Thực trạng việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn học

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 40 - 41)

6. Cấu trúc khoá luận

3.1.1. Thực trạng việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn học

gian trong nhà trường THCS nói riêng

Môn Ngữ văn là một môn học thuôc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng có thể góp phần giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn. Môn Ngữ văn góp phần hình thành những con người có trình độ văn hoá, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư

tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư

duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ, có năng lực sử

dụng tiếng Việt như một công cụđể tư duy và giao tiếp.

Chương trình Ngữ văn THCS nói chung cũng như chương trình Ngữ văn lớp 6 nói riêng được xây dựng theo tinh thần tích hợp hóa cao không chỉ chú trọng đến nội dung mà còn phục vụ tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học. Trung tâm của văn bản lớp 6 là văn bản tự sự. Trên cơ sở kinh nghiệm cảm thụ của bản thân, bằng các phương pháp dạy học, giáo viên làm thế nào để học sinh cảm thụđược ăn bản một cách tốt nhất. Trong quá trình dạy học phải coi học sinh là chủ thể hoạt động để giáo viên từng bước tổ chức cho học sinh tìm tòi, phân tích, khái quát văn bản. Chương trình Ngữ văn lớp 6, tập 1 có

đưa 19 văn bản tự sự. Trong đó, có 16 văn bản truyện dân gian thuộc các các thể loại truyện truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười.

Qua quá trình đi thực tập tôi thấy học sinh lớp 7, 8, 9 nhiều em khi giáo viên yêu cầu kể lại một câu chuyện dân gian mà em đã học thì nhiều em không kểđược, thậm chí có em còn không nhớ là mình đã học những truyện dân gian nào. Nghiên cứu sâu tôi đã tìm ra được các nguyên nhân của vấn đề:

Giáo viên còn coi nhẹ một giờ dạy văn, kiến thức còn nông cạn, chưa đào sâu suy nghĩ và tìm tòi sáng tạo, chưa có trình độ dẫn dắt để học sinh lĩnh hội kiến thức. Ngôn

ngữ của giáo viên chưa trau chuốt, không có sức lôi cuốn học sinh. Hoặc cũng có khi giáo viên nói quá nhiều không định hướng cho học sinh, khiến kiến thức lan man không khái quát lên vấn đề. Bên cạnh đó một số giáo viên còn dạy “lớt qua” vì cho là phần này không quan trọng. Mặt khác, một số giáo viên còn chưa biết cách tiếp cận tác phẩm truyện dân gian thông qua góc độ hình tượng nhân vật để phân tích nội dung. Vì vậy giờ

học trầm, sự hoạt động đồng bộ giữa giáo viên và học sinh chưa cao, học sinh không hiểu bài.

Học sinh chán học truyện dân gian vì hàng ngày đọc nhiều truyện tranh như: Đô Rê Mon, Cô Nan, Hét Man,... Xem nhiều băng hình, phim ảnh, ...

Trong gia đình khi ở nhà các em không được nghe ông, bà kể chuyện dân gian (vì phần lớn các em sống trong gia đình có hai thế hệ)

Trong thời đại ngày nay, bố mẹ các em mải mê làm ăn không có thời gian nhiều để ý

đến con cái. Nhiều bậc phụ huynh phó mặc cho thầy cô và nhà trường. Nên khi con cái học tập sa sút không hay biết.

Không ít những học sinh còn không thích học môn này mà chỉ học những môn tự

nhiên để sau này có hướng thi khối A.

Nhiều tệ nạn xã hội nhưđiện tử, cờ bạc, cá cược... lôi cuốn các em.

Thực trạng trên dẫn đến kết quả số học sinh khá, giỏi môn Ngữ văn cuối học kỳ có tỉ

lệ thấp, học sinh yếu, kém chiếm nhiều, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu cuối học kỳ lớp 6.4 mà tôi đã tổng kết: Giỏi Khá TB Yếu, Kém Lớp số Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 6.4 37 03 8.1% 10 27.0% 20 54.0% 04 10.9%

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 40 - 41)