Lên lớp, dự giờ, rút kinh nghiệ m

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 59 - 66)

6. Cấu trúc khoá luận

3.2.2.3. Lên lớp, dự giờ, rút kinh nghiệ m

* Phân công giáo viên dạy

Cô: Nguyễn Thị Mai Hương giảng dạy lớp 6.1, dạy bài: Thánh Gióng. Cô: Nguyễn Thị Minh giảng dạy lớp 6.4, dạy bài: Sọ Dừa.

* Tiến hành dạy thực nghiệm

Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi đánh giá, rút kinh nghiệm về tiết dạy đó, các ý kiến nhận xét, kết quả thực nghiệm đều liên hệ, so sánh với các bài không thực nghiệm. Những ý kiến đánh giá, nhận xét quý báu của các giáo viên dự giờ là một trong những căn cứ giúp chúng tôi đánh giá kết quả của nội dung và phương pháp dạy học mà chúng tôi đã đề xuất.

3.2.2.4. Tổ chức kiểm tra và chấm bài

Để kiểm tra kết quả thực nghiệm, chúng tôi phát phiếu cho học sinh làm sau mỗi giờ dạy, sau đó chấm và nghiệm thu kết quả. Chúng tôi ra đề chung cho cả lớp thử

nghiệm và lớp đối chứng. Sau khi chấm chúng tôi lập bảng tổng kết điểm số các bài kiểm tra của từng lớp, xếp thành các loại giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, rồi đem so sánh hai kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

3.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.2.3.1. Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 1:

GIỎI- KHÁ TRUNG BÌNH YẾU- KÉM

Cách xếp loại Nội dung TN Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Thực nghiệm 17 85.0% 03 15.0% 0 0 % Câu 1 Đối chứng 09 45.0% 08 40.0% 03 15.0% Thực nghiệm 15 75.0% 04 20.0% 01 5.0% Câu 2 Đối chứng 10 50.0% 06 30.0% 04 20.0%

3.2.3.2. Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 2:

GIỎI- KHÁ TRUNG BÌNH YẾU- KÉM

Cách xếp loại Nội dung TN Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Thực nghiệm 15 75.0% 04 20.0% 01 5.0% Câu 1 Đối chứng 08 40.0% 07 35.0% 05 25.0% Thực nghiệm 13 65.0% 05 25.0% 02 10.0% Câu 2 Đối chứng 06 30.0% 07 35.0% 07 35.0% * Nhận xét kết quả thử nghiệm

Cùng hai nội dung đo nghiệm (hai câu hỏi) được áp dụng cho cả 2 lớp của khối 6 trường THCS Bảo Ninh (1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng). Kết quả của 1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng được phân loại cụ thể trong bảng đối chứng trên. Căn cứ kết quả chúng tôi thấy: tại lớp thực nghiệm kết quả cao hơn lớp đối chứng. Học sinh đạt khá giỏi của từng nội dung đo nghiệm ở lớp thực nghiệm có cao hơn, loại yếu kém không có.

độ hình tượng nhân vật bằng những biện pháp đã đề xuất đã có kết quả rất khả quan.

Điều này chứng tỏ rằng “Các biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường THCS từ góc độ hình tượng nhân vật” mang tính khả thi cao và có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy học phân môn Ngữ văn ở các trường THCS. Tùy vào điều kiện của nhà trường, lớp học, điều kiện của giáo viên dạy và thời gian cho phép mà giáo viên lựa chọn biện pháp nào để áp dụng vào bài dạy của mình cho phù hợp.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam từ lâu đã là giá trị tinh thần vô giá của nhân loại. Với sự đa dạng về thể loại, văn học dân gian đã tái hiện bức tranh về con người và xã hội loài người bằng nghệ thuật của ngôn từ.

Tác phẩm truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS giúp cho các em nhận thức được hiện thực cuộc sống xưa kia của nhân dân lao động thấy được những quan niệm cùng với sự giải thích về tự nhiên, vụ trụđầy ngây thơ nhưng cũng đầy sáng tạo của nhân dân, thấy được số phận khổđau của những em bé mồ côi, những người nông dân cần cù chất phát bị bóc lột, thấy được lịch sử oai hùng, con người, dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm, hay đó là sự răn dạy về

lối sống, đạo đức cho mọi người trong đời thường…

Truyện dân gian không chỉ có ý nghĩa nhận thức mà còn có ý nghĩa giáo dục và hình thành, phát triển nhân cách cho các em rất lớn. đối với học sinh lứa tuổi lớp 6 có thể coi ý nghĩa giáo dục và hình thành, phát triển nhân cách là quan trọng nhất. Truyện dân gian chủ yếu giáo dục các em lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người, biết

ơn những anh hùng dân tộc, yêu cái thiện, ghét cái ác, đoàn kết giúp đỡ những người bị hoạn nạn, biết giữ gìn và bảo vệ những công trình, di tích lịch sử, bảo vệ cuộc sống xanh - sạch đẹp. Nhận thức, giáo dục các em không chỉ bằng những triết lý khô khan, ngôn từ khô ráp mà bằng những hình tượng bay bổng kỳảo, đầy trí tượng phong phú. Chính vì vậy, truyện dân gian là niềm say mê ham thích của học sinh. Các em có thể

say mê ngồi nghe người lớn kể các câu chuyện dân gian hàng giờ không chán, hoà nhập tâm hồn mình với thế giới của nhân vật, chia sẻ vui buồn cùng nhân vật. Các em không chỉ thích nghe kể mà còn vui thích được tự mình kể lại, đóng vai các nhân vật

để kể bằng hình thức sân khấu. Như vậy, ta có thể thấy được rằng, truyện dân gian có ý nghĩa rất lớn với đời sống của các em, nó là niềm ham thích, say mê, một “nguồn sữa” không thể thiếu để nuôi dưỡng, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.

Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình Ngữ THCS là một thế giới sinh động đa sắc màu. Mỗi một nhân vật lại mang trong mình những dư vị ngọt ngào, những cung bậc tình cảm khác nhau để hòa lẫn vào đời sống tâm hồn của các em. Trong muôn vàn dư vị ngọt ngào ấy, con người tìm về với cội nguồn, với quá khứ xa xưa, tìm lại những giây phút yêu thương, những chia sẽ ngọt bùi và tìm thấy chính mình trong mỗi nhân vật. Đó là nơi bình yên trong tâm hồn. Dẫu cuộc sống thường

nhật vẫn nhiều lo toan và bộn bề, những góc khuất, nhưng những câu chuyện dân gian vẫn ánh lên hạnh phúc diệu kỳ, những niềm vui bất tận để con người quên đi những lo toan, mệt mỏi.

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các giáo trình liên quan đến khóa luận, chúng tôi

đã tìm hiểu được cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Thông qua quá trình tìm hiểu thực tế tại trường THCS Bảo Ninh, chúng tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến việc tìm hiểu truyện dân gian của học sinh THCS bị hạn chế. Đồng thời, chúng tôi cũng đã tìm hiểu thực tiễn SGK Ngữ văn THCS và thống kê được các truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS.

Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho chúng tôi đề ra các biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường THCS từ góc độ hình tượng nhân vật.

Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện khóa luận “Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS” em thấy:

Đề tài “Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn THCS” là một đề tài hay, mang tính khả thi cao trong việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng dạy và học tác phẩm truyện dân gian và có thểứng dụng vào thực tiễn dạy học phân môn Ngữ văn ở các trường THCS. Tùy vào điều kiện của nhà trường, lớp học, điều kiện của giáo viên dạy và thời gian cho phép mà giáo viên lựa chọn biện pháp nào để áp dụng vào bài dạy của mình cho phù hợp.

Những đóng góp của đề tài chưa phải là lớn nhưng chúng tôi hi vọng rằng đóng góp của đề tài. Sau này sẽđược ứng dụng vào thực tiễn để có thể phát huy chất lượng và hiệu quả của việc dạy học các tác phẩm truyện dân gian.

Bên cạnh đó, chúng tôi rất mong muốn các trường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất của hoạt động này để có thể phát triển hơn. Tích cực bồi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên để họ có thể chủđộng hơn trong dạy học. Đó cũng là kiến nghị, mà từ góc độ nghiên cứu chúng tôi xin gửi tới các cơ quan chức năng để hoạt

động dạy và học ở trường THCS phát triển hơn nữa trong tương lai không xa.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình triển khai thực hiện nhưng chắc chắn rằng không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót nhất định. Với tâm huyết nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ, “tất cả vì học sinh thân yêu”, cùng những mong muốn được đóng góp một phần bé nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Ngữ

văn trong nhà trường THCS nói chung và tác phẩm truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn THCS nói riêng. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành và quý báu của các nhà khoa học trong hội đồng cùng các bạn sinh viên để khóa luận hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân, (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2. Trương Chính, (1997), Bình giảng ngụ ngôn Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội.

3. Trương Đăng Dung, (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb KHXH. 4. Hà Minh Đức, (1997), Lý luận văn học, Nxb GD, Hà Nội.

5. Nguyễn Bích Hà, (2010), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Thái Hòa, (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb GD, Hà Nội. 7. Đinh Gia Khánh, (2003), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội.

8. Nguyễn Đăng Mạnh, (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Tôn Thảo Miên, (1999), Nguyễn Tuân về tác giả và tác phẩm, Nxb GD, Hà Nội. 10. Bùi Văn Nguyên, (1961), Lịch sử văn học Việt Nam, Giáo trình Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Nguyễn Khắc Phi, (2006), Ngữ văn 6- tập 1,2, Nxb GD, Hà Nội. 12. Nguyễn Khắc Phi, (2006), Ngữ văn 7- tập 1,2, Nxb GD, Hà Nội. 13. Nguyễn Khắc Phi, (2006), Ngữ văn 8- tập 1,2, Nxb GD, Hà Nội. 14. Nguyễn Khắc Phi, (2006), Ngữ văn 9- tập 1,2, Nxb GD, Hà Nội.

15. Lê Chí Quế, (1990), Văn học dân gian Việt Nam, Giáo trình Đại học Tổng hợp. 16. Trần Đình Sử, (2003), Lý luận và phê bình, Nxb GD, Hà Nội.

17. Trần Đình Sử, (2004), Giáo trình lý luận văn học- tập 1,2, Nxb GD, Hà Nội. 18. Nguyễn Minh Thuyết, (2010), Tiếng Việt 1- tập 2, Nxb GD, Hà Nội.

19. Đỗ Bình Trị, (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb GD, Hà Nội.

20. Hoàng Tiến Tựu, (1997), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy- nghiên cứu văn học

dân gian, Nxb GD, Hà Nội.

21. Hoàng Tiến Tựu, (1998), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội. 22. Cao Huy Đỉnh , (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam.

23. Đỗ Bình Trị, (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam. 24. Tìm hiểu về nhân vật trong tác phẩm văn học. Diendankienthuc. Net.

PHỤ LỤC

TT Lớp Tác phẩm- Đoạn trích Tên tác giả Trang

1 Con Rồng cháu Tiên Truyền thuyết 5

2 Bánh chưng, bánh giầy Truyền thuyết 9

3 Thánh Gióng Truyền thuyết 19

4 Sơn Tinh, Thủy Tinh Truyền thuyết 31

5 Sự tích Hồ Gươm Truyền thuyết 39

6 Sọ Dừa Truyện cổ tích 49

7 Thạch Sanh Truyện cổ tích 61

8 Em bé thông minh Truyện cổ tích 70

9 Cây bút thần Truyện cổ tích TQ 80

10 Ông lão đánh cá và con cá vàng TCT của A. Pu-skin 91

11 Ếch ngồi đáy giếng Truyện ngụ ngôn 100

12 Thầy bói xem voi Truyện ngụ ngôn 101

13 Đeo nhạc cho mèo Truyện ngụ ngôn 104

14 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Truyện ngụ ngôn 114

15 Treo biển Truyện cười 124

16 6

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)