1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tuyển tập 22 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 (có đáp án chi tiết)

91 23,8K 152

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những yêu cầu sau: MỞ BÀI: 0.5 điểm - Nêu được vấn đề cần nghị luận: vai trò của hành độ

Trang 2

Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8 điểm)

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sau của Shakespeare: “Ước

mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”

Câu 2 (12 điểm)

Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có nhà phê bình đã viết:

“Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực”

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận định trên

- Hết -

Họ tên thí sinh: ……… SBD: ………

( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Trang 3

2

ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 11 Câu 1:

I Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh nắm vững phương pháp và kĩ năng làm bài nghị luận xã hội

- Làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài qua các bước giải thích, chứng minh, bình luận và rút ra ý nghĩa bài học cho bản thân

- Bài làm phải có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục

II Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:

MỞ BÀI: (0.5 điểm)

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa giấc

mơ của con người

THÂN BÀI: (7 điểm)

1 Giải thích quan niệm: (1.5 điểm)

- Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp trong tương lai Người ta sống ai cũng mong muốn về những điều tốt đẹp cho mình (trong thực tế vẫn

có những ước mong không chính đáng, ta quan niệm rằng đó chỉ là những dục vọng thấp hèn) Nhưng từ hiện thực của đời sống đến hiện thực cần vươn tới để đạt được trong tương lai là một khoảng cách Nó là cả một đường bay dài – hiểu theo cách nói Shakespeare

- Ước mong phải đi đôi với hành động, Nếu ước mong mà không thực hiện bằng những việc làm cụ thể thì cuối cùng ước mong đó cũng chỉ là mong ước Shakespeare rất có ý thức nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa ước mơ của con người Chỉ bằng hành động ta mới đạt được những gì mình cần đạt tới

2 Phân tích, chứng minh và bình luận về quan niệm: (4 điểm)

- Quan niệm trên là một quan niệm đúng đắn Thực tế cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành sở nguyện của mình khi cứ ngồi mong ước suông Những người thành đạt trong đời luôn làm việc, luôn hành động

- Hành động luôn cần thiết đối với tất cả mọi người – nhất là những hành động mang tính định hướng Không phải có hành động là sẽ có thành công nhưng muốn thành công thì phải hành động Hành động hợp lý sẽ rút ngắn con đường đến đích Nếu ngược lại, con đường ấy sẽ kéo dài thêm ra

- Hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan trọng là phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại đó

- Ước mong phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người Ước mong xa vời, thiếu thực tế thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó mà đạt được

- Nếu ai đó trong đời thường bất chấp tất cả nhằm thỏa mãn ước mong của mình thì đó là một sai lầm lớn

Trang 4

3

- Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn, cần phát huy; kết hợp bày tỏ thái độ, suy nghĩ của bản thân đối với mỗi con người trong cuộc sống

Câu 2:

I Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết vận dụng kĩ năng phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ một nhận định

về tác phẩm văn học

- Biết cách xây dựng bài văn có kết cấu chặt chẽ, hợp lí

- Trình bày mạch lạc, trong sáng, cảm xúc và có những phát hiện mới mẻ, sáng tạo

II Yêu cầu về kiến thức

MỞ BÀI: (0.5 ĐIỂM)

- Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: “Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền

thống với sự cách tân đích thực”

THÂN BÀI: (11 điểm)

1 Giải thích nhận định: (2 điểm)

a Mạch thi cảm truyền thống là gì ?

- Cảm hứng sáng tác của văn học truyền thống thường thiên về nỗi buồn:

+ Đó là nỗi buồn về thế thái nhân tình

+ Nỗi buồn về sự nhỏ bé hữu hạn của đời người trước cái vô hạn, vô biên của đất trời

mà người ta thường gọi là “nỗi sầu vũ trụ”

+ Đó là nỗi buồn về quê hương đất nước hoặc thân phận người lữ khách xa quê + Đó là nỗi buồn biệt li, xa cách …

- Và người xưa thường mang tâm trạng buồn và nỗi cô đơn ấy của mình để khoác lên cho thiên nhiên, vạn vật

(Chứng minh qua thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến …)

b) Sự cách tân đích thực là gì ?

- Cách tân: trước hết là sự đổi mới, trong thi ca hiện đại nhất là phong trào Thơ mới

1930 – 1945, sự đổi mới ấy thể hiện trong hồn thơ và cả trong phương thức biểu hiện của nó

2 Phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận định trên: (9 điểm)

a) Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống: ( 4 điểm)

- Cảm hứng bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi buồn, tâm trạng bơ vơ của một con người khi một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận được cái vô cùng, vô tận của đất trời

và nỗi cô đơn nhỏ bé của kiếp người Thể hiện qua:

+ Nhan đề: Tràng giang : sông dài – rộng – mênh mang

+ Lời đề từ; thâu tóm toàm bộ cảm xúc của bài thơ: bâng khuâng và nhớ

+ Khổ 1: nỗi buồn, nỗi sầu trước cảnh thiên nhiên mênh mang sóng nước

+ Khổ 2: nỗi buồn, sự nhỏ bé của con người khi một mình đối diện với không gian

Trang 5

4

- Không gian bao trùm bài thơ là không gian vũ trụ, đa chiều, gợi sầu:

Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

- Song hơn hết thơ Huy Cận vẫn là dòng chảy nối tiếp trong mạch nguồn tình cảm

đối với quê hương đất nước: Mỗi người Việt Nam đọc Tràng giang đều liên tưởng

đến một cảnh sông nước nào mình đã đi qua Có một cái gì rất quen thuộc ở hình ảnh một cành củi khô hay những cánh bèo chìm nổi trên sóng nước mênh mông, ở hình ảnh những cồn cát, làng mạc ven sông, ở cảnh chợ chiều xào xạc, ở một cánh chim chiều…

- Mạch nguồn truyền thống ấy còn được thể hiện qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả …những từ Hán Việt cổ kính (tràng giang, cô liêu…)

b) Sự cách tân đích thực trong thơ Huy Cận: (5 điểm)

- Tràng giang không chỉ tiếp nối nỗi buồn trong thi ca truyền thống mà còn thể hiện

“nỗi buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối ra”

- Huy Cận đến với không gian truyền thống nhưng lại mở rộng không gian ấy ra ba chiều tít tắp, vô tận đến mênh mông (dài – rộng – cao)

Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

- Sự cách tân còn thể hiện trong cách cảm nhận sự vật , trong cách sử dụng thi liệu hình ảnh : củi , sông , nắng , bèo , cát, cánh chim Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên quê hương gần gũi , quen thuộc Bởi nó đã in dấu , đã hằn sâu ,đã hoà cùng dòng chảy và đã lẫn vào những cảnh quê hương sông nước trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu

- Sáng tạo của Huy Cận còn thể hiện ở hai câu thơ kết thúc bài:

Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

+ Người xưa thường nhìn thấy khói, thấy sóng trên sông mà gợi nỗi nhớ nhà:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu”

+ Nhưng đến Huy Cận nỗi nhớ ấy dường như cao độ hơn và cách diễn đạt cũng mới

lạ hơn: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

- Song, Tràng giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái tôi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn …)

 Thể thơ bảy chữ với nhạc điệu phong phú, từ ngữ hàm súc, tinh tế đã đem lại cho

“Tràng giang” một sự hài hòa giữa ý và tình, giữa cổ điển và hiện đại

KẾT LUẬN (0.5 điểm):

Nêu những suy nghĩ và cảm nhận của người viết về giá trị và sự đóng góp tích cực của Huy Cận trong phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung

Trang 6

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Sống không phải là kí sinh trùng

của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tố quốc”

Câu 2: (12 điểm)

Lý giải về bức tranh thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến, PGS TS Trần

Nho Thìn có viết: “Với tư thế bình dân, phi nho của mình, Nguyễn Khuyến có lẽ là

người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm phản ánh một cách khá cụ thể, sinh động

bức tranh sinh hoạt hằng ngày của làng quê vào thơ ông Thiên nhiên làng quê không

còn là không gian thanh tĩnh, xa lánh vật dục, xa lánh chốn thị thành bon chen danh

lợi như không gian thơ nhà nho truyền thống nữa Không đứng bên ngoài hay bên trên

để quan sát nữa, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã là người có mặt thật sự, hiện diện thường

trực trong cuộc sống hằng ngày ấy, tắm mình, đằm mình trong không khí ấy”

(Trần Nho Thìn - Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,

Trang 7

I Yêu cầu về kĩ năng

- Vận dụng thuần thục cách làm bài văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng,

đạo lí

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát

- Văn phong giàu cảm xúc, có tính sáng tạo

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

II Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các

ý chính sau:

- “Kí sinh trùng”: vi sinh vật sống suốt đời hay một phần đời ăn bám, phụ thuộc

vào cơ thể của loài khác và làm tổn hại cho cơ thể này về mặt sinh học

->Biểu tượng chỉ những kẻ sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác

- “Mưu đồ”: tính toán, dốc sức mình để thực hiện ý định lớn

- Ý nghĩa câu nói: Đây là một quan niệm sống tích cực: Không sống dựa dẫm, ăn

bám vào người khác mà sống là để cống hiến Câu nói khẳng định giá trị tồn tại của

con người trong cuộc đời

- Sống trên đời phải biết vì mọi người, đem hết sức mình để xây dựng đất nước

và làm đẹp cho đời là cách sống đẹp và có ý nghĩa nhất (1.0 đ)

- Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nếu ta không biết tự khẳng định mình mà

chỉ sống như những loài “kí sinh trùng” thì ta sẽ mãi mãi bị lu mờ và bị xã hội

- Câu nói thể hiện niềm khát khao sống cống hiến Đó là sự cống hiến lâu dài, bền

bỉ chứ không phải là nhất thời, thoáng qua (1.5 đ)

- Phê phán những kẻ hèn nhát, thiếu bản lĩnh cá nhân (1.0 đ)

Phải nhận thức đúng đắn tài năng và sở trường của bản thân để học tập, lao động

hết mình chứ không chỉ sống phụ thuộc người khác Đồng thời phải biết vươn lên, biết

khẳng định mình để có được tương lai tốt đẹp, để xây dựng đất nước

Câu 2:(12 điểm)

I Yêu cầu về kỹ năng:

- Nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ Diễn đạt mạch

lạc, trôi chảy có cảm xúc Lập luận có sức thuyết phục

(Gồm 02 trang)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 8

3

- Phân tích sâu sắc các dẫn chứng có một vài đoạn hay, nắm chắc tác phẩm, khuyến khích bài viết có tính sáng tạo trong ý tưởng, có phong cách

II Yêu cầu về kiến thức:

Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được các ý cơ bản sau:

* Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (1.5đ)

* Giải thích nhận định: Nguyễn Khuyến sống hòa mình với khung cảnh làng quê

và có được những dòng thơ viết về thiên nhiên vô cùng chân thực, hay và sâu sắc

(2.0đ)

* Chứng minh:

- Yếu tố thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến: Cảnh vật ở thôn quê rất đỗi bình

dị, gần gũi, chân thực; Những sự kiện đặc biệt xảy ra ở thôn quê được diễn tả sinh động; Cảnh sắc thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ qua các mùa; Những thắng cảnh của đất nước nhà thơ được đặt chân đến; Cảnh sinh hoạt hằng ngày của làng quê (d/c)

(4.0đ)

- Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến: Miêu tả thiên nhiên một cách chân thật sinh động bằng tình cảm giản dị, đằm thắm; Nguyễn Khuyến để tâm hồn giao hòa cùng cảnh vật, sống những giờ phút thú vị; Yêu thiên nhiên như yêu một

* Kết luận: Đến với thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Khuyến người đọc được

về với thôn quê Việt Nam; Nguyễn Khuyến nhà thơ lớn của dân tình làng cảnh Việt

HẾT

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức

Trang 9

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Sống không phải là kí sinh trùng

của thế gian, sống để mưu đồ một công cuộc hữu ích gì cho đồng bào tố quốc”

Câu 2:(12 điểm)

Chọn và nêu suy nghĩ về nhân vật hoặc chi tiết mà anh/chị cho là có ý nghĩa sâu

sắc nhất trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

- HẾT -

(Gồm 01 trang)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 10

I Yêu cầu về kĩ năng

- Vận dụng thuần thục cách làm bài văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng,

đạo lí

- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát

- Văn phong giàu cảm xúc, có tính sáng tạo

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

II Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các

ý chính sau:

- “Kí sinh trùng”: vi sinh vật sống suốt đời hay một phần đời ăn bám, phụ thuộc

vào cơ thể của loài khác và làm tổn hại cho cơ thể này về mặt sinh học

->Biểu tượng chỉ những kẻ sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác

- “Mưu đồ”: tính toán, dốc sức mình để thực hiện ý định lớn

- Ý nghĩa câu nói: Đây là một quan niệm sống tích cực: Không sống dựa dẫm, ăn

bám vào người khác mà sống là để cống hiến Câu nói khẳng định giá trị tồn tại của

con người trong cuộc đời

- Sống trên đời phải biết vì mọi người, đem hết sức mình để xây dựng đất nước

và làm đẹp cho đời là cách sống đẹp và có ý nghĩa nhất (1.0 đ)

- Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nếu ta không biết tự khẳng định mình mà

chỉ sống như những loài “kí sinh trùng” thì ta sẽ mãi mãi bị lu mờ và bị xã hội

- Câu nói thể hiện niềm khát khao sống cống hiến Đó là sự cống hiến lâu dài, bền

bỉ chứ không phải là nhất thời, thoáng qua (1.5 đ)

- Phê phán những kẻ hèn nhát, thiếu bản lĩnh cá nhân (1.0 đ)

Phải nhận thức đúng đắn tài năng và sở trường của bản thân để học tập, lao động

hết mình chứ không chỉ sống phụ thuộc người khác Đồng thời phải biết vươn lên, biết

khẳng định mình để có được tương lai tốt đẹp, để xây dựng đất nước

Câu 2:(12 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

- Nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ Diễn đạt mạch

lạc, trôi chảy có cảm xúc Lập luận có sức thuyết phục

(Gồm 02 trang)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 11

3

- Phân tích sâu sắc, nắm chắc tác phẩm, khuyến khích bài viết có tính sáng tạo trong ý tưởng, có phong cách

II Yêu cầu về kiến thức

Học sinh tự chọn chi tiết, sự việc có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với thiên

Sau khi xác định được nhân vật và chi tiết cụ thể, bài viết cần triển khai theo lô gíc sau:

- Nhân vật hoặc chi tiết ấy có ý nghĩa sâu sắc chỗ nào? (3.0đ)

- Về mặt nội dung nhân vật, chi tiết ấy làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của thiên

* Hình tượng Chí Phèo đầy sức sống bởi những nét cá tính độc đáo rõ nét

* Xây dựng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao phát hiện và trân trọng bản chất lương thiện của người nông dân nghèo khổ

HẾT

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức

Trang 12

Câu 1 (4,0 điểm)

Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ

(Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)

Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên

Câu 2 (6,0 điểm)

Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng:

Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất

mới mà cần một đôi mắt mới

Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên ?

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Trang 13

SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11

- Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận

- Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý Hình thành và triển khai ý tốt

- Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp

II Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm:

1

4,0đ

HS cú thể trỡnh bày theo nhiều cỏch, nhưng cần phải hiểu đỳng và bàn luận

được ý nghĩa cõu núi Bài viết phải chõn thành, thể hiện được sự hiểu biết

và nhận thức sõu sắc đối với vấn đề, đồng thời biết đưa ra những suy ngẫm

cần thiết cho bản thõn để hoàn thiện nhõn cỏch

a Giải thớch ý nghĩa cõu núi

HS cần chỉ rừ:

- Tự làm giàu mỡnh: tự nuụi dưỡng và bồi đắp tõm hồn mỡnh

Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yờu đời

Cho đi: là biết quan tõm, chia sẻ với mọi người

Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khỏc

- í cả cõu: Tõm hồn con người sẽ trở nờn trong sỏng, giàu đẹp hơn

nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người

b Bàn luận về ý nghĩa cõu núi

HS khẳng định tớnh đỳng đắn của vấn đề trờn cơ sở triển khai những nội dung

sau:

- Lạc quan, yờu đời giỳp con người cú sức mạnh để vượt lờn những

khú khăn, thử thỏch trong cuộc sống, cú niềm tin về bản thõn và

hướng đến một khỏt vọng sống tốt đẹp (HS lấy dẫn chứng, phõn tớch)

- Biết quan tõm, chia sẻ, con người đó chiến thắng sự vụ cảm, ớch kỷ

để sống giàu trỏch nhiệm và yờu thương hơn (HS lấy dẫn chứng, phõn

tớch)

- Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trỳt bỏ đau khổ và thự hận để

sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (HS lấy dẫn

0,5

0,5

0,5

0,5 0,5

Trang 14

chứng, phân tích)

- Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp,

và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (HS

lấy dẫn chứng, phân tích)

c Bài học nhận thức và hành động:

- Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân

cách của mỗi người Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống

tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi

mặt trái của cuộc sống hiện đại

- Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực,

có ý nghĩa với mình và mọi người

0,5

0,5

0,5

- Vùng đất mới: hiện thực đời sống chưa được khám phá

- Đôi mắt mới: cái nhìn và cách cảm thụ đời sống mới mẻ

- Hàm ý câu nói: Trong quá trình sáng tạo, điều cốt yếu là nhà văn

phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con

người và cuộc đời

b Khẳng định vấn đề

( HS dựa vào tri thức lí luận về đặc trưng phản ánh của văn học, phong

cách nghệ thuật của nhà văn, tư chất nghệ sĩ để triển khai luận điểm)

- Trong sáng tác văn học, đề tài mới chưa phải là cái quyết định giá

trị của một tác phẩm

+ Đề tài chính là phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh trong tác

phẩm Với một đề tài mới nhưng nhà văn chỉ sao chép nguyên xi theo

lối chụp ảnh thì không mang lại giá trị đích thực cho tác phẩm

+ HS lấy dẫn chứng: (Phong trào Thơ mới đã hướng đến đề tài mới

là thế giới của cái tôi cá nhân cá thể song không phải tác phẩm nào

cũng có giá trị )

- Giá trị tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn được

quyết định bởi cái nhìn và cách cảm thụ đời sống của người cầm

bút

+ Dù đề tài cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính phát hiện và

khám phá, nhà văn có thể thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho

tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc

+ HS chọn dẫn chứng và phân tích:

(Chí Phèo, không chỉ là nỗi khổ vật chất mà đau đớn hơn là bi kịch

tinh thần, nỗi đau bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt

0,25

0,25 0,25

0, 25

0,5 0,25

0,25

1,0

0,5

1,5

Trang 15

quyền làm người Nhà văn còn phát hiện được đốm sáng nhân tính ẩn

chứa bên trong cái lốt quỷ dữ của Chí Phèo )

biếc rờn” trước vẻ đẹp mùa xuân, đã bày ra trước mắt người đọc một

thiên đường mặt đất, một bữa tiệc trần gian Hơn nữa, với nhận thức

mới mẻ về thời gian tuyến tính, nhà thơ đã đề xuất một quan niệm

sống tích cực )

c Mở rộng, nâng cao vấn đề

- Nếu đã có cái nhìn giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với

một đề tài mới mẻ thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị độc đáo của

tác phẩm càng cao Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của “đôi mắt

mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới”

trong thực tiễn sáng tác

- Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, nhà văn cần trau dồi tài

năng (sự tinh tế, sắc sảo ), bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm

đẹp với con người và cuộc đời ) và xác lập một tư tưởng, quan điểm

Trang 16

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2011 - 2012

Bàn về nhân vật trong tác phẩm văn học có ý kiến cho rằng:

“ Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua nhân vật trong một truyện ngắn mà em

đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT

-Hết -

Họ và tên thí sinh:……….SBD:………

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 17

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Năm học 2011 - 2012

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 THPT

(Gồm có 03 tran g)

I Hướng dẫn chung

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài

làm của thí sinh Tránh cách chấm đếm ý cho điểm

- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện

- Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm

và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi

- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25

a Giải thích: con lật đật - đồ chơi quen thuộc

- Lật đật có nguồn gốc từ Nhật Bản, về sau du nhập vào Nga , tại đây nó được cải tiến và truyền bá rộng rãi trở thành nét văn hóa đặc sắc của đất nước bạch dương Với trẻ em ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, lật đật là thứ đồ chơi quen thuộc và hấp dẫn

- Con lật đật có nhiều đặc điểm rất đáng chú ý: vẻ mặt vui vẻ, tươi tắn, vì có bộ phận giữ thăng bằng rất tốt nên dù có bị tác động thế nào cũng luôn trở lại tư thế thẳng đứng

b Suy nghĩ của bản thân

Dù chỉ đơn giản là một món đồ chơi nhưng con lật đật lại gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ:

- Con lật đật luôn mang vẻ mặt tươi tắn, vui vẻ, đó chính là biểu hiện của sự lạc quan yêu đời Điều này rất có ý nghĩa Bởi, trong cuộc sống chúng ta cần phải lạc quan, vững vàng vượt qua thử thách và hơn thế chúng ta còn phải biết mỉm cười chấp nhận những thất bại để có thể tiếp tục làm lại

- Con lật đật luôn luôn đứng thẳng dù có bị lật qua lật lại Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách, điều quan trọng là không

Trang 18

được cúi đầu gục ngã trước bất kì hoàn cảnh nào, phải biết đứng dậy sau mỗi thất bại

để luôn hướng về phiá trước

- Vì có một trọng tâm vững chắc nên nó có thể đứng vững dù có bị tác động thế nào Điều này giúp mỗi chúng ta hiểu rằng mỗi người cần phải có bản lĩnh sống để có thể vững vàng dù trong mọi tình huống của cuộc sống

c Bài học cho mọi người

- Trong cuộc sống luôn lạc quan, sẵn sàng đối diện với những thử thách và biết chấp nhận thất bại để đi đến thành công

- Mỗi người cần tự rèn luyện cho mình một bản lĩnh vững vàng để có thể tự tin, chủ động trong cuộc sống vốn rất nhiều những khó khăn, bất trắc

* Lưu ý: Khi làm bài thí sinh cần đưa dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề

- Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên

- Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu Còn mắc một số

lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp

- Điểm 3- 4: Về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của bài Có thể mắc một số lỗi về

diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp nhưng vẫn rõ ý của mình

- Điểm 1- 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề Bài viết lan man không thoát ý hoặc

quá sơ sài

- Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài

+ Quan niệm (quan niệm nghệ thuật) về cuộc đời: nguyên tắc tìm hiểu, cắt nghĩa thế giới và con người thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề sáng tác, kiểu nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật, ở cách xử lí các biến cố…của nhà văn

b Làm sáng tỏ nhận định

Trang 19

- Chọn được nhân vật tiêu biểu trong một truyện ngắn đặc sắc của chương trình Ngữ văn lớp 11

- Phân tích nhân vật ở các góc độ: Ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động, biến cố, mối quan hệ với các nhân vật khác…

- Trên cơ sở đó giúp người đọc thấy rõ được tư tưởng, tình cảm, quan niệm của nhà văn về cuộc đời thông qua nhân vật

c Bình luận

- Tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn gửi gắm trong nhân vật giúp tác giả chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và thông điệp của mình tới người đọc Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhờ đó mà gắn bó, hoàn thiện Tác phẩm dễ thành công hơn

- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định Đó là căn cứ để đánh giá, thậm định đồng thời cũng là yêu cầu đối với người cầm bút và định hướng cho sự khám phá, tiếp nhận tác phẩm

- Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo

- Điểm 9- 10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của bài.Có thể có một vài lỗi

nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả

- Điểm 7- 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa sâu,

còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp…

- Điểm 5- 6: Hiểu được yêu cầu của đề, nhưng giải thích, chứng minh và bình

luận còn lúng túng Mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp…

- Điểm 3- 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề Bài làm sơ sài, thiên về phân tích đơn

thuần Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa Mắc nhiều lỗi

- Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, bài làm quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi

- Điểm 0: Lạc đề, không làm bài

- Hết -

Trang 20

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

(Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngh ĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng

(Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)

Câu 2 (7,0 điểm)

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh

đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân

t ộc (Nguyễn Lộc)

-HẾT - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Trang 21

1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

(Dành cho học sinh các trường THPT)

-

Câu 1 (3,0 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả

II Yêu cầu về kiến thức

Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

1 Giải thích ý nghĩa của bài thơ

- Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên

- Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống

- Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng

2 Bàn luận, mở rộng vấn đề

- Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng:

+ Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình

+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công Niềm tin

đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái HS

có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách,

về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng)

Trang 22

- Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước

- Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện

III Biểu điểm:

- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc Dẫn chứng

chọn lọc và thuyết phục Có thể còn một vài sai sót nhỏ

- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên Dẫn chứng chưa thật phong

phú Có thể còn một vài sai sót nhỏ

- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài Kiến thức sơ sài Còn mắc nhiều lỗi

- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp

Câu 2 (7,0 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ Hành văn trôi chảy Văn viết có

cảm xúc Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả

II Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh phân tích hình tượng người nông dân trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, liên hệ với hình tượng người nông dân trong các tác phẩm trước và cùng

thời với Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Lộc: Chỉ có đến Nguy ễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới

trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

Trang 23

3

1 Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”

- Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ

cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống

- Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người

thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân

v ọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh) Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to

lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung

chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới)

2 Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng b ộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới

tr ường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó)

- Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược:

+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm

thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói ch ạy đen sì, muốn ra cắn cổ)

+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối

xa th ư đồ sộ….treo dê bán chó)

+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai

b ắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này

d ốc ra tay bộ hổ…)

- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:

+ Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ

đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông,

l ưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không ch ờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…)

Trang 24

4

+ Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công

đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn

đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công

đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa

sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng

sĩ trong các thiên anh hùng ca

3 Đánh giá:

- Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến

Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc

- Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà

III Biểu điểm:

- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng Bài

viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng Có thể còn một vài sai sót nhỏ

- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn

đạt trong sáng Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề Bố cục bài viết rõ ràng Chọn và phân tích

được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc Có thể mắc một vài sai sót nhỏ

- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả

- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp

* Lưu ý:

- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm

t ạo

- Vi ệc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài

Trang 25

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 01 trang Câu 1 (4 điểm)

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”

Họ đi tiếp tục, thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần Người bạn kia đã tìm cách cứu anh Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”

Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá

Trang 26

Đáp án gồm 3 trang ………

Câu 1 (4 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

1 Nắm vững nội dung và yêu cầu của đề

2 Biết vận dụng kết hợp một số thao tác tư duy trong lập luận với thao tác chính là bình luận

3 Không mắc những lỗi cơ bản về dùng từ, viết câu, bố cục chặt chẽ sáng sủa

II Yêu cầu về kiến thức

1 Phát hiện và hiểu được ý nghĩa của vấn đề mà câu chuyện muốn đề cập: biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác và biết khắc ghi những ân nghĩa mà người khác làm cho mình

2 Thể hiện được những suy nghĩ riêng của cá nhân

- Trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra lỗi lầm dù bản thân mình không mong muốn Vì vậy mỗi con người nên rộng lòng tha thứ cho người khác để họ có cơ hội sửa sai “Học cách viết những đau buồn thù hận lên cát…” nghĩa là phải biết quên đi những nỗi đau do người khác gây ra Vị tha và bao dung với người khác cũng là cách giải thoát chính mình thoát khỏi nỗi đau buồn và lòng thù hận, giúp bản thân cảm thấy thanh thản và tĩnh tâm, sống lạc quan, yêu đời…

- Phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, có nghĩa là “phải biết khắc ghi ân nghĩa vào đá”

KL: Đó là truyền thống tốt đẹp và cũng là đạo lí của con người Việt Nam

3 Xác định thái độ sống của bản thân: Phải biết sống vị tha, phải biết ghi lòng tạc dạ những điều tốt đẹp mà người khác đem tới cho mình để cuộc sống trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn

III Biểu điểm

- Điểm 4: Hiểu đề, nêu được các yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc…

Có thể còn một vài sai sót nhỏ

- Điểm 3: Hiểu đề, nêu được các nội dung cơ bản Diễn đạt khá Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt

- Điểm 2: Hiểu đề, nêu được các nội dung tuy nhiên diễn đạt chưa lưu loát, chưa có dẫn chứng và phân tích cụ thể

- Điểm 1: Nội dung sơ lược Diễn đạt lúng túng và còn mắc nhiều lỗi

- Điểm 0: Lạc đề

Trang 27

Câu 2 (6 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

1 Nắm vững cách làm bài văn nghị luận văn học

2 Không mắc những lỗi cơ bản về dùng từ, viết câu, bố cục chặt chẽ sáng sủa

II Yêu cầu về kiến thức

1 Giới thiệu khái quát

Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Khuyến là hai tác gia tiêu biểu cho giai đoan nửa cuối thế kỉ XIX, tuy tuổi tác và hoàn cảnh sống khác nhau nhưng trong văn chương lại có nhiều điểm tương đồng bên cạnh sự khác biệt

2 Sự giống nhau

- Tác phẩm đều giống nhau khi cùng thể hiện tiếng nói yêu nước thiết tha

- Hai tác giả đều dùng văn chương làm vũ khí đấu tranh, làm phương tiện bộc lộ tình cảm của mình đối với dân tộc

3 Sự khác nhau

- Nguyễn Đình Chiểu trực diện đương đầu với thực dân Pháp cùng bọn tay sai trong những ngày đầu kháng chiến, tác phẩm đa dạng và phong phú về mặt thể loại Còn Nguyễn Khuyến thì mang một nỗi u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc, gửi lòng mình vào những dòng thơ tâm sự, vào những bức phác thảo cảnh làng quê và trào lộng thói đời đen bạc

- Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu thì bộc trực còn văn chương Nguyễn Đình Chiểu lại thâm trầm

- Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu thấm đẫm nước mắt còn tác phẩm của Nguyễn Khuyến thì nước mắt trào ra trong tiếng cười

- Nguyễn Đình Chiểu sáng tác bằng chữ Nôm và dùng nhiều thể văn còn Nguyễn Khuyến chủ yếu sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm

III Biểu điểm

- Điểm 5, 6: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên Cách trình bày, nêu vấn đề sáng tạo, rõ ràng, lập luận thấu đáo Văn viết có hình ảnh và sắc sảo Có thể mắc vài lỗi nhỏ về chính tả và lỗi thông thường

Trang 28

(Trên đây là một vài gợ ý về thang điểm Các giám khảo cần cân nhắc và chú ý việc tìm hiểu đề, trân trọng khả năng phát hiện và cảm thụ riêng cũng như cách diễn đạt sáng tạo của học sinh Điểm của bài thi là điểm của từng câu cộng lại, tính lẻ đến 0,5)

Trang 29

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 01 trang

Câu 1 (4 điểm)

Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao có viết:

Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ Kẻ mạnh chính

là kẻ biết giúp đỡ người khác trên đôi vai của chính mình

(Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, tr.203-204)

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên

Câu 2 (6 điểm)

Phân tích các bài thơ đã học, đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến:

Trong thơ Nguyễn Khuyến luôn có một nụ cười kín đáo, thâm trầm, một tấm lòng đôn hậu

(Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, tr.63)

………….……… HẾT………

Họ và tên thí sinh:……… SBD………

Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm

Trang 30

Đáp án gồm: 03 trang

………

Câu 1 (4 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

- Hiểu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí trong cuộc sống Bố cục chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗi về dùng từ hay ngữ pháp

II Yêu cầu về nội dung

1 Giải thích

- Kẻ mạnh là những con người có sức khoẻ, có đời sống vật chất và tinh thần đủ đầy Kẻ mạnh theo Nam Cao là người có nhân cách, là người chiến thắng nghịch cảnh, là mẫu người được xã hội trân trọng

- Hình ảnh đôi vai mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi sự nương tựa, chở che

- Lời nhận định chia thành hai vế, vế đầu mang nghĩa phủ định là lời nhắc nhở nhẹ nhàng : kẻ mạnh không được chén ép người khác để thoả mãn lòng ích kỉ của mình Vế hai là lời khẳng định và cũng là niềm mong mỏi của Nam Cao với con người : kẻ mạnh là kẻ biết giúp đỡ người khác, nâng đỡ người khác vươn lên, luôn sống vì người khác

2 Bình luận

- Quan niệm của Nam Cao về kẻ mạnh được diễn đạt qua cách nói hình ảnh: giẫm lên vai kẻ khác và giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình Lời nhận đinh của Nam Cao là một phương châm sống đẹp, nâng đỡ người khác hướng tới bến bờ của nhân cách, của cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống

- Lời nhận định nói lên trách nhiệm của con người đối với cuộc sống Sức mạnh của con người không chỉ đo bằng cơ bắp mà phải đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp trong cuộc sống

Trang 31

- Nói tới con người chân chính là nói tới những phẩm chất cao đẹp : đồng cảm, thương yêu, sẻ chia…

Đó là những điều sơ đẳng nhất của đạo làm người Loài người biết mình có đời sống khác với vượt cao

hơn mọi loài chính là ở chỗ biết phân biệt thiện- ác Nhờ vậy mà sinh ra tính người (Hộ trong Đời thừa,

có lúc anh nghĩ tới tư tưởng gia Phát xít Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ nhưng cuối

cùng anh chọn tình thương Bởi theo Hộ, tình thương phân biệt con người với ác thú Giăng- van- giăng

trong Những người khốn khổ của V Huy- gô cả đời chỉ tâm niệm một điều : trên đời này chỉ có một điều duy nhất ấy thôi, đó là thương yêu nhau

- Lời nhận định tôn vinh tình cảm cao đẹp giữ con người với con người Kẻ mạnh đừng ngoảnh mặt làm ngơ trước những nỗi đau của kẻ kém may mắn hơn mình Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu người có cách cư xử đẹp (dẫn chứng minh họa)

3 Nâng cao

- Trong xã hội vẫn còn có những kẻ sống vị kỉ, giẫm lên cuộc sống của người khác để thoả mãn lòng ỉch kỉ của mình, sống xa hoa trên sự đói khát của người khác không chút xao động => thể hiện lối sống thiếu đạo đức, đáng phê phán

- Mặt khác, cần đánh giá đúng tinh thần của câu nói, giúp đỡ kẻ yếu là bổn phận của kẻ mạnh nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân hay lối ban ơn trịnh thượng mà phải bắt nguồn từ tình cảm chân chính Đồng thời người được giúp đỡ không nên ỷ lại, khi đó sẽ lười biếng và thụ động Cần vươn lên để xứng đáng với sự chửo che của người khác

- Nhận thức và hành động của bản thân

III Biểu điểm

- Điểm 3, 4: Hiểu đề, nêu được các yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, bố cục chặt chẽ Dẫn chứng chọn lọc, vừa đủ

- Điểm 2, 3: Hiểu đề, nêu được các yêu cầu cơ bản Diễn đạt khá, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng sát hợp

Có thể còn một vài sai sót nhỏ

- Điểm 1: Nội dung sơ lược, diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi

- Điểm 0 : Không hiểu đề hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp

Câu 2 (6 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

Trang 32

- Hiểu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận về một đặc trưng nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến Bố cục chặt chẽ, diễn đạt dễ hiểu, dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗi về dùng từ hay ngữ pháp

II Yêu cầu về nội dung

- Giới thiệu ngắn gọn, súc tích về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Khuyến Nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Khuyến với nét nổi bật là chất trào phúng và chất trữ tình

- Chất trào phúng : kín đáo thâm trầm Ông tự trào về cái bạc nhược, cái bất lực của bản thân mình Qua đó thể hiện tâm trạng u uất của người trí thức đựơc đào tạo theo khuôn mẫu đạo đức của Nho giáo

mà không thực hiện được nghĩa vụ vì dân vì nước Ông hướng ngòi bút vào cái xấu của xã hội đương thời để chế giễu những đối tượng tham lam, ích kỉ, tuỳ thời, cơ hội, đặc biệt là bọn nho sĩ, quan lại

- Chất trữ tình : tấm lòng đôn hậu, nổi bật nhất ở mảng nội dung viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương- một vùng chiêm khê mùa thối, nghèo khó ở Bắc Bộ Có thể nói, trong thơ Nguyễn Khuyến hình ảnh nông thôn hiện lên cụ thể ở hình sắc, sinh hoạt, mang đậm cảm xúc của một trí thức gắn bó sâu nặng với thôn quê

III Biểu điểm

- Điẻm 5,6 : Có đầy đủ các nội dung đã nêu ở trên, dẫn chứng có thể không quá nhiều, dàn trải, tập trung vào một tác phẩm hay một một vài dẫn chứng cho mỗi nội dung và phân tích cho xác đáng, bài viết đậm chất văn và có tính sáng tạo

- Điểm 3,4 : Hiểu đúng yêu cầu đề bài, trình bày vấn đề sáng rõ, có một vài ý kiến sâu sắc Văn trôi chảy, trong sáng Kết cấu bài chặt chẽ Có thể còn một vài lỗi nhỏ trong hành văn

- Điểm 1,2 : Hiểu đúng, giải quyết cơ bản các ý trong đề bài yêu cầu Nội dung còn sơ lược, chưa đi sâu phân tích cụ thể

- Điểm 0 : Không hiểu đề, không đưa và phân tích được dẫn chứng

Trang 33

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN LỚP 11

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

Năm học 2011-2012 (Th ời gian làm bài 120 phút)

Câu 1: (8 điểm)

Người Nga có câu:

“Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng Cả tâm hồn

c ũng cần phải được ăn uống ”

Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên đây?

Người Nga có câu:

“Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng Cả tâm hồn

c ũng cần phải được ăn uống ”

Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên đây?

Câu 2: (12 điểm)

”Chiều tối” (Hồ Chí Minh) - “những vần thơ quên mình của Bác”

-HẾT -

Trang 34

ĐÁP ÁN ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011-2012

Môn: Ngữ Văn – lớp 11

1) Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận:

Cuộc sống hoàn thiện của con người là khi có sự cân bằng giữa nhu cầu vật chất và tinh thần

- “Bánh mì”: nhằm chỉ những giá trị vật chất thiết yếu của

sự sống mỗi con người như: cái ăn, nơi ở, cái mặc, những tiện nghi phục vụ nhu cầu đời sống của mỗi cá nhân

- “Hoa hồng”: những giá trị tinh thần, là nhu cầu tinh thần, tình cảm của con người trong sự sống với đúng ý nghĩa cao

cả của nó

-> ý cả câu: Vật chất và tinh thần cần được cân bằng, hài hoà trong cuộc sống

*Câu nói trên nên hiểu một cách linh hoạt

“nếu có hai cái” mới quyết định “sẽ bán một cái ”;

nghĩa là nhu cầu vật chất cần và đủ, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, thì nhu cầu tinh thần cũng nên được chú ý song hành với nhu cầu vật chất

*Vai trò của tâm hồn; vì sao phải nuôi dưỡng tâm hồn?

- Tâm hồn là 1 phần quan trọng khiến con người được là người với cái nghĩa đầy đủ nhất của từ này (để không là con vật, cũng không giống cỗ máy)

- Là tố chất đầy đủ để con người được sống theo cái nghĩa đầy đủ nhất của cuộc sống (hưởng thụ vật chất phải song hành hưởng thụ tinh thần)

- Tâm hồn cũng cần được nuôi dưỡng để ngày càng giàu có

và phong phú hơn bởi cơ như thế cuộc sống của con người mới có ý nghĩa

Thật đáng sợ nếu đời sống tâm hồn nghèo nàn, cằn cỗi(

Trang 35

- Cần nhận thức đầy đủ về hai nhu cầu làm nên cuộc sống của mỗi người

- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, không ngừng bồi đắp, nuôi dưỡng thế giới tâm hồn nhất là trong cuộc sống hiện nay

- Lao động hết mình để thoả mãn đầy đủ nhu cầu vật chất cho bản thân và gia đình

2.0

1.0

Kết bài - Khẳng định lại vấn đề

2) Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tâm hồn vĩ đại của Hồ Chí

Minh, lòng yêu thương con người vô bờ bến là những vẻ đẹp làm nên giá trị độc đáo của “Nhật kí trong tù”

- “Chiều tối” là bài thơ minh hoạ cho vẻ đẹp của bậc “đại nhân” ấy

a Yêu thương, trìu mến,nâng niu thiên nhiên:

- 2 câu thơ đầu: +Hình ảnh nhân vật trữ tình đang ngước nhìn theo 1 cánh chim chiều, 1 chòm mây lẻ loi (dù chân tay vướng xiềng xích)

+ Phát hiện thấy ở những sự vật ấy cả những vận động tinh

vi, chất chứa nỗi thấu hiểu của nhà thơ

(Hình ảnh : “chim mỏi” (quyyện điểu) “chòm mây lẻ loi ” (cô vân)

- Tìm thấy ở thiên nhiên vẻ đẹp êm ả, bình dị và hoà hợp, gắn bó với con người

Dáng bay mỏi mệt tìm về chốn ngủ của cánh chim chiều hay cảnh ngộ của người tù?

1.0

0.5

0.5

1.0

Trang 36

Tiểu kết: Dù sáng tác trong hoàn cảnh tù đày song 2 câu

đầu mở ra bức tranh thiên nhiên đẹp cổ kính, tao nhã Tuy

thoáng một nỗi buồn nhưng vẫn ấm áp bởi từ đó toả ra 1

tâm hồn nhạy cảm, 1 tình yêu thiên nhiên chan chứa

b Một tấm lòng nhân đạo bao la đến quên mình

(2 câu kết)

- Tâm điểm của bức tranh thơ không còn là thiên nhiên mà

là con người trong lao động, hình ảnh thiếu nữ sơn cước

xay ngô cho bữa cơm chiều -> hình ảnh giản dị nhưng đẹp

- Tái hiện công việc nặng nề của cô gái qua hình ảnh “ma

bao túc bao túc ma hoàn” chứng tỏ Người quan tâm đến

những người lao động nghèo

- Dừng lại ở hình ảnh “ngô xay xong, lò than đã rực hồng”

và cùng rất tự nhiên theo đó người tù rung động thấm thía

về niềm hạnh phúc bình dị của đời thường

- Hình tượng thơ có sự vận động khoẻ khoắn hướng về sự

sống, ánh sáng Tâm trọng của nhân vật trữ tình cũng

chuyển biến từ nỗi buồn đến niềm vui Tâm hồn ấy luôn

tìm thấy mối đồng cảm, chan hoà với cuộc sống con người

(dù Bác không hề quen biết )

- Phải là 1 bậc “đại nhân” mới có thể quên đi những nỗi

đau khổ tột độ của riêng mình, để trìu mến từng cánh chim

trời, từng áng mây trôi, để nặng tình thương cho 1 kiếp

sống cần lao và sẻ chia với những hạnh phúc giản dị đời

thường của con người nơi đất khách

- Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, là chủ nghĩa

lạc quan cách mạng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh

tăm tối

- Liên hệ đến những vần thơ của Tố Hữu viết về Bác:

“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa”

Trang 37

- GV th ưởng điểm cho những HS :

+ Có nh ững phát hiện mới mẻ vượt ngoài đáp án (nhưng phải kiến giải hợp lí)

+ Có hình th ức viết sáng tạo, hấp dẫn

Trang 38

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

(Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngh ĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng

(Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)

Câu 2 (7,0 điểm)

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh

đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân

t ộc (Nguyễn Lộc)

-HẾT - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Trang 39

1

SỞ GD&ĐT VĨNH

PHÚC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

(Dành cho học sinh các trường THPT)

-

Câu 1 (3,0 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả

II Yêu cầu về kiến thức

Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:

1 Giải thích ý nghĩa của bài thơ

- Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên

- Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống

- Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng

2 Bàn luận, mở rộng vấn đề

- Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng:

+ Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình

+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công Niềm tin

đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái HS

có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là

Trang 40

2

dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách,

về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng)

- Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống

3 Bài học nhận thức và hành động

- Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn

- Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước

- Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện

III Biểu điểm:

- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc Dẫn chứng

chọn lọc và thuyết phục Có thể còn một vài sai sót nhỏ

- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên Dẫn chứng chưa thật phong

phú Có thể còn một vài sai sót nhỏ

- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài Kiến thức sơ sài Còn mắc nhiều lỗi

- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp

Câu 2 (7,0 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ Hành văn trôi chảy Văn viết có

cảm xúc Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả

II Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh phân tích hình tượng người nông dân trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, liên hệ với hình tượng người nông dân trong các tác phẩm trước và cùng

thời với Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Lộc: Chỉ có đến Nguy ễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới

Ngày đăng: 01/10/2015, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w