L ỜI CAM ĐOAN
3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (g)
Kết quả thí nghiệm theo bảng 3.4 cho thấy trọng lượng 1000 hạt cao nhất ở NT3 với 25,8 (g), kế đến là NT1 với 25,7 (g) và thấp nhất là NT2 với 25,6 (g). Tuy nhiên sự chênh lệch này không đủ lớn để tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.
Trọng lượng 1000 hạt là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trọng lượng 1000 hạt là nhân tố ổn định và ít biến động nhất của giống, thường biến thiên trong khoảng 20 - 30 (g). Theo kết quả thí nghiệm thì trọng lượng 1000 hạt đã phù hợp với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi chín, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng lượng hạt tùy thuộc vào độ mẩy (no đầy) khi lúa chín và chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định. Tuy nhiên, điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng phần nào vào thời kỳ giảm nhiễm (18 ngày trước khi trổ) trên cỡ hạt cho đến khi vào chắc rộ (15 - 25 ngày sau trổ) trên độ mẩy (no đầy) của hạt.
Mặc dù, ở NT3 đã giảm 25% lượng phân, tuy nhiên nghiệm thức này đã duy trì được trọng lượng 1000 hạt so với nghiệm thức đối chứng. Kết quả này cũng chứng minh được tác dụng của thành phần đa lượng và vi lượng có trong Lactofol O. Trong đó Kali (K) là nguyên tố quan trọng vì theo Nguyễn Xuân Trường và ctv.(2000) Kali là dưỡng chất quan trọng trong vận chuyển tinh bột vào hạt và ảnh hưởng tới trọng lượng hạt. Kali làm cho lá đòng cứng chắc và kéo dài tuổi thọ lá đòng nên tăng khả năng vận chuyển chất hữu cơ về hạt, tăng tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004) Kali (K) là hợp chất của nhiều enzyme cần thiết cho quang tổng hợp và hô hấp và nó cũng hoạt hóa các enzyme cần thiết để tạo tinh bột và protein. Ngoài ra, Đồng (Cu) cũng là nguyên tố cần thiết vì thiếu Cu sẽ làm giảm trọng lượng 1000 hạt (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).