Đó là những câu chuyện đầy chất kỳ ảo về một thời kì lịch sử trong quá khứ hay mang yếu tố hoang đường nhưng lại thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái th
Trang 1
L
LỜ Ờ ỜI C I C I CỜ Ờ ỜM M M ỜN ỜN ỜN
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn giảng
viên hướng dẫn ThS Đỗ Thùy Trang đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành tốt
khóa luận của mình
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội- trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện, giảng dạy và trang bị cho
tôi những kiến thức cơ bản trong học tập nghiên cứu khóa luận cũng như trong công việc sau này
Những lời động viên, khích lệ từ gia đình, sự chia sẻ, học hỏi từ bạn bè cũng đã góp phần rất nhiều cho khóa luận tốt nghiệp của tôi đạt kết quả tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Hồng Sơn
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong khóa luận là trung thực, khóa luận không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào Những thông tin tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng
Tác giả
Nguyễn Hồng Sơn
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3
5 Đóng góp của khoá luận 4
6 Cấu trúc khoá luận 4
PHẦN II: NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Nhân vật văn học và chức năng của nhân vật văn học 5
1.1.1 Nhân vật văn học 5
1.1.2 Chức năng của nhân vật văn học 6
1.2 Phân loại nhân vật văn học 7
1.2.1 Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật 7
1.2.2 Xét từ góc độ kết cấu 8
1.2.3 Xét từ góc độ thể loại 9
1.2.4 Xét từ góc độ chất lượng miêu tả 9
1.3 Văn học dân gian và truyện dân gian 10
1.3.1 Văn học dân gian 10
1.3.1.1 Khái niệm văn học dân gian 10
1.3.1.2 Chức năng và thuộc tính cơ bản của văn học dân gian 11
1.3.2 Truyện dân gian 13
1.4 Truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS 14
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU NHÂN VÂT 16
TRONG TRUYỆN DÂN GIAN Ở CHƯƠNG TRÌNH THCS 16
2.1 Kiểu nhân vật truyền thuyết 17
2.1.1 Khái niệm truyện truyền thuyết 17
2.1.2 Các kiểu nhân vật truyền thuyết 18
2.1.2.1 Nhân vật truyền thuyết khởi nguyên và anh hùng văn hóa 18
2.2 Kiểu nhân vật cổ tích 20
2.2.1 Khái niệm truyện cổ tích 20
2.2.2 Các kiểu nhân vật cổ tích 21
2.2.2.1 Nhân vật cổ tích thần kỳ 21
Trang 42.2.2.2 Nhân vật cổ tích hiện thực (Cổ tích sinh hoạt) 22
2.2.2.3 Nhân vật cổ tích sự tích 22
2.2.2.4 Nhân vật cổ tích loài vật 24
2.3 Kiểu nhân vật ngụ ngôn 24
2.3.1 Khái niệm truyện ngụ ngôn 24
2.3.2 Các kiểu nhân vật ngụ ngôn 25
2.3.2.1 Nhân vật loại vật 25
2.3.2.2 Các nhân vật khác 27
2.4 Kiểu nhân vật trong truyện cười 28
2.4.1 Khái niệm truyện cười 28
2.4.2 Các kiểu nhân vật trong truyện cười 29
2.4.2.1 Nhân vật của truyện cười hài hước và nhân vật của truyện cười châm biếm 29
2.4.2.2 Nhân vật chính và nhân vật phụ trong truyện cười 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS TỪ GÓC ĐỘ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT 34
3.1 Thực trạng và biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường THCS từ góc độ hình tượng nhân vật 34
3.1.1 Thực trạng việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn học dân gian trong nhà trường THCS nói riêng 34
3.1.2 Các biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường THCS từ góc độ hình tượng nhân vật 35
3.1.2.1 Phân tích ngoại hình nhân vật 37
3.1.2.2 Phân tích hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật 39
3.1.2.3 Kể chuyện phân vai nhân vật 39
3.1.2.4 Đóng kịch 40
3.2 Thực nghiệm sư phạm 41
3.2.1 Những vấn đề chung của thực nghiệm 41
3.2.1.1 Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm 41
3.2.1.2 Địa bàn, thời gian, đối tượng thực nghiệm 42
3.2.2 Tiến hành thực nghiệm 42
3.2.2.1 Chọn nội dung thực nghiệm 42
3.2.2.2 Thiết kế giáo án và phiếu điều tra 43
Trang 53.2.2.3 Lên lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm 53
3.2.2.4 Tổ chức kiểm tra và chấm bài 54
3.2.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 54
3.2.3.1 Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 1: 54
3.2.3.2 Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 2: 54
PHẦN 3: KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 60
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐH, CĐ: Đại học, Cao đẳng Nxb GD: Nhà xuất bản giáo dục Nxb KHXH: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Nxb: Nhà xuất bản
SGK: Sách giáo khoa THCS: Trung học cơ sở VHDG: Văn học dân gian
Trang 7PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhân vật là một trong những yếu tố trung tâm của văn học Nhân vật trong chương trình Ngữ văn THCS góp phần làm cho tác phẩm thêm sinh động và là cầu nối đi tới tâm hồn của các em
Trong chương trình Ngữ văn THCS, các tác phẩm truyện dân gian chiếm số lượng tương đối khiêm tốn Đó là những câu chuyện đầy chất kỳ ảo về một thời kì lịch sử trong quá khứ hay mang yếu tố hoang đường nhưng lại thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,
sự công bằng đối với sự bất công trong truyện cổ tích và sâu lắng về cuộc sống, tình người, về vạn vật xung quanh Học sinh tiếp nhận những tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn với nhiều mục đích, với những cung bậc tình cảm khác nhau Tuy vậy, phải nói rằng dù là tiếp nhận dưới hình thức nào nhân vật vẫn là yếu tố trung tâm giúp học sinh hiểu và nhớ lâu hơn về tác phẩm
Nghiên cứu các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình THCS mà tập trung chủ yếu là ở Ngữ văn lớp 6, góp phần khẳng định rõ hơn giá trị của văn học đối với các em Đây là hướng nghiên cứu lý luận, hướng đến giáo pháp ứng dụng rất cần thiết đối với giáo viên THCS
Nghiên cứu các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS giúp hiểu rõ hơn về nhân vật, từ đó vận dụng vào quá trình học tập cũng như dạy học một cách có hiệu quả
Từ những lý do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài "Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS" để nghiên cứu Hi vọng đây sẽ là một
tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh ở bậc cơ sở
2 Lịch sử nghiên cứu
Nhân vật văn học là một trong những yếu tố trung tâm trong tác phẩm văn xuôi tự
sự Nhân vật văn học chính vì vậy từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình
Đầu tiên, có thể kể đến công trình "Lý luận văn học" của Hà Minh Đức (chủ biên) Trong công trình, tác giả đề cập đến những yếu tố nghệ thuật tạo thành một tác phẩm chỉnh thể Trong đó có yếu tố nhân vật nghệ thuật Tác giả cho rằng: "văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một
Trang 8cách hình tượng" Công trình đã cho chúng ta một cách nhìn nhận đúng đắn về nhân vật văn học Đây cũng là cơ sở cho tôi trong việc xác định vai trò nhân vật trong tác phẩm truyện mà đặc biệt là trong truyện dân gian
Thứ hai, có thể kể đến công trình nghiên cứu “Văn học dân gian Việt Nam” của Hoàng Tiến Tựu (NXB GD- năm 1998) Nó giúp cho người đọc có một cái nhìn đa chiều hơn về những thuộc tính và chức năng cơ bản của văn học dân gian; Cảm nhận được cái hay, cái đẹp, giá trị thẩm mỹ của những tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu được nhiều người ưa thích; Từ đó, hình thành được quan niệm, ý thức và những kỹ năng ban đầu về phương pháp học tập, nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về truyện dân gian như: Lịch sử văn học Việt Nam, tập I: Văn học dân gian, Giáo trình Đại học Sư phạm, 1961 (Bùi Văn
Nguyên và nhiều tác giả biên soạn); Văn học dân gian Việt Nam, 1962, Giáo trình Đại học Tổng hợp (Đinh Gia Khánh- Chu Xuân Diên biên soạn); Văn học dân gian Việt Nam, 2 tập, 1972- 1973, Giáo trình Đại học Tổng hợp (Đinh Gia Khánh- Chu Xuân Diên biên soạn); Văn học dân gian Việt Nam, 1990, Giáo trình Đại học Tổng hợp (Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ biên soạn); Văn học dân gian, 2 tập, 1990-
1991 (Tập 1: Đỗ Bình Trị biên soạn, Tập 2: Hoàng Tiến Tựu biên soạn); Văn học dân gian Việt Nam, 1997 (Đinh Gia Khánh- Chu Xuân Diên- Võ Quang Nhơn biên soạn), tái bản lần thứ 6, 2002; Bình giải ngụ ngôn Việt Nam, 1997, NXB Giáo dục (Trương Chính
biên soạn)
Đồng thời là các chuyên luận của các nhà nghiên cứu như: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,1974 (Cao Huy Đỉnh) và Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam, 1978 (Đỗ Bình Trị) v.v Nghiên cứu nhân vật ở sách giáo khoa chương trình Ngữ văn THCS chưa nhiều, vì vậy đề tài “Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS” góp phần khái quát hóa hình tượng
nhân vật văn học dân gian ở THCS Hi vọng chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn đọc cái nhìn đúng về bản chất của tác phẩm truyện dân gian và giá trị của nó đối với học sinh THCS
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu các kiểu nhân vật trong các tác phẩm truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS
Trang 93.2 Phạm vi nghiên cứu
- Các tác phẩm truyện dân gian trong sách giáo khoa chương trình Ngữ văn THCS lớp 6 tập 1, NXBGD, tháng 4 năm 2006
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát và hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về nhân vật văn học và các phẩm truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS mà chủ yếu là ở chương trình Ngữ văn 6, tập 1 Từ đó, thấy được sự khác nhau giữa các kiểu nhân vật trong truyện dân gian
- Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm về tên gọi, ngoại hình, hành động, tính cách và diễn biến tâm lý của các kiểu nhân vật trong truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười
- So sánh, đối chiếu các kiểu nhân vật và giá trị biểu hiện của hình tượng nhân vật trong từng tác phẩm truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS
- Đề xuất một số giải pháp và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học và cảm thụ văn học dân gian qua hệ thống nhân vật
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài: "Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS", chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
4.2.1 Phương pháp đọc sách và tài liệu: Dùng để tìm hiểu, tham khảo những vấn đề
nhân vật văn học, các kiểu nhân vật và ngôn ngữ nhân vật trong truyện dân gian ở
chương trình Ngữ văn THCS
4.2.2 Phương pháp phân tích- tổng hợp: dùng để phân tích, làm rõ được nét đẹp và ý
nghĩa của từng nhân vật trong mỗi tác phẩm truyện dân gian Phân tích yếu tố ngôn ngữ nhân vật, góp phần làm rõ đặc điểm của các nhân vật được nhắc đến Phương pháp tổng hợp giúp cho người viết có cái nhìn khái quát, toàn diện về các kiểu nhân vật trong các tác phẩm truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS
4.2.3 Phương pháp so sánh: Để tìm thấy điểm chung và điểm khác biệt giữa hệ thống
các nhân vật và giá trị biểu hiện trong tác phẩm truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười ở chương trình Ngữ văn THCS Từ đó, đưa ra một cái nhìn bao quát hơn về các kiểu nhân vật trong các tác phẩm truyên dân gian đối với học sinh THCS
Trang 104.2.4 Phương pháp khảo sát- thống kê: Dùng để khảo sát và thống kê các tài liệu đã
tham khảo, các tác phẩm truyện dân gian trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS có sự tham gia của các kiểu và loại nhân vật nào? Từ đó, xác định được tầm quan trọng và
vị trí của từng kiểu nhân vật trong các tác phẩm truyện dân gian được trích dạy trong chương trình
4.2.5 Phương pháp phân loại: Trên cơ sở phân tích và tổng hợp lý thuyết, tiến hành
phân tích và phân loại những nét đặc trưng của các kiểu nhân vật trong các tác phẩm truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS
Tất cả các phương pháp trên đều phục vụ cho việc nghiên cứu nhằm rút ra những ý
cơ bản nhất liên quan đến đề tài Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học và những quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng, những chuẩn mực, quy phạm đạo đức của xã hội Những tác phẩm truyện dân gian, lý luận và văn học đại cương, lý luận liên quan đến đặc điểm của các kiểu nhân vật trong truyện dân gian
5 Đóng góp của khoá luận
Từ việc phân tích đặc điểm của các kiểu nhân vật ở tác phẩm truyện dân gian trong
sách Ngữ văn, chúng tôi khái quát đặc điểm của các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở trường THCS, góp phần giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất và giá trị biểu hiện của các kiểu nhân vật trong các tác phẩm truyện dân gian ở trường THCS
Đề tài góp phần nâng cao kiến thức cho người nghiên cứu, là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên các trường ĐH, CĐ khối ngành sư phạm; học sinh và giáo viên THCS
6 Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Phần nội dung của đề tài gồm có ba chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiển của đề tài
Chương 2 Đặc điểm các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình THCS Chương 3 Một số biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường THCS từ góc độ hình tượng nhân vật
Trang 11PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Con người luôn là hình tượng trung tâm của văn học thuộc mọi trào lưu và khuynh hướng Hình tượng nhân vật là linh hồn của tác phẩm Vì vậy, việc xây dựng thế giới hình tượng nhân vật bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn, làm nên sức sống, giá trị của tác phẩm văn học Tiếp nhận một tác phẩm, điều đọng lại sâu sắc, mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, diễn biến tâm trạng, dòng cảm xúc, suy nghĩ của những con người trong tác phẩm được nhà văn dày công thể hiện
1.1 Nhân vật văn học và chức năng của nhân vật văn học
1.1.1 Nhân vật văn học
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm
M.Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: "Anh hãy bỏ nghề viết đi Đó không phải
là việc của anh, có thể thấy rõ như thế Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là điều chủ yếu" Miêu tả con người, đó chính là việc
xây dựng nhân vật của nhà văn [4,tr.126] Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Thánh Gióng, Âu Cơ, Lạc Long Quân ), có thể
là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ dì ghẻ, Thầy bói, Chú Ếch ) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao ) Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: về số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, con
vật, muông thú, cây cỏ hay những sinh thể hoang đường như Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc trong Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của
Trang 12Ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong
tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài:
"Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật" Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng
của con người trong tác phẩm văn học [24]
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó
1.1.2 Chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của
nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó Gắn liền với Chị Dậu, Lão Hạc là thân phận của những người nông dân nghèo trong xã hội cũ Gắn liền với
nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là vấn đề về
những con người thầm lặng cống hiến sức mình cho đất nước trong buổi đầu xây dựng
xã hội chủ nghĩa Gắn liền với Giôn-xi là vấn đề đấu tranh với căn bệnh sưng phổi và
lý trí để được sống Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt
và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể
Trang 13hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có
nguyên mẫu ngoài cuộc đời (Tnú trong Rừng xà nu ; bé Thu, ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà ) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng
tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên
những vấn đề của hiện thực cuộc sống Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống
mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” [25]
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã thấy rõ một số chức năng của nhân vật
như: Chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội; chức năng tương tự như chức năng của một chìa khóa; chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn
về thế giới; chức năng tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm
1.2 Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả , có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau Ðể nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau
1.2.1 Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật
Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực)
Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống có thể được coi là nhân vật lí tưởng Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa Loại nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn Ở đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện
Trang 14Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án
Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường được xây dựng thành hai tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì hoàn toàn ngược lại
Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nỡ, Tám Bính, Năm Sài Gòn là những nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm chất duy nhất của nhân vật Bakhtin cho rằng: cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện, phản diện chỉ có ý nghĩa tương đối Khi đặt nhân vật vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩ khác nữa Trong giai đoạn trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ có một phẩm chất chính diện hoặc phản diện
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì
Trang 15nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm Ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao; Cô bé bán diêm của An-đéc-xen; Thạch Sanh và Sơn Tinh, Thủy Tinh, Trong văn học dân gian; A.Q chính truyện của Lỗ Tấn; Truyện Kiều của Nguyễn Du
Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân vật
phụ ở các cấp độ khác nhau Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm
Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật chính Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh
1.2.3 Xét từ góc độ thể loại
Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch Nhân vật tự sự là nhân vật được miêu tả theo phương thức tự sự, chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm tự sự như trong tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện thơ Đây là loại nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn nhất, phong phú nhất, ít bị hạn chế Nhân vật kịch là nhân vật được miêu tả theo phương thức kịch, chủ yếu xuất hiện
ở trong kịch Vì kịch viết là để diễn bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên nhân vật kịch chỉ được miêu tả ở những khâu xung đột căng thẳng nhất Do đó nhân vật kịch giàu kịch tính, góp phần tạo nên tính kịch của vở kịch Các nhân vật có tính kịch trong
tư sự là loại nhân vật gần gũi với nhân vật kịch
Nhân vật trữ tình là nhân vật được xây dựng theo phương thức trữ tình, trực tiếp thể hiện cảm xúc, ý nghĩ trong tác phẩm Nhân vật trữ tình thường xuất hiện dưới dạng phiến đoạn trong nhiều thể loại khác nhau như thơ trữ tình, bút kí, tùy bút nhưng chủ yếu là trong thơ trữ tình và thường gọi là "cái tôi trữ tình"
1.2.4 Xét từ góc độ chất lượng miêu tả
Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình
Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm Ở đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét
Trang 16Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong Nó như một điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật
Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau
Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau Chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật- con vật người trong chủ nghĩa
tự nhiên, nhân vật- phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở phương Tây
1.3 Văn học dân gian và truyện dân gian
1.3.1 Văn học dân gian
1.3.1.1 Khái niệm văn học dân gian
Có không ít quan niệm và những cách diễn đạt khác nhau về khái niệm văn học dân gian đáng chú ý là những quan niệm sau đây:
1 Coi văn học dân gian là thành phần ngôn từ ở trong những sáng tác dân gian mang tính nguyên hợp (như tục ngữ, ca dao, dân ca, thần thoại, truyền thuyết, truyện
cổ tích…) Thành phần ngôn từ ở đây vừa là bộ phận của một chỉnh thể lớn hơn là nghệ thuật diễn xướng dân gian (bao gồm nhiều thành tố như: ngôn ngữ, nhạc, vũ điệu bộ) vừa là một chỉnh thể nhỏ có tính độc lập tương đối, có quy luật sinh thành, tồn tại, phát triển riêng, có thể và cần phải tách ra để nghiên cứu như một đối tượng riêng của một ngành khoa học chuyên môn Và đó là ngành nghiên cứu chuyên môn về văn học dân gian (bên cạnh các ngành nghiên cứu chuyên môn khác, như: âm nhạc dân gian,
vũ đạo dân gian, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật tạo hình dân gian…)
2 Quan niệm coi văn học dân gian chỉ là những sáng tác ngôn từ có giá trị nghệ thuật thực sự của nhân dân, chứ không phải là không thể bao gồm toàn bộ thành phần ngôn ngữ ở trong những sáng tác dân gian mang tính nguyên hợp và diễn xướng (như tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện kể dân gian…) Với quan niện này, đối tượng nghiên cứu của môn văn học dân gian bị co lại rất hẹp, chỉ bao gồm những gì được coi là có giá trị văn học (nghĩa là có tính hình tượng rõ rệt) Đây là một biểu hiện của khuynh hướng lấy quan điểm nghiên cứu văn học (mà chủ yếu là văn học hình tượng, văn học
Trang 17đã được chuyên môn hóa cao) để nhìn nhận, đánh giá văn học dân gian, một loại sáng tác ngôn từ khác với văn học viết rất nhiều phương diện (về lịch sử hình thành, phát triển, lực lượng sáng tác, phương thức, chức năng, thi pháp…)
3 Quan niệm coi văn học dân gian chỉ là một trong những thành tố của nghệ thuật diễn xướng (hay biểu diễn), một loại nghệ thuật tổng hợp bao gồm nhiều thành tố (ngôn ngữ, nhạc, vũ, động tác…) kết hợp chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất không thể chia tách được Và do đó, không có và không thể có nghiên cứu riêng
về văn học dân gian mà chỉ có thể nghiên cứu chung tất cả các thành tố (văn- vũ- nhạc…) trong nghệ thuật diễn xướng mang tính tổng hợp ấy mà thôi Với quan niệm này, chẳng những việc nghiên cứu riêng về thành phần nghệ thuật ngôn từ (văn học dân gian) bị phủ nhận mà việc nghiên cứu riêng về tất cả các thành phần nghệ thuật khác trong loại hình sáng tác dân gian mang tính tổng hợp và diễn xướng (như âm nhạc, vũ đạo…) đều bị phủ nhận
Trong ba quan niệm khác nhau về văn học dân gian đã nói trên, quan niệm thứ nhất được nhiều người tán thành hơn cả Tuy cách diễn đạt, thể hiện có khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các giáo trình, giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học tập, giảng dạy về văn học dân gian trong nhà trường nước ta những năm gần đây đều đã và đang được viết chủ yếu theo quan điểm này
Nói một cách ngắn gọn thì văn học dân gian là một bộ phận của sáng tác dân gian,
là nghệ thuật ngôn từ sinh thành, phát triển trong đời sống của nhân dân theo phương thức truyền miệng và tập thể
1.3.1.2 Chức năng và thuộc tính cơ bản của văn học dân gian
1.3.1.2.1 Tính nguyên hợp và tính đa chức năng của văn học dân gian
Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân Tính nguyên hợp về nội dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung Bởi vì đại bộ phận nhân dân, tác giả văn học dân gian, không có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian,
Trang 18một loại nghệ thuật không chuyên
Về loại hình nghệ thuật: Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành Một bài dân ca trong đời sống thực của nó, không chỉ có lời mà
còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát
Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn Văn học dân gian có ba dạng tồn tại: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), tồn tại cố định (tồn tại bằng văn tự ), tồn tại hiện (tồn tại thông qua diễn xướng) Tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của văn học dân gian Tuy nhiên, không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia; bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường Trở lại vấn đề chính trong biểu diễn, các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp Sự kết hợp này một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp,
một mặt là lẽ tồn tại của tính nguyên hợp
1.3.1.2.2 Tính truyền miệng, tập thể, vô danh và dị bản của văn học dân gian
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với
tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian
Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm Vấn đề quan trọng ở chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác
phẩm
Quan hệ giữa truyền thống và sáng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốn giúp nghệ nhân dân gian sáng tác (sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt quy định khuôn khổ cho việc sáng tác Sáng tác đến lượt nó sẽ cung cấp những đơn vị làm
giàu cho truyền thống
Hai đặc trưng cơ bản vừa nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn học dân gian như: tính khả biến (gắn với việc tồn tại các dị bản của tác phẩm), tính truyền miệng, tính vô danh
Trang 191.3.2 Truyện dân gian
Truyện dân gian thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng Là sáng tác nghệ thuật của người dân, truyện dân gian phản ánh đời sống người dân và thế giới tinh thần, tình cảm của người dân theo quan điểm của người dân Đó là toàn bộ sinh hoạt người dân, là cuộc sống lao động quan hệ gia đình của họ, là những sự kiện, những vấn đề thiết yếu đối với người dân, là cuộc đấu tranh của người dân chống áp bức, chống ngoại xâm Sinh hoạt người dân là mảnh đất nảy sinh, là nguồn nuôi dưỡng, là nhân tố kích thích sự sáng tạo Vốn có tính chất
tự phát của truyện dân gian Nhân vật trung tâm của truyện dân gian chính là bản thân nhân dân bắt nguồn từ những nguyên mẫu có thực trong cuộc sống mà khái quát lên thành nhân vật văn học Qua việc phản ánh đời sống nhân dân, đề cập đến những vấn
đề thân thiết đối với người dân, truyện dân gian biểu đạt những kinh nghiệm đời sống, diễn tả những khát vọng và lý tưởng của người dân, thể hiện những quan niệm của người dân về tự nhiên, xã hội và con người, về đạo đức, về mĩ học
Truyện dân gian mang tính dân tộc, tính quốc tế của văn học dân gian nói chung, càng tiếp xúc rộng rãi với kho tàng truyện dân gian các dân tộc ở khắp thế giới, ta càng thấy rõ những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của truyện dân gian dân tộc mình không hề biệt lập mà chỉ biểu hiện trong tương quan với những cái tương đồng nhân loại Nghiên cứu so sánh các thể loại truyện dân gian, ta có thể bắt gặp những hình tượng trùng lặp tương tự nhau về đề tài, về cốt truyện, hình tượng nhân vật, các mô típ nghệ thuật, các yếu tố thi pháp
Trong giai đoạn đầu tiên của sự nảy sinh và phát triển, truyện dân gian là hình thức
sơ khai của nghệ thuật, đồng thời cũng là hình thức nguyên hợp của sự sản xuất tinh thần nói chung, về sau đã chuyển thành hình thức tổng hợp tự nhiên của sáng tạo văn hóa và sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động
Kho tàng truyện dân gian Việt Nam rất phong phú với nhiều thể loại: truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười Mỗi thể loại của truyện dân gian với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật làm nên những giá trị to lớn cho truyện dân gian để truyện dân gian vượt qua cuộc chọn lọc tự nhiên của thời gian, khẳng định được sức sống ngay cả trong thời đại mới Đi sâu vào từng thể loại truyện dân gian để tìm hiểu những đặc điểm của mỗi thể loại, chúng ta sẽ hiểu hơn khả năng trường tồn của truyện dân gian bất chấp quy luật đào thải khắc nghiệt của thời gian
Trang 201.4 Truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS
Văn học được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THCS căn cứ vào các lý do sau:
Thứ nhất, là căn cứ vào mục tiêu chung là đào tạo thế hệ trẻ ở lứa tuổi THCS Đây
là bậc học dựa trên nề tảng đã được đào tạo ở bậc Tiểu học và tiếp tục đào tạo ở bậc THCS nhằm giúp học sinh phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, hướng nghiệp và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc học sau
Thứ hai, căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Ngữ văn Các tác phẩm văn học là cơ
sở rất quan trọng để dạy tốt phân môn Ngữ văn Về kiến thức: cung cấp cho học sinh các kiến thức và hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người, truyện trong và ngoài nước; Rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, tư duy và suy nghĩ của bản thân; Có thái độ: tình yêu mến đối với các tác phẩm truyện dân gian nói riêng và tác phẩm truyện nói chung, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Ngoài ra, còn giáo dục thẩm mỹ cho học sinh biết phân biệt đẹp- xấu, thiện- ác, đúng- sai, yêu- ghét, đồng cảm, Vì vậy, các tác phẩm văn học đưa vào chương trình Ngữ văn THCS có tính giáo dục và tự giáo dục cao
Trong chương trình Ngữ văn THCS, cung cấp hai dòng văn học là văn học viết và văn học dân gian với số lượng lớn có hơn 139 tác phẩm văn học Trong đó, tác phẩm văn xuôi chiếm số lượng lớn 79 bài phân bố đều cho cả chương trình Ngữ văn THCS Tác phẩm truyện dân gian cũng chiếm số lượng tương đối lớn gồm 16 tác phẩm Tập trung ở các thể loại: truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười Được bố trí giảng dạy toàn bộ ở chương trình Ngữ văn lớp 6, tập 1 ngay đầu cấp học Để giúp cho các em nhận thức được hiện thực cuộc sống xưa kia của nhân dân lao động thấy được những quan niệm cùng với sự giải thích về tự nhiên, vũ trụ đầy ngây thơ nhưng cũng đầy sáng tạo của nhân dân, thấy được số phận khổ đau của những em bé mồ côi, những người nông dân cần cù chất phát bị bóc lột, thấy được lịch sử oai hùng, con người, dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm, hay đó là sự răn dạy về lối sống, đạo đức cho mọi người trong đời thường… Truyện dân gian không chỉ có ý nghĩa nhận thức mà còn có ý nghĩa giáo dục
và hình thành, phát triển nhân cách cho các em rất lớn đối với học sinh lứa tuổi lớp 6
có thể coi ý nghĩa giáo dục và hình thành, phát triển nhân cách là quan trọng nhất Truyện dân gian chủ yếu giáo dục các em lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người, biết ơn những anh hùng dân tộc, yêu cái thiện, ghét cái ác, đoàn kết giúp đỡ
Trang 21vệ cuộc sống xanh - sạch đẹp
Qua khảo sát và thống kê chúng tôi hệ thống các tác phẩm truyện dân gian trong sách giáo khoa môn Ngữ văn THCS như sau:
16
6
Qua bảng thống kê ta thấy số lượng tác phẩm truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS tương đối nhiều, gồm 16 tác phẩm Bao gồm các tác phẩm truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười Tập trung ở sách giáo khoa Ngữ văn 6- tập 1 và được dạy trong 21 tiết
Nội dung của tác phẩm thể hiện được những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống; ước mơ khám phá tự nhiên và thể hiện chân lý cái thiện thắng cái ác, cái cao cả thắng cái thấp hèn,… từ các nhân vật trong truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS chúng ta cùng tìm hiểu qua chương tiếp theo
Trang 22CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU NHÂN VÂT TRONG TRUYỆN DÂN GIAN Ở CHƯƠNG TRÌNH THCS
Văn học dân gian là một kho chứa khổng lồ và quý giá các tư liệu về cách tư duy
cổ xưa của con người và cách nhìn nhận, cách đánh giá và giải thích về tự nhiên và chính bản thân con người trong thế gới ấy Ở đó còn bảo tồn một cách nguyên vẹn nền văn hóa Việt đậm chất nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc của nòi giống Rồng, Tiên của cộng đồng cư dân làm nông nghiệp lúa nước Từ buổi sơ sinh của thời cổ đại, con người trên khắp thế giới đã có ý thức nghiên cứu Folklore nói chung và thi pháp học Folklore nói riêng Chính họ nhận ra những giá trị quan trọng từ công việc đậm chất khoa học và rất phức tạp này Người có công đầu trong lĩnh vực này là Aristote, người
Hi Lạp (384- 322 TCN) với công trình nghiên cứu dài 26 chương, mang tên Peotics
(Nghệ thuật thi ca) Đây là cánh cửa đầu tiên và hết sức mới mẻ được mở ra không những cho khoa học nghiên cứu văn học mà còn là cánh cửa cho mĩ học và triết học Sau Aristote đến lượt Viecgin người La Mã cổ đại (70-19 TCN) đã phân chia ngôn ngữ thi ca dân gian thành ba loại: loại mang phong cách cao quý, loại mang phong cách vừa phải và loại mang phong cách thấp và đương nhiên mỗi phong cách khác nhau sẽ
có đặc điểm khác nhau và phục vụ một đối tượng khác nhau Ở Trung Hoa thời cổ đại
cũng xuất hiện nhiều công trình nổi tiếng, nghiên cứu về thi pháp học như: Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, Thư gửi Nguyên Chuẩn của Bạch Cư Dị, Tùy viên thi thoại
của Viên Mai Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Folklore và thi pháp Folklore muộn hơn
với công trình mang tên Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn (1726-1784) là dấu ấn quan
trọng mở đầu cho ngành khoa học hấp dẫn này ở Đất nước hoa Sen - một dân tộc có nền Văn học dân gian phát triển Càng về sau khoa học này càng thu hút sự say mê nghiên cứu và cống hiến của các nhà khoa học Folklore Những công trình nghiên cứu của họ, khi được công bố là ánh đèn soi rọi, làm bừng sáng cả một kho tàng kiến thức
vô giá về mọi mặt cuộc sống và cả về văn hóa
Để phân chia các loại nhân vật trong tác phẩm văn học nói chung và truyện kể dân gian nói riêng, ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau Mỗi tiêu chí khác nhau sẽ cho ta một cách phân loại và được các kiểu nhân vật khác nhau Dựa trên cơ sở đánh giá vai trò của nhân vật trong việc triển khai cốt truyện, ta có thể chia nhân vật thành các loại sau:
Nhân vật chính, nhân vật chính đóng vai trò chủ đạo xuất hiện nhiều trong tác
Trang 23phẩm, trong câu chuyện liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm là cơ sở để tác giả triển khai đề tài của mình
Nhân vật trung tâm là các nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa, nó là nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm ấy
Nhân vật phụ, là những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉ thấp thoáng trong tác phẩm để làm nổi bật nhân vật chính
Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những
đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm ta có các kiểu nhân vật sau:
Nhân vật chính diện, nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng, quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp được khẳng định, được đề cao như một tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người Nhân vật phản diện, là nhân vật có tính cách xấu đáng bị lên án, đáng phủ nhận và triệt tiêu
Nếu lấy cấu trúc nhân vật làm tiêu chí, ta có các kiểu nhân vật sau:
Nhân vật chức năng, là loại nhân vật không có đời sống nội tâm đặc điểm cố định
từ đầu đến cuối tác phẩm Nó tồn tại trong tác phẩm chỉ nhằm một số chức năng nhất định nào đó mà thôi Nhân vật loại hình, là kiểu nhân vật tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người tiêu biểu nhằm khái quát chung về tính cách điển hình Nhân vật bản thể, là kiểu nhân vật phức tạp có cá tính nổi bật, thường có những mâu thuẫn nội tại có những chuyển biến phức tạp Nó vừa đáng ghét, vừa đáng thương, vừa lương thiện lại cũng vừa độc ác
Sau đây, tôi đi vào nghiên cứu các kiểu nhân vật theo sự phân chia về mặt thể loại
2.1 Kiểu nhân vật truyền thuyết
2.1.1 Khái niệm truyện truyền thuyết
Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch
sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại
Căn cứ vào đối tượng phản ánh, kết hợp với hoàn cảnh ra đời và đặc điểm thi pháp,
có thể chia truyền thuyết người Việt thành hai bộ phận chính:
- Truyền thuyết thời Văn Lang- Âu Lạc (như truyện Con Rồng, cháu Tiên; Thánh Gióng; Bánh chưng bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh và truyệnAn Dương Vương) Bộ
Trang 24phận này rất giàu tính chất thần thoại và tính chất anh hùng ca, nên thường được gọi là
“truyền thuyết anh hùng” hay “truyền thuyết hoang đường” (tức là truyền thuyết mang đậm tính chất thần thoại hay huyền thoại)
- Truyền thuyết từ thời Bắc thuộc về sau (như truyền thuyết về Bà Trưng, Bà Triệu,
Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi,…) Bộ phận này giàu tính hiện thực, đi sát lịch sử hơn nên thường được gọi là “truyền thuyết lịch sử” (có người còn gọi là truyện cổ tích lịch sử)
2.1.2 Các kiểu nhân vật truyền thuyết
Tìm hiểu nhân vật truyền thuyết, ta thấy cách xây đựng nhân vật có sự chuyển biến dần từ thần sang người Điều này có thể được bắt nguồn từ cách nhìn nhận về tự nhiên và con người đã có sự thay đổi, bước đầu phát hiện ra bản chất và khoa học hơn Nhân vật chính trong truyền thuyết chủ yếu là người và nhân vật bán thần (Nửa thần), nhân vật phụ có thể là người, là thần, bán thần vô cùng đa dạng và phong phú Để tiện lợi trong việc tìm hiểu và theo dõi, có thể chia nhân vật truyền thuyết thành các tiểu loại sau:
2.1.2.1 Nhân vật truyền thuyết khởi nguyên và anh hùng văn hóa
Nhân vật khởi nguyên giải thích về nguồn gốc và quá trình hình thành các thị tộc, bộ tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, các thủy tổ của các làng nghề thủ công truyền thống
Tiến sĩ Lê Đức Luận cho rằng: “Đặc điểm loại nhân vật này là nhân vật bán thần trong truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, “Sơn Tinh Thủy Tinh” đây là hai nhân vật
không rõ hình hài, tính cách là người nhưng hành động thì lại là thần Đây là nhân vật mang ảnh hưởng của kiểu nhân vật thần thoại Nhân vật trong thần thoại sử thi được kết cấu trong hệ thống môtip: 1 Môtip hồng thủy: Mưa, lụt - Đôi trai gái sống sót sinh đẻ (Đẻ đất đẻ nước), lũ lụt - đôi nam, nữ đẻ ra các dân tộc (Quả bầu mẹ) 2 Môtip người khổng lồ kiến tạo: Cây - Người - Trời đất hoặc cây - Người khổng lồ - Chim - Trứng - Nhiều người 3 Môtip cây vũ trụ: Sự xuất hiện (Sự chết - Sự phục hồi “Đẻ đất đẻ nước”) Đây là môtip thuộc bộ phận truyền thuyết suy nguyên về nguồn gốc loài người
và bộ lạc Lớp truyền thuyết suy nguyên về nguồn gốc con người và các tộc người Đó là
Tô Tem Giáo và Bái Vật Giáo, đối với người Việt vật tổ là con rồng (Long), con Nêga của người Khơme, con NaGaRy của người Chăm, con Ngược của người Thái Đây là hình thức sơ khai của tôn giáo nguyên thủy về thần và vật linh, vật tổ Nhân bản người rồi thần thánh hóa con người là con đường nghệ thuật của truyền thyết suy nguyên” Đối với nhân vật anh hùng văn hóa trong truyền thuyết, E M Meletinsky cho rằng:
“Việc diệt trừ quái vật, yêu ma, việc tạo ra con người, dậy nghề và nghệ thuật cho họ,
Trang 25tạo ra các phong tục, trật tự các sông ngòi, biển cả, tạo ra khí hậu đã thuộc vào những hoạt động quan trọng nhất của anh hùng văn hóa” Thông qua nhân vật anh hùng văn
hóa, huyền thoại giải thích những cái trước đây chưa hề có, xa lạ với con người hoặc những thứ mà con người chưa đủ khả năng để giải thích về nó Các nhân vật trong truyền thuyết có khả năng điều chỉnh môi trường tự nhiên và xã hội
Trong truyền thuyết của dân tộc việt, tiêu biểu cho kiểu anh hùng văn hóa là Lạc Long Quân, Âu cơ họ là những nhân vật khai sáng, là thủy tổ của loài người Mẹ Âu Cơ sinh ra đồng bào ta trong bọc trứng, Lạc Long Quân tiêu diệt Ngư Tinh, Mộc Tinh cứu sống con người và dạy cho họ biết cách làm ăn, sinh sống Còn nhân vật Lang Liêu chính là người sáng tạo ra truyền thống làm bánh chưng, bánh giầy cho ngày tết nhằm tôn vinh nét đẹp riêng của cư dân miền lúa nước trong truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”
2.1.2.2 Nhân vật anh hùng lịch sử
Nhân vật anh hùng lịch sử trong truyền thuyết là những con người có thật trong lịch
sử Họ là những con người tự bản thân không có sức mạnh phi thường như thần linh nhưng họ có sức mạnh từ thần linh, được thần linh trợ giúp như: Lê Lợi, An Dương Vương Bên cạnh các nhân vật là người như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, An Dương Vương thì Thánh Gióng là nhân vật đậm màu sắc huyền thoại Gióng mang trong mình sức mạnh phi thường của thần linh
Các nhân vật lịch sử được xây đựng trước thời đại Hùng Vương còn xa lạ với đời sống con người nhưng càng về sau này, họ càng được xây dựng một cách gần gũi với nhân dân hơn, đời thường hơn Công trạng của họ cũng là một phần công trạng của nhân dân, họ được nhân dân yêu mến, gần gũi, kính trọng và bảo vệ mỗi khi gặp nguy hiểm Tiểu hệ thống nhân vật này được xây dựng trên cơ sở thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên và con người Nhân vật có khi là thần như Thánh Gióng, có khi là vật thần như Ngựa Sắt, Thần Kim Quy, Thanh gươm, có khi là con người nhưng đã được thần thánh hóa như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Thủy Tinh
Với những đặc điểm như đã trình bày, ta thấy nhân vật truyền thuyết đã gần gũi với con người hơn và đậm đà tính nhân văn hơn
Cảm quan lịch sử đã chi phối nghệ thuật xây dựng hình tượng truyền thuyết Các nhân vật dù có là hư cấu hay là nhân vật lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác nói chung là có một lý lịch rõ ràng gắn với địa phương hay thời đại Truyền thuyết được
Trang 26sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các nhân vật lại được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm mĩ nhân dân Càng về những giai đoạn lịch sử sau này, các nhân vật truyền thuyết càng gần gũi với hiện thực, ít bị chi phối bởi những yếu tố kì ảo
2.2 Kiểu nhân vật cổ tích
2.2.1 Khái niệm truyện cổ tích
Trong kho tàng truyện dân gian người Việt cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, truyện cổ tích là bộ phận lớn nhất, có lịch sử sinh thành, phát triển và tồn tại lâu dài nhất, có nội dung và hình thức nghệ thuật phong phú, đa dạng nhất và cũng là loại truyện gây nhiều khó khăn nhất trong việc định nghĩa nó
Từ năm 1945 trở về trước, khái niệm truyện cổ tích thường dùng theo nghĩa rộng để chi chung toàn bộ truyện kể dân gian Từ hơn nữa thế kỷ nay, trên cơ sở tiếp thu lí luận
và kinh nghiệm nghiên cứu truyện dân gian nước ngoài kết hợp với hoạt động sưu tầm, nghiên cứu truyện dân gian trong nước, các nhà nghiên cứu đã phân chia kho tàng truyện
cổ dân gian nước ta thành 5 loại chính: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và ngụ ngôn Như vậy khái niệm cổ tích đã được thu hẹp hơn, tuy nhiên nó lại là bộ phận lớn nhất và phức tạp nhất nên việc xác định một khái niệm chính xác cho cổ tích gặp rất nhiều khó khăn
Truyện cổ tích sinh ra từ cuối thời kì công xã nguyên thủy, phát triển, tồn tại và diễn biến qua các thời kì khác nhau của xã hội cho đến mãi gần đây Do đó truyện cổ tích có quan hệ mật thiết với các loại truyện kể dân gian khác, hiện tượng cổ tích hóa thần thoại,
cổ tích hóa truyền thuyết, cổ tích hóa ngụ ngôn và ngược lại, hết sức phổ biến Đó là nguyên nhân khiến cho nhiều truyện kể dân gian Việt rất khó xếp loại Không nhìn rõ thực tế phức tạp ấy sẽ khiến chúng ta đơn giản hóa khái niệm hoặc rút ra những cách hiểu không đúng về truyện cổ tích Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất của các nhà nghiên cứu về khái niệm truyện cổ tích Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thống nhất với những đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích
Xét về đối tượng phản ánh thì thần thoại chủ yếu hướng về các hiện tượng tự nhiên, truyền thuyết chủ yếu hướng vào các sự kiện lịch sử, còn cổ tích chủ yếu hướng vào các hiện tượng, những xung đột trong đời sống thường nhật của con người trong xã hội nhằm phản ánh, lí giải những mâu thuẩn, những quan hệ riêng tư nhưng có tính phổ biến của xã hội (quan hệ anh em, chị em, vợ chồng, thầy trò, bè bạn, chủ nhà, người ở, dì ghẻ,
Trang 27con chồng…) Vì thế nhân vật chủ yếu của thần thoại là thần, của truyền thuyết là các nhân vật lịch sử, còn của cổ tích là những con người mang tính phổ biến thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều nghề nghiệp, nhiều giai tầng xã hội khác nhau (nông dân, người đánh cá, tiều phu, người mồ côi, đi ở, phú ông, vua, quan, hoàng tử, công chúa…)
Nói một cách tổng quát thì cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, tồn tại, phát triển qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn liền với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan
hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ
và tiêu khiển của nhân dân
2.2.2 Các kiểu nhân vật cổ tích
Nhân vật trong truyện cổ tích rất đa dạng, phong phú và sinh động Nó phản ánh hầu như toàn bộ mọi hạng người, mọi loại nghề nghiệp trong xã hội Nhân vật cổ tích còn là nhân vật của các quan hệ gia đình, thân tộc, xã hội Nhân vật xuất hiện trong cổ tích bao giờ cũng nêu lên những mâu thuẩn trong xã hội, quan hệ gia đình Tùy theo các thể loại
truyện cổ tích khác nhau để tạo ra những dạng nhân vật khác nhau
2.2.2.1 Nhân vật cổ tích thần kỳ
Tùy thuộc vào cách kết thúc khác nhau của mỗi câu truyện cổ tích thần kỳ mà có các kiểu nhân vật khác nhau Loại nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ kết thúc có hậu theo lý tưởng đổi đời của nhân vật chính với nhiều môtip khác nhau:
Môtip nhân vật có tài lạ
Môtip nhân vật mồ côi ở với gì ghẻ và em cùng cha khác mẹ (Truyện Tấm cám) Môtip nhân vật mồ côi ở với anh hoặc chú (Cây Khế)
Môtip nhân vật nghèo khổ đi làm thuê cho địa chủ hoặc phú ông (Cây tre trăm đốt,
Sự tích con khỉ)
Môtip nhân vật mồ côi là dạng nhân vật tráng sĩ (Thạch Sanh)
Môtip nhân vật mồ côi có hình dạng xấu xí (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Lấy chồng Dế) Nhân vât cổ tích thần kỳ có sự phân biệt rõ ràng thành hai tuyến đối lập nhau Tuyến thiện (tuyến chính nghĩa, tuyến tốt), tuyến ác (tuyến gian tà, tuyến xấu) Các nhân vật ở hai tuyến được xây dựng một chiều, đã tốt là tốt tuyệt đối từ đầu cho đến
Trang 28cuối Ngược lại đã xấu là xấu một cách độc địa từ lúc đầu cho đến mãi khi kết thúc,
“không biết đến sự thay đổi, sự phát triễn của tính cách nhân vật Nhân vật xuất hiện trong truyện cổ tích từ bắt đầu bằng những nhân cách nào thì nó sẽ tồn tai đến cuối truyện với những nhân cách đó” Nhân vật thường không có tính cách cá nhân, các
nhân vật trong cùng tuyến có bản chất giống nhau, tính cách gần giống nhau và có số phận cũng như kết cục gần giống nhau Nhân vật cổ tích thần kỳ là nhân vật chức năng, chúng được sắp xếp theo một mạch cốt truyện để thực hiện chức năng chuyển tải một thông điệp nào đó Tuy nhiên, đối với những truyện cổ tích trung gian thì nhân vật không được xây dựng theo hai tuyến thiện- ác rõ ràng
Trong truyện cổ tích thần kỳ có kiểu nhân vật kỳ diệu hoặc vật kỳ diệu Họ là Tiên, Bụt, Giàng, Rùa Vàng, Ngựa Sắt luôn đứng về tuyến nhân vật thiện để che chở, giúp
đỡ mỗi khi họ gặp khó khăn hay nguy hiểm
2.2.2.2 Nhân vật cổ tích hiện thực (Cổ tích sinh hoạt)
Nhân vật cổ tích hiện thực không có sự đối lập giữa hai tuyến thiện và ác Không
có sự đối kháng, loại trừ nhau mà chỉ là sự đối lập về tính cách, về trí tuệ giữa một bên
là người ngờ nghệch, ngốc nghếch, đần độn (thường là người chồng) với một bên là người quá thông minh, nhanh nhẹn (thường là người vợ) Kết thúc truyện thường dẫn đến cái chết của nhân vật ngốc nghếch với những nguyên nhân rất buồn cười như chết đuối, trâu húc, ngã cây Cũng có thể nhân vật ngốc nghếch được dạy dỗ (được vợ dạy dỗ) hay vì một sự may mắn ngẫu nhiên nào đó mà nên người
Nhân vật cổ tích hiện thực thường được xây dựng với các típ sau:
Nhân vật tài năng nhưng bất hạnh (Trương Chi)
Nhân vật đức hạnh có người vợ hoặc người chồng tình nghĩa (Gái ngoan dạy chồng, Giết chó khuyên chồng, Mài dao dạy vợ)
Nhân vật đức hạnh có người bạn tốt, người dân trung thực (Trọng nghĩa khinh tài, Người ăn mía và người chủ vườn)
Nhân vật xấu xa như người vợ hoặc người chồng bất nghĩa hay đứa con bất hiếu,
kẻ lừa đảo (Đồng tiền Vạn Lịch, Tiếc gà chôn mẹ, Dì phải thằng chết trôi tôi phải đôi sấu sành)
2.2.2.3 Nhân vật cổ tích sự tích
Nghệ thuật xây dựng nhân vật cổ tích sự tích là nghệ thuật lý tưởng hóa như đã thấy ở truyện cổ tích thần kỳ Điều thú vị là ở truyện cổ tích thần kỳ thì nhân vật chỉ
Trang 29được xây dựng ở những đặc điểm chung nhất, tiêu biểu nhất cho cả cộng đồng mà triệt tiêu những đặc điểm cá nhân Ngược lại nhân vật trong truyện cổ tích sự tích lại là những nhân vật cá thể với những đặc điểm riêng, tính cách riêng Ở họ là những sinh hoạt rất đời thường, những sai lầm và cách xử sự trước cuộc sống và con người cũng rất đời thường
Nhân vật cổ tích sự tích không có sự phân tuyến thiện ác, giữa họ là các mối quan
hệ ràng buộc và ứng xử với nhau nhưng không có nhân vật tốt cũng không có nhân vật xấu, các nhân vật đều có những sai lầm và những điều rất đáng yêu, đáng quý, cảm động và đáng trân trọng Cách xây dựng nhân vật này rất giống với cách xây dựng nhân vật trong văn học hiện đại, các nhân vật trong truyện cổ tích sự tích giống với kiểu nhân vật bản thể trong văn học hiện đại Họ là những nhân vật giống như những con người thực ngoài đời sống thực Ở họ vừa có sự dữ tợn lại vừa là người hiền lành yếu đuối, vừa nhẫn tâm lại vừa lương thiện, vừa thông minh cũng lại vừa ngu dốt, vừa đáng ghét lại vừa đáng thương
Nhân vật cổ tích sự tích được xây dựng để ngợi ca, để phê phán Thông qua các
nhân vật trong Sự tích Trầu Cau và Vôi, Sự tích con Sam ca ngợi tình cảm thủy chung, son sắc của vợ chồng và tình cảm anh em thắm thiết yêu thương Sự tích chim Quốc ca ngợi tình bạn gắn bó bền chặt Các Truyện Sự tích con muỗi, Sự tích Dã Tràng phê phán thói bạc tình, phản trắc của người vợ Sự tích chim Đa Đa phê phán những người làm cha, làm mẹ nhưng độc ác, nhẫn tâm Truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng phê phán lối sống bạc tình, tham lam, ích kỉ của bà vợ Đến truyện Thạch Sanh
thì vạch trần bộ mặt của kẻ vong ân bội nghĩa mẹ con nhân vật Lý Thông …
Khi kết thúc, nhân vật chính đều dẫn hoặc bị dẫn đến cái chết và hóa thân Những nhân vật tốt khi chết được tự hóa thân, nhân vật xấu bị hóa thân, đây là một cách trừng phạt cho những hành động xấu của nhân vật Tuy vậy cũng có nhiều nhân vật hóa thân không phải tự hóa thân hay bị trừng phạt phải hóa thân mà vì hoàn cảnh, vì những khó khăn, bất lợi tác động đến, dẫn đến sự hóa thân Nhân vật cổ tích sự tích được cho là tốt hay xấu phải xét trên quan hệ ứng xử và tiêu chuẩn đạo đức truyền thống chứ không phải là trên phương diện khái quát thành bản chất giai cấp như truyện cổ tích thần kỳ Nhân vật tốt hoàn toàn không được lý tưởng hóa, nghĩa là không tốt tuyệt đối
và hoàn hảo như nhân vật trong cổ tích thần kỳ Họ có những sai lầm nào đó mà chính điều đó lại dẫn đến cái chết thương tâm… Ngay những nhân vật xấu, họ cũng không
Trang 302.2.2.4 Nhân vật cổ tích loài vật
Thế gới nhân vật trong truyện cổ tích loài vật chỉ là những con vật trong đó có cả những con vật đã được con người thuần hóa và những con vật hoang dã Chúng được xây dựng trên cơ sở của sự nhân cách hóa loài vật nhằm lý giải những đặc điểm sinh vật và thói quen trong sinh hoạt của chúng Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây, nói về loài vật nhưng không đơn thuần là dừng lại ở loài vật mà dùng loài vật để nói chuyện của loài người, cách ứng xử trong đời sống và xã hội của loài người
Theo Lê Trường Phát: “Hình ảnh các con vật cùng mối quan hệ giữa chúng vừa phải giống chúng tồn tại ngoài đời thực, nghĩa là trong cái thế giới hoang dã của chúng, vừa mang theo đặc tính của con người và mối quan hệ giữa người với người”
Điều này làm cho các nhân vật chính trong truyện cổ tích loài vật có tính chất hai mặt: mặt “tự nhiên” tức là giống những con vật thật ngoài đời (vật nuôi), ngoài tự nhiên (vật hoang dã), lại vừa mang tính “xã hội” nghĩa là lại vừa giống với những bản chất khác nhau của các hạng người trong xã hội
Tìm hiểu nhân vật cổ tích là một công việc thú vị và hấp dẫn, thông qua hệ thống nhân vật này, ta thấy cách xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích có nhiều phát triễn tiến bộ Hình tượng nhân vật người hơn, đời hơn nên nhân văn hơn Cách xây dựng nhân vật mang tính chất đa diện là một biểu hiện rõ nhất của điều này, làm cho nhân vật vừa tốt lại vừ xấu, vừa tích cực lại cũng vừa tiêu cực như chính bản thân cuộc sống vậy
2.3 Kiểu nhân vật ngụ ngôn
2.3.1 Khái niệm truyện ngụ ngôn
Cho đến nay có rất nhiều khái niệm về truyện ngụ ngôn trong những tài liệu khác
nhau Theo cuốn “Ngữ văn 6- tập 1” thì truyện ngụ ngôn là “loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống” [11,1; tr.100] Cũng có định nghĩa cho rằng “Ngụ ngôn là tác phẩm tự sự dân gian, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ, phần lớn là hình tượng loài vật để kể
về những sự kiện lien quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về nhân sinh” [7; tr353]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu truyện ngụ ngôn là một loại truyện kể dân gian sản sinh trong quá trình phát triển tất nhiên của trí tuệ nhân loại, là lời nói có ý nghĩa bên
Trang 31trong, là truyện kể có tính chất thế sự, dung cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý, một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội Nói chung, truyện ngụ ngôn chủ yếu là truyện về các con vật Từ quan sát thiên nhiên và xã hội, các tác giả dân gian đã táo bạo dựng nên một xã hội loài vật mang tính người Truyện ngụ ngôn vượt khung những câu chuyện vừa mang bản chất ngây thơ của niềm tin con người nguyên thủy về các loại vật, vừa mang ý nghĩa giáo dục đối với những điều răn đời, dạy người, những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất và đạo lý sống ở đời
2.3.2 Các kiểu nhân vật ngụ ngôn
2.3.2.1 Nhân vật loại vật
Đọc truyện ngụ ngôn các em sẽ đến với câu chuyện vô cùng thú vị, dí dỏm và hấp dẫn Với cách thức chuyển tải nhẹ nhàng, gần gũi với học sinh lứa tuổi lớp 6, truyện ngụ ngôn sẽ gửi đến các em những bài học bổ ích, qua đó giúp các em ngày càng khôn lớn và trưởng thành hơn La Fontaine, một tác giả chuyên viết về truyện ngụ ngôn cho các em
nhỏ đã từng nói “Tôi kể chuyện loài vật để giáo dục con người” [17,1; tr.14], do đó nhân
vật chính trong truyện ngụ ngôn chủ yếu là các con vật Truyện ngụ ngôn đã vẻ nên một không gian sống và sinh hoạt vui nhộn về thế giới các loài vật: Ếch, Chuột, Mèo, Voi, Cáo, Ngựa, Sói,… Mỗi một con vật, mỗi câu chuyện đề cập một khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà trong đó luôn ẩn chứa một bài học hay một thông điệp ý nghĩa Do đó
mà các con vật trong truyện ngụ ngôn có nhiều nét khác biệt so với các con vật trong truyện cổ tích về loài vật
Ở truyện cổ tích về loại vật, các loại vật là trung tâm của câu chuyện, còn các con vật trong truyện ngụ ngôn có thể là bất kỳ loài nào miễn là giúp tác giả biểu đạt được ý tưởng một cách vừa bóng gió vừa rõ ràng, thú vị Do vậy mà hệ thống các con vật loài vật trong truyện ngụ ngôn đa dạng hơn nhiều so với truyện cổ tích Đó là Ếch trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, họ nhà Chuột và Mèo trong truyện “Đeo nhạc cho mèo” (Ngữ văn 6, tập 1), Sói và Cừu trong truyện “Sói và Cừu”, Thỏ và Sư Tư trong truyện
“Thỏ và Sư Tử”, Mèo và chuột trong bài cac dao ngụ ngôn “Con Mèo mà trèo cây cau” (Tiếng Việt 1, tập 1) Chúng ta đều thấy rằng, các nhân vật trong truyện ngụ ngôn đều là loài vật, do vậy tên của truyện phần lớn là tên của các con vật trong truyện đó Tuy nhiên, truyện ngụ ngôn thường nhằm biểu đạt một triết lý, một điều giáo huấn một cách bóng gió, do vậy nhân vật loài vật có thể là bất kỳ loài nào miễn là giúp tác giả ngụ ngôn đạt được mục đích trên Chẳng hạn truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (Ngữ văn 6, tập 1), ý
Trang 32nghĩa của truyện là từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ kiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo Ý nghĩa trên nó được giải thích qua đoạn kết
của câu chuyện: “Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm
ộp Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã
bị một con trâu đi qua giẫm bẹp” [11,1; tr.100]
Ở truyện ngụ ngôn, có khi cùng một nhân vật nhưng ở hai truyện khác nhau, tính cách của nhân vật loài vật rất khác nhau Đó là chú Chuột trong truyện “Đeo nhạc cho Mèo” (Ngữ văn 6, tập 1) Ở đây người đọc không phải quan tâm đến cuộc họp của hội đồng chuột để yêu ghét một nhân vật Chuột nào đó mà cái người đọc dành sự quan tâm
ở đây là ý nghĩa của câu chuyện là truyện phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho người dưới quyền Còn nhân vật Chuột trong truyện “Con Chuột huênh hoang”, đọc
truyện người ta có cảm nhận khác: “Một con Chuột có tính huênh hoang… Bỗng huỵch một cái, Mèo nhảy xuống, ngoạm ngay lấy Chuột” [18,2; tr.54]
Không phải người đọc ghét Chuột vì có tính huênh hoang hoang, nhận thức sai lầm
mà họ tập trung suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện Không riêng gì loài Chuột mà bất
cứ con vật nào, người nào có tính huênh hoang, nhận thức nhầm lẫn thì sẽ trả giá đắt, thậm chí còn bỏ mạng Như vậy, đối với truyện ngụ ngôn, người đọc không buồn vui đối với các nhân vật mà chủ yếu là họ suy ngẫm về câu chuyện Họ tự tìm thấy hình bóng của mình và của những người xung quanh trong truyện ngụ ngôn Đối với học sinh THCS, những nhân vật loài vật trong truyện vô cùng hấp dẫn các em, tác giả ngụ ngôn
đã rất thành công khi xây dựng thế giới loài vật đầy sinh động để răn đời, dạy người Đây
là những bài học nhẹ nhàng mà thâm thúy giúp các em ngày càng khôn lớn hơn và trưởng thành hơn
Như vậy, hệ thống nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn vô cùng phong phú và sinh động đó là các con vật gần gũi, quen thuộc xung quanh các em Tuy chủ yếu là câu chuyện về các loài vật nhưng khi đến với truyện ngụ ngôn lại giúp chúng ta vươn lên sống như những con người thực thụ Đối với lứa tuổi học sinh THCS, thế giới loài vật có sức lôi cuốn các em khám phá, tìm tòi Đến với THCS, các em đã tìm thấy chúng trong kho tàng truyện ngụ ngôn Với đặc trưng về thể loại, truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho
Trang 33người đọc những bài học ý nghĩa, những lời khuyên chân thành, một triết lý sống và nó được mang đến nhẹ nhàng qua những câu chuyện sinh động về các loài vật nhờ đó nó dễ dàng đi sâu vào tâm trí người đọc hơn là những lời giáo huấn khô khan qua các nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn Điều này cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh THCS, những bài học rút ra từ các câu chuyện sẽ là hành trang giúp các em đi suốt cuộc đời
2.3.2.2 Các nhân vật khác
Trong truyện ngụ ngôn, nhân vật thường là loài vật nhưng cũng có khi mượn cả những thứ khác như cây cối, hoa quả và con người hay một bộ phận trên cơ thể con người Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, ngoài những truyện mượn các loài vật nói trên cũng có những truyện nhân vật là con người hay các bộ phận trên cơ thể con người như: năm ông Thầy bói trong truyện “Thầy bói xem voi” hay Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trong truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” (Ngữ văn 6, tập 1) Truyện lấy nhân vật là con người hay các bộ phận trên cơ thể con người nhưng mục đích cũng để dạy bảo con người, nhân vật con người trong truyện có thể là bất cứ ai ngoài đời Đọc
truyện “Thầy bói xem voi”, người đọc sẽ thấy điều đó: “… Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu”
đề thì sẽ hiểu được bản chất của vấn đề cần soi xét và sẽ học giỏi
Truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
“… Cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cố gượng dậy theo bác Tai đến nhà lão Miệng Khốn khổ cho lão, lão cũng sống dở chết dở Môi thì nhợt nhạt, hai hàm khô cứng, không buồn nhếch mép Bốn người kia thành thật xin lỗi lão về sự hiểu lầm vừa qua Thế rồi bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi kiếm thức
ăn Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại Lạ thay! Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cũng thấy đỡ mệt và tinh thần sảng khoái hẳn ra Họ nhận thấy là mình đã nghĩ sai cho lão Miệng Từ đấy, năm người lại chung sống thuận hoà, thân thiết như