Kể chuyện phân vai nhân vật

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 45 - 46)

6. Cấu trúc khoá luận

3.1.2.3. Kể chuyện phân vai nhân vật

Có thể nói, kể chuyện phân vai nhân vật là một hoạt động đơn giản và dễ thực hiện từ khâu chuẩn bị cho đến tiến hành. Cụ thể, trước khi học các thể loại truyện dân gian theo phương thức tự sự như (Truyền thuyết, cổ tính, truyện cười, truyện ngụ ngôn…),

giáo viên có thể tổ chức cho học sinh kể chuyện bằng hình thức phân vai nhân vật. Từ đó giúp học sinh hiểu rõ và thẩm thấu được nhân vật một cách sâu sắc nhất. Để tiết học đạt hiệu quả cao, học sinh được chọn phải là những em có năng khiếu về kể, có chất giọng hay, diễn đạt tốt. Để từđó khơi gợi hứng thú học tập, sự học hỏi cho những em khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng chọn những em tốt mà để mặc những em yếu kém...Vì vậy, người giáo viên phải nhanh nhạy, quan tâm tới từng đối tượng học sinh để có hình thức giúp đỡ riêng cho các em.

Khi kể chuyện phân vai nhân vật, người giáo viên phải xem học sinh là chủ thể

sáng tạo để tạo ra các hình thức kể khác nhau, phù hợp với yêu cầu của từng thể loại, từng câu chuyện để giúp học sinh hiểu một cách trọn vẹn, sâu sắc nhất về đặc điểm riêng của từng nhân vật từ ngoại hình đến hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật.

Ví dụ, khi dạy truyện cổ tích “Thạch Sanh”: giáo viên có thể có nhiều cách để

hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm bằng hình thức kể chuyện phân vai như kể có lời dẫn của người kể chuyện, kể trực tiếp bằng ngôn ngữ nhân vật,…

Từđó, giúp học sinh hiểu và nhớ lâu hơn về tác phẩm. Các em biết phân biệt đâu là nhân vật tốt- thiện, đâu là nhân vật ác- tà. Để thêm yêu những câu chuyện kể, thêm yêu cuộc sống, yêu đất nước. Biết bênh vực, ủng hộ cái tốt, việc tốt, nhân vật tốt và ghét cái xấu xa, việc xấu, nhân vật xấu,…

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 45 - 46)