Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân bón lá lactofol o lên sinh trưởng và năng suất lúa ir50404 vụ hè thu năm 2013 tại xã hòa lợi, huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 35)

L ỜI CAM ĐOAN

2.2.3Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu nông học: ở thời điểm 5 ngày sau các lần phun, gồm:

- Chiều cao cây (đo chiều cao 10 cây ngẫu nhiên theo đường chéo cho mỗi lô thí nghiệm).

- Mật độ chồi(đếm số chồi trong 0,5m2 cho từng lô, 2 khung ngẫu nhiên, mỗi khung 0,25m2).

- Chỉ số SPAD của lá trưởng thành cao nhất (tính từ ngọn) đo 10 lá cho mỗi lô.

2.2.3.2 Các chỉ tiêu về thành phần năng suất

- Số bông/m2: được ghi nhận bằng cách đếm tất cả số bông của 2 khung lấy chỉ tiêu ở mỗi lô từ đó qui ra số bông/m2. Lấy trung bình số bông trong 2 khung chỉ tiêu ở mỗi lô nhân cho 4 để qui ra số bông/m2.

- Tổng số hạt trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 25 bông trong 2 khung lấy chỉ tiêu của mỗi lô rồi đếm tất cả số hạt. Từ đó qui ra số hạt trên bông.

- Số hạt chắc trên bông: cũng được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 25 bông trong 2 khung lấy chỉ tiêu của mỗi lô đem đếm số hạt chắc. Từ đó qui ra số hạt chắc trên bông.

- Tỷ lệ hạt chắc (%) = số hạt chắc trên bông/tổng số hạt trên bông. - Trọng lượng 1000 hạt (g): Cân trọng lượng 1000 hạt chắc sau đó quy về ẩm độ chuẩn 14%.

Quy số liệu khối lượng về ẩm độ 14%:

W14% = 86 ) 100 ( 0 0 H W

W14%: Trọng lượng mẫu ở ẩm độ chuẩn 14%

W0: Trọng lượng mẫu lúc cân (g).

H0:Ẩm độ mẫu lúc cân (%).

2.2.3.3 Các chỉ tiêu về năng suất

- Năng suất lý thuyết: thu ở các khung lấy chỉ tiêu nông học tính trên 0,5m2ở giai đoạn chín sinh lý – 5 ngày trước khi thu hoạch.

NSLT (tấn/ha) = số bông trên đơn vị diện tích x số hạt trên bông x tỷ lệ hạt chắc (%) x trọng lượng 1000 hạt x 10-5.

-Năng suất thực tế: thu hoạch 5m2ở mỗi lô, tách lép, cân trọng lượng và tính năng suất ở ẩm độ 14%.

NSTT (tấn/ha) = W14% x 2

2.2.3.4 Các chỉ tiêu khác

- Chỉ tiêu về hạt lem: được xác định bằng cách đếm ngẫu nhiên 1000 hạt trong 25 bông của mỗi lô, sau đó phân loại hạt lem và đếm tổng số hạt bị lem.

- Chỉ tiêu về sinh khối (giai đoạn chính sinh lý, tính trên 0,5 m2): được xác định bằng cách thu ngẫu nhiên 2 khung lấy chỉ tiêu ở mỗi lô, đem sấy đến trọng lượng không đổi sau đó đem cân để xác định khối lượng

- Tính toán lợi nhuận: so sánh lợi nhuận giữa các nghiệm thức thông qua các công thức phân bón và phun bổ sung thêm phân bón lá khoáng – sinh học Lactofol O.

2.2.4 Phân tích số liệu

Các số liệu của thí nghiệm được nhập vào bảng Microsoft Excel 2003 và dùng các hàm tính toán để tính giá trị trung bình, vẽ đồ thị. Sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 11.5, dùng phép thử LSD để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức và chỉnh sửa đồ thị bằng phần mềm CorelDraw X4.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

Thí nghiệm được thực hiện trên nên đất phèn chuyên trồng lúa của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian tiến hành thí nghiệm nhiệt độ không khí cao, nắng nóng và mưa nhiều. Đặc biệt trong giai đoạn trổ mưa đã làm gia tăng số hạt lép dẫn đến năng suất không cao. Trong thời gian này có sự xuất hiện của bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, sâu đục thân và lem lép hạt. Tuy nhiên mức độ gây hại không nghiêm trọng. Nhìn chung cây lúa sinh trưởng và phát triển khá tốt (Hình 3.1).

3.2 CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC

3.2.1 Chiều cao cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây ở thời điểm 5 ngày sau 2 lần phun khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Ở thời điểm 5 NSKP lần 1, chiều cao trung bình của cây lúa biến động rất ít từ 41,46 cm đến 42,61 cm, cao nhất ở NT2 và thấp nhất ở NT1. Vào thời điểm 5 NSKP lần 2, chiều cao cây lúa có sự tăng trưởng so với thời điểm trước nhưng khi so sánh giữa các nghiệm thức thì biến động không nhiều từ 83,60 cm đến 84,45 cm, cao nhất ở NT1 và thấp nhất ở NT3.

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của Lactofol O lên chiều cao cây ở các thời điểm 5 NSKP của

giống lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Giồng Riềng - Kiên Giang

Ghi chú: NT1: Công thức phân đề nghị (đối chứng)

NT2: Công thức phân đề nghị + phun Lactofol O

NT3: 75% công thức phân đề nghị + phun Lactofol O

ns: khác biệt không ý nghĩa

NSKP: ngày sau khi phun

Chiều cao cây do đặc tính di truyền quyết định mang tính đặt trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cũng như tác động của yếu tố ngoại cảnh. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, ruộng lúa trong thời gian đầu (khoảng 5 - 10 ngày) bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những cơn bão đầu năm 2013. Lúc này, cây lúa bị ngập nước thường xuyên nên gia tăng về chiều cao nhanh chóng. Do vậy khi phun Lactofol O không tạo ra sự khác biệt về chiều cao giữa các nghiệm thức. Ở thời kỳ phun lần 2 (khoảng 65 - 70 ngày), lúc này cây lúa đã đạt chiều cao trung bình của giống. Vì vậy, sự chênh lệch về chiều cao cũng không đáng kể. Chính vì thế ở thời điểm 5 ngày sau 2 lần phun thì chiều cao giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Theo Yoshida (1981) khi lá cờ xuất hiện thì đòng lúa dài ra nhanh chóng và hai lóng trên cùng tăng nhanh đẩy đòng lúa thoát ra khỏi bẹ lá: lúa trổ bông.

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm) ở thời điểm 5 NSKP Giai đoạn nẩy chồi tối đa Giai đoạn trổ đều

NT1 41,46 84,45 NT2 42,61 84,22 NT3 42,53 83,60 Mức ý nghĩa CV(%) ns 1,42 ns 1,01

Do đó, trong giai đoạn này lúa tăng nhanh chiều cao. Sau giai đoạn này hầu như chiều cao lúa không đổi đến khi thu hoạch. Theo Võ Tòng Xuân (1986) yêu cầu của giống lúa có năng suất cao ở đồng ruộng Việt Nam là thân cây lúa phải có chiều cao trung bình 80 - 110 cm. Cũng cùng với quan điểm đó thì hình thái cây lúa mới được thiết lập thông qua nguyên lý cơ bản của kiểu hình cây lúa lý tưởng và đến năm 1994 mô hình cây lúa này được thể hiện, trong đó có một đặt điểm của cây lúa là chiều cao cây khoảng 90 - 100 cm sẽ tạo được năng suất cao.

Theo kết quả bảng 3.1 cho thấy chiều cao trung bình của lúa là thấp so với chiều cao tiềm năng của giống. Đối với giống lúa IR50404 chiều cao trung bình cần đạt 90 - 100 cm nhưng chiều cao lúa thí nghiệm chỉ đạt khoảng trên 80 cm. Điều này có thể do kỹ thuật canh tác bị hạn chế nên không phát huy hết tiềm năng chiều cao của giống lúa. Tuy nhiên, nếu lúa quá cao sẽ dễ đổ ngã ảnh hưởng đến năng suất nhất là trong điều kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Vì thân rạ thấp và cứng là hai yếu tố quyết định tính đổ ngã (Jennings và ctv., 1979).

Xét về mặt dinh dưỡng, khi giảm phân bón chỉ còn 75% so với lượng phân khuyến cáo thì việc bổ sung Lactofol O vào hai giai đoạn nẩy chồi tối đa và trổ đều giúp cây lúa duy trì được chiều cao so với nghiệm thức đối chứng (bón 100% lượng phân theo khuyến cáo). Điều này có thể chứng minh cây lúa đã sử dụng hiệu quả những dưỡng chất trong thành phần của Lactofol O thông qua bộ lá để tăng trưởng chiều cao trong điều kiện chỉ có 75% phân so với đối chứng. Đặc biệt là nguyên tố đạm vì theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đạm là chất tạo hình cây lúa, gia tăng chiều cao cây, kích thước lá thân. Mặc khác, Lactofol O là sản phẩm sinh học nên hỗ trợ cho bộ rễ lúa hấp thu có hiệu quả lượng phân bón vào.

3.2.2 Số chồi trên đơn vị diện tích

Qua kết quả trình bày ở bảng 3.2 cho thấy ở thời điểm 5 NSKP lần 1 số chồi/m2 biến thiên từ 447 chồi/m2đến 480 chồi/m2, cao nhất là ở NT1 và thấp nhất là ở NT3. Ở thời điểm 5 NSKP lần 2 số chồi biến thiên từ 436 chồi/m2 đến 469 chồi/m2, cao nhất là ở NT2 và thấp nhất là ở NT3 nhưng giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua 2 thời điểm trên do mật độ chồi/m2 giữa các nghiệm thức chênh lệch không đáng kể.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) số chồi phụ thuộc vào yếu tố môi trường, dinh dưỡng và đất đai. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và thời tiết thuận lợi thì cây lúa hình thành chồi sớm và nhanh chống đạt được số chồi tối đa. Số chồi ảnh hưởng lớn tới năng suất lúa. Sự nẩy chồi của lúa bắt đầu khi lúa đạt 5 - 6 lá. Số chồi tăng lên khi đạt tối đa và không tăng nữa. Mặc khác sự đẻ nhánh là một đặc điểm di truyền của giống, muốn có năng suất cao phải chăm sóc ngay khi gieo mạ để lúa nẩy chồi sớm, có nhiều chồi cho nhiều bông (Nguyễn Đức Mẫn, 1991).

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của Lactofol O lên mật độ chồi ở các thời điểm 5 NSKP của giống

lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Giồng Riềng - Kiên Giang

Ghi chú: NT1: Công thức phân đề nghị (đối chứng)

NT2: Công thức phân đề nghị + phun Lactofol O

NT3: 75% công thức phân đề nghị + phun Lactofol O

ns: khác biệt không ý nghĩa

NSKP: ngày sau khi phun

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) ở thời điểm bắt đầu phân hóa đòng, chồi nào có chiều cao khoảng 2/3 chiều cao thân chính hoặc có khoảng 3 lá, thì có thể trở thành chồi hữu hiệu nếu điều kiện dinh dưỡng và môi trường thuận lợi và ngược lại sẽ chết đi và trở thành chồi vô hiệu. Theo Mai Văn Đen và Phạm Quý Ninh (2005) số chồi hữu hiệu mang bông, số chồi vô hiệu chết đi dần làm cho tổng số chồi giảm xuống. Chính vì vậy, số chồi/m2ở thời điểm 5 NSKP lần 1 và 5 NSKP lần 2 có sự biến động nhẹ. Trong đó, giảm mạnh nhất là ở NT1 19 chồi/m2, tăng ở NT2 với 2 chồi/m2.

Số chồi/m2 phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng dinh dưỡng. Vì vậy, dưỡng chất trong thành phần của Lactofol O đã phát huy được tác dụng. Vì khi giảm lượng phân bón chỉ còn 75% so với lượng phân khuyến cáo thì việc bổ sung Lactofol O vào hai giai đoạn nẩy chồi tối đa và trổ đều giúp cây lúa duy trì được mật độ chồi/m2 so với đối chứng (bón 100% lượng phân theo khuyến cáo). Đặc biệt là các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali đã quyết định điều này. Trên lúa, Lân thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong

Nghiệm thức Mật độ (chồi/m

2

) ở thời điểm 5 NSKP Giai đoạn nẩy chồi tối đa Giai đoạn trổ đều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NT1 480 461 NT2 467 469 NT3 447 436 Mức ý nghĩa CV(%) ns 7,80 ns 10,32

cây, kích thích rễ phát triển, nở bụi mạnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Yoshida (1981), cây lúa ngưng đâm chồi khi hàm lượng đạm trong phiến lá là 2,0%, lân là 0,03% và kali là 0,5% và sự đâm chồi tăng tuyến tính tới khi hàm lượng này lần lượt là N 5%, P 0,2% và K 1,5%.

3.2.3 Chỉ số diệp lục tố (Spad) của lá lúa

Qua kết quả thí nghiệm ở bảng 3.3 cho thấy chỉ số diệp lục tố (Spad) ở thời điểm 5 NSKP lần 1 khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức, chỉ số Spad biến động rất ít từ 33,23 đến 33,73, cao nhất ở NT3 và thấp nhất ở NT1. Vào thời điểm 5 NSKP lần 2, chỉ số Spad của lá lúa có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1%, giá trị Spad biến động lớn từ 33,97 đến 36,04 cao nhất là ở NT1 và thấp nhất ở NT2. Khi so sánh chỉ số Spad ở 2 giai đoạn thì ở NT1 chỉ số diệp lục tố tăng lên rất nhiều (tăng 2,81), trong khi đó ở 2 nghiệm thức còn lại thì chỉ số Spad biến động không đáng kể.

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của Lactofol O lên chỉ số SPAD trên lá ở các thời điểm 5 NSKP

của giống lúa IR50404 vụ Hè Thu năm 2013 tại Giồng Riềng - Kiên Giang

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép kiểm định LSD; ns: khác biệt không ý nghĩa; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

NT1: Công thức phân đề nghị (đối chứng)

NT2: Công thức phân đề nghị + phun Lactofol O

NT3: 75% công thức phân đề nghị + phun Lactofol O

NSKP: ngày sau khi phun

Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005), các yếu tố như ánh sáng, CO2, nhiệt độ, tình trạng nước và dinh dưỡng khoáng có ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của lá bằng cách chi phối phản ứng sáng hoặc các hệ thống carboxyl hóa của lục lạp. Theo cách bố trí thí nghiệm thì chỉ có dinh dưỡng là khác nhau giữa các nghiệm thức, các yếu tố còn lại thì tương tự nhau. Chính vì vậy, có thể chứng minh hàm lượng dưỡng chất có trong thành phần dinh dưỡng của Lactofol O đã duy trì được màu xanh cũng như chỉ số diệp tố của lá lúa. Đáng chú ý là các thành phần đa lượng như đạm, lân và

Nghiệm thức Chỉ số SPAD ở thời điểm 5 NSKP

Giai đoạn nẩy chồi tối đa Giai đoạn trổ đều

NT1 33,23 36,04a NT2 33,41 33,97c NT3 33,73 35,21b Mức ý nghĩa CV(%) ns 3,09 ** 0,75

kali, ngoài ra các nguyên tố vi lượng cũng góp phần không ít vào việc duy trì màu xanh cho lá. Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (1998) hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quang hợp, nhưng đáng chú ý là ảnh hưởng của những nguyên tố đại lượng N, P, K. Nitơ trong lục lạp chiếm 75% tổng số N trong tế bào. Nó liên quan chặt chẽ tới sự hình thành và hoạt động của bộ máy quang hợp. Kali có tác dụng trực tiếp đến trạng thái keo sinh chất, do đó có tác động gián tiếp đến quang hợp. Ngoài ra, Fe tham gia vào hệ thống enzyme khử trong quang hợp và tham gia vào quá trình tổng hợp clorophin như một chất xúc tác sinh học. Nguyên tố B (Bo) tạo điều kiện thuận lợi cho đồng hóa đi ra từ lá,…

Tuy nhiên vào thời điểm 5 NSKP lần 2, việc phun Lactofol O không làm tăng chỉ số Spad mà ngược lại còn làm giảm chỉ số này ở giai đoạn trổ đều. Có thể ở giai đoạn này, cây đã có sự chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng để cung cấp cho việc thụ phấn, dự trữ tinh bột và quyết định đến năng suất sau này, nên có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức. Cũng theo Vũ Văn Vụ

và ctv. (1998), tuổi cây và các quá trình chuyển hóa trong cây cũng gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình dinh dưỡng, chúng ảnh hưởng đến hệ thống keo của chất nguyên sinh, đến tính thấm của tế bào, đến hoạt động của hệ thống enzyme, đến kích thước của bộ máy quang hợp,…

3.3 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT

3.3.1 Số bông trên đơn vị diện tích

Theo kết quả thí nghiệm ở bảng 3.4 cho thấy số bông/m2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức và biến thiên từ 452 bông/m2 đến 550 bông/m2. NT1 thấp nhất với 452 bông/m2, kế đến là NT3 với 528 bông/m2 và cao nhất là NT2 với 550 bông/m2.

Số bông/m2 là thành phần quan trọng để cấu thành năng suất lúa, được quyết định vào giai đoạn tăng trưởng của cây lúa. Theo Nguyễn Đình Giao ctv. (1997) số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi đó số hạt và

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân bón lá lactofol o lên sinh trưởng và năng suất lúa ir50404 vụ hè thu năm 2013 tại xã hòa lợi, huyện giồng riềng, tỉnh kiên giang (Trang 35)