1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệu quả của phân bón lá lactofol o lên sinh trưởng và năng suất lúa ir50404 vụ hè thu năm 2013 tại xã hòa lợi, huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang

65 515 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hàng lọat các biệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐÀO HƯƠNG TRUYỀN

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÓN LÁ LACTOFOL

O LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA IR50404 VỤ HÈ THU NĂM 2013 TẠI XÃ HÒA LỢI, HUYỆN GIỒNG

RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn kỹ sư Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÓN LÁ LACTOFOL

O LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA IR50404 VỤ HÈ THU NĂM 2013 TẠI XÃ HÒA LỢI, HUYỆN GIỒNG

RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Ts PHẠM PHƯỚC NHẪN ĐÀO HƯƠNG TRUYỀN

MSSV: 3113283

LỚP: NÔNG HỌC K37

Cần Thơ - 2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học

ĐỀ TÀI:

LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA IR50404 VỤ HÈ THU NĂM 2013 TẠI XÃ

HÒA LỢI, HUYỆN GIỒNG RIỀNG,

Do sinh viên: ĐÀO HƯƠNG TRUYỀN thực hiện và đề nạp

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày……tháng… năm …

Cán bộ hướng dẫn

Ts Phạm Phước Nhẫn

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:

LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA IR50404 VỤ HÈ THU NĂM 2013 TẠI XÃ HÒA LỢI, HUYỆN GIỒNG RIỀNG,

Trang 5

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Sinh viên: Đào Hương Truyền

Sinh ngày 10 tháng 12 năm 1993

Nơi sinh: xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Họ tên cha: Đào Trung Tính

Trang 6

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng cha mẹ những người suốt đời tận tụy vì chúng con, xin cảm

ơn những người thân đã giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian qua Chân thành cảm ơn Thầy Phạm Phước Nhẫn đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ và động viên em trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Thành thật cảm ơn công ty TNHH THCOM đã hỗ trợ mọi chi phí trong quá trình em làm luận văn tốt nghiệp

Chân thành cảm tạ thầy cố vấn học tập Nguyễn Lộc Hiền, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng vì những kiến thức mà quý thầy cô đã truyền dạy cho em trong suốt thời gian học tập tại trường Đây

sẽ là hành trang vững chắc giúp em bước vào đời

Gửi lời cảm ơn đến anh Hữu, Phú, Hạnh, chị Kiều, các bạn sinh viên làm

đề tài ở Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa: Pha, Tố Như, Ánh Như, Thanh Nhã, Mỹ Hương, Hân, Mai, Lan,… cùng toàn thể các bạn Nông Học khóa 37

Đào Hương Truyền

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây Phần lớn kết quả trong luận văn này đã được đăng trong Hội thảo Quốc gia về nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 03/2014 (xem bảng copy ở phần cuối của luận văn này)

Tác giả luận văn (ký tên)

Đào Hương Truyền

Trang 8

MỤC LỤC

LÝ LỊCH CÁ NHÂN iii

LỜI CẢM TẠ iv

LỜI CAM ĐOAN v

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH BẢNG ix

DANH SÁCH HÌNH x

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT xi

TÓM LƯỢC xii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA 2

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại 2

1.1.2 Đặc điểm thực vật 3

1.1.3 Giá trị kinh tế 3

1.1.4 Giá trị dinh dưỡng 4

1.2 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN BÓN LÁ 5

1.2.1 Khái niệm về phân bón lá 5

1.2.2 Vai trò của việc bón phân qua lá 5

1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng phân bón lá trên lúa 7

1.2.4 Những hạn chế khi sử dụng phân bón lá 9

1.3 SỰ HẤP THU DƯỠNG CHẤT QUA LÁ 9

1.3.1 Cấu tạo của lá lúa 9

1.3.2 Cơ chế hấp thu và vận chuyển dưỡng chất qua lá 10

1.4 THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC DƯỠNG CHẤT TRONG LACTOFOL O 13

Trang 9

1.4.1 Thành phần của Lactofol O 13

1.4.2 Vai trò của Lactofol O 16

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 18

2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 18

2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18

2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 19

2.2.1 Bố trí thí nghiệm 19

2.2.2 Kỹ thuật canh tác 20

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 21

2.2.3.1 Các chỉ tiêu nông học 21

2.2.3.2 Các chỉ tiêu về thành phần năng suất 22

2.2.3.3 Các chỉ tiêu về năng suất 22

2.2.3.4 Các chỉ tiêu khác 22

2.2.4 Phân tích số liệu 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 24

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT 24

3.2 CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC 25

3.2.1 Chiều cao cây 25

3.2.2 Số chồi trên đơn vị diện tích 26

3.2.3 Chỉ số diệp lục tố (Spad) của lá lúa 28

3.3 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 29

3.3.1 Số bông trên đơn vị diện tích 29

3.3.2 Số hạt trên bông 30

3.3.3 Tỷ lệ hạt chắc (%) 31

3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (g) 32

3.3.5 Năng suất lý thuyết 32

3.3.6 Năng suất thực tế 34

Trang 10

3.4 SỰ TÍCH LŨY SINH KHỐI VÀ TỶ LỆ HẠT LEM 36

3.4.1 Sự tích lũy sinh khối 36

3.4.2 Tỷ lệ hạt lem 37

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41

4.1 KẾT LUẬN 41

4.2 ĐỀ NGHỊ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 11

DANH SÁCH BẢNG

1.1 So sánh thành phần hóa học của gạo trắng và cám 4

1.2 Sự hấp thu qua lá và vận hành của lân được theo dõi bằng lân

phóng xạ (32P)

12

1.3 Thành phần của phân bón lá khoáng - sinh học Lactofol O 14 2.1 Thành phần của phân bón lá khoáng - sinh học Lactofol O 19 2.2 Thời điểm và liều lượng xử lý phân bón lá khoáng-sinh học

Lactofol O

21

3.1 Ảnh hưởng của Lactofol O lên chiều cao cây (cm) ở các thời điểm 5 NSKP của giống lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại

Giồng Riềng - Kiên Giang

25

3.2 Ảnh hưởng của Lactofol O lên mật độ chồi (chồi/m

2

) ở các thời điểm 5 NSKP của giống lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại

Giồng Riềng - Kiên Giang

27

3.3

Ảnh hưởng của Lactofol O lên chỉ số SPAD trên lá ở các thời

điểm 5 NSKP của giống lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại

Giồng Riềng - Kiên Giang

28

3.4 Ảnh hưởng của Lactofol O lên các thành phần năng suất của lúa

IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Giồng Riềng - Kiên Giang

33

3.5 Ảnh hưởng của Lactofol O đến hiệu quả kinh tế của giống lúa

IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Giồng Riềng - Kiên Giang

40

Trang 12

Ảnh hưởng của Lactofol O lên năng suất thực tế (tấn/ha) của

giống lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Giồng Riềng - Kiên

Giang

35

3.3

Ảnh hưởng của Lactofol O lên sự tích lũy sinh khối (tấn/ha) của

giống lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Giồng Riềng - Kiên

Giang

36

3.4 Ảnh hưởng của Lactofol O lên tỷ lệ hạt lem (%) của giống lúa

IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Giồng Riềng - Kiên Giang 38

Trang 13

Rep: Replication (lần lặp lại)

SPAD: Chỉ số diệp lục tố trên lá

Trang 14

ĐÀO HƯƠNG TRUYỀN “Hiệu quả của phân bón lá Lactofol O lên sinh

trưởng và năng suất lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Xã Hòa Lợi, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang” Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành

Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: TS Phạm Phước Nhẫn

TÓM LƯỢC

Ngày nay, việc tăng cường sử dụng phân bón lá trong canh tác cây trồng đang là xu hướng của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng Đây cũng chính là giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm giá thành và tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất lúa, đồng thời bảo vệ môi

trường sinh thái Chính vì vậy, đề tài: “Hiệu quả của phân bón lá Lactofol

O lên sinh trưởng và năng suất lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Xã Hòa Lợi, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm mục

tiêu khảo sát hiệu quả của phân bón lá – khoáng sinh học Lactofol O đến sinh trưởng, năng suất và lợi nhuận trong quá trình sản xuất lúa ở địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại: nghiệm thức 1: đối chứng không phun Lactofol

O và bón phân vô cơ theo công thức đề nghị, nghiệm thức 2: phun Lactofol O theo liều lượng khuyến cáo và bón phân vô cơ theo công thức đề nghị, nghiệm thức 3: phun Lactofol O theo liều lượng khuyến cáo và bón 75% lượng phân

vô cơ

Kết quả thí nghiệm cho thấy khi phun bổ sung Lactofol O không ảnh hưởng đến chiều cao cây (cm), mật độ chồi (chồi/m2) và ảnh hưởng rất ít đến chỉ số diệp lục tố (Spad) trên lá vào 2 giai đoạn nẩy chồi tối đa và trổ đều Tuy nhiên, khi bổ sung thêm Lactofol O đã giúp lúa gia tăng năng suất đáng kể thông qua việc duy trì và nâng cao các thành phần năng suất Cụ thể, năng suất thực tế ở nghiệm thức 2 tăng 20,63% và lợi nhuận tăng thêm 2.447.000 (đồng/ha), còn ở nghiệm thức 3 thì năng suất thực tế tăng 7,94% và lợi nhuận tăng thêm 621.250 (đồng/ha) so với nghiệm thức đối chứng Lactofol O giúp gia tăng tỷ lệ tích lũy sinh khối trên mặt đất, đặc biệt là sinh khối hạt Đồng thời, phun Lactofol O góp phần là giảm tỷ lệ hạt lem, từ đó nâng cao chất lượng và an toàn nông sản Qua đây có thể kết luận việc bón phân theo công thức đề nghị và phun bổ sung thêm phân bón lá – khoáng sinh học Lactofol O

sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất lúa

Trang 15

MỞ ĐẦU

Trong thế kỷ 21, việc trồng lúa phải đáp ứng làm thế nào để cung cấp đủ lương thực cho người dân, giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái Những thách thức cho ngành trồng lúa trong những năm tới là với mật độ dân

số gia tăng kinh khủng phải cung cấp đủ lương thực cho con người nhưng giữ giá thấp nhằm phục vụ cho người tiêu thụ nghèo, giảm chi phí và nâng cao năng suất lúa nhằm tăng lợi nhuận cho người nông dân

Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo

vệ thực vật hóa học và hàng lọat các biện pháp như trồng lúa 3 vụ với mục đích khai thác, chạy theo năng suất và sản lượng Chính vì vậy, đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước

Để đối phó với những thách thức nói trên, xu hướng sản xuất nông nghiệp bền vững với việc tăng cường sử dụng phân bón lá trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của thế giới và của Việt Nam nói riêng Vì thế,

có rất nhiều sản phẩm được sử dụng trong canh tác lúa như: HVP, HUMIX,

HQ 201, BIOTED, KOMIX…

Trước những nhu cầu đòi hỏi thiết thực của thực tiễn sản xuất nông nghiệp Nhằm mục đích hướng tới nền nông nghiệp bền vững, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân Việc khảo sát hiệu quả của phân bón lá

trong canh tác lúa là rất cần thiết Chính vì vậy, đề tài: “Hiệu quả của phân

bón lá Lactofol O lên sinh trưởng và năng suất lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Xã Hòa Lợi, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang” được

thực hiện Để tìm hiểu vai trò của phân bón lá khoáng - sinh học Lactofol O đến sinh trưởng và cải thiện năng suất cây trồng cũng như nâng cao lợi nhuận trong quá trình sản xuất lúa

Trang 16

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại

Cây lúa thuộc họ Hòa thảo (Graminae), tộc Oryzae, loài Oryza Trong

đó, Oryza sativa L là tên của lúa trồng phổ biến nhất hiện nay

Về mặt phân loại thực vật, cây lúa thuôc họ Gramineae (hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của Châu Phi, Nam và Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần ở Úc Châu (Chang, 1976 theo De Datta, 1981)

Trong đó, chỉ có 2 loài là lúa trồng, còn lại là lúa hoang hằng niên và đa niên Loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng rãi và chiếm đại bộ phận

diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L Một loài lúa trồng nữa là Oryza

glaberrima Steud., chỉ được trồng giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi Châu và

hiện đang bị thay thế dần bởi Oryza sativa L (De Datta, 1981)

De Datta (1981) lại cho rằng ngành trồng lúa ở nhiều khu vực ẩm của Châu Á nhiệt đới và á nhiệt đới có lẽ là bắt đầu khoảng 10.000 năm trước Trong đó, Ấn Độ có lẽ có lịch sử trồng lúa cổ xưa nhất vì đã có sự hiện diện của rất nhiều loài lúa hoang ở đó Tuy nhiên, ông cho rằng tiến trình thuần hóa lúa trồng đầu tiên xảy ra ở Trung Quốc Các biện pháp kỹ thuật như đánh bùn

và cấy, đầu tiên được phát triển ở miền Bắc và Trung của Trung Quốc, rồi sau

đó truyền sang Đông Nam Châu Á

Từ 200 năm trước công nguyên, các giống lúa ở Trung Quốc được phân thành 3 nhóm: “Hsien”, “Keng” và nếp Năm 1928 – 1930, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã đưa lúa trồng thành 2 loại phụ: “indica” và “japonica” trên cơ sở phân bố địa lý, hình thái cây và hạt, độ bất dục khi lai tạo và phản ứng huyết thanh (serological reaction)

Dựa vào điều kiện môi trường canh tác, đặc biệt là nước có thường xuyên ngập ruộng hay không, người ta phân biệt nhóm lúa rẫy (upland rice) hoặc lúa nước (lowland rice)

Tùy theo đặc tính thích nghi với môi trường, người ta có lúa chịu phèn, lúa chịu úng, lúa chịu hạn, lúa chịu mặn…

Trang 17

1.1.2 Đặc điểm thực vật

Lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể 2n = 24

Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nẩy mầm cho đến khi lúa chín Có thể chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín (theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008))

Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi mới (nở bụi) Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá ngày càng lớn giúp cây lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông Giai đoạn này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều Lúc này, số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát

ra khỏi bẹ của lá cờ: lúa trổ bông Trong suốt thời gian này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt được kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lượng hạt sau này

Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch Giai đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian nầy thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại

Trang 18

1.1.4 Giá trị dinh dưỡng

Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng (Bảng 1.1) So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì

Bảng 1.1 So sánh thành phần hóa học của gạo trắng và cám

Chỉ tiêu Gạo trắng Cám

(Tính trên trọng lượng khô)

Tinh bột (% anhydroglucose) 89,8 9,7 Amylose (%) 32,7 6,7

Trang 19

Tấm gồm có mầm hạt lúa bị tách ra khi xay chà, cũng là thành phần rất

bổ dưỡng, chứa nhiều protein, chất béo, đường, chất khoáng và vitamin Hơn nữa, trong gạo lại có chứa nhiều acid amin, thiết yếu như: Lysine, Threonine, Methionine, Tryptophan,… hơn hẳn lúa mì

1.2 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN BÓN LÁ

1.2.1 Khái niệm về phân bón lá

Theo Vũ Cao Thái (2000) phân bón lá là một dạng phân hữu ích tác động nhanh chóng đến cây trồng đặc biệt sau khi gặp các điều kiện bất lợi như hạn, ngập úng, sâu bệnh làm tăng năng suất cây trồng đáng kể Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng dùng để hòa tan trong nước, phun lên lá cây trồng để lá cây hấp thu nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây Phân bón lá làm tăng năng

suất, phẩm chất và mẫu mã nông sản (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv., 2005)

Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng

Các loại phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng được hòa tan trong nước và phun lên lá để cây hấp thu, phun qua lá phát huy hiệu lực nhanh Phân bón lá để bổ sung thêm thức ăn cho cây đặc biệt là vi lượng, để kích thích ra lá hoa nhanh hơn (Mai Văn Quyền, 2008) và giúp cây trồng mau chóng phục hồi sau khi gặp các điều kiện bất lợi cũng như giúp tăng năng suất và phẩm chất cây trồng

1.2.2 Vai trò của việc bón phân qua lá

Cây hút chất dinh dưỡng chủ yếu qua rễ, đồng thời cũng có thể hấp thu một lượng ít qua lá Vì vậy, để góp phần cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây, nhất là các chất vi lượng cần thiết, người ta thường dùng các dạng phân bón qua lá (Nguyễn Mạnh Chinh, 2001) Cung cấp dưỡng chất qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn so với phương pháp

cung cấp qua rễ (Lê Văn Hòa và ctv., 2001)

Theo Đường Hồng Duật (2002) bón phân qua lá phát huy hiệu lực nhanh,

tỷ lệ sử dụng các chất dinh dưỡng thường đạt ở mức cao, cây sử dụng 95% chất dinh dưỡng bón qua lá trong khi bón qua đất chỉ sử dụng 45 - 50%

Trang 20

Theo Lê Hoàng Kiệt và ctv (2005) khi phun phân bón lá có tác dụng:

- Bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi lượng trong giai đoạn khủng hoảng chất dinh dưỡng của cây

- Giúp cây trồng chống chịu với điều kiện bất thường như khô hạn, xì phèn, ngộ độc hữu cơ, mặn…

- Tăng sức đề kháng của cây trồng với sâu bệnh khi cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết

- Kích thích khả năng ra rễ, đẻ nhánh, tăng sự ra hoa, vào hạt…

Khi đất có hàm lượng dưỡng chất khoáng không đủ cung cấp cho cây trồng hoặc có nhưng cây trồng không thể hấp thụ do các yếu tố bất lợi Khi đó việc phun phân bón lá sẽ giúp cây trồng hấp thụ nhanh đáp ứng kịp thời giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng Khi sử dụng phân bón qua lá, cây

sẽ sử dụng dinh dưỡng với tỷ lệ cao khoảng 95% so với 45-50% bón qua đất (Đường Hồng Duật, 2002) Phân bón qua lá có thể thay thế được 30% phân bón qua rễ Trên đất phèn dù bón đủ NPK thì lúa vẫn không hấp thụ được tốt

do rễ kém phát triển trong tầng canh tác Đôi khi phân bị bốc hơi nhanh hay bị rửa trôi do thời tiết Do vậy cây lúa không thể hấp thu dinh dưỡng được Vì vậy cần phải bổ sung phân bón qua lá để đáp ứng nhu cầu cây lúa trong quá trình phát triển Phân bón lá giúp lúa đẩy nhanh quá trình ra rễ, đẻ nhánh và hình thành đòng (Nguyễn Thanh Bình, 2008) Đây là hình thức cung cấp dinh dưỡng nhanh và hiệu quả

Sử dụng phân bón lá giúp gia tăng hàm lượng tinh bột ở ngũ cốc lượng protein và chất lượng hạt có thể gia tăng nhanh chóng khi phun phân đạm qua

lá ở giai đoạn sau Đạm cung cấp ở giai đoạn này nhanh chóng được chuyển vận hoặc chuyển vị từ lá tới hạt (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004)

Theo Lê Hoàng Kiệt và ctv (2005) phân bón giúp cho lúa hấp thu nhanh

và hiệu quả các chất dinh dưỡng qua lá, và bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt là vi lượng trong các giai đoạn khủng hoảng của cây

Trong những khu vực bán khô hạn sự hữu dụng các chất dinh dưỡng trong đất sẽ giảm trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng Trong điều kiện này việc bón dinh dưỡng qua lá có hiệu quả hơn so với bón phân vào đất (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004)

Trang 21

Sự giảm hoạt động ở rễ trong giai đoạn sinh sản đó là do sự cạnh tranh carbohydrate giữa rễ và bông phun dinh dưỡng qua lá có thể bù đắp sự thiếu dinh dưỡng này (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004)

Phân bón lá giúp cây trồng tăng năng suất và chất lượng Nghiên cứu của

Chu Thị Thơm và ctv (2006) phun 2 lần CuSO4 với nồng độ 0,025% trên nho làm tăng năng suất có ý nghĩa so với đối chứng với mức tăng 13,7% Hay sản phẩm Bioted - 603 làm tăng năng suất lúa 11 - 17%, sản phẩm HVP 1601 WP làm tăng năng suất lúa 23,5%, nhãn 18 - 39%, sản phẩm Botrac 10,9% làm tăng tỷ lệ đậu trái năng suất nhãn 74,1%, cam 69,2% (Vũ Cao Thái, 2000) Ngoài ra, phân bón lá còn có tác dụng kéo dài thời gian tồn trữ nông sản sau thu hoạch bằng biện pháp sử lý tiền thu hoạch Phun K2CO3 nồng độ 2g/l trên xoài Cát Hòa Lộc 5 - 6 năm tuổi vào thời điểm trái đậu trứng cá đến trước thu hoạch 2 tuần đã làm tăng năng suất, phẩm chất trái và tồn trữ được thêm 2 ngày (Trần Thị Kim Ba, 2007) Sử dụng dưỡng chất CaCl2 và H3BO3 với nồng

độ 2500 ppm đã làm tăng pectin, hemicellulose và cellulose trong thành phần vách tế bào của vỏ và thịt trái tại thời điểm thu hoạch làm chậm quá trình chín của trái quýt hồng (Phạm Thị Phương Thảo, 2009) Theo Phan Thị Lệ Thi (2009) sử dụng H3BO3 100 ppm phun qua lá một tháng trước khi thu hoạch đã giúp màu sắc vỏ trái bóng sáng duy trì ổn định theo thời gian tồn trữ và vỏ trái cứng chắc hơn Tỷ lệ hao hụt trọng lượng và tỷ lệ nhiễm bệnh giảm, giúp vỏ trái giảm mất nước 4 tuần sau thu hoạch của trái quýt đường

1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng phân bón lá trên lúa Nồng độ dưỡng chất

Phần lớn các dưỡng chất được hấp thu vào cây theo nguyên tắc khuyết tán nghĩa là đi theo chiều từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp Vì vậy nồng độ dung dịch dinh dưỡng khi phun vào cây phải có nồng độ cao hơn nồng độ trong cây Sự chênh lệch nồng độ dưỡng chất khoáng từ mặt bên ngoài hướng đến mặt bên trong tế bào Các ion đi vào qua lớp cutin theo chiều hướng chênh lệch nồng độ là một yếu tố quan trọng trong việc hấp thu phân bón lá (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004)

Tuổi lá

Tốc độ hấp thu dinh dưỡng qua lá thường bị giảm theo tuổi lá Có nhiều yếu tố gây ra sự giảm này như hoạt động biến dưỡng giảm (hoạt động của nơi nhận dưỡng chất), tăng tính thấm của màng và gia tăng bề dày của lớp cutin

Trang 22

trên bề mặt lá (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004) Lớp cutin thấm nước khi lá non và không thấm nước khi lá đã già Vì vậy khả năng hấp thụ dinh dưỡng của lá sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của lá Lá non sẽ hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn lá già (Huỳnh Thị Chí Linh, 2008)

Tình trạng dinh dưỡng cây

Phần lớn các chất dinh dưỡng được cây trồng hấp thụ qua rễ Việc cung cấp dinh dưỡng qua lá chỉ là thứ yếu trong các trường hợp khô hạn hay ngập úng cây trồng không thể hấp thu dinh dưỡng qua rễ Khi đó cây trồng bị kiệt quệ dinh dưỡng Trong các trường hợp này thì phun phân qua lá sẽ có hiệu quả hơn so với bón phân qua rễ Theo Phương Hiệp Oanh (2006) thì phun dung dịch gồm DAP và kali (tỷ lệ 4:1 ) nồng độ 1,5 - 2% kết hợp với phân bón lá Agrispon nồng độ 0,1 - 0,2% đã giúp vườn cây ăn trái chống chịu tốt với điều kiện ngập lũ Tuy nhiên, phân bón lá không thể thay thế hoàn toàn 100% nhu cầu phân bón cho cây trồng Phân bón lá chỉ có thể đáp ứng khoảng 30% lượng phân bón qua rễ (Nguyễn Thanh Bình, 2008) Khi nồng độ dưỡng chất trong cây thấp thì tốc độ hấp thu dinh dưỡng qua lá tốt hơn so với nồng độ cao

Các yếu tố ngoại cảnh

Ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ: các yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình quang hợp nhằm tạo ra carbohydrate Sự hấp thu dưỡng chất qua lá cao nhất khi ánh sáng thấp, ẩm độ cao, nhiệt độ tối hảo Ánh sáng càng cao làm cho lớp cutin

và lớp sáp dày Nhiệt độ cao làm cho dung dịch phun qua lá mau khô dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng giảm hiệu quả Ẩm độ cao làm cho dung dịch dinh dưỡng chậm khô Ở cùng một nhiệt độ, ẩm độ không khí thích hợp giúp cho

sự thoát hơi nước ở lá diễn ra bình thường Chính nhờ vào lớp hơi nước trên

bề mặt lá cũng giúp cho việc hấp thu dinh dưỡng tăng lên (Huỳnh Thị Chí Linh, 2008)

Phân bón lá được hấp thu qua khí khổng Do đó, khi khí khổng bị đóng

sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của cây trồng Các yếu tố có thể làm đóng khí khổng gồm: ánh sáng quá mạnh, ẩm độ đất quá khô, nhiệt độ cao (Lê Văn Tri, 2001) Vì vậy nên tránh phun phân bón lá trong những trường hợp trên để tăng hiệu quả sử dụng dưỡng chất

Trang 23

pH dung dịch phân bón

Dung dịch dinh dưỡng khoáng khi phun qua lá phải có pH trung tính, nếu như pH quá cao hay quá thấp sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng do môi trường bên trong tế bào là môi trường kiềm Khi pH không thích hợp sẽ làm cháy lá

1.2.4 Những hạn chế khi sử dụng phân bón lá

Việc cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây trồng có hiệu quả nhanh hơn so với phương pháp bón qua rễ Tuy nhiên, việc bón phân qua lá vẫn có một số hạn chế như sau: Vận tốc hấp thu chậm nhất là đối với cây có lớp cutin dày như cây cam quýt và lúa; dưỡng chất bị trôi đi do mưa ở những lá không thấm nước ; dung dịch phun qua lá bị khô nhanh; sự chuyển vị của một số nguyên tố

bị hạn chế như Ca khi phun qua lá rất ít được di chuyển đến các vị trí khác của cây; gây tổn thương cho lá hoặc gây cháy lá ở nồng độ cao (Nguyễn Bảo Vệ

và Nguyễn Huy Tài, 2004) Tăng nguy cơ bị sâu bệnh và đổ ngã do lạm dụng phân bón lá hoặc chọn loại phân không phù hợp dẫn đến thừa đạm (Lê Hoàng

Kiệt và ctv., 2005) Ngoài ra khi phun đúng giai đoạn ra hoa sẽ làm rối loạn

dinh dưỡng dẫn đến rụng hoa, rụng trái non

Vì vậy, khi sử dụng phân bón lá cần chú ý các vấn đề sau:

- Tránh phun trước và sau mưa vì khi phun trước khi mưa phân sẽ bị rửa trôi, còn khi phun sau mưa thì cây đã no nước nên giảm hiệu quả hấp thu Không phun khi nắng nóng vì khi đó khí khổng đã đóng Hạn chế sử dụng áp suất cao vì sẽ làm tổn thương lá (Lê Văn Tri, 2001)

- Không nên sử dụng phân bón lá trên cây đang ra hoa, lúc trời đang nắng

vì như vậy sẽ làm giảm hiệu lực của phân và làm rụng hoa quả Khi ẩm độ không khí thấp, đất bị hạn nặng không nên phun phân bón lá vì dễ làm rụng lá (Đường Hồng Duật, 2002)

Ngoài ra, trong khi cây trồng đang bị nấm bệnh tấn công không nên phun phân bón qua lá vì như vậy sẽ làm cho nấm bệnh phát triển mạnh hơn

1.3 SỰ HẤP THU DƯỠNG CHẤT QUA LÁ

1.3.1 Cấu tạo của lá lúa

Một lá lúa điển hình bao gồm bẹ lá, phiến lá, thìa lá và tai lá Bẹ lá là phần đáy kéo dài cuộn thành hình trụ bao cả phần non của thân Nó giữ vai trò trung gian vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng cho cây Phiến lá gồm một

Trang 24

gân chính ở giữa và nhiều gân song song chạy từ cổ lá đến chót lá Phiến lá chứa nhiều bó mạch lớn nhỏ và các bọng khí lớn phát triển ở gân chính, đồng thời ở hai mặt lá đều có khí khẩu Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004) việc hấp thu dưỡng chất qua lá lúa một phần bị hạn chế vì cấu trúc phiến lá được phủ bên ngoài bởi vách tế bào Vách tế bào bao gồm pectin, hemicelluloses và cellulose và được phủ bên ngoài bởi một lớp sáp và cutin Thìa lá là vảy nhỏ, trắng hình tam giác giống như phần tiếp nối của bẹ lá Sự hiện diện của tai lá thường được dùng để phân biệt giữa lúa với cỏ thuộc họ hòa thảo (Yoshida, 1981)

Ngoài ra, lá lúa còn chứa nhiều silic (khoảng 60% silic được tập trung ở thân và lá) Silic làm tăng bề dày của vách tế bào giúp lúa chống chịu tốt với sâu bệnh hại, làm lá thẳng đứng giúp tăng khả năng quang hợp đồng thời giảm

sự mất hơi nước qua lá giúp cây chịu hạn khỏe hơn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)

1.3.2 Cơ chế hấp thu và vận chuyển dưỡng chất qua lá

Để hiểu được chức năng của phương pháp bón phân qua lá, cần giải thích

rõ ràng các quy trình sinh học khác nhau của cơ chế hấp thu qua lá và phân phối dinh dưỡng bên trong cây trồng Để làm các nhiệm vụ bên trong lá hoặc vận chuyển các chất dinh dưỡng khoáng ra khỏi lá đến các bộ phận khác của cây trồng, một quy trình hấp thu thông qua màng tế bào (plasma membrane),

từ các không bào bên trong lá (apoplast) vào bên trong tế bào (symplat) sẽ xảy

ra Theo Roemheld và El- Fouly (1999), sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có 5 bước như sau:

Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón

Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh Để việc hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng, ta có thể bỏ thêm các chất phụ gia vào phân bón qua lá để

giảm sức căng bề mặt

Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào

Khi phun phân bón qua lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra

theo 3 cách sau:

- Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào

- Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào

- Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ

Trang 25

Sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức căng cao và các khí khổng có thể xảy ra dưới một số các điều kiện Một trong những điều kiện này

là tạo các giọt nhỏ liên kết với sự bốc hơi Khi sự bốc hơi xảy ra, mức độ xâm nhập đạt cao nhất và sự hấp thu liên tục xảy ra với các phần chất rắn còn lại Những giới hạn vật lý chống lại sự xâm nhập qua khí khổng thì đúng đối với các hạt giọt lớn nhưng có thể không đúng đối với các phần rắn còn lại vì chúng liên kết thành một lớp mỏng trong quá trình bốc hơi nước Những màng mỏng này thâm nhập vào khí khổng và khích lệ sự trao đổi giữa bên trong và bên ngoài lá cây

Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây

Các không bào (apoplast) rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được hấp thu vào bên trong từng tế bào Các chất dinh dưỡng

sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây

Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào

Những nguyên tắc chung về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không bào vào bên trong từng tế bào lá cũng giống như sự hấp thu từ rễ Theo

đó, tốc độ hấp thu như sau:

- Những phân tử nhỏ nhanh hơn những phân tử lớn (urea > Fe-Chelates)

- Những phân tử không mang điện nhanh hơn các ion tĩnh điện

- Những ion hóa trị một nhanh hơn các ion đa hóa trị (H2PO4- > HPO42-)

- Độ pH của không bào (apoplast) thấp sẽ hấp thu các anion nhanh hơn

- Độ pH của không bào (apoplast) cao sẽ hấp thu các cation nhanh hơn Khả năng hấp thu của các tế bào lá cây cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng

Cơ chế tùy thuộc năng lượng để hấp thu dinh dưỡng xuyên qua màng vào bên trong tế bào được môi giới bởi các protein vận chuyển khác nhau như những chất chuyên chức năng chuyển tải hoặc các luồng tĩnh điện với ion H+ATPases Những sự kiện này làm gia tăng lực hấp thu bằng cách tạo nên độ chênh hóa tĩnh điện ở bề mặt màng tế bào

Sự hấp thu qua các tế bào lá có thể được điều khiển qua tình trạng dinh dưỡng của cây, nhưng đây không phải là quy luật chung mặc dù hiện tượng này đã được khám phá đối với sự hấp thu lân

Trang 26

Bảng 1.2 Sự hấp thu qua lá và vận hành của lân được theo dõi bằng lân phóng xạ (32P)

Sự hấp thu và vận hành của lân

Đối chứng (Không thiếu lân)

Theo dõi (Thiếu lân)

(Theo Clarkson và Scattergood, 1982)

Khi áp dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients) cho các

lá non, lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng gây ra do sự hấp thu không đủ của bộ rễ Các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) áp dụng trên cả lá già

và lá non sẽ chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ

Sự phân bố chất dinh dưỡng trong lá và chuyển dịch chúng ra ngoài

Sự phân bố từng chất dinh dưỡng riêng biệt bên trong và chuyển dịch chúng ra ngoài là sau khi phun phân bón thì tùy thuộc vào từng mô libe và tính

cơ động của hệ mao dẫn

Các chất dinh dưỡng lưu động libe (phloem mobile nutrients) như N, P,

K, Mg được phân bố vào mỗi mô mao dẫn cũng như mỗi mô libe bên trong lá cây, và một tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng đã hấp thu sẽ được vận chuyển ra khỏi lá tới các bộ phận khác của cây nơi có nhu cầu cao

Ngược lại các chất dinh dưỡng có khả năng cơ động libe giới hạn (nutrients with a restricted phloem mobility) như Ca, Cu, Fe, Mn, Zn sẽ được phân bố chính cho mỗi mô mao dẫn bên trong lá cây và không có sự chuyển dịch đáng kể nào ra ngoài

Riêng đối với Boron, sự lưu chuyển bên trong cây tùy thuộc rất nhiều vào các di truyền gen và là yếu tố quyết định đến hiệu quả của phân bón Boron qua lá

Trang 27

1.4 THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC DƯỠNG CHẤT TRONG LACTOFOL O

1.4.1 Thành phần của Lactofol O

Phân bón lá cao cấp Lactofol O là sản phẩm nghiên cứu khoa học độc đáo của Bulgaria - đất nước nông nghiệp phát triển trên thế giới Từ năm 1982 các nhà khoa học từ Viện hàn lâm khoa học Bulgaria thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã cùng nghiên cứu để tạo ra các dạng phân bón mới phục vụ nông nghiệp Sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, xuất hiện một phát minh mới của Bulgaria - phân bón lá khoáng – sinh học và có tên gọi là Lactofol Nó là thành tựu khoa học của Bulgaria trong thế kỷ 20, đã được nhiều giải thưởng quốc tế về hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và được đưa vào ứng dụng năm

1989, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành nông nghiệp Bulgaria và nhiều nước trên thế giới, góp phần không nhỏ vào cuộc cách mạng an toàn thực phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường

Thành phần của Lactofol O gồm các nguyên tố đa lượng: Nitơ (N), oxit kali (K2O), lân peroxit (P2O5) Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng: Bo (B), đồng (Cu), molipden (Mo),… Các chất biostimulator và các chất kết dính (Bảng 1.3)

Hiện nay, sản phẩm Lactofol (500ml/chai) có 4 loại chính:

- Lactofol O: dùng cho cây lúa,cây lúa mì, lúa mạch, cây yến mạch, lúa mạch đen, cây bông, cây hoa hồng, rau màu, khoai tây, cây thuốc lá và cây táo, lê

- Lactofol B: dùng cho các loại ớt, cây hướng dương, cỏ linh lăng, củ cải đường, cây thức ăn cho gia súc, cây táo, lê, cây cải đậu

- Lactofol K/Ca: dùng cho cây cà chua, cây cà tím, các loại ớt, cây đậu xanh, đậu nành, các loại cây ăn củ, khoai tây, cây thuốc lá, cây táo

- Lactofol Zn: dùng cho cây ngô

Trang 28

Bảng 1.3 Thành phần của phân bón lá khoáng - sinh học Lactofol O

Chất đa lượng Hàm lượng (%) Chất vi lượng Hàm lượng (%)

Lân peroxit (P 2 O 5 ) 5,0 Molipden (Mo) 0,002

Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng khác, các chất biostimulator và các chất kết dính

Nguồn: Công ty TNHH THCOM

Cây lúa cần một lượng lớn đạm trong thời gian đầu (40 ngày sau sạ) để tạo số bông tối đa Trong thời kì làm đòng và trổ, đạm làm tăng số hạt cũng như tỷ lệ hạt chắc Đạm làm cho lá xanh đậm tăng chiều cao và nẩy chồi khỏe (Phạm Sĩ Tân, 2000) Đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Trong ba yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa (số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt) thì đạm ảnh hưởng nhiều nhất đến số bông trên đơn vị diện

tích và cũng làm tăng số hạt chắc trên bông (Nguyễn Xuân Trường và ctv.,

2000) Đạm là nguyên tố liên quan mật thiết đến năng suất cây trồng Khi thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá vàng úa, hẹp, lùn, số lá, số chồi nhánh ít dẫn đến năng suất giảm (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)

Lân (P) được xem như là thành phần cấu trúc của tế bào vì có vai trò quan trọng trong cấu trúc của axit nucleic Bên cạnh đó lân còn có vai trò quan trọng trong sự vận chuyển năng lượng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004) Lân có tác dụng làm giảm độ bạc bụng của gạo, tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống sau thời gian bảo quản (Ngô Văn Phiếu, 2007) Trên lúa lân thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ phát triển, nở bụi mạnh, nhiều hạt chắc và trổ tập trung (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Ngoài ra, lân còn thúc đẩy hạt phát triển nhanh, chín sớm và nâng cao chất lượng hạt giống (Phạm Sĩ Tân, 2000) Khi thiếu lân, cây lúa sẽ ốm, lá lúa chuyển sang màu xanh đen bẩn, nhỏ hẹp và ngắn, cây mảnh khảnh sinh trưởng chậm, số nhánh

và hạt đều giảm (Nguyễn Công Vinh, 2008)

Kali (K) là hợp chất của nhiều enzyme cần thiết cho quang tổng hợp và

hô hấp và nó cũng hoạt hóa các enzyme cần thiết để tạo tinh bột và protein (Lê

Trang 29

Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004) Trên lúa, kali xúc tiến quá trình quang hợp, giúp cây hình thành và vận chuyển đường bột Tăng cường sự tạo thành các mô chống đỡ, làm cứng cây và tăng khả năng kháng bệnh (Phạm Sĩ Tân, 2000) Trong điều kiện thời tiết âm u thiếu sáng kali giúp cây lúa quang hợp

tốt hơn (Nguyễn Xuân Trường và ctv., 2000) Ngoài ra, kali còn có tác dụng

kéo dài tuổi thọ lá đòng ở giai đoạn sau trổ nên giúp cây tăng khả năng quang hợp (Đinh Thế Lộc, 2006) Kali còn giúp lúa chịu hạn tốt hơn, tăng số hạt chắc trên bông và làm cho hạt no đầy hơn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Ở lúa, kali là nguyên tố quan trọng nhất Cứ mỗi tấn thóc thu được lúa lấy đi 22 - 26

kg kali nguyên chất (K2O), 18 - 20 kg đạm nguyên chất (N), 4 - 6 kg lân nguyên chất (P2O5) (Mai Văn Quyền, 2008) Thiếu kali làm cho lá lúa mềm, yếu ớt, dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh đốm nâu, lá già rụi sớm

Kẽm (Zn) có chức năng như là thành phần kim loại của một loạt enzyme (hơn 80 loại enzyme đã được biết đến) (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004) Kẽm hoạt động như là thành phần kim loại của nhiều enzyme về cấu trúc, chức năng hoặc điều hòa vì vậy khi thiếu kẽm sẽ làm thay đổi quá trình biến dưỡng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004) Kẽm liên quan đến tạo ra auxin, kích hoạt nhiều phản ứng enzyme, liên quan chặt chẽ đến sự đồng hóa của đạm (Đinh Thế Lộc, 2006) Trong trường hợp thiếu kẽm nghiêm trọng

mạ lúa cấy có thể chết hoặc lúa sạ thẳng không mọc (Yoshida, 1981)

Sắt (Fe) cũng giống như kẽm, đóng vai trò then chốt của các hệ thống enzyme Sắt không phải là thành phần của diệp lục tố nhưng rất cần cho sự sinh tổng hợp diệp lục tố (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004) Sắt có vai trò quan trọng trong các phản ứng oxi hóa – khử và hoạt hóa cho một số men (catalase, dehydrogenase và anconitase) Cây lúa thiếu sắt có thể hạn chế hấp thu của Kali biểu hiện cây lùn, ngắn lại, lá nhỏ hẹp (Nguyễn Công Vinh, 2008) Khi thiếu sắt cây sẽ thiếu diệp lục tố, lá non sẽ có màu vàng nhạt (do sắt là nguyên tố ít di động)

Bo (B) cần thiết cho sự phát triển và chuyên hóa của mô, Bo làm gia tăng

sự ổn định của tế bào và sinh sản của cây (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004) Bo còn có vai trò trong việc sinh tổng hợp màng tế bào, thành thạo nguyên sinh chất, cần thiết cho quá trình đồng hóa hydratecarbon, vận chuyển đường, sinh tổng hợp nucleotit và hô hấp Bo tác động chủ yếu đến sự ra hoa, tạo hạt phấn và hình thành trái, phát triển mô phân sinh, tăng khả năng chuyển hóa đường đơn thành đường đa (Nguyễn Thanh Bình, 2008) Ở lúa, khi thiếu

Trang 30

Bo đỉnh lá lúa bị trắng và quăn lại, cây bị lùn đi nếu thiếu trầm trọng điểm sinh trưởng của cây có thể bị chết (Nguyễn Công Vinh, 2008)

Molipden (Mo) cây cần với số lượng rất ít Mo là thành phần của enzyme khử nitrate (nitrate reductase) Khi thiếu Mo đạm được hút vào cây nhưng không chuyển hóa thành ammonium mà tích lũy ở dạng nitrate gây độc cho cây (Nguyễn Công Vinh, 2008) Ngoài ra, Mo còn hiện diện trong enzyme

nitrogenase cần thiết cho sự cố định đạm (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004)

Đồng (Cu) có vai trò quan trọng trong quá trình quang tổng hợp biến

dưỡng protein và carbohydrate (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004) Khoảng 70%

Cu được tập trung trong diệp lục tố, có chức năng quan trọng trong sự đồng hóa (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004) Cu làm tăng chiều dài của nhu

mô và giác mô, tăng khả năng chống đổ ngã, sâu bệnh và khả năng chịu phân

đạm (Nguyễn Xuân Trường và ctv., 2000) Cu còn có tác dụng điều hòa hoạt

tính của các enzyme trên cây lúa Thiếu Cu sẽ làm tăng tỷ lệ hạt phấn bất dục,

tăng tỷ lệ hạt lép và làm giảm trọng lượng 1000 hạt (Nguyễn Đình Giao và

ctv., 1997)

Mangan (Mn) là nguyên tố vi lượng tham gia vào hoạt hóa rất nhiều enzyme của chu trình Krebs, sự khử nitrat và quang hợp… Do đó nó ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý quan trọng như quang hợp, hô hấp và dinh dưỡng nitơ của cây trồng Thiếu Mn, thường xuất hiện các vết hoại tử trên lá Nếu thiếu nặng thì gây khô và chết lá Triệu chứng này có thể xuất hiện ở lá non và lá già tùy theo thực vật (Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Thuận Châu, 2005)

1.4.2 Vai trò của Lactofol O

Dựa trên công nghệ sữa chua, các nhà khoa học Bulgaria đã tạo ra sản phẩm Lactofol cho các loại cây trồng khác nhau, mà thành phần chính của

Lactofol là vi khuẩn sữa chua - Lactobacillus Bulgaricus có tác dụng rất tốt

đến sự phát triển và sức chống chịu bệnh

Mục đích chủ yếu của phân bón lá Lactofol là hỗ trợ cho các loại cây trồng lớn nhanh, chắc thân, ra rễ nhiều để hấp thụ dinh dưỡng mạnh hơn từ trong đất, ra nhiều hoa và kết trái, kết hạt tốt hoặc hỗ trợ tạo củ mạnh mẽ Một đặc điểm nổi bật khác của các loại phân bón Lactofol là giúp tăng sức đề kháng chống chịu với sâu,bệnh và thời tiết khắc nghiệt và cuối cùng là giúp tăng năng suất từ 10 đến 25%

Trang 31

Để đạt được năng suất và chất lượng cao đối với cây trồng, phải sử dụng Lactofol đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng sau khi bón phân ở gốc Lactofol có tác dụng giúp cây trồng phát triển bộ rễ và kích thích sự hấp thụ đến 95% các chất cần thiết từ đất để cây phát triển (thông thường khi bón phân vào gốc, cây trồng chỉ hút được tối đa 40 đến 60% các chất từ phân, số còn lại sẽ ngấm vào lòng đất) Ngoài ra, Lactofol còn nhiều chất vi lượng rất quan trọng mà đất còn thiếu, cung cấp trực tiếp qua lá để kích thích cho sự phát triển và sinh trưởng cho các loại cây trồng khác nhau Lactofol được bổ sung các chất kết dính, giúp sau khi phun Lactofol bám chắc vào lá để cây trồng có thời gian hấp thụ Lactofol - có ưu điểm là có thể trộn lẫn với thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật để cùng phun một lúc, tiết kiệm được công sức và thời gian cho người sử dụng và cùng hỗ trợ cho thuốc BVTV dính chắc trên lá

để bảo vệ cây trồng tốt hơn

Trang 32

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện từ ngày 7 tháng 6 năm 2013 đến ngày 2 tháng

9 năm 2013 tại ấp Hòa Bình, xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang (Hình 2.1)

Hình 2.1 Bản đồ địa điểm thí nghiệm

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

- Giống lúa: IR50404 Đây là giống có thời gian sinh trưởng ngắn (85-90

ngày) Trổ bông tập trung trong thời gian ngắn, cứng cây, khả năng kháng rầy nâu khá Thích nghi rộng trên nhiều vùng đất từ đất phù sa đến phèn trung bình, canh tác được 3 vụ trong năm

- Chất dùng để thí nghiệm: Phân bón lá khoáng - sinh học Lactofol O

Ngày đăng: 17/09/2015, 17:18

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w