian lm bi: 180 phỳt (Khụng k thi gian giao ) Cõu 1 (3,0 im) I Yờu cu v k nng Bit cỏch lm bi vn ngh lun xó hi:... nh rừ hn vn 0,5 Lu ý: Giỏm kho ch cho im ti a khi thớ sinh cú dn chng chng minh cho tng lun im Bi vit khụng mc li.Din t mch lc, cú sc hp dn H v tờn thớ sinh: Ch ký giỏm th 1: S bỏo danh: . S GDT BC LIấU CHNH THC (Gm 01 trang) K THI CHN HSG LP 10, 11 VềNG TNH NM HC 2011 - 2012 * Mụn thi: Ng vn * Bng: A * Lp: 10 * Thi gian: 180 phỳt (Khụng k thi gian giao ) Cõu 1:(8 im) Nh bỏc hc acuyn ó núi v... xột n cựng, l lch s tõm hn ca dõn tc y. (Ng vn 10 Nõng cao, Tp 1, NXB Giỏo dc nm 2007, trang 11) Bng nhng hiu bit v th vn trung i ó hc chng trỡnh Ng vn 10, anh (ch) hóy lm sỏng t nhn nh trờn - HT - 1 S GDT BC LIấU CHNH THC (Gm 02 trang) K THI CHN HSG LP 10, 11 VềNG TNH NM HC 2011 - 2012 * Mụn thi: Ng vn * Bng: A * Lp: 10 * Thi gian: 180 phỳt (Khụng k thi gian giao ) HNG DN CHM Cõu 1:(8 im) 1 Yờu... là kết quả quá trình sáng tác tập thể, không mang dấu ấn cá nhân; VH viết do cá nhân các trí thức sáng tác, mang dấu ấn riêng - Về phơng thức lu truyền: VHDG lu truyền theo phơng thức truyền miệng; VH viết theo phơng thức chữ viết - Về hình thức tồn tại: VHDG gắn bó với những sinh hoạt văn hóa cộng đồng; văn học viết cố định trong các văn bản viết độc lập của một tác phẩm văn chơng (Mỗi ý đúng cho 1... Hiểu đúng yêu cầu của đề bài Biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp B/ Về nội dung : Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng miễn là phải bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tuỳ tiện Đại ý cần làm nổi bật đợc: 1.Từ cảm xúc mùa xuân của thi n nhiên đất trời, ... Kỳ thi chọn hsg lớp 10 cấp trờng môn Ngữ văn Năm học 2 010 - 2011 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu (4 điểm) Từ đặc trng văn học dân gian, h y nêu rõ khác văn học dân... sáng tạo, có quan điểm cá nhân tích cực, có dẫn chứng sinh động, tránh khô khan HếT Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Trờng THPT Vĩnh Yên đề thi CHUYÊN Đề lần thứ ba lớp 10 môn Ngữ văn Năm học 2 010. .. NHấT LớP 10 môn Ngữ văn -I Phần chung (4 điểm) Câu 1: Học sinh xếp trình bày theo nhiều cách khác Cụ thể cần nêu đợc số ý nh sau : Sự khác Văn học đân gian Văn học viết - Về thời điểm đời: Văn

Ngày đăng: 01/10/2015, 14:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan