Nhân vật chính và nhân vật phụ trong truyện cười

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 37 - 40)

6. Cấu trúc khoá luận

2.4.2.2. Nhân vật chính và nhân vật phụ trong truyện cười

Nhân vật phụ là đối tượng của cái cười hài hước, còn nhân vật chính là đối tượng của cái cười châm biếm. Đây là trường hợp trong truyện có cả hai loại nhân vật : nhân vật -

đối tượng của cái cười hài hước (nhân vật phụ ) và nhân vật - đối tượng của cái cười

châm biếm (nhân vật chính), trong đó nhân vật - đối tượng của cái cười hài hước có chức năng là lộ ra cái đáng cười tiềm ẩn nơi hành vi của nhân vật chính, biến nó thành nhân vật đối tượng của cái cười châm biếm.

Nhân vật (chính) của truyện cười khác nhân vật (chính) của truyện cổ tích:

Nhân vật của truyện cổ tích có cả một cuộc đời, một số phận, nhân vật của truyện cười không có bề dày như thế - nó chỉ xuất hiện trong một tình huống nhất định.

Nhân vật của truyện cổ tích thực hiện những hành động phi thường trong những hoàn cảnh, những tình huống khác thường, còn nhân vật của truyện cười chỉ biểu lộ một

hành vi ứng xử trái lẽ thường trong một tình huống bình thường (câu chuyện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày).

Nhân vật của truyện cổ tích là đối tượng của sự lý tưởng hóa, sự ca ngợi, nhân vật của truyện cười là đối tượng của sự cười cợt, sự phê phán.

Ví dụ : truyện cười: Treo biển

“… Thế là nhà hàng cất nối cái biển” [11,1; tr.124].

Trong truyện cười Treo biển nhân vật chính chính là chủ nhà hàng. Một con người không có chứng kiến, thụđộng, ba phải "mười bảy cũng ừ, mười tư cũng gật" của nhà hàng. Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính người chủ

cửa hàng bán cá cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười. Nhân vật chủ nhà hàng đã trở thành đối tượng của cái cười châm biếm.

Ngoài ra, còn các nhân vật phụ - những người đi qua góp ý. Các nhân vật đấy chính là đối tượng của cái cười hài hước và làm lộ ra cái đáng cười tiềm ẩn nơi hành vi của nhân vật chính, biến nó thành nhân vật đối tượng của cái cười châm biếm. Mỗi người bảo ống chủ bỏ bớt một yếu tố trong dòng chữđề trên biển.

Người đầu tiên bảo:

Sựđối lập giữa tươi và ươn đã đánh vào lòng tự ái của ông chủ nên ông ta vội xóa bỏ

chữ tươi đi. Tấm biển còn dòng chữ: ởđây có bán cá. Người thứ hai nhìn tấm biển, cười bảo:

Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là ởđây? Nghe thế, ông chủ vội xóa hai chữấy đi. Dòng chữ còn lại là có bán cá. Vài hôm sau, người khách khác đến mua cá, cũng cười bảo:

Ởđây chẳng bán cá thì bày cá ra khoe hay sao mà phải đề là có bán?

Ngẫm cũng cỏ lí, ồng chủ xóa liền hai chữ có bán. Rốt cuộc, tấm biển còn mỗi chữ cá. Chẳng những ông chủ cửa hàng mà đến chính người đọc, người nghe cũng tưởng rằng

đến đây thì chẳng còn gì để góp ý nữa. Nhưng người thứ tư lại bảo:

Chưa đi đến đầu phốđã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?

Vậy thì tấm biển treo lên là thừa, là vô ích, chủ nhà bèn cất luôn cái biển.

Truyện dân gian thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Là sáng tác nghệ thuật của người dân, truyện dân gian phản ánh đời sống người dân và thế giới tinh thần, tình cảm của người dân theo quan

điểm của người dân. Đó là toàn bộ sinh hoạt người dân, là cuộc sống lao động quan hệ

gia đình của họ, là những sự kiện, những vấn đề thiết yếu đối với người dân, là cuộc

đấu tranh của người dân chống áp bức, chống ngoại xâm. Sinh hoạt người dân là mảnh

đất nảy sinh, là nguồn nuôi dưỡng, là nhân tố kích thích sự sáng tạo. Vốn có tính chất tự phát của truyện dân gian. Nhân vật trung tâm của truyện dân gian chính là bản thân nhân dân bắt nguồn từ những nguyên mẫu có thực trong cuộc sống mà khái quát lên thành nhân vật văn học. Qua việc phản ánh đời sống nhân dân, đề cập đến những vấn

đề thân thiết đối với người dân, truyện dân gian biểu đạt những kinh nghiệm đời sống, diễn tả những khát vọng và lý tưởng của người dân, thể hiện những quan niệm của người dân về tự nhiên, xã hội và con người, vềđạo đức, về mĩ học.

Truyện dân gian mang tính dân tộc, tính quốc tế của văn học dân gian nói chung, càng tiếp xúc rộng rãi với kho tàng truyện dân gian các dân tộc ở khắp thế giới, ta càng thấy rõ những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của truyện dân gian dân tộc mình không hề biệt lập mà chỉ biểu hiện trong tương quan với những cái tương đồng nhân loại. Nghiên cứu so sánh các thể loại truyện dân gian, ta có thể bắt gặp những hình tượng trùng lặp tương tự nhau vềđề tài, về cốt truyện, hình tượng nhân vật, các mô típ

nghệ thuật, các yếu tố thi pháp.

Trong giai đoạn đầu tiên của sự nảy sinh và phát triển, truyện dân gian là hình thức sơ khai của nghệ thuật, đồng thời cũng là hình thức nguyên hợp của sự sản xuất tinh thần nói chung, về sau đã chuyển thành hình thức tổng hợp tự nhiên của sáng tạo văn hóa và sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động.

Kho tàng truyện dân gian Việt Nam rất phong phú với nhiều thể loại: truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Mỗi thể loại của truyện dân gian với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật làm nên những giá trị to lớn cho truyện dân gian để truyện dân gian vượt qua cuộc chọn lọc tự nhiên của thời gian, khẳng định

được sức sống ngay cả trong thời đại mới. Đi sâu vào từng thể loại truyện dân gian để

tìm hiểu những đặc điểm của mỗi thể loại, chúng ta sẽ hiểu hơn khả năng trường tồn của truyện dân gian bất chấp quy luật đào thải khắc nghiệt của thời gian.

Qua việc tìm hiểu và nghiên các giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu được cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Thông qua quá trình tìm hiểu thực tế trong hai đợt thực tập sư phạm tại trường THCS Lộc Ninh và trường THCS Bảo Ninh, chúng tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến việc tìm hiểu truyện dân gian của học sinh THCS bị hạn chế. Từ những lý do trên, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng đề ra các biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường THCS từ góc độ hình tượng nhân vật để hiểu rõ hơn về ý tưởng triễn khai của chúng tôi, chúng ta cùng tìm hiểu chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY

TÁC PHẨM TRUYỆN DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS TỪ GÓC ĐỘ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)