6. Cấu trúc khoá luận
2.2.1. Khái niệm truyện cổ tích
Trong kho tàng truyện dân gian người Việt cũng như nhiều dân tộc khác trên thế
giới, truyện cổ tích là bộ phận lớn nhất, có lịch sử sinh thành, phát triển và tồn tại lâu dài nhất, có nội dung và hình thức nghệ thuật phong phú, đa dạng nhất và cũng là loại truyện gây nhiều khó khăn nhất trong việc định nghĩa nó.
Từ năm 1945 trở về trước, khái niệm truyện cổ tích thường dùng theo nghĩa rộng để
chi chung toàn bộ truyện kể dân gian. Từ hơn nữa thế kỷ nay, trên cơ sở tiếp thu lí luận và kinh nghiệm nghiên cứu truyện dân gian nước ngoài kết hợp với hoạt động sưu tầm, nghiên cứu truyện dân gian trong nước, các nhà nghiên cứu đã phân chia kho tàng truyện cổ dân gian nước ta thành 5 loại chính: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và ngụ ngôn. Như vậy khái niệm cổ tích đã được thu hẹp hơn, tuy nhiên nó lại là bộ phận lớn nhất và phức tạp nhất nên việc xác định một khái niệm chính xác cho cổ tích gặp rất nhiều khó khăn.
Truyện cổ tích sinh ra từ cuối thời kì công xã nguyên thủy, phát triển, tồn tại và diễn biến qua các thời kì khác nhau của xã hội cho đến mãi gần đây. Do đó truyện cổ tích có quan hệ mật thiết với các loại truyện kể dân gian khác, hiện tượng cổ tích hóa thần thoại, cổ tích hóa truyền thuyết, cổ tích hóa ngụ ngôn và ngược lại, hết sức phổ biến. Đó là nguyên nhân khiến cho nhiều truyện kể dân gian Việt rất khó xếp loại. Không nhìn rõ thực tế phức tạp ấy sẽ khiến chúng ta đơn giản hóa khái niệm hoặc rút ra những cách hiểu không đúng về truyện cổ tích. Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất của các nhà nghiên cứu về khái niệm truyện cổ tích. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thống nhất với những đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích.
Xét vềđối tượng phản ánh thì thần thoại chủ yếu hướng về các hiện tượng tự nhiên, truyền thuyết chủ yếu hướng vào các sự kiện lịch sử, còn cổ tích chủ yếu hướng vào các hiện tượng, những xung đột trong đời sống thường nhật của con người trong xã hội nhằm phản ánh, lí giải những mâu thuẩn, những quan hệ riêng tư nhưng có tính phổ biến của xã hội (quan hệ anh em, chị em, vợ chồng, thầy trò, bè bạn, chủ nhà, người ở, dì ghẻ,
con chồng…). Vì thế nhân vật chủ yếu của thần thoại là thần, của truyền thuyết là các nhân vật lịch sử, còn của cổ tích là những con người mang tính phổ biến thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều nghề nghiệp, nhiều giai tầng xã hội khác nhau (nông dân, người đánh cá, tiều phu, người mồ côi, đi ở, phú ông, vua, quan, hoàng tử, công chúa…).
Nói một cách tổng quát thì cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến, hình thành từ thời cổđại, tồn tại, phát triển qua nhiều thời kì xã hội khác nhau, gắn liền với quá trình tan rã của công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội. Nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ
và tiêu khiển của nhân dân.