Số hạt trên bông

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân bón lá lactofol o lên sinh trưởng và năng suất lúa ir50404 vụ hè thu năm 2013 tại xã hòa lợi, huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 44 - 45)

L ỜI CAM ĐOAN

3.3.2Số hạt trên bông

Dựa vào kết quả bảng 3.4 cho thấy số hạt trên bông ở NT1 thấp nhất với 67 hạt/bông, ở NT2 và NT3 số hạt trên bông tương đương nhau với 76 hạt/bông. Số hạt trên bông khác biệt không có ý nghĩa thông kê giữa các nghiệm thức.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng đối với các giống lúa cải tiến ở ĐBSCL thì số hạt trên bông phải đạt từ 80 - 100 hạt đối với lúa sạ mới có thể cho năng suất cao. Còn theo kết quả thí nghiệm thì số hạt/bông biến thiên từ 67 đến 76 hạt/bông, thấp hơn nhiều so với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do đặc tính di truyền của giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Bên cạnh phải chịu ảnh hưởng của những cơn bão đầu năm trong thời gian trước và sau trổ thì dịch bệnh và sâu bệnh hại cũng ảnh hưởng đến kết quả trên. Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước trổ, nhưng quan trọng là thời kì phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực.

Trong điều kiện thời tiết (vụ Hè Thu) như thế, việc phun phân bón lá khoáng - sinh học Lactofol O vào hai thời điểm nẩy chồi tối đa và trổ đều đã giúp cây lúa tăng tính chống chịu với điều kiện bất lợi thông qua việc sử dụng có hiệu quả dưỡng chất phun qua lá. Chính vì vậy đã làm tăng số hạt/bông ở 2 nghiệm thức còn lại so với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đủ lớn để tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa qua thống kê. Nhìn chung, để tạo được số hạt/bông cao cần nhiều yếu tố từ giống lúa đến kỹ thuật canh tác, chế độ phân bón, thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh,…

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân bón lá lactofol o lên sinh trưởng và năng suất lúa ir50404 vụ hè thu năm 2013 tại xã hòa lợi, huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 44 - 45)