Nhân vật cổ tích sự tích

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 28 - 30)

6. Cấu trúc khoá luận

2.2.2.3. Nhân vật cổ tích sự tích

Nghệ thuật xây dựng nhân vật cổ tích sự tích là nghệ thuật lý tưởng hóa như đã thấy ở truyện cổ tích thần kỳ. Điều thú vị là ở truyện cổ tích thần kỳ thì nhân vật chỉ

được xây dựng ở những đặc điểm chung nhất, tiêu biểu nhất cho cả cộng đồng mà triệt tiêu những đặc điểm cá nhân. Ngược lại nhân vật trong truyện cổ tích sự tích lại là những nhân vật cá thể với những đặc điểm riêng, tính cách riêng. Ở họ là những sinh hoạt rất đời thường, những sai lầm và cách xử sự trước cuộc sống và con người cũng rất đời thường.

Nhân vật cổ tích sự tích không có sự phân tuyến thiện ác, giữa họ là các mối quan hệ ràng buộc và ứng xử với nhau nhưng không có nhân vật tốt cũng không có nhân vật xấu, các nhân vật đều có những sai lầm và những điều rất đáng yêu, đáng quý, cảm

động và đáng trân trọng. Cách xây dựng nhân vật này rất giống với cách xây dựng nhân vật trong văn học hiện đại, các nhân vật trong truyện cổ tích sự tích giống với kiểu nhân vật bản thể trong văn học hiện đại. Họ là những nhân vật giống như những con người thực ngoài đời sống thực. Ở họ vừa có sự dữ tợn lại vừa là người hiền lành yếu đuối, vừa nhẫn tâm lại vừa lương thiện, vừa thông minh cũng lại vừa ngu dốt, vừa

đáng ghét lại vừa đáng thương.

Nhân vật cổ tích sự tích được xây dựng để ngợi ca, để phê phán. Thông qua các nhân vật trong Sự tích Trầu Cau và Vôi, Sự tích con Sam ca ngợi tình cảm thủy chung, son sắc của vợ chồng và tình cảm anh em thắm thiết yêu thương. Sự tích chim Quốc ca ngợi tình bạn gắn bó bền chặt. Các Truyện Sự tích con muỗi, Sự tích Dã Tràng phê phán thói bạc tình, phản trắc của người vợ. Sự tích chim Đa Đa phê phán những người làm cha, làm mẹ nhưng độc ác, nhẫn tâm. Truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng phê phán lối sống bạc tình, tham lam, ích kỉ của bà vợ. Đến truyện Thạch Sanh thì vạch trần bộ mặt của kẻ vong ân bội nghĩa mẹ con nhân vật Lý Thông …

Khi kết thúc, nhân vật chính đều dẫn hoặc bị dẫn đến cái chết và hóa thân. Những nhân vật tốt khi chết được tự hóa thân, nhân vật xấu bị hóa thân, đây là một cách trừng phạt cho những hành động xấu của nhân vật. Tuy vậy cũng có nhiều nhân vật hóa thân không phải tự hóa thân hay bị trừng phạt phải hóa thân mà vì hoàn cảnh, vì những khó khăn, bất lợi tác động đến, dẫn đến sự hóa thân. Nhân vật cổ tích sự tích được cho là tốt hay xấu phải xét trên quan hệ ứng xử và tiêu chuẩn đạo đức truyền thống chứ

không phải là trên phương diện khái quát thành bản chất giai cấp như truyện cổ tích thần kỳ. Nhân vật tốt hoàn toàn không được lý tưởng hóa, nghĩa là không tốt tuyệt đối và hoàn hảo như nhân vật trong cổ tích thần kỳ. Họ có những sai lầm nào đó mà chính

điều đó lại dẫn đến cái chết thương tâm… Ngay những nhân vật xấu, họ cũng không xấu đến tàn ác.

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)