Những vấn đề chung của thực nghiệ m

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 47)

6. Cấu trúc khoá luận

3.2.1. Những vấn đề chung của thực nghiệ m

3.2.1.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm

+ Mục đích:

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để xác nhận tính khả thi của vấn đề “Biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường THCS từ góc độ hình tượng nhân vật” theo hướng khóa luận đề xuất. Từ những tiền đề lý luận cho đến nội dung của truyện dân gian được dạy ở chương trình Ngữ văn THCS. Thực nghiệm là bước đầu đưa

ra những giảđịnh vào thực tiễn để thực tiễn xác nhận hiệu quả và giá trị của những kiến giải do khóa luận đề xuất.

Thực nghiệm sẽ cho biết những nội dung lý thuyết trong khóa luận còn phải bổ sung thêm những gì và làm như thế nào để hoàn chỉnh nội dung đó.

+ Nhiệm vụ:

Tổ chức các giờ dạy thực nghiệm theo thiết kếđổi mới và các giờ dạy đối chứng theo chương trình cải cách giáo dục hiện hành.

Dự giờ cả hai loại tiết dạy (đối chứng và thực nghiệm)

Đo nghiệm bằng hình thức câu hỏi và bài tập.

Phân tích, so sánh kết quả thu được qua đo nghiệm từ hai loại tiết dạy, từđó rút ra kết luận.

3.2.1.2. Địa bàn, thời gian, đối tượng thực nghiệm

- Địa bàn: Thực nghiệm được tiến hành tại trường THCS Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình.

- Thời gian: Tháng 2, tháng 3, năm 2015.

- Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trên 2 lớp khác nhau của khối 6, chúng tôi chọn lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương.

Sau đây là danh sách các lớp thực nghiệm: Lớp 6.1 trường THCS Bảo Ninh

Lớp 6.4 trường THCS Bảo Ninh

Đểđảm bảo tính tự nhiên, khách quan trong quá trình triển khai thực nghiệm, học sinh của các lớp thực nghiệm không biết mình là đối tượng thực nghiệm.

3.2.2. Tiến hành thực nghiệm

3.2.2.1. Chọn nội dung thực nghiệm

Việc dạy truyện dân gian trong phân môn Ngữ văn ở THCS khi thực hiện đạt hiệu quảđến mức độ nào còn phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn nội dung thích hợp với việc dạy học. Trên cơ sở chương trình cải cách giáo dục, chúng tôi đã chọn hai bài tương

đương với 2 tiết tiêu biểu để làm thực nghiệm. Các bài cụ thể là: Thánh Gióng (Ngữ văn 6, tập 1)

3.2.2.2. Thiết kế giáo án và phiếu điều tra

3.2.2.2.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm

* Giáo án 1: Truyền thuyết: Thánh Gióng (Ngữ văn 6, tập 1)

THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện, cách kể chuyện, cách xây dựng nhân vật lịch sử trong các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết vềđề tài giữ nước.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản theo từng vai thoại. - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật.

- Giúp các em bước đầu hình thành lòng yêu nước, tinh thần thượng võ.

3.Thái độ: Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với non sông, đất nước.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

GV: Một số tranh ảnh về nhân vật Thánh Gióng và bài soạn. HS: Vở soạn, SBT

III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY : 1. Kiểm tra bài cũ:

? Giải thích ý nghĩa của hình ảnh bánh chưng, bánh giầy? Văn bản bánh chưng, bánh giầy có ý nghĩa gì?

2. Giới thiệu bài mới:

Đầu những năm 70, thế kỉ 20, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang sôi sục khắp hai miền Nam – Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã làm sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ:

Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng: Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân”

Truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa và nhân vật Thánh

Gióng chính là hiện thân cho chính nghĩa, lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình và tinh thần thượng võ. Để hiểu rõ hơn tác phẩm hôm nay thầy trò chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới.

3. Tiến trình bài mới:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức trọng tâm

? Cho biết tác phẩm thuộc thể loại nào đã học? H: Thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương. ? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà em thấy đâu là nhân vật trung tâm?

H: Nhân vật trung tâm của truyện là người anh hùng giữ nước.

GV nêu yêu cầu: Giọng ngạc nhiên, hồi hộp,

đĩnh đạc, nghiêm trang, háo hức, phấn khởi. GV

đọc mẫu.

H: HS đọc.

GV cho HS giải nghĩa từ khó.

? Truyện gồm những sự việc chính nào? Sự ra đời kỳ lạ của Gióng.

Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.

Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.

Gióng bay về trời.

? Nhân vật chính của truyện là ai? H: Thánh Gióng.

? Sự ra đời của Gióng được tác giả dân gian giới thiệu ntn? Sự ra đời của Gióng bình thường hay không?

H: - Bà mẹ ướm vào vết chân to về thụ thai, mang thai 12 tháng mới sinh nở.

- Lên 3 không biết nói, biết cười, đặt đâu ngồi

đấy.

I. Tìm hiểu chung:

- Thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương.

- Nhân vật trung tâm của truyện là người anh hùng giữ nước.

II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc – chú thích:

2. Kết cấu – bố cục:

3. Phân tích :

a. Hình tượng Thánh Gióng - người anh hùng trong công cuộc giữ nước:

? Em có nhận xét gì về các chi tiết trên?

H: Chi tiết kỳ ảo, được sáng tác bằng trí tưởng tượng của nhân dân ta.

?Vì sao nhân dân muốn sự ra đời của Gióng kì lạ?

H: Họ mong có người tài đứng ra giúp dân khi hoạn nạn

GV: sự kiện giặc Ân sang xâm chiếm bờ cõi. Vua cho sứ giả đi tìm người tài giỏi cứư nước đã làm thay đổi con người Gióng..

? Khi nghe lời rao của sứ giả, Gióng có sự thay

đổi kỳ lạ ntn?

H: Gióng cất tiếng nói. ? Câu nói đó với ai? H: Đọc câu nói của Gióng

Trong hoàn cảnh nào? ý nghĩa của lời nói đó? H: Đó là lời yêu cầu cứu nước, là niềm tin sẽ

chiến thắng giặc ngoại xâm

GV: “Không nói để khi bắt đầu nói thì điều quan trọng là nói lời yêu nước, cứu nước”. Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.

? Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để dánh giặc có ý nghĩa gì?

H: Đánh giặc cần lòng yêu nước và cả vũ khí sắc bén.

- Gióng lớn nhanh như thổi. Yêu cầu HS đọc đoạn

“ Càng lạ hơn...giết giặc cứư nước” ? Nêu chi tiết kỳ lạ trong phần VB trên?

H: Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được

rất thần kì.

- Câu nói đầu tiên đòi đi đánh giặc ⇒ lòng yêu nước sâu sắc.

- Cả làng, cả nước nuôi nấng, giúp đỡ Gióng chuẩn bị ra trận

nuôi dưỡng từ những cái bình thường nhất, bằng tinh thần đoàn kết của nhân dân.

GV cung cấp thêm 1 số dị bản khác. Dân gian kể rằng khi Gióng lớn ăn những 3 nong cơm với 3 nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông.

?Theo em, chi tiết: Gióng lớn nhanh...bà con vui lòng...có ý nghĩa ntn?

H: Thần được nhân dân sinh ra nuôi nấng. Gióng gần gũi với nhân dân, mang tính con người.

GV: Gióng là con của muôn bà mẹ, của nhân dân. Người anh hùng từ dân mà ra, sức mạnh của dân tộc tập trung thể hiện trong sức mạnh của Gióng.

HS đọc: giặc đã đến...oai phong..

? Cậu bé Gióng đã trở thành tráng sĩ như thế

nào?

H: Vươn vai một cái thành tráng sĩ.

? Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại đoạn Gióng ra trận đánh giặc?

- HS kể.

? Chi tiết: roi sắt gẫy...có ý nghĩa như thế nào? H: Gióng đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí mà non sông đất nước ban cho.

? Tại sao đánh giặc xong, Gióng lại bay về trời? H: Gióng ra đời đã phi thường, ra đi cũg phi thường. Nhân dân muốn thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là mọi người dân Văn Lang.

Gióng là của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của nhân dân

- Gióng cùng toàn dân chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm

b. Sự sống của Thánh Gióng trong lòng dân tộc

- Thánh Gióng bay về trời trở

về cõi vô biên bất tử.

- Dấu tích của những chiến công còn mãi.

? Ý nghĩa của hình tượng Thánh gióng?

H: Tiêu biểu cho lòng yêu nước, tinh thần chóng giặc ngoại xâm của nhân dân ta trong buổi đầu dựng nước, giữ nước.

? Chi tiết nào để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí em?

- HS: Trả lời.

? Văn bản Thánh Gióng thể hiện nội dung nào? - HS: Trả lời.

? Nghệ thuật tiêu biểu của truyện là gì? - HS: Trả lời.

? Theo em tại sao Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù

Đổng” ?

H: Thánh Gióng là hình ảnh của thiếu nhi Việt Nam. Sức Phù Đổng từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của tuổi trẻ.

4. Tổng kết:

a. Nội dung:

- Truyện Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trổi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.

b. Nghệ thuật.

- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kỳ với những chi tiết nghệ

thuật kỳ ảo, phi thường – hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng

5. Luyện tập:

4. Củng cố:

? Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử không?

a. Có b. Không ? Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?

H: Tiêu biểu cho lòng yêu nước, tinh thần chóng giặc ngoại xâm của nhân dân ta trong buổi đầu dựng nước, giữ nước và biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Tìm hiểu thêm về lễ hội làng Gióng. Sưu tầm một tác phẩm nghệ thuật (tranh, truyện) hoặc vẽ tranh về hình tượng Thánh Gióng .

- Soạn bài : Từ mượn. * Giáo án 2: Truyện cổ tích: Sọ Dừa (Ngữ văn 6, tập 1) SỌ DỪA (Truyện cổ tích) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức:

- Thế nào là truyện cổ tích, ý nghĩa truyện, một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người mang lốt vật xấu xí và cảm nhận được nhân vật Sọ Dừa.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật truyện và phân tích nhân vật Sọ Dừa.

3. Thái độ:

- Giáo dục các em biết yêu thương đồng bào với những cảnh ngộ éo le, yêu chính nghĩa, ghét gian tà và thêm tin yêu chuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị tranh minh họa, soạn giáo án.

HS: Tìm hiểu trước bài học, tập đọc diễn cảm và kể tóm tắt truyện.

III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ:

? Kể tóm tắt truyện “ Sự tích Hồ Gươm” ? Việc đòi gươm và trả lại gươm có ý nghĩa gì?

2. Giới thiệu bài mới:

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích cũng là loại truyện được nhiều người yêu thích, trong loại truyện này, có những truyện người mang lốt vật, lốt quái, thông minh, giỏi giang trước bị coi thường, sau mới được hưởng hạnh phúc, Sọ Dừa là một trong những truyện kể như thế. Để hiểu được dụng ý của dân gian khi sáng tạo truyện cổ tích, giờ học hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiều văn bản: Sọ Dừa.

3. Tiến trình bài mới:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức trọng tâm

? Dựa vào bài soạn và sự chuẩn bị ở nhà, em nào có thể cho thầy biết thế nào là truyện cổ tích?

GV: Đây là truyện cổ tích nên khi đọc cần đọc giọng chậm rãi, bình tỉnh, thay

đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật: Sọ Dừa, Phú Ông,Bà Mẹ, ...

- GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc.

? Theo em, văn bản chia làm mấy phần?

? Theo em, nhân vật chính là ai?

I. Tìm hiểu chung:

-Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể

về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

+ Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...)

+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ

+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch

+ Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người)

II. Đọc- Hiểu văn bản: 1. Đọc- giải nghĩa từ khó: 2. Bố cục: Ba phần. - Từ đầu đến ... đặt cho nó là Sọ Dừa -> Sự ra đời của Sọ Dừa. - Tiếp đó đến ... đảo hoang vắng -> Sọ Dừa đi ở, chăn bò, lấy vợ, đỗ trạng, đi sứ. - Đoạn còn lại -> Vợ chồng gặp nhau, hai cô chị bỏđi biệt xứ 3. Phân tích:

a. Sự ra đời của Sọ Dừa:

? Em hãy kể lại sự ra đời kì lạ của Sọ

Dừa?

? Em có nhận xét gì về sự ra đời đó? ? Theo em, nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

? Hình dạng của Sọ Dừa ra đời ra sao và về sau thay đổi như thế nào?

? Kể ra sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?

? Sự tài giỏi của Sọ Dừa được thể hiện qua những chi tiết nào?

? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hình dáng bên ngoài và phẩm chất bên trong? - Tuy bên ngoài xấu xí, dị dạng nhưng Sọ

Dừa có vẻ đẹp bên trong thân hình là tài năng và phẩm chất tuyện vời.

? Việc xây dựng nhân vật như vật có ý nghĩa gì?

? Ngoài nhân vật trung tâm là Sọ Dừa thì truyện còn có nhân vật nào nữa các em? ? Em có nhận xét gì về nhân vật Cô em

- Bà lão uống nước trong sọ dừa-> sinh ra một chú bé không chân tay -> Tròn như

một quả dừa.

- Sự ra đời: Kì lạ -> Sọ Dừa.

- Nhân vật bất hạnh, có hình dạng xấu xí.

b. Sự tài giỏi của nhân vật Sọ Dừa:

- Dị hình, dị dạng -> chàng trai khôi ngô, tuấn tú.

- Nhân dân ta muốn thể hiện ra đời kì lạ để sau này làm những việc kì lạ và muốn chúng ta chú ý đến, quan tâm đến những người khuyết tật, dị dạng, người có hoàn cảnh bất hạnh.

- Có tài năng, hiếu thảo, chăn bò giỏi, thổi sáo hay, sắm đủ lễ cưới, thông minh học giỏi, đỗ trạng nguyên, có tài dựđoán lo xa chính xác -> con người bất hạnh sẽ được

đền bù.

- Có sựđối lập, trái ngược nhau: + Bên ngoài: Dị dạng- vô dụng. + Bên trong: Đẹp- tài năng.

- Khẳng định tuyệt đối về phẩm chất bên trong, đề cao giá trị chân chính của con người.

- Thể hiện ước mơ đổi đời của người dân lao động trong xã hội xưa.

- Làm cho câu chuyện thêm li kỳ, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.

c. Các nhân vật khác:

- Cô em út, Hai cô chị, Phú Ông, Bà Mẹ.

út?

?Em có suy nghĩ gì về hình ảnh nhân vật Hai cô chị? Họđã gánh chịu hậu quả gìn cho hành động và tính nết của mình? ? Em có ý kiến gì về hình phạt mà nhân dân dành cho hai cô chị?

? Em có nhận xét gì về nhân vật Phú Ông?

? Theo em kết thúc của câu chuyện như

thế nào? Qua đó em thấy người nông dân lao động ước mơđiều gì?

? Theo em, truyện Sọ Dừa có ý nghĩa gì?

vợ trạng nguyên-> ở hiền gặp lành.

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 47)