Các kiểu nhân vật ngụ ngôn

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 31)

6. Cấu trúc khoá luận

2.3.2. Các kiểu nhân vật ngụ ngôn

2.3.2.1. Nhân vật loại vật

Đọc truyện ngụ ngôn các em sẽđến với câu chuyện vô cùng thú vị, dí dỏm và hấp dẫn. Với cách thức chuyển tải nhẹ nhàng, gần gũi với học sinh lứa tuổi lớp 6, truyện ngụ

ngôn sẽ gửi đến các em những bài học bổ ích, qua đó giúp các em ngày càng khôn lớn và trưởng thành hơn. La Fontaine, một tác giả chuyên viết về truyện ngụ ngôn cho các em nhỏđã từng nói “Tôi kể chuyện loài vật để giáo dục con người” [17,1; tr.14], do đó nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn chủ yếu là các con vật. Truyện ngụ ngôn đã vẻ nên một không gian sống và sinh hoạt vui nhộn về thế giới các loài vật: Ếch, Chuột, Mèo, Voi, Cáo, Ngựa, Sói,… Mỗi một con vật, mỗi câu chuyện đề cập một khía cạnh khác nhau của cuộc sống mà trong đó luôn ẩn chứa một bài học hay một thông điệp ý nghĩa. Do đó mà các con vật trong truyện ngụ ngôn có nhiều nét khác biệt so với các con vật trong truyện cổ tích về loài vật.

Ở truyện cổ tích về loại vật, các loại vật là trung tâm của câu chuyện, còn các con vật trong truyện ngụ ngôn có thể là bất kỳ loài nào miễn là giúp tác giả biểu đạt được ý tưởng một cách vừa bóng gió vừa rõ ràng, thú vị. Do vậy mà hệ thống các con vật loài vật trong truyện ngụ ngôn đa dạng hơn nhiều so với truyện cổ tích. Đó là Ếch trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, họ nhà Chuột và Mèo trong truyện “Đeo nhạc cho mèo” (Ngữ văn 6, tập 1), Sói và Cừu trong truyện “Sói và Cừu”, Thỏ và Sư Tư trong truyện “Thỏ và Sư Tử”, Mèo và chuột trong bài cac dao ngụ ngôn “Con Mèo mà trèo cây cau” (Tiếng Việt 1, tập 1). Chúng ta đều thấy rằng, các nhân vật trong truyện ngụ ngôn đều là loài vật, do vậy tên của truyện phần lớn là tên của các con vật trong truyện đó. Tuy nhiên, truyện ngụ ngôn thường nhằm biểu đạt một triết lý, một điều giáo huấn một cách bóng gió, do vậy nhân vật loài vật có thể là bất kỳ loài nào miễn là giúp tác giả ngụ ngôn

nghĩa của truyện là từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ kiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Ý nghĩa trên nó được giải thích qua đoạn kết của câu chuyện: “Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm

ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp” [11,1; tr.100].

Ở truyện ngụ ngôn, có khi cùng một nhân vật nhưng ở hai truyện khác nhau, tính cách của nhân vật loài vật rất khác nhau. Đó là chú Chuột trong truyện “Đeo nhạc cho Mèo” (Ngữ văn 6, tập 1). Ở đây người đọc không phải quan tâm đến cuộc họp của hội

đồng chuột để yêu ghét một nhân vật Chuột nào đó mà cái người đọc dành sự quan tâm

ởđây là ý nghĩa của câu chuyện là truyện phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ

ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho người dưới quyền. Còn nhân vật Chuột trong truyện “Con Chuột huênh hoang”, đọc truyện người ta có cảm nhận khác: “Một con Chuột có tính huênh hoang… Bỗng huỵch

một cái, Mèo nhảy xuống, ngoạm ngay lấy Chuột” [18,2; tr.54].

Không phải người đọc ghét Chuột vì có tính huênh hoang hoang, nhận thức sai lầm mà họ tập trung suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện. Không riêng gì loài Chuột mà bất cứ con vật nào, người nào có tính huênh hoang, nhận thức nhầm lẫn thì sẽ trả giá đắt, thậm chí còn bỏ mạng. Như vậy, đối với truyện ngụ ngôn, người đọc không buồn vui đối với các nhân vật mà chủ yếu là họ suy ngẫm về câu chuyện. Họ tự tìm thấy hình bóng của mình và của những người xung quanh trong truyện ngụ ngôn. Đối với học sinh THCS, những nhân vật loài vật trong truyện vô cùng hấp dẫn các em, tác giả ngụ ngôn

đã rất thành công khi xây dựng thế giới loài vật đầy sinh động để răn đời, dạy người. Đây là những bài học nhẹ nhàng mà thâm thúy giúp các em ngày càng khôn lớn hơn và trưởng thành hơn.

Như vậy, hệ thống nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn vô cùng phong phú và sinh động đó là các con vật gần gũi, quen thuộc xung quanh các em. Tuy chủ yếu là câu chuyện về các loài vật nhưng khi đến với truyện ngụ ngôn lại giúp chúng ta vươn lên sống như những con người thực thụ. Đối với lứa tuổi học sinh THCS, thế giới loài vật có sức lôi cuốn các em khám phá, tìm tòi. Đến với THCS, các em đã tìm thấy chúng trong kho tàng truyện ngụ ngôn. Với đặc trưng về thể loại, truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho

người đọc những bài học ý nghĩa, những lời khuyên chân thành, một triết lý sống và nó

được mang đến nhẹ nhàng qua những câu chuyện sinh động về các loài vật nhờđó nó dễ

dàng đi sâu vào tâm trí người đọc hơn là những lời giáo huấn khô khan qua các nhân vật loài vật trong truyện ngụ ngôn. Điều này cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh THCS, những bài học rút ra từ các câu chuyện sẽ là hành trang giúp các em đi suốt cuộc

đời.

2.3.2.2. Các nhân vật khác

Trong truyện ngụ ngôn, nhân vật thường là loài vật nhưng cũng có khi mượn cả

những thứ khác như cây cối, hoa quả và con người hay một bộ phận trên cơ thể con người. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, ngoài những truyện mượn các loài vật nói trên cũng có những truyện nhân vật là con người hay các bộ phận trên cơ thể con người như: năm ông Thầy bói trong truyện “Thầy bói xem voi” hay Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trong truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” (Ngữ văn 6, tập 1). Truyện lấy nhân vật là con người hay các bộ phận trên cơ thể con người nhưng mục đích cũng để

dạy bảo con người, nhân vật con người trong truyện có thể là bất cứ ai ngoài đời. Đọc truyện “Thầy bói xem voi”, người đọc sẽ thấy điều đó: “… Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu”

[11,1; tr.102]

Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói. Những người làm nghề chuyên đoán những việc lành, dữ cho người ta (theo mê tín) và bị mù.

Để khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. Đối với học sinh THCS các em sẽ rút ra được bài học cho mình là muốn hiểu được một vấn đề nào đó thì cần xem xét nó ở nhiều khía cạnh, xem xét một cách toàn diện vấn

đề thì sẽ hiểu được bản chất của vấn đề cần soi xét và sẽ học giỏi. Truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”

“… Cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cố gượng dậy theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Khốn khổ cho lão, lão cũng sống dở chết dở. Môi thì nhợt nhạt, hai hàm khô cứng, không buồn nhếch mép. Bốn người kia thành thật xin lỗi lão về sự hiểu lầm vừa qua. Thế rồi bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi kiếm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Lạ thay! Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cũng thấy đỡ mệt và tinh thần sảng khoái hẳn ra. Họ nhận thấy là mình đã nghĩ sai cho lão Miệng. Từ đấy, năm người lại chung sống thuận hoà, thân thiết như

xưa”.[11,1; tr.115].

Câu chuyện rất nhẹ nhàng xoay quanh câu chuyện giữa các nhân vật trên bộ phận cơ

thể người Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ghen ghét đố kỵ nhau để nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Hệ thống nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất đa dạng, phong phú chủ yếu là loài vật, thông qua thế giới loài vật để nhắn nhủ tới thế giới loài người những bài học bổ ích mà lý thú, không chỉ vậy các nhân vật khác như cây cối, con người hay các bộ phận trên cơ thể

con người trong truyện ngụ ngôn cũng không nằm ngoài mục đích là giáo dục con người. Mỗi một con người sẽ tìm thấy bóng dáng của mình hay của những người xung quanh mình trong truyện ngụ ngôn để từđó có cách ứng xử để sống với nhau tốt hơn. Với mong muốn mỗi người đọc truyện ngụ ngôn sẽ rút ra cho mình một bài học có ý nghĩa trong cuộc sống, tác giả ngụ ngôn đã xây dựng hệ thống nhân vật thật tiêu biểu, hành động, tính cách của nhân vật được làm nổi bật.

Riêng đối với các em học sinh THCS, truyện ngụ ngôn góp phần nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn các em thêm phong phú, qua những câu chuyện kể sinh động bổ ích, truyện còn mang đến cho các em những bài học nhẹ nhàng mà thâm thúy giúp các em ngày càng thêm khôn lớn và trưởng thành hơn. Đây cũng là đặc điểm mang tính giáo dục cao của truyện ngụ ngôn so với thể loại khác. Những bài học, những triết lý trong truyện ngụ

ngôn học sinh dễ dàng tiếp thu và trở thành phương châm sống cho các em. Đó là các

đức tính, thói quen tốt như biết yêu chuộng hòa bình, biết yêu thương mọi người, quan tâm bạn bè chứ không ích kỷ, đánh bạn. Thay vì phải yêu cầu các em bằng những lời giáo huấn khô khan rằng các em phải như thế này, phải như thế kia, thông qua truyện ngụ ngôn, các em sẽ hình thành những đức tính tốt đẹp từ những câu chuyện dân gian giàu ý nghĩa giáo dục mà người xưa đã đúc kết và để lại cho đời sau.

2.4. Kiểu nhân vật trong truyện cười

2.4.1. Khái niệm truyện cười

Truyện cười nói một cách đơn giản chính là những truyện kể làm cho người ta cười.Tiếng cười thường được phát ra khi bắt gặp mâu thuẫn trái ngược giữa hiện tượng và bản chất, giữa, cái xấu xa và cái đẹp đẽ, giữa cái tầm thường và cái cao cả, cái phi lí và cái có lí, giữa cái nội dung rỗng tuếch và cái hào nhoáng bề ngoài. Tiếng cười thường

được hướng vào cái giả dối, lỗi thời, cái lạc hậu mà chúng thưòng được che đậy bởi một cái vỏ đối lập. Cũng có thể cười khi phát ra những điều trái tư duy lôgíc. Ví dụ những truyện Treo biển; Lợn cưới, áo mới;... Nói chung, truyện cười có một hình thức rất sinh động, ngắn gọn. Tiếng cười bật ra là kết thúc câu chuyện.

Vậy ta có thể hiểu khái niệm của truyện cười như sau: “truyện cười là những mẫu

truyện sử dụng ngôn ngữ, hành vi, hoàn cảnh, tính cách đáng cười và đặt chúng trong tình thế đáng cười nhất để gây cười, từ đó bộc lộ quan điểm phê phán những gì trái tự nhiên, trái quy luật, đồng thời gián tiếp khẳng định mặt tốt đẹp, tiến bộ của cuộc sống”[5; tr.112].

2.4.2. Các kiểu nhân vật trong truyện cười

2.4.2.1. Nhân vật của truyện cười hài hước và nhân vật của truyện cười châm biếm

Nhân vật truyện cười thường không được xây dựng với những đặc điểm ngoại hình, tính cách rõ ràng, cụ thể như các kiểu nhân vật khác. Tác giả dân gian chỉ tập trung vào khai thác những chi tiết, những hành động, lời nói tiêu biểu nhằm mục đích gây cười. Đó có thể là một lời nói một hành động, một hành vi ứng xử, một thói hư

hay cũng có thể là một đặc điểm ngoại hình. Truyện cười nhằm mục đích đen tới cho người đọc tiếng cười sảng khoái để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc, hoặc những lo toan hằng ngày trong cuộc sống. Thông qua cái cười, tiếng cười mà đã kích, lên án những thói hư tật xấu của con người.

Nhân vật của truyện cười cũng được phân thành hai loại: nhân vật của truyện cười

hài hước và nhân vật của truyện cười châm biếm. Nhân vật của truyện cười hài hước là

đối tượng của cái cười hài hước, nhân vật của truyện cười châm biếm là đối tượng của cái cười châm biếm.

Xét chung, nhân vật của truyện cười hài hước và nhân vật của truyện cười châm biếm đều được đặt vào cùng một loại tình huống- đó là tình huống sinh hoạt đời thường. Chỗ khác nhau của hai loại nhân vật này là ở tính chất của hành vi ứng xử của chúng.

Ví dụ : Truyện hài hước: Treo biển

Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Qua nhân vật chủ nhà hàng, truyện làm nổi bật lên tính chất thụđộng, ba phải "mười bảy cũng ừ, mười tư cũng gật" của nhà hàng. Treo biển lên để

không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.

Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ

kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

Truyện châm biếm: Lợn cưới, áo mới

Truyện kể về anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng hóng ở cửa

đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may - cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì - liền vội khoe ngay: "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này...". "Chiếc áo mới" ởđây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứđâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!. Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người

được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?). Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình. Như

thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từđó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói "huỵch toẹt": Từ lúc tôi mặc cái áo mới này... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng). Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)