Sự tích lũy sinh khối

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân bón lá lactofol o lên sinh trưởng và năng suất lúa ir50404 vụ hè thu năm 2013 tại xã hòa lợi, huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 50 - 51)

L ỜI CAM ĐOAN

3.4.1Sự tích lũy sinh khối

Kết quả ở hình 3.3 cho thấy, tỷ lệ tích lũy sinh khối thân chiếm khoảng 20% ở các nghiệm thức. Sinh khối thân biến thiên từ 2,0 tấn/ha đến 2,6 tấn/ha, cao nhất ở NT2 khác biệt so với NT1, kế đến là NT3 không khác biệt so với hai nghiệm thức còn lại và thấp nhất ở NT1. Sinh khối thân khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% giữa các nghiệm thức.

Tỷ lệ tích lũy sinh khối lá chiếm khoảng 38% ở các nghiệm thức (hình 3.2). Sinh khối lá biến thiên từ 3,7 tấn/ha đến 4,8 tấn/ha cao nhất ở NT2 khác biệt so với NT1, kế đến là NT3 không khác biệt so với hai nghiệm thức còn lại và thấp nhất ở NT1. Sinh khối lá khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% giữa các nghiệm thức.

Hình 3.3 Ảnh hưởng của Lactofol O lên sự tích lũy sinh khối (tấn/ha) của giống lúa

IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Giồng Riềng - Kiên Giang

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép kiểm định LSD ở mức ý

nghĩa 5%.

NT1: Công thức phân đề nghị (đối chứng)

NT2: Công thức phân đề nghị + phun Lactofol O

Kết quả ở hình 3.3 cho thấy, tỷ lệ tích lũy sinh khối hạt trung bình chiếm khoảng 42% ở các nghiệm thức (trong đó, NT1 chiếm 43%, NT2 và NT3 chiếm 41,3%). Sinh khối hạt cao nhất ở NT2 với 5,2 tấn/ha, thấp nhất ở NT1 với 4,3 tấn/ha và giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Tổng sinh khối biến thiên từ 10,0 tấn/ha đến 12,6 tấn/ha, cao nhất ở NT2 khác biệt so với hai nghiệm thức còn lại, kế đến là NT3 không khác biệt so với NT1. Tổng sinh khối khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% giữa các nghiệm thức.

Cũng theo kết quả trình bày ở hình 3.3 cho thấy dưỡng chất mà cây lúa sử dụng tập trung để tích lũy hạt (sinh khối hạt trung bình chiếm 42%). Trong đó, việc sử dụng dưỡng chất phun qua lá đã phát huy được tác dụng đáng kể. Cụ thể, sinh khối hạt ở hai nghiệm thức có phun bổ sung phân bón lá khoáng - sinh học đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Việc tích lũy sinh khối ở hạt là rất quan trọng vì liên quan đến chỉ số thu hoạch. Tuy nhiên, qua phân tích thống kê thì sinh khối hạt khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, có thể việc tích lũy dưỡng chất vào hạt là do đặc tính di truyền của từng giống, nên dinh dưỡng phun qua lá khó tác động để làm khác biệt về sinh khối hạt. Mặc dù vậy, việc phun Lactofol O đã cải thiện một cách có ý nghĩa về sự tích lũy sinh khối thân, lá và tổng sinh khối trên mặt đất của cây lúa.

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân bón lá lactofol o lên sinh trưởng và năng suất lúa ir50404 vụ hè thu năm 2013 tại xã hòa lợi, huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 50 - 51)