I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.II. Yêu cầu về kiến thứcThí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản
Trang 1Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 10 hay (có đáp án chi tiết)
-Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……… …….…….….….; Số báo danh………
Trang 2SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu 1 (3,0 điểm).
I Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụngphối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫn chứngchọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
II Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo đượcnhững nội dung cơ bản sau:
1 Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Đời: được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, chỉ cuộc đời nói chung và cuộc
đời mỗi con người nói riêng
- Giông tố: chỉ hiện tượng thiên nhiên dữ dội Giông tố cuộc đời là chỉ những
hoàn cảnh thử thách, những đau thương mất mát, những gian khổ nghiệt ngã trongcuộc sống của mỗi con người, rộng ra là cuộc sống của cộng đồng, dân tộc
- Cúi đầu: là thái độ cam chịu, khuất phục.
- Câu nói của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm khẳng định: cuộc đời mỗi conngười có thể trải qua nhiều gian nan nhưng con người không được đầu hàng, khuấtphục trước khó khăn, thử thách Có như vậy chúng ta mới đạt được thành công, hạnhphúc và sống một cuộc sống có ý nghĩa
2 Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống
là một trường tranh đấu Bởi thế, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp.Đặc biệt, để đạt được thành công, con người phải vượt qua nhiều chông gai, thửthách
- Giông tố với những thử thách, gian nan chính là môi trường tôi luyện con người (Đáp án có 04 trang)
Trang 3- Câu nói trên là tiếng nói của một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đạiđầy bão táp – thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ diễn ra hết sức ác liệt,thể hiện ý chí, nghị lực vươn lên, sống thật đẹp và hào hùng.
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan,thử thách, phải có tinh thần dũng cảm, có nghị lực và bản lĩnh để vượt qua
- Phê phán những người có thái độ sống ươn hèn, thụ động, không có ý chí,nghị lực vươn lên trong cuộc sống
3 Bài học nhận thức và hành động:
- Trong cuộc sống cũng như trong học tập phải biết vượt lên chính mình,không nên chùn bước trước những khó khăn, bất trắc Sống cần có lý tưởng, khátvọng và ước mơ
- Giông tố không chỉ là thử thách với cuộc đời của mỗi con người mà còn là thử
thách với một dân tộc Hãy sống như thế hệ Đặng Thuỳ Trâm, một thế hệ đã dũng cảmvượt qua những bão táp của cuộc đời để đem lại cuộc sống tươi đẹp cho đất nước
III Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên Dẫn chứng chưa thật phong
phú Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài Kiến thức sơ sài Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học Biết phân tích dẫn chứng đểlàm sáng tỏ vấn đề Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ Hành văn trôi chảy Văn viết cócảm xúc Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
II Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh vận dụng hiểu biết về tinh thần yêu nước trong văn học, phân tích làm
sáng tỏ tinh thần yêu nước trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Thí
Trang 4sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý
cơ bản sau:
1 Tinh thần yêu nước trong văn học:
- Tinh thần yêu nước là nội dung mang tính truyền thống trong văn học Việt Nam.
- Tinh thần yêu nước trong văn học trung đại mang nét đặc trưng riêng Đó là
tư tưởng trung quân ái quốc, với quan niệm đất nước là của vua, yêu nước là trung với vua, trung với vua là yêu nước Tinh thần yêu nước đó đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần, mà quan trọng hơn là tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, với đủ màu vẻ và cung bậc: yêu nước chính là ý thức tự cường, tự tôn dân
tộc, trong hoản cảnh đất nước bị xâm lăng, yêu nước là nỗi buồn mất nước, nỗi nhụcmất nước, là căm thù giặc, là quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, bảo vệ đến cùng chủquyền đất nước, yêu nước là khát vọng hoà bình, là cảm hứng thiết tha về đất nướcvới thiên nhiên tươi đẹp, là cảm hứng tự hào với nền văn hiến lâu đời, riêng bờ cõi,riêng phong tục tập quán, là day dứt về một thời đã qua, về chiến tranh đã làm bao
người phải nằm lại nơi chiến trường xưa…
- Tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thấm nhuần tư
tưởng trung quân ái quốc và thể hiện cơ bản những cung bậc cảm xúc trên
2 Tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:
- Tinh thần yêu nước của Bình Ngô đại cáo được thể hiện trước hết ở niềm tự hào
về đất nước, về dân tộc: khẳng định dân tộc ta có nền văn hiến lâu đời, có lịch sử riêng,
có cương vực lãnh thổ, có phong tục tập quán, có triều đại riêng với tên nước Đại Việt,
có độc lập chủ quyền, có nhân tài hào kiệt, có chiến công, bên cạnh đó là truyền thốngnhân ái, nhân nghĩa của dân tộc Niềm tự hào này toàn diện, sâu sắc và mới mẻ hơn so
với Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt(?)), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
- Tinh thần yêu nước thể hiện ở lòng căm thù sâu sắc trước những tội ác củagiặc Minh Xót xa, đau đớn trước thảm cảnh khốn cùng của nhân dân
- Tinh thần yêu nước thể hiện qua cảm hứng dạt dào và hứng khởi khi tác giả
ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ca ngợi lãnh tụ xuất chúng - Lê Lợi và sức mạnh
của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp “manh lệ”.
Trang 5- Cảm hứng anh hùng ca hào sảng với niềm tự hào mãnh liệt trong đoạn văn
miêu tả chiến thắng thần tốc của nhân dân Đại Việt
- Áng văn yêu nước kết thúc bằng niềm tin vững chắc vào độc lập dân tộc và
tương lai đất nước Lời tuyên bố kết thúc là sự hoà quyện giữa cảm hứng về độc lậpdân tộc, tương lai đất nước với cảm hứng về vũ trụ hướng tới sự sáng tươi, phát triểnthể hiện sâu đậm niềm tin và quyết tâm của nhân dân Đại Việt xây dựng đất nước khivận hội duy tân đã mở
3 Đánh giá, nâng cao:
- Lí giải cơ sở của tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo:
+ Kế thừa tinh thần yêu nước trong truyền thống văn học
+ Mang âm hưởng của thời đại, khi đất nước ca khúc khải hoàn chiến thắnggiặc Minh (1428)
+ Kết tinh tầm vóc tư tưởng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
- Nghệ thuật thể hiện tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo độc đáo, hấp
dẫn: thể cáo với kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén giàu sức thuyết phục, luận chứngxác thực, kết hợp hài hoà chất chính luận và chất trữ tình, từ hình tượng đến ngônngữ, từ màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu, tất cả đều mang đặc điểm của bút pháp anhhùng ca
- Bình Ngô đại cáo là đỉnh cao của thơ văn yêu nước thời trung đại Với tinh thần yêu nước sâu sắc, mới mẻ Bình Ngô đại cáo xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn
của muôn đời, là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Việt Nam
III Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng Có thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề Bố cục bài viết rõ ràng Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc Có thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
Trang 6- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm Điểm lẻ được làm tròn đến 0,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
Trong bức thư của một du học sinh Nhật bàn về “văn hóa Việt” có đoạn:
“Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”.
Là một người Việt trẻ tuổi, anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Câu 2 (7,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, có người khẳng định: “Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ Tội đó của Mị Châu không thể dung tha”.
Lại có người viết:
Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu Cảnh báo một trái tim khờ dại.
Thử hỏi, nửa thế giới này đang tồn tại
Đã yêu rồi, ai không giống Mị Châu?
(Vô đề - Hạnh Mai, Tạp chí Người Hà Nội, số 115, 8- 2009)
Thông qua việc phân tích nhân vật Mị Châu, anh/chị hãy bình luận những ýkiến trên và đưa ra quan điểm của bản thân mình
- Hết -
Trang 7Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ; SBD
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HSG LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN Dành cho học sinh trường THPT Chuyên
———————————
Câu 1 (3,0 điểm)
I Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫnchứng chọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
II Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1 Giải thích ý kiến
- Tự hào: là sự hãnh diện, tự tin về điều gì đó.
- 4000 năm văn hiến: là quá trình lịch sử dài lâu, gắn liền với công cuộc dựng nước
và giữ nước, tạo nên những truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp của dân tộc
- Xấu hổ: cảm giác hổ thẹn vì lỗi lầm hoặc sự kém cỏi, không xứng đáng.
- 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”: chỉ sự tương phản đầy nghịch lý, nhấn mạnh những
truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp chỉ là lý thuyết đóng khung trong sử sách, còn thực tế đời sống không chứng minh cho truyền thống văn hoá lâu đời đó
Ý cả câu là một lời cảnh tỉnh đối với mỗi người Việt Nam: không nên ngủ quên trong quá khứ và hãnh diện về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc mà cần để truyền thống văn hoá tốt đẹp đó thể hiện trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
2 Phân tích lý giải
2.1 Vì sao nói “thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến”?
Trang 8- Vì trong thực tế không phải dân tộc nào cũng có lịch sử phát triển lâu đời như vậy.
- Trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, hình thành bản sắc văn hoá của dân tộc với những nét tốt đẹp, biểu hiện phong phú ở nhiều lĩnh vực của đời sống
2.2 Vì sao nói “Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”?
- Vì 4000 năm văn hiến là nền tảng, hành trang quý báu, nhưng nó hoàn toàn là thànhtựu của quá khứ Không thể chỉ tự hào về những điều trong sử sách, vì văn hoá củamột dân tộc cần biểu hiện thành những điều cụ thể trong cuộc sống hiện tại
- Thực tế hiện nay đáng cảnh báo vì sự xuống cấp của những giá trị văn hoá trong lốisống, VD: truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái ngàn xưa đang đứng trướcnguy cơ bị đẩy lùi bởi thói vô cảm và chủ nghĩa cá nhân; truyền thống trọng tìnhnghĩa mai một trước chủ nghĩa thực dụng và toan tính
3 Đánh giá
- Ý kiến trên có tác dụng nhắc nhở, cảnh tỉnh mỗi người Việt Nam nhìn lại chính
mình, để biết trân trọng quá khứ của cha ông đồng thời có ý thức gìn giữ và phát triểnnhững truyền thống văn hoá tốt đẹp trong hiện tại
- Tuy nhiên, sẽ là phiến diện nếu không ghi nhận những tấm gương nỗ lực để bảo vệ
và phát huy truyền thống đó trong đời sống Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hànhđộng cho bản thân
*Thang điểm:
- Cho điểm 3: hiểu đúng nội dung của câu nói và trình bày đầy đủ các ý trên, yêu cầu
có lý lẽ, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng
- Cho điểm 2: đáp ứng được một nửa yêu cầu trên; lập luận chặt chẽ, diễn đạt trongsáng để làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói
- Cho điểm 1: bài làm sơ sài, lập luận chưa chặt chẽ, còn một vài sai sót nhỏ về dùng
từ, đặt câu…
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ýkiến riêng, miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài, diễn đạt trong sáng mạchlạc thì dù chọn cách nào thì cũng được điểm tối đa
Trang 9Câu 2 (7,0 điểm)
I Yêu cầu về kỹ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học Biết giải thích ý kiến, biết phân tích dẫnchứng để làm sáng tỏ nhận định Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôichảy, văn viết có cảm xúc Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
II Yêu cầu về kiến thức
1 Giải thích ý kiến
- Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh vào hậu quả sự sai lầm của Mị Châu, từ đó đưa ra lời
luận tội nghiêm khắc
- Ý kiến thứ hai (phát biểu ở dạng tác phẩm thơ) thiên về tìm nguyên nhân của sự sailầm, đặt ra câu hỏi nhằm bênh vực Mị Châu, cho sự “khờ dại” đó là bản chất của tìnhyêu, bản chất của người phụ nữ khi yêu
Mỗi ý kiến một quan điểm đánh giá khác nhau về nhân vật Mị Châu, kẻ kết tội, người bênh vực Đó cũng là sự phong phú trong tiếp nhận văn học, sự hấp dẫn mà hình tượng văn học tạo ra.
2 Phân tích nhân vật Mị Châu, bình luận những ý kiến trên.
2.1 Phân tích nhân vật
- Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Sự sai lầm của Mị Châu:
+ Mị Châu không chỉ là một người dân của đất nước Âu Lạc mà còn là một nàngcông chúa, có vai trò quan trọng đối với cả quốc gia, nhưng nàng đã ngây thơ khôngcảnh giác, coi bí mật quốc gia như tài sản riêng của gia đình Nàng cho Trọng Thuỷxem nỏ thần, lại còn giảng giải cho y cách sử dụng nỏ Hành động đó đã vô tình tiếptay cho kẻ thù có thêm cơ hội thôn tính nước Âu Lạc
+ Khi chiến tranh xảy ra, Mị Châu vẫn rắc lông ngỗng dọc đường chạy loạn Một lầnnữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc chạy theo, đưa hai cha con đến chỗcùng đường tuyệt lộ Nàng chỉ kịp nhận ra sự thật đau lòng trước lúc rơi đầu
- Nguyên nhân của sự sai lầm: sự thiếu cảnh giác của bản thân nàng.
Trang 10- Hậu quả của sự sai lầm: Dân tộc rơi vào chiến tranh, loạn lạc, nước mất, nhà tan.
Nàng chết dưới lưỡi kiếm oan nghiệt của cha
- Thái độ của tác giả dân gian với sai lầm đó của Mị Châu:
+ Tác giả dân gian đã để thần Kim Quy hiện lên quát lớn “Kẻ nào ngồi sau ngựachính là giặc đó” Câu nói ấy cũng đồng thời là lời kết tội đanh thép của công lí, củanhân dân cho hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu Đó cũng là bài học đắtgiá về mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân với trách nhiệm công dân
+ Hình ảnh máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc, xác của nàng biến thành ngọcthành là những yếu tố kì ảo, minh chứng cho tấm lòng trong trắng mà bị lừa dối củanàng Hình ảnh đó phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và thểhiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của nhân dân đối với nàng
2.2 Bình luận hai ý kiến
- Ý kiến thứ nhất đúng khi luận tội Mị Châu với những hậu quả mà sai lầm của nàng
đã gây ra Ý kiến thứ hai tỏ ra có lý khi tìm nguyên nhân của sự sai lầm là do bảnchất của trái tim yêu
- Tuy nhiên, cần đặt tình yêu đôi lứa trong mối quan hệ với vận mệnh quốc gia, vận
mệnh
cộng đồng, để thấy: Trong một đất nước nhiều giặc giã, luôn đứng trước nguy cơ củanhững cuộc xâm lược, một nàng công chúa chỉ biết lắng nghe tiếng nói của con tim,của tình yêu mà vô tình với sự sống còn của xã tắc chính là có tội
- Ngay bản thân Mị Châu trước khi chết cũng nhận ra tội lớn của mình, nàng chỉmong rửa tiếng “bất trung, bất hiếu” chứ không kêu oan, cũng không xin tha tội MịChâu được người Âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót chính là vì đãbiết tội, dám nhận tội và cam lòng chịu tội
3 Quan điểm của cá nhân
HS có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn cóthể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục
*Thang điểm:
Trang 11- Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu nêu trên Văn viết có cảm xúc, dẫn chứngchọn lọc và thuyết phục Diễn đạt trong sáng và lưu loát Có thể còn vài sai sótnhỏ.
- Điểm 5, 6: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên Dẫn chứng chưa thật phong phúnhưng phải làm rõ được nội dung, diễn đạt khá Có thể còn vài sai sót nhỏ
- Điểm 3, 4: Hiểu đề, nêu được những nội dung chủ yếu, dẫn chứng chưa thậtphong phú lời văn chưa hay nhưng rõ ràng Có thể còn một vài lỗi dùng từ,diễn đạt
- Điểm 2: Chưa thật nắm vững yêu cầu của đề bài, kiến thức sơ sài hoặc diễnđạt lúng túng phân tích còn nhiều hạn chế, bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễnđạt, dùng từ và ngữ pháp
- Điểm 1: Chưa nắm vững cả nội dung và phương pháp Nội dung sơ lược,chung chung; nhiều lỗi dùng từ , lỗi câu
- Điểm 0: Sai lạc hoàn toàn cả về nội dung và phương pháp
- Lưu ý:
+ Cần trân trọng những bài viết sáng tạo và có chất văn
+ Điểm bài thi cho từ điểm 0 đến điểm 7; điểm làm tròn tính đến 0,5
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh phúc
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Trang 12quá Cuối buổi biểu diễn, một chú chim sâu đề nghị: Bây giờ anh hãy hót tiếng của riêng anh cho bọn em nghe nào! Chàng Làng đứng mãi mà không hót được giọng của
riêng mình, Chàng Làng xấu hổ cất cánh bay thẳng Bởi vì từ xưa đến nay, Chàng Làng chỉ quen nhại theo giọng hót của các loài chim khác chứ đâu chịu luyện một giọng hót riêng cho chính mình
Câu 2 (7 điểm):
Trong bài viết Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều,
GS Đặng Thai Mai cho rằng:
Truyện Kiều cũng như tất cả các áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dường
như không hề biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa Truyện Kiều có cả một vận mệnh vẻ vang
Qua kiến thức về Nguyễn Du và Truyện Kiều đã học trong chương trình Ngữvăn lớp 10, hãy nêu nhận xét của anh chị về ý kiến trên
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh
- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm
Trang 13II Đáp án và thang điểm
1 Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Chim Chàng Làng 3,0
1 Nhận thức về câu chuyện(0,5 điểm)
- Câu chuyện kể về loài chim Chàng Làng( còn có tên khác là chim Bách
Thanh), loài chim này có khả năng tuyệt vời là bắt chước giọng của những
loài chim khác
- Bản thân chú chim này rất tự hào về khả năng của mình và khi có mặt
đông đủ bạn bè, họ hàng nhà chim chú lại trình diễn năng khiếu ấy cho
mọi người thưởng thức
- Tuy nhiên khi được đề nghị hót bằng giọng của mình thì chú xấu hổ bay
đi mất vì xưa nay chú chỉ bắt chước, nhại theo chứ đâu có luyện cho mình
một giọng hót riêng
=> Câu chuyện phê phán thói bắt chước, nhại lại mà không chịu suy nghĩ,
không chịu sáng tạo để làm nên phong cách riêng ở một số người
0,5
2 Suy nghĩ của bản thân từ câu chuyện (2,0 điểm)
- Bắt chước là một thói quen được hình thành từ thuở ấu thơ, nó giúp con
người học hỏi được mọi thứ từ thế giới xung quanh để thích nghi với cuộc
sống
- Bắt chước là giai đoạn đầu tiên của tư duy mà bất cứ ai cũng phải trải
qua bởi khó có thể phát minh, sáng tạo ra cái mới nếu không dựa vào
những ý tưởng cũ Bắt chước trong một hoàn cảnh nào đó cũng được coi
là tài năng nếu sự bắt trước y như thật
- Tuy nhiên cuộc sống không ngừng đòi hỏi sự sáng tạo Thành công của
ngày hôm nay không thể giống với ngày hôm qua, ngày mai không thể
giống ngày hôm nay vì thế con người không thể rập khuân, bắt chước
những cái đã có
- Câu chuyện đã phản ánh một thực trạng trong xã hội: nói theo, viết theo,
nghĩ theo, hành động theo…nhất là đối với học sinh hiện nay Việc bắt
chước một cách máy móc đã làm các em mất đi phong cách riêng của
mình, thui chột khả năng sáng tạo, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trong
tương lai
0,5
0,50,25
0,75
3 Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Trong cuộc sống không tự biến mình thành những con chim Chàng
Làng
- Không ngừng học hỏi, không ngừng tư duy, sáng tạo để khẳng định
mình và đi tới thành công
0,250.25
2
Nhận xét về ý kiến của GS Đặng Thai Mai: Truyện Kiều cũng như tất
cả các áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dường như không hề
biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa Truyện Kiều có cả
một vận mệnh vẻ vang
7,0
1 Giới thiệu vấn đề (0,5 điểm)
Trang 14- Truyện Kiều - Nguyễn Du là kết tinh của tài năng văn học bậc thầy, là
tác phẩm xuất sắc của văn học dân tộc
- Đánh giá về Truyện Kiều, GS Đặng Thai Mai cho rằng: Truyện
Kiều cũng như tất cả các áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dường
như không hề biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa Truyện
Kiều có cả một vận mệnh vẻ vang
0,250,25
2 Giải thích ý kiến(1,0 điểm)
- Áng văn tuyệt tác : Những tác phẩm văn chương hay, đẹp đến mức coi
như không còn có thể đòi hỏi gì hơn, không thể có cái hơn Già: Ở vào
giai đoạn suy yếu Không biết già: Trẻ mãi, giữ mãi vẻ thanh xuân và sức
sống Vận mệnh: Số mệnh, sự tồn tại Vẻ vang: Vinh dự lớn và niềm tự
hào chính đáng
- Bằng lối so sánh, ví von GS Đặng Thai Mai đã thể hiện tiếng nói ngợi
ca, tôn vinh giá trị giá trị của Truyện Kiều Theo GS Truyện Kiều là một
áng văn chương hay, đẹp đến hoàn mĩ Dù tuổi đời cao nhưng không suy
yếu mà giữ mãi vẻ đẹp thanh xuân và sức sống Nó có một số mệnh vinh
dự, tự hào
0,5
0,5
3 Nhận xét về ý kiến (5,0 điểm)
a Truyện Kiều là một áng văn hay, đẹp đến hoàn mĩ.(3,5 điểm)
- Về nội dung: Nguyễn Du đã biến một truyện tình khổ thành khúc ca đau
lòng thương người bạc mệnh, nói lên những điều trông thấy trong giai
đoạn lịch sử cuối Lê đầu Nguyễn, là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân
đạo sâu sắc
- Về nghệ thuật: Truyện Kiều là kết tinh truyền thống văn học dân tộc, là
đỉnh cao chói lọi của thể loại truyện thơ Nôm Truyện Kiều có sự tài tình
trong sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ dân tộc, xây dựng nhân vật
sống động, có tính điển hình cao Miêu tả tâm lí tinh tế, nghệ thuật tự sự
cuốn hút, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sâu xa
2,0
1,5
b Truyện Kiều giữ mãi vẻ đẹp thanh xuân và sức sống, là niềm vinh dự,
tự hào của dân tộc Việt Nam( 1,5 điểm)
- Thời gian không bào mòn, không làm suy yếu đi giá trị Truyện Kiều, trái
lại cũng giống như những áng văn tuyệt tác trên thế giới, cùng với thời
gian, Truyện Kiều ngày càng được yêu mến, tôn vinh Người ta lẩy Kiều,
vịnh Kiều, bói Kiều, người ta bình Kiều trên các diễn đàn văn học Truyện
Kiều trở thành tác phẩm không thể thiếu trong các cấp học của nhà trường
phổ thông
- Với Truyện Kiều Nguyễn Du được tôn vinh là đại thi hào dân tộc, danh
nhân văn hóa thế giới Truyện Kiều có sức lan tỏa rộng, trở thành một hiện
tượng trong đời sống văn học nước ta và trở thành di sản văn hóa của nhân
loại
1,0
0,5
4 Đánh giá(0,5 điểm)
- Ý kiến của GS Đặng Thai Mai cô đọng, súc tích, đúc kết sự hiểu biết, sự
tôn vinh, ngợi ca, trân trọng đối với một áng văn chương tuyệt mĩ
- Ý kiến có tác dụng định hướng, giúp người đọc lĩnh hội sâu sắc giá trị
nội dung, nghệ thuật Truyện Kiều, hiểu vị trí Truyện Kiều trong nền văn
0,250,25
Trang 15học dân tộc cũng như thế giới.
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo
những yêu cầu về kiến thức Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào sự vận dụng đáp án một cách khoa học và linh hoạt của người chấm.
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh phúc
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————
Câu 1 (3 điểm):
Một con chó tham ăn, một hôm nó đớp được miếng thịt của làng bày ra đình để
khao làng Con chó ba chân bốn cẳng tha miếng thịt đến bờ sông Sợ người làng đuổi
theo nên nó chạy về phía cầu để qua sông tẩu thoát Khi đến giữa cầu, nó nhìn xuống
dòng sông, thấy có một con chó khác đang ngoạm miếng thịt to hơn Con chó tham
ăn mới nghĩ: Ta phải cướp miếng thịt của con chó kia mới được Nghĩ thế nào, làm
thế ấy, nó bèn nhả miếng thịt đang ngoạm ra, rồi nhảy xuống sông để tranh miếng thịt
với con chó kia Vừa nhảy xuống sông thì bóng nước tan ra, nó vùng vẫy một thôi
một hồi chẳng kiếm được gì, lúc bấy giờ mọi người đổ xô ra cầm đòn đánh chó
Nước cuốn mạnh, con chó bị chìm nghỉm dưới dòng sông
(Theo Con chó và miếng thịt - Truyện ngụ ngôn Việt Nam – Nguyễn Văn
Ngọc, NXB Văn học, 2003.)
Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về cuộc sống?
Câu 2 (7 điểm):
Nhà văn I.X Tuốc- ghê- nhép cho rằng: Cái quan trọng trong tài năng văn học
là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy
trong cổ họng của bất kì một người nào khác.( Dẫn theo Khrapchenco Cá tính sáng
tạo của nhà văn và sự phát triển văn học Nhà xuất bản tác phẩm mới, 1978).
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên và làm sáng tỏ cái giọng riêng biệt của Xuân
Diệu qua một số bài thơ tiêu biểu
……….Hết………
Trang 16Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh ….……… SBD ………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————————
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh
phúc
———————————
I Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy
khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao
- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm
II Đáp án và thang điểm
1 Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Con chó và miếng thịt. 3,0
1 Nhận thức về câu chuyện(0,5 điểm)
- Chuyện kể về một con chó đớp được một miếng thịt trong bữa cỗ làng và
vội vàng tẩu thoát
- Khi đi qua chiếc cầu, nhìn xuống dưới thấy một con chó khác đang
ngoạm một miếng thịt to hơn Nó liền nhả miếng thịt đang ngoạm ra lao
xuống tranh miếng thịt với con chó kia
- Nó không những không cướp được mà còn bị nước cuốn mạnh chìm
nghỉm dưới lòng sông
=> Câu chuyện mượn hình tượng con chó tham lam để phê phán những kẻ
ngu ngốc thiếu thực tế, Thả mồi bắt bóng Tham bát bỏ mâm, Thả con cá
rô, vồ con săn sắt
0,5
2 Suy nghĩ của bản thân (2,0 điểm)
- Con người nhiều khi không ý thức được giá trị mà mình có, chỉ lo tìm
kiếm những thứ viển vông, là cái bóng, là ảo ảnh, là không có thật, vì thế 0,5
Trang 17phải nhận những hậu quả đáng tiếc, thứ mà mình đang có cũng tuột khỏi
tầm tay
- Cái bóng bao giờ cũng đẹp, cũng lung linh nên con người dễ nhầm
tưởng, lòng tham khiến họ lao vào nó mà quên đi thực tế Câu chuyện trở
thành một minh chứng sinh động nhằm phê phán những kẻ tham lam, ngu
ngốc, thiếu hiểu biết
- Nhưng mặt khác, tham cũng có giá trị riêng của nó, tính tham sẽ là điều
kiện tuyệt vời giúp chúng ta vượt qua những rào cản của bản thân, nhanh
chóng chinh phục những mục tiêu xa hơn, lớn hơn, có lòng tham con
người mới có động lực phát triển, có tham mới biến ước mơ thành hiện
thực
- Tuy nhiên lòng tham tự nó vốn dĩ khó đo lường và kiểm soát Nếu tham
quá đà con người sẽ không làm chủ được bản thân, biến mọi thứ thành tro
bụi, hệt như con thú trong truyện, chẳng những đánh mất miếng mồi mà
còn mất đi mạng sống của mình nơi lòng sông lạnh lẽo
0,5
0,5
0,5
3 Bài học nhận thức và hành động(0,5 điểm)
- Con người phải ý thức được thực tế, phải giữ gìn những gì mình đang có,
đừng theo đuổi những cái viển vông
- Chúng ta cần có tham vọng nhưng tham vọng phải có chừng mực, tránh
biến thành kẻ tham lam, ngu ngốc, để rồi hối hận cũng không kịp
0,250.25
2 Bình luận ý kiến của nhà văn I.X Tuốc- ghê- nhép và làm sáng tỏ
cái giọng riêng biệt của Xuân Diệu qua một số bài thơ tiêu biểu.
7,0
1 Giới thiệu vấn đề (0,5 điểm)
- Nhà văn I.X Tuốc- ghê- nhép cho rằng: Cái quan trọng trong tài năng
văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình
không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác.
- Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới Qua sáng tác của
mình, ông đã in được dấu vào nền văn học với một giọng riêng biệt, độc
đáo hiếm thấy
0,25
0,25
2 Giải thích ý kiến(1,0 điểm)
- Tài năng văn học: Khả năng văn học, sự giỏi giang, điêu luyện của
người nghệ sĩ ngôn từ trong sáng tạo nghệ thuật Tài năng văn học còn là
cách nói hoán dụ để chỉ những nhà văn nhà thơ có tài
- Nói : Là thể hiện thành lời một nội dung nào đó, giọng : Là cách phát
âm, cách nói Tiếng nói của mình, cái giọng riêng biệt của chính mình : Là
cách diễn đạt, cách thể hiện độc đáo của một cá nhân về vấn đề nào đó
- Không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác: Duy
nhất, không thể có người thứ hai giống mình
=> Nhận định là cách nói hình ảnh có tính chất đúc kết về cái quan trọng
của những tài năng văn học lớn Đó là: Một nghệ sĩ có tài phải là người có
phong cách riêng độc đáo, không lẫn với bất cứ ai, không giống với bất cứ
người nào
1,0
3 Bình luận ý kiến(1, 5 điểm)
- Phong cách nghệ thuật của nghệ sĩ là một cái gì đó bền vững, xuyên
suốt, lặp đi lặp lại trong các sáng tác trên cả hai phương diện nội dung và
Trang 18hình thức nghệ thuật Nói cách khác phong cách là biểu hiện tài nghệ của
người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới
mẻ chưa từng có về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện
nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người sáng tạo
- Phong cách nghệ thuật biểu hiện ở cái nhìn có tính chất khám phá, ở
giọng điệu riêng biệt, ở hệ thống hình tượng, ở các phương diện nghệ
thuật…
- Điều quan trọng trong tài năng của người nghệ sĩ là cái riêng biệt, độc
đáo mà không ai có thể bắt chước, làm theo Đây vừa là yêu cầu, vừa là
tiêu chuẩn để đánh giá vị trí của nghệ sĩ ấy trên văn đàn Cái riêng ấy sẽ
giúp họ ghi được dấu ấn trên nền văn học, được người đọc yêu mến, tôn
vinh
0,5
0,5
0,5
4 Phân tích một số bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu để làm rõ phong
cách nghệ thuật độc đáo của ông (3,5 điểm)
* Thơ Xuân Diệu thể hiện đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi thơ
mới nhưng đồng thời cũng mang đậm bản sắc riêng của cái tôi trong thơ
Xuân Diệu Đó là cái tôi tích cực, mãnh liệt, lúc nào cũng thèm yêu, khát
sống, khát khao tận hưởng, cống hiến ngay trên thiên đường trần thế này
Cái tôi mang giọng điệu vồ vập, vội vàng, cuống quýt Dù khi vui hay khi
buồn đều nồng nàn, tha thiết
* Cái nhìn của Xuân Diệu là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên luôn hiện ra
với vẻ đẹp xuân tình
* Thơ Xuân Diệu tiêu biểu cho tinh thần lãng mạn Mỗi tiếng thơ như một
cơn lũ cảm xúc tuôn chảy, câu nọ gọi câu kia, hình ảnh này gọi hình ảnh
kia trong một hơi thơ dồi dào, lôi cuốn
* Mỗi thi phẩm của Xuân Diệu đều có một cấu tứ khá chặt chẽ, không chỉ
phơi trải tình cảm một cách đơn thuần, thi sĩ còn đưa ra những quan niệm,
những triết lí về tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc, thời gian…
*Xuân Diệu có những nỗ lực, có những cách tân thơ tiếng Việt bằng sự
bền bỉ học hỏi và vận dụng cấu trúc thơ phương Tây, sáng tạo những điệu
nói, những cách nói mới, phát huy được triệt để các giác quan trong cảm
nhận
Lưu ý: Học sinh chọn các bài thơ tiêu biểu như Vội vàng, Thơ duyên,
Đây mùa thu tới… để minh họa cho từng đặc điểm trên của phong
cách thơ Xuân Diệu.
1,0
0,50,5
0,51,0
5 Đánh giá (0,5 điểm)
- Phong cách độc đáo chính là yếu tố quyết định tài năng và sức sống của
tác phẩm văn học
- Xuân Diệu đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn bởi giọng
điệu riêng biệt của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của
bất kì một người nào khác.
0,25
0,25
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo
những yêu cầu về kiến thức Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho
Trang 19điểm cụ thể từng câu cần dựa vào sự vận dụng đáp án một cách khoa học và linh hoạt của người chấm.
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh các trường THPT) Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
Câu 1 (3,0 điểm).
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi
lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
(Bài kí đề danh tiến sĩ – 1442, Thân Nhân Trung).
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên
-HẾT -Họ tên học sinh……… Số báo danh………
Trang 20SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2011-2012
Dành cho học sinh các trường THPT
-Câu 1 (3,0 điểm).
I Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụngphối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫn chứngchọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
II Yêu cầu về kiến thức
Học sinh hiểu câu nói trên, bàn luận về vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hiền tàiđối với quốc gia dân tộc Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1 Giải thích ý nghĩa của lời nhận định.
- Hiền tài: Trong quan niệm của người xưa, hiền tài là người có tài năng không
những học rộng, hiểu nhiều mà còn có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sốngthanh bình cho nhân dân Hiền tài là người có cả đức hạnh, gương mẫu về đạo đức,suốt đời chăm lo, tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân, đem hết tài năng, đức hạnh phục
vụ cho đất nước Tóm lại hiền tài là những người có tri thức, đạo đức, có năng lực,tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, dân tộc
- Nguyên khí: là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
- Cả câu: Khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài đối với quốc giadân tộc Bậc hiền tài có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh suy của đất nước
2 Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: Câu nói của Thân Nhân Trung là tư tưởngquan trọng, là sự tổng kết đường lối chiến lược về văn hoá giáo dục Đây là một tư
Trang 21tưởng hết sức đúng đắn, tiến bộ, có ý nghĩa trong mọi thời, mọi quốc gia dân tộc Bởi
vì ở thời nào, ở đất nước nào thì hiền tài vẫn là người tạo ra phần lớn những giá trịvật chất, tinh thần, đặc biệt ở họ có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sángsuốt hơn người thường
- Nhà nước có chính sách chăm lo nuôi dưỡng, đào tạo và đãi ngộ thích đáng vớingười hiền tài Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại mở cửa và hội nhậptoàn cầu, chính sách phát triển văn hoá giáo dục ở mọi quốc gia, đặc biệt là các nướcphát triển ngày càng được chú trọng Với nước ta, giáo dục luôn được coi là quốcsách hàng đầu
3 Bài học nhận thức và hành động.
- Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước
- Có thái độ trân trọng với bậc hiền tài
- Bản thân cố gắng học tập tu dưỡng để trở thành người có ích cho đất nước
III Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên Dẫn chứng chưa thật phong
phú Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài Kiến thức sơ sài Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học Biết phân tích dẫn chứng đểlàm sáng tỏ vấn đề Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ Hành văn trôi chảy Văn viết cócảm xúc Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
II Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bậtđược những ý cơ bản sau:
1 Giải thích nhận định.
Trang 22“Nguyễn Du mượn chén rượu của người” - cảm thương cho số phận của Tiểu Thanh; “rót rượu mình” - bộc bạch nỗi niềm cảm thương cho chính mình Qua Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du khóc cho nàng Tiểu Thanh và khóc cho chính mình
2 Phân tích bài thơ làm sáng tỏ ý kiến
- Câu chuyện cuộc đời của Tiểu Thanh đã tạo nên niềm xúc động, cảm thươngchân thành ở Nguyễn Du Không chỉ khóc nàng Tiểu Thanh hồng nhan bạc mệnh –cái đẹp bị vùi dập, đọa đày, Nguyễn Du còn tri âm để thấu hiểu tận cùng nỗi đau, nỗi
xót cũng là nỗi oán hận mà Tiểu Thanh phải mang theo xuống suối vàng – “Văn chương vô mệnh lụy phần dư” Đó là nỗi hận vì cái đẹp, cái tài bị vùi dập, chà đạp, bị
chối bỏ phũ phàng
- Cảm thương cho bi kịch của Tiểu Thanh, Nguyễn Du bắc nhịp cầu giao
cảm để tự thấy mình là người cùng hội cùng thuyền với nàng – “ mượn chén rượu của người” và “rót rượu của mình”: tự nhận mình giống Tiểu Thanh “mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã” và mong mỏi tìm người khóc mình như mình đã khóc Tiểu Thanh Từ tiếng khóc người, nỗi thương người, Độc Tiểu Thanh kí còn
là tiếng khóc mình, nỗi thương mình; là mối tự hận, tự thương; là niềm khát khaotri kỉ của Nguyễn Du
3 Đánh giá, nâng cao.
- Nguyễn Du có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương; một trái timnhân đạo lớn dành cho con người mà trước hết là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh:
Thúy Kiều, người gảy đàn ở đất Long thành… Nhờ vậy, Độc Tiểu Thanh kí vừa có ý
nghĩa tố cáo phê phán xã hội bất công, tàn bạo vừa chứa đựng tư tưởng nhân đạo,nhân văn lớn lao, sâu sắc Tư tưởng ấy được cô đúc trong một bài thơ thất ngôn bát
cú Đường luật hàm súc, phảng phất giọng điệu bi phẫn do rất nhiều thanh trắc, gợicảm giác trĩu nặng, ngưng đọng
- Nguyễn Du cũng là một con người khổ đau, cô đơn, không có tri kỉ Tâm sự
đó của Nguyễn Du cần được hậu thế thấu hiểu qua những thi phẩm của ông Bởi lẽ,tiếng nói tri âm giữa người đọc và người viết là điều văn học dân tộc nào, thời đạinào cũng hướng tới Chẳng vậy mà nhà văn Bùi Hiển cho rằng : “Ở nước nào cũng
thế thôi, sự cảm thông sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết”
Trang 23III Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng Có thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề Bố cục bài viết rõ ràng Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc Có thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT chuyên.
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề.
Câu 1 (3,0 điểm).
Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau:
Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về cuộc thi mà ông làm giám khảo Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ Nhìn thấy ông khóc, cậu
bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế Khi mẹ
Trang 24em hỏi em đã trò chuyện gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ Con chỉ
-HẾT -Họ tên học sinh……… Số báo danh………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT chuyên
-Câu 1 (3,0 điểm).
I Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vậndụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫnchứng chọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
II Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1 Giải thích ý nghĩa câu chuyện.
Trang 25- Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a kể câu chuyện về một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là
đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ vì hành động rất đơn giản của em Ngườihàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ Nhìn thấy ông khóc, em lại gần rồi leolên lòng ông Em ngồi rất lâu như thế chỉ để ông ấy khóc
- Hành động ngồi im thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của cậu bé với nỗi đau của ngườikhác Phù hợp với tâm lí, tính cách của một đứa trẻ 4 tuổi (chưa thể có những cử chỉ
vỗ về, những lời động viên an ủi…).Hành động tuy đơn giản nhưng xuất phát từ tìnhcảm chân thực nên đã chiếm được cảm tình của giám khảo
- Qua câu chuyện, diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a muốn đề cao sự cảm thông chia sẻ giữa
con người với nhau trong cuộc sống
2 Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Cảm thông, chia sẻ là tình cảm giữa con người với nhau: yêu thương, động viên,giúp đỡ nhau vượt lên được những khó khăn trong cuộc sống
- Sự cảm thông, chia sẻ vô cùng cần thiết trong cuộc sống con người:
+ Trong cuộc sống đầy những khó khăn, con người luôn phải cố gắng nỗ lựcsong không phải bao giờ mọi việc cũng diễn ra theo ý muốn Nhiều khi con ngườiphải đối mặt với những thất bại, mất mát, thậm chí tuyệt vọng cùng cực Khi đó conngười cần sự giúp đỡ, động viên chia sẻ của cộng đồng (Dẫn chứng)
+ Sự cảm thông chia sẻ giúp con người vợi bớt nỗi đau, sự mất mát, có thêmnghị lực, sức mạnh niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người vàcon người ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện gắn bó hơn
- Có nhiều cách thể hiện sự cảm thông chia sẻ: lời nói, cử chỉ, việc làm thiết thực tùytheo hoàn cảnh, phụ thuộc tâm lí người được chia sẻ Song điều cơ bản nhất là phảixuất phát từ tình cảm, sự rung động chân thành
- Qua câu chuyện về sự cảm thông chia sẻ từ một đứa trẻ bốn tuổi, diễn giả muốnkhẳng định: lòng vị tha, yêu thương là bản chất vốn có của con người, vì vậy cần vunxới cho đức tính đó được phát triển đến khi đứa trẻ đó trưởng thành
- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, ngoảnh mặt làm ngơ trước những khókhăn bất hạnh của người khác
3 Bài học nhận thức và hành động.
Trang 26Để cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người phải có tình thương vị tha nhân ái,biết chia sẻ gắn kết với nhau.
III Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên Dẫn chứng chưa thật phong
phú Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài Kiến thức sơ sài Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học Biết phân tích dẫn chứng đểlàm sáng tỏ vấn đề Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ Hành văn trôi chảy Văn viết cócảm xúc Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
II Yêu cầu về kiến thức
Học sinh nắm chắc những quan điểm nghệ thuật của Nam Cao Đó là nhữngquan điểm về nghề văn (Nghề văn là một nghề cao quí, nhà văn phải có lương tâm vàtrách nhiệm với cuộc sống, viết văn là một công việc lao động sáng tạo…); quanđiểm văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa (nghệ thuật hiện thực phải là phản ánh chânthực cuộc sống trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo; nhà văn phải nhìn đời bằngđôi mắt của tình thương mới thấy được bản chất tốt đẹp của con người…Trên cơ sở
đó học sinh lựa chọn lấy một nội dung mà mình tâm đắc, làm sáng tỏ quan điểm đóqua những sáng tác tiêu biểu của Nam Cao và những nhà văn khác Học sinh có thểtrình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
1 Nêu một quan điểm nghệ thuật của Nam Cao (thể hiện ở câu hoặc đoạn vănnào đó – nêu rõ xuất xứ)
2 Giải thích rõ câu văn, đoạn văn đó thể hiện quan điểm nghệ thuật gì củaNam Cao
3 Phân tích một số dẫn chứng để làm sáng tỏ (Tác phẩm của Nam Cao và tácphẩm của các tác giả khác)
Trang 274 Bình luận tính đúng đúng đắn, hạn chế (nếu có) của quan điểm đó.
5 Nhận định khái quát về tầm vóc tư tưởng của nhà văn Nam Cao thể hiện quaquan điểm nghệ thuật của ông (Chỉ rõ tính kế thừa và định hướng của quan điểmnghệ thuật đó trong nền văn học Việt Nam)
III Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng Có thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề Bố cục bài viết rõ ràng Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc Có thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề).
——————————
Câu 1 (3,0 điểm).
Đọc đoạn tin sau:
Cô là người con gái thứ 20 trong một gia đình có 22 người con Cô sinh thiếu tháng nên mọi người nghĩ cô khó mà sống được.
Trang 28Nhưng cô vẫn sống khỏe mạnh Năm lên 4 tuổi, cô bị viêm phổi và sốt phát ban Sau trận ốm đó, cô bị liệt chân trái và phải chống gậy khi di chuyển Năm 9 tuổi, cô bỏ gậy và bắt đầu tự đi Đến năm 13 tuổi cô đã có thể đi lại một cách bình thường và cô quyết định trở thành một vận động viên điền kinh Cô tham gia vào một cuộc thi chạy và về cuối cùng Những năm sau đó cô đều tham dự tất cả các cuộc thi điền kinh, nhưng cũng đều về cuối Mọi người nói cô nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành một vận động viên điền kinh Và rồi cô đã chiến thắng trong một cuộc thi Từ đó trở đi cô luôn chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cô tham gia Sau đó cô đã giành được ba huy chương vàng Olimpic Cô là Wilma Rudolph (Wilma Rudolph là nữ vận động viên người Mỹ).
Em có suy nghĩ gì từ ý nghĩa đoạn tin trên?
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ……… Số báo
Trang 29Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý rõ ràng; Biết vận dụngphối hợp nhiều thao tác nghị luận; Hành văn trôi chảy; Lập luận chặt chẽ; Dẫn chứngchọn lọc, thuyết phục; Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
I Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1 Giải thích ý nghĩa của đoạn tin.
- Đoạn tin là một câu chuyện kì diệu về một nữ vận động viên nổi tiếng của Mỹ cótên là Wilma Rudolph Từ một đứa trẻ kém may mắn: sức khỏe yếu vì sinh thiếutháng, lên 4 tuổi bị liệt chân trái vì bệnh tật, Wilma Rudolph đã kiên trì tập luyện để
có thể đi lại bình thường Lên 9 tuổi cô đã đi lại được và có ước mơ trở thành vậnđộng viên điền kinh Sau nhiều lần thất bại (về cuối trong các cuộc thi) cô vẫn khôngnản lòng Sau nhiều năm cố gắng cô đã chiến thắng và giành được ba huy chươngvàng Olimpic
- Câu chuyện của Wilma Rudolph gợi suy nghĩ về tấm gương những con ngườikhông bao giờ chịu đầu hàng số phận: Wilma Rudolph đã vượt lên hoàn cảnh bấthạnh của bản thân không chỉ để trở thành con người bình thường mà còn trở thànhcon người xuất chúng
2 Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Trong cuộc sống, có không ít người gặp phải hoàn cảnh bất hạnh (do bẩm sinh, dotai nạn, bệnh tật…) Nhiều người trong số đó đã vươn lên không ngừng, tự khẳngđịnh mình “tàn nhưng không phế”
- Câu chuyện của Wilma Rudolph và nhiều người khác gợi suy nghĩ:
+ Sự khâm phục, ngưỡng mộ với những con người giàu ý chí, nghị lựctrong cuộc sống
+ Không có khó khăn nào mà con người không thể vượt qua, điều quan trọng
là cần phải có ý chí nghị lực, có hoài bão ước mơ, có tình yêu với cuộc sống
- Trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội với họ:
+ Cảm thông, tôn trọng chứ không xa lánh, ghẻ lạnh họ
+ Động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để họ phát huy khả năng
Trang 30- Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có nghị lực, ýchí, ước mơ hoài bão.
3 Liên hệ bản thân và rút ra bài học
Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên Dẫn chứng chưa thật phong
phú Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 1,0: Nắm được yêu cầu của đề bài nhưng triển khai còn lúng túng Kiến thức
sơ sài Còn mắc nhiều lỗi
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học: vận dụng nhiều thao tác nghịluận (chủ yếu là phân tích, chứng minh) để làm sáng tỏ vấn đề Bố cục rõ ràng, lậpluận chặt chẽ Hành văn trôi chảy Văn viết có cảm xúc Không mắc các lỗi diễn đạt,dùng từ, ngữ pháp, chính tả
II Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh hiểu được ý kiến trên: Qua nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ Nguyễn Du
đã miêu tả hình ảnh con người bị vùi dập để khẳng định và bênh vực giá trị con người Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
những ý cơ bản sau:
1 Nhân vật Thúy Kiều là hình ảnh con người bị vùi dập.
- Thúy Kiều là người tài sắc tuyệt vời: Thông minh sắc sảo, giỏi cả cầm, kì, thi, họa;Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến cho tạo hóa phải hờn ghen, đố kị Nàng làhiện thân cho tinh hoa của con người
- Thúy Kiều bị vùi dập, chà đạp phũ phàng:
+ Bị biến thành món hàng cho bọn buôn thịt bán người hành hạ (Mối càng vén tóc bắt tay/ Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ; Cò kè bớt một thêm hai/ Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm).
Trang 31+ Bị đẩy vào lầu xanh hai lần, bị đánh đập tàn nhẫn (Uốn lưng thịt đổ dập đầu máu sa).
+ Bị biến thành thứ đồ chơi cho bọn ăn chơi trác táng (Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh).
+ Bị Hoạn Thư giày vò về tình cảm: bắt gảy đàn hầu rượu cho vợ chồng mụ (từđịa vị vợ Thúc Sinh, Kiều bị đẩy xuống làm con hầu cho Thúc Sinh)
- Mỗi lần Kiều cố ngoi lên là mỗi lần bị dìm xuống sâu hơn trong ô nhục:
+ Muốn thoát khỏi lầu xanh thì mắc lừa Sở Khanh, muốn sống trong sạch cùngThúc Sinh thì bị Hoạn Thư hành hạ, muốn thoát khỏi nhà Hoạn Thư thì lại rơi vào tayBạc Bà, Bạc hạnh và phải vào lầu xanh lần thứ hai
+ Đang sống hạnh phúc bên Từ Hải thì bị Hồ Tôn Hiến lừa gạt, giết chồng,cướp đi mọi hi vọng
2 Nguyễn Du bênh vực và khẳng định giá trị con người
- Nhà thơ thật sự xót xa trước những đau khổ và nỗi nhục của Kiều Mỗi lần Kiều bịhành hạ là một lần trái tim nhà thơ rỉ máu Nhà thơ như hóa thân vào nhân vật, đaucùng nỗi đau của nhân vật
- Nguyễn Du khẳng định những phẩm chất cao quí của Kiều qua cuộc đời đau khổ:
+ Kiều có tâm hồn vị tha, giàu đức hi sinh: vì cha mẹ, vì các em, Kiều sẵn sàng
hi sinh tình yêu
+ Kiều là người tình thủy chung, là người con hiếu thảo
+ Kiều là người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn (khóc thương nấm mồ của ĐạmTiên, cách đối xử với mụ quản gia và vãi Giác Duyên …)
- Nguyễn Du ca ngợi mối tình Thúy Kiều – Kim Trọng Đó là mối tình nảy sinh trên
cơ sở tự do, tự nguyện; mối tình bền vững vượt qua không gian, thời gian và nhữngkhó khăn thử thách
3 Khái quát
- Thúy Kiều là hiện thân của những nỗi tủi nhục, đau đớn của con người, đồng thờicũng là hiện thân của những giá trị đẹp đẽ, tinh túy của con người Kiều càng bị vùidập thì những phẩm chất cao quí càng có cơ hội tỏa sáng Vì vậy giá trị của hìnhtượng Thúy Kiều (cũng là giá trị cơ bản của tác phẩm) là ở sự ngợi ca con người
Trang 32- Qua đó, thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Truyện Kiều và trái tim
nhân đạo, tấm lòng hiểu người, hiểu đời của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
III Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng Có thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề Bố cục bài viết rõ ràng Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc Có thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
Trang 33Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin – cônviết:
“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…”
(Ngữ văn 10, tập 2, NXBGD, 2006) Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn thư trên
Câu 2 (7,0 điểm).
Đặc điểm nổi bật của tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh: Mọi hình
tượng trong tác phẩm thường luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tươnglai
-Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……… …….…….….….; Số báo danh………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN (Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu 1 (3,0 điểm).
I Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụngphối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫn chứngchọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
(Đáp án có 04 trang)
Trang 34II Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo đượcnhững nội dung cơ bản sau:
1 Giải thích ý nghĩa đoạn thư:
- “Dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách”: Biết thu nhận kiến thức
từ sách vở, có niềm say mê khám phá thế giới kiến thức phong phú của sách
- “Cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống”: chú trọng rèn luyện tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm đến cuộc sống
xung quanh, tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống, vẻ đẹp của thế giới tự nhiêncũng như của con người
Đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha đối với nhà trường, với các nhàgiáo dục: Dạy cho con mình hiểu biết và trân trọng giá trị của sách vở và cuộc sống
- Nội dung lời đề nghị sâu sắc, chính đáng:
+ Không phủ nhận vai trò quan trọng của sách, của kiến thức văn hóa do sách
vở mang lại, vì đó là cả một “thế giới kì diệu”, rộng mở Không có kiến thức văn hóa,
con người thiếu nền tảng tri thức
+ Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống thực tiễn của con người cũng quan trọng
không kém, bởi đó là “sự bí ẩn muôn thuở” mà con người luôn cần khám phá, hiểu
biết Nó cần thiết và bổ ích cho con người, có tác động tích cực trong việc vun đắpbồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu cuộc sống
+ Vai trò của người thầy trong việc khơi dậy tinh thần tự học, lòng ham hiểu
biết khám phá, chiêm nghiệm và “ lặng lẽ suy tư” trước mọi vấn đề của đời sống của
học sinh Đó là điều quan trọng để học sinh có thói quen quan tâm đến mọi điều trongđời sống
- Phê phán quan điểm phiến diện: hoặc chỉ thấy vai trò của kiến thức sách vở,hoặc chỉ quan tâm đến thực tiễn
3 Bài học nhận thức và hành động:
- Biết học trong sách vở nhưng cũng cần biết học ở cuộc sống, quan tâm đếnđời sống xã hội Đó là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi con người
Trang 35- Biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những điều bình dị nhất của vạn vậtquanh ta Học kiến thức song song với rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn Đó là
sự phát triển toàn diện nhân cách của con người
III Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên Dẫn chứng chưa thật phong
phú Có thể còn một vài sai sót nhỏ
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài Kiến thức sơ sài Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học Biết phân tích dẫn chứng đểlàm sáng tỏ vấn đề Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ Hành văn trôi chảy Văn viết cócảm xúc Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
II Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh vận dụng hiểu biết về tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh,phân tích làm sáng tỏ nét nổi bật trong phong cách của tập thơ là: Mọi hình tượngtrong tác phẩm thường luôn vận động, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai Thísinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những
ý cơ bản sau:
1 Hình tượng thơ trong văn học:
- Thơ ca là thế giới nghệ thuật ngôn từ được cô đúc, khái quát và nâng lên thành
những hình ảnh, hình tượng thơ Hình tượng không chỉ là một đặc trưng tất yếu của thơ
mà còn chịu sự chi phối của cảm quan hiện thực, tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ,chịu sự tác động của những trào lưu, thời kì văn học
- Người nghệ sĩ không chỉ có khả năng sáng tạo ra các hình tượng thơ mà còn cókhả năng làm cho các hình tượng ấy sống động, vận động như một sinh thể nghệ thuật độclập trong đời sống của tác phẩm
- Trong “Nhật ký trong tù”, Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống hình tượngvận động hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai Đây chính là giá trị nghệ thuật của tâmhồn nghệ sĩ – chiến sĩ, tài năng nghệ thuật của một nhà thơ lớn
2 Sự vận động của hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù”:
a Hệ thống hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” là những nét vẽ chân thực,sống động về bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh Mỗi hình tượng thơ làmột khía cạnh xây dựng nên hình tượng chính của cả tập thơ là tâm hồn, nhân cách phi
Trang 36thường Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù Đây là sự vận động nội tại của người vàcảnh.
b Những biểu hiện cụ thể của của sự vận động hình tượng thơ hướng tới sự sống,ánh sáng và tương lai:
- Vận động là xu hướng chung và thống nhất của toàn bộ tập thơ Những nămtháng ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh bị đọa đày đau khổ Tuy nhiênnhà tù chỉ có thể giam hãm được thể xác chứ không thể trói buộc được tinh thần củangười chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh Vì vậy mọi suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của Người
đều hướng ra bên ngoài song sắt nhà tù: Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao.
- Hướng về tổ quốc, bộc lộ tấm lòng yêu nước, khát khao tự do, khát khao chiến
đấu, cách mạng (Không ngủ được, Tiếc ngày giờ…)
- Hướng về ánh sáng, niềm vui của một nghệ sĩ tài hoa (Ngắm trăng, Chiều tối, Giải đi sớm )
- Hướng từ sự sống lầm than trong nhà tù, của nhân dân Trung Quốc đến với
tương lai, hi vọng vào cuộc sống cách mạng: Cháu bé trong nhà lao Tân Dương; Đánh bạc; Lai tân…)
Tóm lại: Hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” không tĩnh tại mà luôn luôn vận động,hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai Đó chính là “tinh thần thời đại” mà Hồ ChíMinh thổi vào tập thơ
3 Lý giải sự vận động của hình tượng thơ:
- Sự vận động của các hình tượng thơ hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai là
hệ quả tất yếu của hoàn cảnh khách quan:
+ Những năm 1942 – 1943, Bác bị giam cầm và đầy đọa dã man trong nhà tùTưởng Giới Thạch
+ Suốt 13 tháng lao tù, chờ đợi ngày tự do, Người làm thơ như một hoạt động giảitrí đồng thời để tỏ chí và trang trải nỗi lòng
- Sự vận động của các hình tượng thơ còn là dụng ý của nhà thơ, bắt nguồn từnguyên nhân chủ quan:
+ “Nhật ký trong tù” chính là cuộc vượt ngục tinh thần của Hồ Chí Minh, vượtlên trên cảnh tăm tối, đau khổ của nhà tù mà hướng đến lý tưởng cách mạng
+ Một tâm hồn yêu nước thiết tha, khao khát tự do, nhạy cảm trước cái đẹp,thương yêu con người vô hạn như Người luôn hướng tác phẩm của mình đến với những
tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, những vẻ đẹp của con người, cuộc sống
4 Đánh giá:
- Sự vận động của hình tượng thơ trong “Nhật ký trong tù” thể hiện ý chí, nghịlực phi thường, tinh thần lạc quan cách mạng, “chất thép” trong con người Hồ Chí Minh,
Trang 37đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phong phú của Người (khao khát tự do, tình yêu thiênnhiên, yêu cuộc sống, trân trọng vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống con người )
- Dù biểu hiện dưới hình thức nào, thơ trữ tình hay thơ trào phúng thì các hìnhtượng thơ trong “Nhật ký trong tù” đều hướng tới các giá trị nhân văn cao đẹp, thể hiện
sự hài hòa giữa chất cộng sản và chất nghệ sĩ trong phong cánh nghệ thuật Hồ Chí Minh
Đó là một phương diện quan trọng tạo nên viên ngọc trong kho tàng văn học Việt Nam
III Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng Có thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề Bố cục bài viết rõ ràng Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc Có thể mắc một vài sai sót nhỏ
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm Điểm lẻ được làm tròn đến 0,25 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
-Hết -ĐỀ SỐ 9:
SỞ GD&ĐT VĨNH
PHÚC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2013 - 2014
ĐỀ THI MÔN:NGỮ VĂNDành cho học sinh các trường THPTThời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề lựạ chọn nghề nghiệpcủa thanh niên hiện nay
Trang 38Câu 2: Nghị luận văn học (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp độc đáo trong truyện ngắn Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân)
-Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh……….Số báo danh……….
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HSG LỚP 11
Môn: NGỮ VĂN - THPT - NĂM HỌC 2013 - 2014
(Gồm 06 trang)
Câu 1 (3,0 điểm )
Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài nghị luận xã hội Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng vàphối hợp nhiều thao tác nghị luận Hành văn trôi chảy Lập luận chặt chẽ Dẫn chứngchọn lọc, thuyết phục Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
Yêu cầu về kiến thức
Trang 39HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nhưng ý cơ bảnsau:
1 Giải thích
- Chọn nghề là cách lựa chọn công việc sẽ gắn bó với ta suốt đời Nghề nghiệp
ấy có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của mỗi con người
- Lựa chọn nghề nghiệp là mối quan tâm hang đầu của thanh niên, nó có ý nghĩaquan trọng đói với sự thành đạt của mỗi cá nhân, nhất là trong xã hội hiên nay
- Xã hội ngày nay phát triển,các ngành nghề mở rộng, tạo ra nhiều việc làm, cácloại hình đào tào nghề cũng phong phú Thông tin từ báo chí, truyền hình, từ cácphương truyền thông khác cung cấp cho ta những hiểu biết về nghề nghiệp và nhucầu của xã hội Thanh niên được tự do, chủ động hơn về việc lựa chọn nghề
- Nhiều người đã xuất phát từ năng lực, sở thích, đam mê, năng khiếu và nhữngđiều kiện phù hợp với mình, để lựa chọn nghề Nhưng có nhiều bạn trẻ chọn nghềtheo xu hướng thời thượng, chỉ chú trọng những nghề được xã hội đề cao, hứa hẹnthu nhập cao mà không tính đến khả năng của bản thân và nhu cầu của thực tế Nhiềungười coi vào đại học là con đường duy nhất để dẫn đến tương lai, vì thế dẫn đếnhiện tượng thừa thầy thiếu thợ, nhiêu sinh viên ra trường không có việc làm, phải làmnhững công việc trái nghề
3 Những giải pháp
- Mỗi bạn trẻ cần có ý thức về bản thân, có suy nghĩ nghiêm túc khi chọn nghề
- Nhà nước cần có những định hướng lâu dài bằng cách mở hợp lý số trường đạihọc và dạy nghề để đáp ứng nhu cầu thực tế
4 Suy nghĩ và liên hệ của bản thân
Biểu điểm:
Trang 40- Điểm 3,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục Cóthể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu cơ bản nói trên Dẫn chứng chưa thậtphong phú Còn sai sót nhỏ
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài Kiến thức sơ sài Còn mắc nhiều lỗi
- Điểm 0 :Không hiểu đề, sai lạc phương pháp
Câu 2 (7,0 điểm)
Yêu cầu kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học Vận dụng linh hoạt các thao tác làmvăn để làm sáng tỏ vấn đề Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ Hành văn trôi chảy Vănviết có cảm xúc Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh hiểu đúng vấn đề:
- Đây là dạng đề cho phép học sinh có thể lựa chọn nhiều thao tác nghị luận đểlàm nổi bật vẻ đẹp độc đáo trong tác phẩm truyện ngắn trước cách mạng của NguyễnTuân
1.Giải thích:
Vẻ đẹp độc đáo: là những nét riêng biệt, duy nhất do tác giả sáng tạo trong tác phẩm,thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Trước cách mạng, Nguyễn Tuân là
nhà văn lãng mạn, ông đề cao chủ nghĩa duy mĩ Truyện Chữ người tử tù là tác phẩm
thể hiện rõ vẻ đẹp độc đáo trong sáng tạo của nhà văn
2.Biểu hiện của vẻ đẹp độc đáo trong tác phẩm
a, Đề tài: Truyện viết về một thú chơi độc đáo – thú chơi chữ, mang tính nghệthuật cao (nghệ thuật thư pháp)
b, Nhan đề độc đáo: Chữ là cái đẹp, tử tù là hình ảnh của cái chết Đặt cái đẹp
bên cạnh cái chết để khẳng định sức mạnh bất tử của cái đẹp
c, Tình huống truyện độc đáo:
+ Tình huống truyện ở đây là mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri
kỉ (Huấn Cao, quản ngục và thầy thơ lại) Nhà văn đặt các nhân vật trong tình thế đối