6. Cấu trúc khoá luận
2.3.1. Khái niệm truyện ngụ ngôn
Cho đến nay có rất nhiều khái niệm về truyện ngụ ngôn trong những tài liệu khác nhau. Theo cuốn “Ngữ văn 6- tập 1” thì truyện ngụ ngôn là “loại truyện kể, bằng văn
xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống” [11,1; tr.100]. Cũng có định nghĩa cho rằng “Ngụ ngôn là tác phẩm tự sự
dân gian, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ, phần lớn là hình tượng loài vật để kể về những sự kiện lien quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về nhân sinh” [7; tr353].
Như vậy, chúng ta có thể hiểu truyện ngụ ngôn là một loại truyện kể dân gian sản sinh trong quá trình phát triển tất nhiên của trí tuệ nhân loại, là lời nói có ý nghĩa bên
trong, là truyện kể có tính chất thế sự, dung cách ẩn dụđể thuyết minh cho một chủđề
luân lý, triết lý, một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội. Nói chung, truyện ngụ ngôn chủ yếu là truyện về các con vật. Từ quan sát thiên nhiên và xã hội, các tác giả dân gian đã táo bạo dựng nên một xã hội loài vật mang tính người. Truyện ngụ
ngôn vượt khung những câu chuyện vừa mang bản chất ngây thơ của niềm tin con người nguyên thủy về các loại vật, vừa mang ý nghĩa giáo dục đối với những điều răn đời, dạy người, những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất và đạo lý sống ởđời.