L ỜI CAM ĐOAN
3.3.5 Năng suất lý thuyết
Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.4 thấy rằng ở NT3 (bón 75% công thức phân + phun Lactofol O theo liều lượng khuyến cáo) cho năng suất cao nhất với 7,28 tấn/ha, kế đến là NT2 (bón 100% công thức phân + phun Lactofol O theo liều lượng khuyến cáo) với 7,20 tấn/ha và NT1 (bón phân theo công thức (đối chứng)) cho năng suất thấp nhất với 5,24 tấn/ha. Tuy nhiên sự chênh lệch
về năng suất lý thuyết giữa các nghiệm thức không đủ lớn để tạo ra sự khác
biệt có nghĩa qua thống kê. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) năng suất được hình thành và chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ bốn thành phần năng suất: số hạt trên bông, số bông trên đơn vị diện tích, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Trong phạm vi giới hạn, bốn thành phần này càng gia tăng thì năng suất càng cao cho đến lúc bốn thành phần đạt cân bằng tối hảo thì năng suất lúa đạt tối đa. Ngược lại, một trong bốn thành phần năng suất tăng lên nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến các thành phần năng suất còn lại và giảm năng suất. Chính vì vậy, bốn thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi thay đổi một trong số các yếu tố hình thành năng suất sẽ làm ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại.
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của Lactofol O lên các thành phần năng suất của lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Giồng Riềng - Kiên Giang
Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép kiểm định LSD; ns: khác biệt không ý nghĩa; *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.
NT1: Công thức phân đề nghị (đối chứng)
NT2: Công thức phân đề nghị + phun Lactofol O
NT3: 75% công thức phân đề nghị + phun Lactofol O
Theo kết quả thí nghiệm bảng 3.4 thì năng suất lý thuyết ở 2 nghiệm thức có phun thêm phân bón lá khoáng - sinh học Lactofol O đều tăng so với năng suất lý thuyết ở nghiệm thức đối chứng. Kết quả này chứng tỏ phân bón lá khoáng - sinh học Lactofol O có tác dụng cho lúa ở 2 giai đoạn nẩy chồi tối đa và trổ đều. Ở giai đoạn nẩy chồi tối đa, các nguyên tố đa lượng trong thành phần của Lactofol O đã góp phần duy trì số chồi hữu hiệu, từ đó quyết định đến số bông trên đơn vị diện tích và số hạt trên bông. Còn ở giai đoạn trổ đều, ngoài việc các nguyên tố đa lượng phát huy được tác dụng khi cung cấp qua bộ lá thì nguyên tố vi lượng cũng góp phần không kém. Trong giai đoạn lúa trổ, hạt phấn đã tăng sức sống nhờ cung cấp hàm lượng khoáng vi lượng trước đó. Do trong thành phần của phân bón lá khoáng - sinh học có Bo - nguyên tố
Nghiệm thức Các thành phần năng suất Số bông/m2 Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) NT1 452 67 67,7b 25,7 5,24 NT2 550 76 67,5b 25,6 7,20 NT3 528 76 70,6a 25,8 7,28 Mức ý nghĩa CV (%) ns 12,54 ns 7,23 * 1,54 ns 1,47 ns 14,88
cần thiết cho sự duy trì và gia tăng sức sống cho hạt phấn. Bo tác động chủ yếu đến sự ra hoa, tạo hạt phấn và hình thành trái, phát triển mô phân sinh, tăng khả năng chuyển hóa đường đơn thành đường đa (Nguyễn Thanh Bình, 2008). Việc tác động này làm cho khả năng thụ phấn và thụ tinh của cây lúa tăng. Từ đó quyết định đến số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc góp phần tăng năng suất lúa. Trong giai đoạn sau trổ, cây lúa bắt đầu tập trung dưỡng chất vào hạt và gia tăng kích thước, trọng lượng hạt nên dinh dưỡng ở giai đoạn này là cần thiết, đặc biệt là việc bổ sung dinh dưỡng qua bộ lá. Vì trong giai đoạn này, rễ lúa đã hoạt động kém hiệu quả, nên việc hấp thu dinh dưỡng qua đất bị hạn chế. Chính vì vậy, việc sử dụng phân bón lá Lactofol O vào 2 thời điểm trên là rất cần thiết, thông qua việc bổ sung chất đạm, kali, và các dưỡng chất vi lượng khác qua bộ lá để hỗ trợ tích cực cho quá trình vào hạt.