6. Cấu trúc khoá luận
3.1.2.1. Phân tích ngoại hình nhân vật
Ngoại hình, hình dáng của nhân vật thường có mối quan hệ chặt chẽ với tính cách, bản chất của nhân vật. Người xưa đã dạy “Trông mặt mà bắt hình dong”, như vậy ngoại hình là yếu tốđầu tiên khi xem xét nhân vật. Tuỳ theo dụng ý nghệ thuật mỗi nhân vật thường được tác giả - nhân dân - người đồng sáo tạo phác hoạ những nét đậm nhạt về
ngoại hình:
Trong “Con Rồng cháu Tiên”, tuy nhân dân không dụng công miêu tả vẻđẹp hình thức của Âu Cơ bởi đó không phải là chiều tư tưởng quần chúng muốn vươn tới. Nhưng chỉ bằng một chi tiết nhỏ “Xinh đẹp tuyệt trần” cũng đủ để người đọc hình dung vẻđẹp ngoại hình của nhân vật.
Với các nhân vật: Sọ Dừa trong truyện “Sọ Dừa” tuy là một người có ngoại hình xấu xí nhưng lại là nhân vật có phẩm chất và tài năng kì lạ hay như nhân vật Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh” thì chỉ bằng một chi tiết nhỏ “Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông” cũng đủ để cho ta hình dung ra được Thạch Sanh có hình dáng và sức khỏe như thế nào khi diệt được con chằn tinh khổng lồ mà người dân trong vùng lúc bấy giờ phải khiếp sợ.
Những dáng vẻ vạm vỡ, cao lớn, rắn rỏi và có nhiều tài lạ của Sơn Tinh và Thủy Tinh “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là những tín hiệu báo trước những tính cách mạnh mẽ, sức sống phi thường của những con người sinh ra đã là chúa của vùng non cao và chúa của vùng nước thẳm...
Vì vậy, muốn hiểu được câu chuyện một cách toàn diện và bao quát thì người giáo viên cần phải giúp học sinh phân tích được những nét đẹp về ngoại hình để đi sâu vào việc tìm hiểu những nét đẹp tính cách của các nhân vật. Với lứa tuổi học sinh lớp 6 các em rất hiếu động, thích tò mò, khám phá, không thích áp đặt, phê bình. Vì vậy khi
truyền thụ kiến thức cho học sinh phải chọn lựa phương pháp cho phù hợp, giáo viên có thể tạo tâm thế cho học sinh bằng cách giới thiệu bài.
Ví dụ: khi dạy truyện “Con Rồng cháu Tiên” có thể vào bài: “Mỗi con người sinh ra đều có nguồn gốc. Trên 50 dân tộc đang sinh sống ở mảnh đất Việt Nam cũng có nguồn gốc riêng của mình được gởi gấm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc kinh chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển
Đông bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo mà chúng ta luôn tự hào là “Con Rồng cháu Tiên”. Để hiểu rõ hơn về câu chuyện nguồn gốc giống nòi của người Việt thầy trò chúng ta cùng đi vào tìm hiểu”.
Cũng có thể vào bài bằng cách so sánh: “Nếu như truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật thì truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” được nhân dân ta yêu mến bởi nó đã giải thích nguồn gốc giống nòi của người Việt ta bằng trí tưởng tượng phong phú xen lẫn các yếu tố kỳảo, hoang đường mà vô cùng tự hào, thiêng liêng ta là con Rồng cháu Tiên. Vậy để hiểu rõ hơn về truyện “Con Rồng cháu Tiên” chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu bài học”.
Khi phân tích ngoại hình của nhân vật giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi có tính chất gợi tìm cho học sinh:
TT
câu hỏi Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 - Truyện có những nhân vật nào? Đâu là nhân vật chính?
- Truyện có các nhân vật: Lạc Long Quân, Âu Cơ, các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ. 2 - Như vậy, nhân vật Lạc Long Quân và Âu
Cơ được giới thiệu qua những chi tiết nào trong truyện?
- Lạc Long Quân mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, giúp dân
trồng trọt chăn nuôi. - Âu Cơ là Tiên ở non cao thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
3 - Từ những chi tiết tả về ngoại hình của nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ ở trên em nào có thể cho thầy biết họ là những con người như thế nào?
- Họ đều là thần, có tinh thần thương yêu dân.
- Lạc Long Quân thì khỏe mạnh, còn Âu Cơ thì xinh
đẹp tuyệt trần.