Các biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường THCS

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 41 - 43)

6. Cấu trúc khoá luận

3.1.2. Các biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường THCS

từ góc độ hình tượng nhân vật

Để tiết dạy thành công thì yêu cầu đầu tiên của giáo viên là phải nắm vững quy trình dạy học.

Quy trình một tiết dạy tác phẩm truyện ở trong nhà trường phổ thông thường diễn ra như sau:

Bước 1: Kiểm tra bài cũ. Bước 2: Giới thiệu bài mới.

Bước 3: Tiến trình bài mới. + Tìm hiểu chung. + Phân tích văn bản. + Kết luận. Bước 4: Củng cố. Bước 5: Hướng dẫn về nhà.

Thực tiễn dạy và học hiện nay, biện pháp dạy học truyện dân gian trong phân môn Ngữ văn cũng được giáo viên tiến hành tương tự như bao tiết dạy tác phẩm khác nên thời gian tìm hiểu truyện dân gian không nhiều, vì thế học sinh chưa có điều kiện hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa và giá trị của các câu chuyện dân gian. Vấn đề đặt ra ởđây là: để

giúp học sinh bước đầu tìm hiểu tác phẩm truyện dân gian đầy đủ và sâu sắc hơn thì các hoạt động trong quy trình dạy học, giáo viên phải linh hoạt chuyển đổi và sáng tạo để

nâng cao chất lượng giờ dạy. Trước hết, giáo viên phải xác định đúng các loại nhân vật trong văn bản (ai là chính, ai là phụ hay ai là nhân vật chính diện, ai là nhân vật phản diện hoặc…) trong văn bản, sau đó mới lựa chọn biện pháp dạy cho phù hợp.

Nghề dạy học là một trong những nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý, nghề “kĩ sư tâm hồn”. Được vinh dự làm nghề dạy chữ - dạy người, là niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, dạy học như thế nào để đạt được mục đích: học sinh nhanh chóng tiếp thu được kiến thức, vận dụng được kiến thức ấy để có kĩ năng thực hành tốt, giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh, đó là tiêu chuẩn cần

đạt cho một giờ dạy của mỗi người giáo viên, đó cũng là nhận thức của tôi từ khi mới bước chân vào trường sư phạm, phải coi mỗi bài dạy là một tìm tòi, khám phá mới, coi mỗi học sinh là một chủđề sáng tạo để trân trọng những suy nghĩ, những nhận xét của các em. Đồng thời, trong tiến trình dạy học giáo viên phải thường xuyên linh hoạt, đổi mới các biện pháp dạy học để kích thích hứng thú học tập của học sinh. Mỗi giờ học là một công trình, vì thế trước hết theo tôi người giáo viên cần tạo tâm thế tốt trước khi lên lớp. Vì mỗi câu chuyện dân gian là mỗi một bài học ngàn đời của cha ông ta đúc kết kinh nghiệm để lại. Nên không thể bắt đầu bằng sự nặng nề của lớp học và giọng điệu, chất giọng của giáo viên cũng là cầu nối quan trọng gợi cho trẻ hứng thú lắng nghe câu chuyện.

“Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bịđồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nguyên mẫu

có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người” [1; tr.250]. Nhân vật trong tác phẩm truyện dân gian cũng là một yếu tố quan trọng cho việc đi sâu vào tìm hiểu truyện dân gian một cách toàn diện.

Qua hai lần thực tập sư phạm tại trường THCS Lộc Ninh và trường THCS Bảo Ninh, và qua tìm hiểu thực tế tại các trường THCS ởđịa phương nơi mình sinh sống, tôi thấy việc dạy và học tác phẩm truyện dân gian trong nhà trường trung học còn nhiều hạn chế. Từđó tôi đề xuất biện pháp giảng dạy tác phẩm truyện dân gian ở trong nhà trường THCS dưới góc độ hình tượng nhân vật như sau:

Một phần của tài liệu Các kiểu nhân vật trong truyện dân gian ở chương trình ngữ văn THCS (Trang 41 - 43)