6. Cấu trúc khoá luận
2.3.2.2. Các nhân vật khác
Trong truyện ngụ ngôn, nhân vật thường là loài vật nhưng cũng có khi mượn cả
những thứ khác như cây cối, hoa quả và con người hay một bộ phận trên cơ thể con người. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, ngoài những truyện mượn các loài vật nói trên cũng có những truyện nhân vật là con người hay các bộ phận trên cơ thể con người như: năm ông Thầy bói trong truyện “Thầy bói xem voi” hay Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trong truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” (Ngữ văn 6, tập 1). Truyện lấy nhân vật là con người hay các bộ phận trên cơ thể con người nhưng mục đích cũng để
dạy bảo con người, nhân vật con người trong truyện có thể là bất cứ ai ngoài đời. Đọc truyện “Thầy bói xem voi”, người đọc sẽ thấy điều đó: “… Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu”
[11,1; tr.102]
Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói. Những người làm nghề chuyên đoán những việc lành, dữ cho người ta (theo mê tín) và bị mù.
Để khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. Đối với học sinh THCS các em sẽ rút ra được bài học cho mình là muốn hiểu được một vấn đề nào đó thì cần xem xét nó ở nhiều khía cạnh, xem xét một cách toàn diện vấn
đề thì sẽ hiểu được bản chất của vấn đề cần soi xét và sẽ học giỏi. Truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
“… Cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cố gượng dậy theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Khốn khổ cho lão, lão cũng sống dở chết dở. Môi thì nhợt nhạt, hai hàm khô cứng, không buồn nhếch mép. Bốn người kia thành thật xin lỗi lão về sự hiểu lầm vừa qua. Thế rồi bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi kiếm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Lạ thay! Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cũng thấy đỡ mệt và tinh thần sảng khoái hẳn ra. Họ nhận thấy là mình đã nghĩ sai cho lão Miệng. Từ đấy, năm người lại chung sống thuận hoà, thân thiết như
xưa”.[11,1; tr.115].
Câu chuyện rất nhẹ nhàng xoay quanh câu chuyện giữa các nhân vật trên bộ phận cơ
thể người Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ghen ghét đố kỵ nhau để nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Hệ thống nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất đa dạng, phong phú chủ yếu là loài vật, thông qua thế giới loài vật để nhắn nhủ tới thế giới loài người những bài học bổ ích mà lý thú, không chỉ vậy các nhân vật khác như cây cối, con người hay các bộ phận trên cơ thể
con người trong truyện ngụ ngôn cũng không nằm ngoài mục đích là giáo dục con người. Mỗi một con người sẽ tìm thấy bóng dáng của mình hay của những người xung quanh mình trong truyện ngụ ngôn để từđó có cách ứng xử để sống với nhau tốt hơn. Với mong muốn mỗi người đọc truyện ngụ ngôn sẽ rút ra cho mình một bài học có ý nghĩa trong cuộc sống, tác giả ngụ ngôn đã xây dựng hệ thống nhân vật thật tiêu biểu, hành động, tính cách của nhân vật được làm nổi bật.
Riêng đối với các em học sinh THCS, truyện ngụ ngôn góp phần nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn các em thêm phong phú, qua những câu chuyện kể sinh động bổ ích, truyện còn mang đến cho các em những bài học nhẹ nhàng mà thâm thúy giúp các em ngày càng thêm khôn lớn và trưởng thành hơn. Đây cũng là đặc điểm mang tính giáo dục cao của truyện ngụ ngôn so với thể loại khác. Những bài học, những triết lý trong truyện ngụ
ngôn học sinh dễ dàng tiếp thu và trở thành phương châm sống cho các em. Đó là các
đức tính, thói quen tốt như biết yêu chuộng hòa bình, biết yêu thương mọi người, quan tâm bạn bè chứ không ích kỷ, đánh bạn. Thay vì phải yêu cầu các em bằng những lời giáo huấn khô khan rằng các em phải như thế này, phải như thế kia, thông qua truyện ngụ ngôn, các em sẽ hình thành những đức tính tốt đẹp từ những câu chuyện dân gian giàu ý nghĩa giáo dục mà người xưa đã đúc kết và để lại cho đời sau.