Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
747,3 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN BẢO GIANG
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM6976 VỤ HÈ THU NĂM 2012
TẠI XÃ TÂN NINH, HUYỆN TÂN THẠNH,
TỈNH LONG AN
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM6976 VỤ HÈ THU NĂM 2012
TẠI XÃ TÂN NINH, HUYỆN TÂN THẠNH,
TỈNH LONG AN
Giáo viên hướng dẫn:
Gs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ
ThS. Trần Thị Bích Vân
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Bảo Giang
MSSV: 3108384
Lớp:NH K36
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
------ O ------
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học
ĐỀ TÀI:
“ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM6976 VỤ HÈ THU NĂM 2012
TẠI XÃ TÂN NINH, HUYỆN TÂN THẠNH,
TỈNH LONG AN”
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN BẢO GIANG
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày….. tháng…..năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
Gs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ
ThS. Trần Thị Bích Vân
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
------ O ------
Hội đồng khoa học chấm luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM6976 VỤ HÈ THU NĂM 2012
TẠI XÃ TÂN NINH, HUYỆN TÂN THẠNH,
TỈNH LONG AN”
Do sinh viên NGUYỄN BẢO GIANG thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến hội đồng:
…………………………………………………………………………………………
……..…..……………………………………………………………………………….
……………..………………………………………………………………….……….
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: ……………
Cần Thơ, ngày……tháng….. năm 2013
Thành viên Hội đồng
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Bảo Giang
iii
CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ đã tận tụy nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện.
Chân thành cảm tạ
Thầy Nguyễn Bảo Vệ và cô Trần Thị Bích Vân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn
Quý thầy cô của Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Khoa Thủy Sản,
Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong quá
trình học tập và rèn luyện tại trường.
Các bạn sinh viên nghành Nông Học, Khóa 36 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn
Nguyễn Bảo Giang
iv
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Bảo Giang
Ngày sinh: 12/ 01/ 1992
Nơi sinh: Mỏ Cày Nam, Bến Tre
Dân tộc: Kinh
Chổ ở hiện nay: Ấp Thạnh Tây, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
Điện thoại: 01693015165
E-mail: giang108384@student.ctu.edu.vn
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 2003 tốt nghiệp tiểu học.
Năm 2007 tốt nghiệp trung học cơ sở.
Năm 2010 tốt nghiệp trung học phổ thông.
Năm 2010-2013 là sinh viên ngành Nông học khóa 36, Trường Đại học Cần Thơ.
v
NGUYỄN BẢO GIANG, 2012 “ Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất giống
lúa OM6976 vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh
Long An”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Gs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ và ThS. Trần
Thị Bích Vân.
TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất giống lúa OM6976 vụ Hè
Thu năm 2012 tại xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An” được thực hiện
nhằm mục tiêu xác định mức độ phân đạm thích hợp để làm tăng năng suất lúa từ
đó góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.Thí nghiệm được tiến hành trong
vụ Hè Thu 2012 tại xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Thí nghiệm
được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại, bao gồm các
nghiệm thức: bón 110 kgN/ha, bón 83 kgN/ha và bón 55 kgN/ha. Kết quả thí
nghiệm cho thấy trong vụ Hè Thu chiều cao, số chồi giống lúa OM6976 qua các
giai đoạn, số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc bị ảnh hưởng bởi liều lượng phân đạm.
Nghiệm thức bón 83 kgN/ha có số bông/m2 tương đương vời nghiệm thức bón 110
kgN/ha. Khi giảm lượng phân đạm xuống 25% (bón 83 kgN/ha) các thành phần
năng suất số hạt trên bông và trọng lượng 1.000 hạt đều không bị ảnh hưởng. Việc
giảm lượng phân đạm bón cho lúa từ 110 kgN/ha xuống còn 83 kgN/ha không làm
giảm năng suất lúa nhưng có lợi nhuận tăng thêm là 1.643.500 đ/ha so với nghiệm
thức bón 110 kgN/ha.
vi
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan.............................................................................................................. iii
Cảm tạ ........................................................................................................................ iv
Quá trình học tập ......................................................................................................... v
Tóm lược .................................................................................................................... vi
Mục lục ..................................................................................................................... vii
Danh mục bảng .......................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 2
1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CỦA CÂY LÚA ............................................... 2
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa ............................................................................................. 2
1.1.2. Phân loại cây lúa theo đặc tính thực vật. ............................................................ 2
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY LÚA ........................................................... 3
1.2.1. Điều kiện khí tượng thủy văn ............................................................................. 3
1.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa ................................................................ 4
1.3. VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .................. 6
1.3.1 Tác dụng tăng năng suất cây trồng ...................................................................... 6
1.3.2 Phân bón ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.................................................... 7
1.3.3 Bón phân là một biện pháp cải tạo môi trường giữ vững độ phì nhiêu của đất ..... 7
1.4. VAI TRÒ CỦA PHÂN ĐẠM ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÂY LÚA .......................... 8
1.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .. 8
1.6. CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT .................................................................. 10
1.6.1. Số bông/m2 ...................................................................................................... 10
1.6.2. Số hạt/bông ...................................................................................................... 11
1.6.3. Tỷ lệ hạt chắc .................................................................................................. 12
1.6.4. Trọng lượng 1000 hạt ...................................................................................... 13
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................ 14
2.1. PHƯƠNG TIỆN ................................................................................................. 14
2.1.1. Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 14
vii
2.1.2. Phương tiện ..................................................................................................... 14
2.2. PHƯƠNG PHÁP ................................................................................................ 14
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 14
2.2.2. Biện pháp canh tác ........................................................................................... 15
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 15
2.2.4. Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất ................................................. 16
2.2.5. Đánh giá chỉ tiêu về năng suất. ........................................................................ 17
2.2.6. Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại ...................................... 17
2.2.7. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 19
3.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN ................................................................................ 19
3.2. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC.................................................................................... 19
3.2.1. Chiều cao cây. ................................................................................................. 19
3.2.2. Số chồi/m2 ....................................................................................................... 20
3.2.3. Chiều dài bông................................................................................................. 22
3.3. NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT. ............................................ 22
3.3.1. Số bông/m2 ...................................................................................................... 22
3.3.2. Số hạt/bông ...................................................................................................... 23
3.3.3. Số hạt chắc/bông .............................................................................................. 23
3.3.4. Tỷ lệ hạt chắc .................................................................................................. 23
3.3.5. Trọng lượng 1000 hạt. ..................................................................................... 24
3.3.6. Năng suất lý thuyết. ......................................................................................... 24
3.3.7. Năng suất thực tế. ............................................................................................ 25
3.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................................................................................ 25
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 27
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 27
4.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 28
viii
DANH MỤC BẢNG
TỰA BẢNG
BẢNG
TRANG
2.1
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
12
3.1
Chiều cao của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu năm 2012
20
3.2
Số chồi của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu năm 2012
21
3.3
Thành phần năng suất của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu
2012
22
Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của giống lúa
OM6976 vụ Hè Thu 2012
24
Phân tích hiệu quả kinh tế.
25
3.4
3.5
ix
MỞ ĐẦU
ĐBSCL những năm gần đây đã trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo
của cả nước, góp phần quan trọng đưa nước ta thành quốc gia xuất khẩu lúa gạo
nhất nhì trên thế giới. Tuy nhiên, dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, diện tích đất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, trong đó có Việt Nam khoảng 86 triệu người với
tốc độ tăng khoảng 1 triệu người mỗi năm, diện tích đất canh tác lúa giảm 40 - 50
nghìn ha/năm (Bùi Chí Bửu, 2010). Để đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước
cũng như xuất khẩu, góp phần vào an ninh lương thực thế giới, đòi hỏi phải tìm ra
những biện pháp nhằm tăng sản lượng lúa, tăng lợi nhuận cùng với chất lượng lúa
gạo.
Trong những năm qua công tác lai tạo và chọn giống phát triển mạnh.Bên
cạnh giống tốt thì phân bón là yếu tố quan trọng để phát huy hết tiềm năng của cây
lúa. Đặc biệt là phân đạm có vai trò vô cùng quan trọng trong thâm canh tăng năng
suất lúa. Đạm là chất tạo hình cây lúa, nếu thiếu cây lúa sẽ lùn, ít nở bụi, chồi nhỏ lá
ngắn hẹp, trở nên vàng và rụi sớm. Thừa đạm cây lúa phát triển quá mức, mô non,
mềm, dễ ngã, tàn lá rậm rạp, lượng đạm tự do trong cây cao làm giảm năng suất.
Tuy nhiên, lượng phân đạm bón cho cây hiệu quả sử dụng khoảng 30-40%, lượng
đạm còn lại có thể bị mất đi do quá trình bay hơi, rửa trôi, xói mòn hoặc bị kiềm giữ
trong đất (Hoàng Minh Châu, 1988). Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của phân đạm đến
năng suất giống lúa OM6976 vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Tân Ninh, huyện Tân
Thạnh, tỉnh Long An” được thực hiện nhằm tìm ra liều lượng phân đạm thích hợp
làm tăng năng suất lúa góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.
1
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY LÚA
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa
Lúa là cây trồng xưa nhất vì thế thời gian và địa điểm phát sinh của nó có lẽ
không bao giờ được hiểu biết đầy đủ (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Về nguồn gốc cây
lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn chưa có những dữ liệu
chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử của cây lúa đã có từ lâu và gắn liền
lịch sử phát triển nhân loại của nhân dân các nước châu Á (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) cho rằng, về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa
cũng có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng cây lúa được hình thành đầu
tiên ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Việt Nam. Một
số tác giả cho rằng cây lúa có nguồn gốc từ Ấn Độ (Watt, 1908, Vavilop, 1926).
Một số tác giả khác coi Nam Trung Quốc là vùng xuất hiện cây lúa đầu tiên
(Candolle, 1885, Rosbevits, 1930). Lại có một số người cho rằng cây lúa có nguồn
gốc ở Việt Nam, Campuchia(Chevaliev, 1937; Komarov, 1938; Erughin, 1950)
cũng có ý kiến cho rằng quê hương của cây lúa là vùng đầm lầy Đông Nam Á.
Nhưng căn cứ vào những tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái
học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của cây lúa hoang trong khu vực,
nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó
lan đi các nơi. Thêm vào đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất
lâu ở khu vực này, lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với
lúa gạo đã chứng minh nguồn gốc của lúa trồng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.2 Phân loại cây lúa theo đặc tính thực vật
Lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể 2n=24. Về mặt phân loại thực
vật, cây lúa thuộc họ hòa thảo (Gramineae), chi Oryza. Trong chi Oryza có nhiều
loài, sống một năm hoặc nhiều năm, trong đó chỉ có hai loài lúa trồng, còn lại là lúa
hoang. Loài thích nghi rộng rãi và chiếm đại bộ phận diện tích lúa trên thế giới là
Oryza sativa L., loài này hầu như có mặt ở khắp nơi từ đầm lầy đến sườn núi, vùng
xích đạo, nhiệt đới đến ôn đới, từ khắp vùng phù sa nước ngọt đến vùng đất cát sỏi
ven biển nhiễm mặn, phèn..., có nhiều giống có đặc tính tốt cho năng suất cao. Một
loài lúa trồng nữa là Oryza glaberrima Steud, hạt nhỏ năng suất thấp, chỉ trồng diện
tích nhỏ ở một số quốc gia Tây Phi và hiện đang bị thay thế dần bởi Oryza sativa L.
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008; Nguyễn Đình Giao, 1997). Hai cây lúa trồng này có
những đặc điểm khác nhau về hình thái. Lúa trồng châu Á có mặt lá và vỏ trấu ráp,
có lông tơ. Lá còn có những lông tơ cứng, ở hai rìa hai bên. Lúa trồng châu Phi có
2
mặt lá và vỏ trấu không có lông tơ, không ráp, lá trơn láng (Bùi Huy Đáp, 1999).
Nguyễn Văn Hiển (2000) cho rằng, đến nay nhiều nhà phân loại học trên thế giới
công bố nhiều bảng phân loại dựa trên những quan điểm khác nhau như đặc điểm
hình thái học, quan điểm tế bào học và phân tích gen...
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY LÚA
1.2.1 Điều kiện khí tượng thủy văn
Nhiệt độ
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh
hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20–300C), nhiệt độ càng tăng cây
lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 400C hoặc dưới 170C, cây lúa tăng trưởng
chậm lại. Dưới 130C cây lúa ngừng tăng trưởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây lúa sẽ
chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống lúa,
giai đoạn sinh trưởng, thời gian bị ảnh hưởng và tình trạng sinh lý của cây lúa
(Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Nhiệt độ thích hợp cho cây lúa là 260C–280C, ở ĐBSCL
người ta có thể trồng lúa quanh năm và trồng được nhiều vụ một năm, vẫn có khả
năng cho năng suất cao miễn là đủ nước tưới. Yếu tố quyết định ở đây là đất đai và
chế độ nước.
Ánh sáng
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng
và phát triển của cây lúa trên hai phương diện cường độ ánh sáng và độ dài chiếu
sáng trong ngày. Cây lúa chỉ sử dụng được khoảng 65% năng lượng ánh sáng mặt
trời chiếu tới ruộng lúa. Trong điều kiện bình thường, lượng bức xạ từ 250–300
Kcal/cm2/ngày thì cây lúa sinh trưởng tốt.
Giai đoạn lúa non: nếu thiếu ánh sáng cây lúa sẽ ốm yếu, màu lá từ xanh nhạt
chuyển sang vàng, lúa không nở bụi được.
Thời kì phân hóa đòng: thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn, ít hạt và hạt nhỏ,
hạt thoái hóa nhiều, dễ bị sâu bệnh phá hại.
Thời kì lúa trổ: thiếu ánh sáng sự thụ phấn và thụ tinh bị trở ngại làm tăng số
hạt lép, giảm số hạt chắc và hạt phát triển không đầy đủ.
Giai đoạn lúa chín: nếu ruộng lúa khô nước, nhiệt độ không khí cao, ánh
sáng mạnh thì cây lúa chín nhanh và tập trung hơn, ngược lại thời gian chín sẽ kéo
dài.
3
Lượng mưa
Lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến
việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ trồng lúa trong năm. Ở Đồng bằng
sông Cửu Long lượng mưa trung bình hằng năm từ 1200–2000 mm, nhưng phân
phối không đều gây ngập úng giữa mùa mưa ở nhiều nơi, mùa khô lại không đủ
nước tưới. Ngay trong mùa mưa đôi khi lại có một khoảng thời gian nắng hạn kéo
dài làm trở ngại cho sinh trưởng của cây lúa. Hằng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng
5–11 dương lịch, cao nhất vào tháng 9–10 dương lịch, lượng mưa có thể lên đến
300–400 mm/tháng và thường có trên 20 ngày mưa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Gió
Từ tháng 5–11 dương lịch gió thịnh hành là gió Tây–Nam, nóng ẩm và nhiều
mưa, thường có giông gió lớn. Gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành
và phát triển của đồng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô
trong hạt bị trở ngại làm tăng tỉ lệ hạt lép, hạt lửng, làm giảm năng suất lúa.
Thủy văn
Ở ĐBSCL điều kiện thủy văn quyết định chế độ nước, mùa vụ, tập quán canh
tác và hình thành các vùng trồng lúa khác nhau. Ở mỗi nơi tùy theo địa hình cao hay
thấp, gần hay xa sông mà thời gian ngập nước và độ ngập sâu cạn khác nhau. Từ đó
hình thành vùng trồng lúa, kiểu canh tác và mùa vụ khác nhau.
1.2.2 Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) đời sống cây lúa bắt đầu từ khi nảy mầm đến
khi lúa chín. Có thể chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn
sinh sản và giai đoạn chín.
Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi hạt lúa bắt đầu
phân hóa đòng. Giai đoạn này cây lúa phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và
cho ra nhiều chồi mới. Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá ngày càng lớn
giúp cây lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thu dinh dưỡng, gia
tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong điều kiện đầy đủ
dinh dưỡng, ánh sáng, thời tiết thuận lợi, cây lúa bắt đầu nở bụi khi có 5 – 6 lá.
Chồi ra sớm trong giai đoạn nương mạ gọi là chồi ngạnh trê. Thời điểm ra
chồi tối đa có thể đạt được trước, cùng lúc hay sau thời kì bắt đầu phân hóa đòng
tùy theo giống lúa. Thời gian sinh sản của các giống lúa dài hay ngắn khác nhau chủ
yếu là do giai đoạn tăng trưởng dài hay ngắn. Thường các giống lúa ngắn ngày có
4
giai đoạn tăng trưởng ngắn và thời điểm phân hóa đòng có thể xảy ra trước hay
ngay sau khi cây lúa đạt chồi tối đa.
Thông thường số chồi hình thành bông thấp hơn so với số chồi tối đa và ổn
định khoảng 10 ngày trước khi đạt chồi tối đa. Các chồi sau đó thường tự rụi khi
không cho bông do chồi nhỏ, yếu không đủ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với
các chồi khác, gọi là chồi vô hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Trong canh tác người
ta hạn chế đến mức thấp nhất việc sinh sản ra số chồi vô hiệu này bằng cách cho lúa
nở bụi càng sớm càng tốt và khống chế sự mọc thêm chồi từ khoảng 7 ngày trước
khi phân hóa đòng trở đi để tập trung dinh dưỡng cho các chồi hữu hiệu.
Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai
đoạn này kéo dài khoảng 27–35 ngày, trung bình là 30 ngày và giống lúa dài ngày
hay ngắn ngày thường không khác biệt nhau nhiều. Lúc này, số chồi vô hiệu giảm
nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình
thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra bẹ của lá cờ (lúa trổ
bông). Trong suốt thời gian này, nếu dinh dưỡng đầy đủ, mực nước thích hợp, ánh
sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều
hơn và vỏ trấu sẽ đạt được kính thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng
trọng lượng hạt sau này.
Giai đoạn chín
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này trung
bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu
đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian
này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại. Giai đoạn này cây lúa trải qua
các thời kì sau:
- Thời kì ngậm sữa: các chất dinh dưỡng trong thân lá và sản phẩm quang
hợp được chuyển vào hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do quang hợp ở
giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát
triển của cây lúa và thời tiết từ lúc giai đoạn trổ trở đi hết sức quan trọng đối với
quá trình hình thành năng suất lúa. Kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm
đầy vỏ trấu. Bông lúa nặng cong xuống nên gọi là lúa cong trái me. Hạt lúa chứa
một dung dịch lỏng màu trắng đục như sữa.
- Thời kì chín sáp: hạt lúa mất nước từ từ đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn
xanh.
5
- Thời kì chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang
màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng của chót bông lan
dần xuống các hạt phần cổ bông nên gọi là lúa đuôi đỏ, lá già rụi dần.
- Thời kì chín hoàn toàn: 80% hạt lúa chuyển sang màu trấu đặc trưng của
giống, hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ khoảng 20% hoặc thấp hơn, lá xanh chuyển
vàng và rụi dần. Đây là thời điểm thu hoạch tốt nhất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.3 VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Trong ngành nông nghiệp thâm canh hiện nay, đất đai ngày càng mất đi
nhiều dưỡng chất, lượng dinh dưỡng trong đất cung cấp không đủ để giữ năng suất
cao lâu dài cho cây trồng. Để cung cấp lại các dinh dưỡng đã mất, ngoài nguồn
phân bón hữu cơ cần phải sử dụng thêm nguồn phân bón hóa học để cung cấp các
loại dưỡng chất chính cho cây như đạm, lân, kali và sử dụng với một số lượng lớn.
Thiếu một trong ba dưỡng chất đó cây trồng không cho năng suất cao (Nguyễn
Thanh Hùng, 1984; Lê Văn Can, 1978).
Phân bón là dưỡng chất cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần to lớn
trong việc tăng sản lượng và chất lượng nông sản như bổ sung các chất dinh dưỡng
cho đất nhằm thỏa mãn đòi hỏi của các loại cây trồng có tiềm năng về năng suất
(Hoàng Minh Châu, 1998). Hơn 100 năm qua người ta thấy rằng năng suất cây
trồng tăng lên do phân bón đạt 50%. Vai trò của phân bón bằng tất cả các biện pháp
khác cộng lại như thời vụ trồng, làm đất, luân canh, giống và tưới tiêu,… (Nguyễn
Thị Quý Mùi, 1995; Hoàng Minh Châu, 1998).Theo Bùi Đình Dinh (1996), từ năm
1990 trở lại đây, bình quân sản lượng lương thực bội thu tăng lên nhờ phân bón
hằng năm là 35%. Nguyễn Quý Mùi (1995), bón phân không cân đối là nguyên
nhân làm giảm hiệu lực phân bón 20 – 30%, nhóm không đúng cách làm giảm 5 –
10%. Ngoài ra, phân bón còn có một tác dụng phụ có lợi là bổ sung cải thiện độ phì
của đất, làm cho mức thu hoạch ổn định hơn, tăng sức đề kháng cho cây trồng
chống chịu được một số bệnh và những tác động của môi trường (Hoàng Minh
Châu, 1998).
1.3.1 Tác dụng tăng năng suất cây trồng
Theo Nguyễn Thanh Hùng (1978), phân bón là cơ sở để tăng năng suất vì bất
cứ một loại cây trồng nào, dù có khả năng cho năng suất cao đến đâu chăng nữa
cũng thiếu các dưỡng chất cần thiết tức là thiếu phân bón thì không đạt được năng
suất cao. Vũ Hữu Yêm (1995), cho rằng để tăng năng suất thì nước là quan trọng
nhất rồi đến phân bón, có phân bón thì giống mới phát huy được hết tiềm năng năng
suất của mình. Trong mấy thập kỉ qua, năng suất cây trồng đã không ngừng tăng lên,
ngoài vai trò giống thì phân bón cũng đóng vai trò quyết định. Những đồng ruộng
được bón đủ phân và có biện pháp chăm sóc đồng ruộng thì cho hiệu quả cao hơn
6
ruộng không bón phân hoặc bón ít phân. Theo tổng kết trên phạm vi toàn thế giới,
Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO, 1989) đưa ra nhận xét: “mỗi tấn dinh
dưỡng sản xuất được 10 tấn ngũ cốc”, nhận xét này khẳng định vai trò hàng đầu của
phân bón đối với việc sản xuất lương thực của thế giới. Theo Nguyễn Thị Thúy và
ctv. (1997), ngay thập kỉ 70, ở những nước đang phát triển, 50% sản lượng nông
nghiệp tăng lên là nhờ sử dụng phân bón. Điều này chứng tỏ năng suất cây trồng
tăng lên nhờ biện pháp bón phân hiệu quả. Hiệu quả của biện pháp bón phân gần
như bằng tất cả các biện pháp khác cộng lại.
1.3.2 Phân bón ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Cây trồng lấy chất dinh dưỡng từ đất và từ phân bón để tạo nên sản phẩm của
mình, kết hợp với quá trình quang hợp, cho ra sản phẩm thu hoạch. Vì thế, chất
lượng sản phẩm phản ánh tình trạng đất đai và việc cung cấp phân bón cho cây
trồng, bón phân cân đối và vừa phải làm tăng chất lượng sản phẩm. Thiếu chất dinh
dưỡng, bón phân không cân đối hoặc bón quá nhu cầu của cây đều làm giảm chất
lượng nông sản.
Bón phân không cân đối còn ảnh hưởng đến sự tồn trữ nông sản sau thu
hoạch hoặc làm giảm khả năng chịu đựng của cây trồng đối với môi trường. Bón
phân quá nhu cầu còn làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng hấp thụ các
dưỡng chất khác trong cây trồng và trong đất (Vũ Hữu Yêm, 2001).
1.3.3 Bón phân là một biện pháp cải tạo môi trường, giữ vững độ phì cho đất
Chất khoáng có trong đất được xem là thành phần của môi trường đất. Biện
pháp bón phân thì bao gồm bón phân hữu cơ và phân hóa học. Bón phân có thể làm
cho môi trường đất trở nên tốt hơn và cân đối hơn như: bón vôi ở đất chua, bón lân
ở đất nghèo lân,… (Vũ Hữu Yêm, 2001). Tuy nhiên, bón phân không hợp lý cũng
làm môi trường trở nên xấu đi. Như bón nhiều đạm cây không sử dụng hết dẫn đến
ô nhiễm nguồn nước ngầm, bón nhiều nguyên tố đa lượng nhưng không đồng thời
cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng, đất sẽ mất dần cân đối đa trung vi lượng,
cho dù bón nhiều phân đa lượng nhưng năng suất vẫn không tăng lên mà chất lượng
sản phẩm bị ảnh hưởng xấu đi (Vũ Hữu Yêm, 2001).
Nếu không có biện pháp hoàn trả lại thích đáng, nguy cơ bạc màu đất trồng
là không thể tránh khỏi. Chứng tỏ việc bón phân, cải tạo, ổn định độ phì nhiêu của
đất cũng không kém phần quan trọng (Nguyễn Thị Thúyvà ctv,1997). Vì thế, duy trì
và làm tăng độ phì của đất là yếu tố then chốt để làm bền vững nguồn tài nguyên đất.
Đất có độ phì cao không những làm tăng khả năng sản xuất nông nghiệp, mà còn
đóng vai trò quan trọng làm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên (Đỗ Thị Thanh Ren,
1999).
7
Hằng năm, hàm lượng chất dinh dưỡng mất đi (qua cây trồng, bị rửa trôi,
trực di,…) lớn. Khi ta bón phân hóa học sẽ giúp đất duy trì độ màu mỡ, cải tạo và
bồi dưỡng đất và đảm bảo được năng suất nhất định. Ngoài việc tạo ra năng suất và
tăng sản lượng cây trồng phân hóa học còn có tác dụng cung cấp nhanh các yếu tố
cần thiết cho đất, làm đất giảm chua nhanh.
1.4 VAI TRÒ CỦA PHÂN ĐẠM ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÂY LÚA
Đạm là thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể thực vật, đạm được rễ hút từ
đất lên, kết hợp với glucide hình thành trong quá trình quang hợp tạo thành acid
amin, các acid amin kết hợp tạo thành protide (Togari, 1968). Đạm là chất tạo thành
hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và các diệp lục tố làm cho lá xanh
tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá, thân (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Khác với các loại cây trồng cạn, cây lúa có thể hấp thu và sử dụng cả hai
dạng đạm nitrat và amonium, mà chủ yếu là dạng đạm amonium, nhất là trong giai
đoạn sinh sản ban đầu. Cây lúa hút và sử dụng đạm amonium nhanh hơn nitrate
(Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Ở giai đoạn sinh sản ban đầu đạm được tích lũy chủ yếu
trong thân lá, khi lúa trổ 48 – 71% đạm được đưa lên bông. Nếu thiếu đạm cây lùn
hẳn lại, tán lá nhỏ, nở bụi ít, chồi nhỏ, mau già cỏi, lá vàng, quang hợp kém, cây
không phát triển được (Bùi Huy Đáp, 1957; Võ Tòng Xuân, 1986; Nguyễn Ngọc Đệ,
2009).
Trong cây, đạm dễ dàng chuyển vị từ lá già sang lá non, từ mô trưởng thành
sang mô mới thành lập nên hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra ờ các lá già sao đó
chuyển dần lên các lá non (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010). Giai đoạn
sinh sản nếu thiếu đạm cây lúa sẽ thành lập bông ngắn, ít hạt, hạt nhỏ và nhiều hạt
bị thoái hóa. Thừa đạm cây trồng sinh trưởng nhanh, lá phát triển mạnh. Lá cây thừa
đạm do cây trồng không đồng hóa kịp các mô bảo vệ nên thân lá non mềm tạo điều
kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh. Cây lúa phát triển nhanh quá mức nên mô non
mềm, dễ ngã, tán lá rậm rạp, lượng đạm tự do trong cây cao nên cây dễ nhiễm bệnh
làm giảm năng suất rất lớn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Khác với cây trồng cạn, cây
lúa trong điều kiện ngập mặn thì chỉ hấp thu đạm dạng NH4+ (Nguyễn Ngọc Đệ,
2009).
1.5 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
Theo kết quả điều tra ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang của Nguyễn Việt Hoa
(1997) thì lượng phân đạm nông dân bón cho lúa ở ba vụ Đông Xuân, Xuân Hè và
Hè Thu trung bình là 150 kgN/ha. Trong vụ Đông Xuân để có năng suất 6,7 tấn/ha
chỉ cần bón thêm cho lúa 67 kgN/ha. Như vậy, phân đạm đã mất đi là 83 kg. Còn
8
trong vụ Xuân Hè và Hè Thu lượng phân đạm mất nhiều hơn khoảng 110 kg/ha.
Tóm lại, cây lúa sử dụng lượng phân đạm bón trong vụ Đông Xuân khoảng 45%, vụ
Xuân Hè và Hè Thu khoảng 27%. Ở huyện Thốt Nốt và Ô Môn tỉnh Cần Thơ nông
dân bón đạm cho lúa thấp hơn ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, trung bình từ 130–
140 kgN/ha (Trần Văn Sáu, 1997). Nhưng hiệu suất sử dụng phân bón của lúa cũng
tương đương ở Cái Bè, chỉ khoảng 47% ở vụ Đông Xuân và 24–32% cho các vụ
khác.
Theo Đặng Kim Sơn (1997) điều tra 500 nông hộ tại huyện Ô Môn, tỉnh Cần
Thơ năm 1995 và khoảng 200 nông hộ tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp năm
1997 cho thấy các nông hộ thường sử dung mức phân trong phạm vi khuyến cáo
của các cơ quan nghiên cứu và các trung tâm Khuyến Nông hướng dẫn. Tuy nhiên,
trong từng nông hộ cụ thể thì kỹ thuật bón phân chưa đạt hiệu quả kinh tế lắm, còn
rất nhiều nông hộ sử dụng phân bón lãng phí.
Theo tổng kết của tỉnh Cần Thơ, vụ Đông Xuân 1997, bình quân một hecta
lúa được bón 175 kg Urê, 100 kg DAP và 50 kg Kali (qui ra 160 N–46 P2O5–30
K2O). Theo dõi 32 nông hộ ở Ô Môn Cần Thơ thì mức sử dụng phân bón có phần
thấp hơn, mức trung bình là (89 N–12 P2O5–06 K2O) đạt năng suất 5,35 tấn/ha, mức
phân cao nhất là 122 N-27 P2O5–00 K2O đạt năng suất 6,7 tấn/ha và mức phân thấp
nhất là 46 N–03 P2O5–00 K2O đạt năng suất 3,76 tấn/ha (Nguyễn Văn Luật, 1997).
Theo một khảo sát khác, phần lớn nông dân bón đạm ở mức trung bình (80–120
kgN/ha). Nhưng cũng có nông hộ bón đến 200 kgN/ha, thậm chí có nơi bón đến 359
kgN/ha. Qua kết quả điều tra ở Đồng bằng sông Cửu Long, mức phân đạm bón thấp
nhất là 46 kgN/ha. Ở vùng có năng suất cao, mức phân đạm bón cho lúa Đông Xuân
thấp nhất cũng đạt 92 kgN/ha (Vũ Cao Thái, 1994). Theo kết quả đã nghiên cứu ở
vùng đất phèn ở Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang thì hàm lượng phân đạm bón là
40 kgN/ha đạt năng suất 3,5 tấn/ha đối với giống lúa IR66 (Nguyễn Hùng Cường,
1991). Theo Nguyễn Hữu Thanh (1990) cũng trên giống lúa này thì công thức bón
100 N–60 P2O5–00 K2O kg/ha cho năng suất cao nhất 3,72 tấn/ha và đạt 476
bông/m2.
Theo Đường Hồng Dật (2002) lượng phân bón khuyến cáo cho vùng đất phù
sa sông Cửu Long vụ Đông Xuân 100-120 N : 20-30 P2O5 : 30 K2O, vụ Hè Thu là
90-120 N : 30-40 P2O5. Đối với đất phèn vụ Đông Xuân bón 80-90 N : 30-40 P2O5,
vụ Hè Thu lượng phân bón từ 80-90 N : 40-50 P2O5. Để đảm bảo hiệu lực của các
loại phân bón cần bón đúng loại phân, bón đúng lúc cho lúa, bón đúng cách, bón
đúng đối tượng (tùy đặc tính của từng giống lúa), bón cân đối giữa các loại phân và
cần chú ý đến thời tiết. Cũng trên đất phù sa sông và đất phù sa nhiễm mặn Võ Thị
Gương và ctv. (1996) khuyến cáo sử dụng 100-120 kgN/ha.
9
1.6 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) thì năng suất được hình thành và chịu ảnh
hưởng của bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất: số bông trên đơn vị diện tích,
số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Năng suất lúa được tính
theo công thức:
w
Y=Nxnx
1
x F x 104
x
1000
106
Y = N x n x w x F x 10-5
Trong đó:
Y: năng suất (tấn/ha)
N: sốbông/m2
F: tỷ lệ hạt chắc
w: trọng lượng 1000 hạt (g)
n: số hạt/bông
104: hệ số quy đổi từ mét vuông sang hecta
1
: hệ số quy đổi từ gam sang tấn
106
Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Trên
thực tế, các yếu tố cấu thành năng suất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Muốn tăng
năng suất lúa không chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp
(Nguyễn Thị Nga, 2011).
1.6.1 Số bông/m2
Số bông/m2 là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất lúa. Với
lượng phân đạm khác nhau thì số bông/m2 là khác nhau. Số bông trên đơn vị diện
tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng
trưởng), nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có
chồi tối đa, số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào lượng phân và khả năng nở
bụi của lúa. Lượng phân đạm và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa,
điều kiện đất đai, thời tiết, mật độ cấy và chế độ nước. Số bông trên đơn vị diện tích
có ảnh hưởng thuận với năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
10
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) thì số bông/m2 là yếu tố đóng góp
nhiều nhất vào năng suất lúa. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi đó
số hạt và trọng lượng của hạt đóng góp 26%. Khi xem xét mối quan hệ nguồn và
sức chứa thì số bông/m2 ảnh hưởng đến năng suất kinh tế với hệ số tương quan rất
cao r = 0,91 (Phạm Văn Chương, 2002).
Khi phân tích tương quan hệ số Path năng suất và thành phần năng suất cho
thấy số bông/m2 gia tăng khi lượng phân đạm tăng. Tuy nhiên, trong điều kiện làm
tăng số bông/m2 ở mức vừa phải, nếu tăng mật độ lên quá cao sẽ gây hiện tượng lốp,
đổ, sâu bệnh dễ bộc phát và số hạt trên bông sẽ ít đi rõ rệt (Yosida, 1981).
Nói chung, đối với các giống lúa ngắn ngày, thấp cây, nở bụi ít, đất xấu,
nhiều nắng nên bón nhiều phân đạm để tăng số bông trên đơn vị diện tích. Ngược
lại, trên đất giàu hữu cơ, thời tiết tốtvà giữ nước thích hợp thì lúa nở bụi khỏe có thể
bón ít phân đạm hơn. Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông/m2 trung bình
phải đạt 500 – 600 bông đối với lúa sạ hoặc 350 – 450 bông đối với lúa cấy mới có
được năng suất cao (Phạm Sĩ Tân, 2008). Tóm lại, số bông/m2 là một thành phần
năng suất góp phần quan trọng trong việc tạo nên năng suất và chịu ảnh hưởng của
mật độ gieo sạ. Số chồi hữu hiệu là yếu tố trực tiếp quyết định đến số bông/m2.
1.6.2 Số hạt/bông
Số hạt/bông cũng là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất. Số hạt/bông chủ
yếu do yếu tố di truyền của giống quy định. Tuy nhiên nó cũng chịu tác động của
các yếu tố ngoại cảnh do ảnh hưởng đến quá trình phân hóa hoa. Số hạt/bông phụ thuộc
vào số gié, số hoa phân hóa cũng như số gié, số hoa thoái hóa. Số hạt/bông = Số hoa phân
hóa – Số hoa thoái hóa (Nguyễn Thị Nga, 2011).
Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ,
nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Ở giai đoạn này,
số hạt trên bông có ảnh hưởng thuận đối với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được
phân hóa. Sau giai đoạn này, số hạt trên bông đã hình thành có thể bị thoái hóa có ảnh
hưởng âm (Võ Thị Lang vàctv,. 2008).
Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa cũng như số gié,
hoa thoái hóa. Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh dục từ lúc làm đòng
đến trổ bông (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Số hạt/bông chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố. Yếu tố trồng trọt: trong điều kiện canh tác ngoài đồng cây lúa tăng trưởng kém, số
hạt/bông có thể được làm tăng bằng cách gia tăng mật độ gieo sạ ở mức vừa phải và gia
tăng lượng phân đạm bón cho cây. Yếu tố đặc tính sinh trưởng: nếu như cây lúa có đặc
tính đẻ nhánh kém thì đòi hỏi mật độ gieo sạ phải cao, các giống có thời gian sinh trưởng
ngắn và trong điều kiện bón ít phân đạm thì đòi hỏi mật độ sạ phải cao hơn để đạt số hạt
trên đơn vị diện tích không thay đổi (Lê Hữu Toàn, 2009).
11
Nhìn chung, số hạt/bông phụ thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái
hóa, hai yếu tố này chịu ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết.
Đối với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng
mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa sẽ nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt
cuối cùng trên bông cao. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt từ 80 – 100 hạt đối với lúa sạ
hoặc 100 – 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Như vậy, số hạt/bông là yếu tố quyết định bởi sự sai khác giữa
số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa đi, yếu tố thành phần năng suất này chịu ảnh
hưởng của đặc tính về giống và điều kiện ngoại cảnh.
1.6.3 Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc
nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn,
thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của
cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thường số hoa trên bông quá
nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và
chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ
và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược
lại. Muốn có năng suất cao tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn Xuân Trường, 2004).
Nguyên nhân hạt lép là do quá trình thụ phấn thụ tinh không thuận lợi, khi ra hoa
gặp rét hoặc nóng quá, ẩm độ không khí quá thấp hoặc quá cao, làm cho hạt phấn mất khả
năng nảy mầm hoặc trước đó nhị và nhụy phát triển không hoàn toàn, tế bào mẹ hạt phấn
bị hại... (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).Khi xét mối quan hệ nguồn và sức chứa, số hạt
chắc trên bông ảnh hưởng đến năng suất thực tế (Phạm Văn Chương, 2002). Kết quả phân
tích hệ số tương quan Path năng suất và thành phần năng suất cho thấy khi gia tăng mật độ
gieo sạ thì số hạt chắc/bông giảm và làm giảm tỷ lệ hạt chắc (Trần Thị Ngọc Huân và ctv..,
1999).
Nguyễn Thành Hối (2003) cho rằng, lúa Hè Thu xuống giống muộn sẽ gặp bất lợi
nhiều về điều kiện thời tiết lúc lúa trổ, do lúc này mưa dầm nên vũ lượng cao, mưa kéo dài
và đặc biệt là trời hay mưa vào buổi sáng nên bông lúa khó thụ phấn, thụ tinh và hạt bị lép
nhiều. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, như nhiệt độ thấp và cao vào giai đoạn
phân bào giảm nhiễm và trổ gié hoa có thể gây ra bất thụ. Các điều kiện thời tiết không
thuận lợi lúc chín có thể ức chế sự sinh trưởng trực tiếp của vài gié hoa, cho ra những gié
hoa lép (Bùi Huy Đáp, 1980).
Tỷ lệ hạt chắc ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phân bón, nhiệt độ, mưa gió và hạn
hán. Đối với mỗi giống có yêu cầu về lượng phân bón nhất định. Nhiệt độ trên 200C nếu
duy trì liên tục từ lúc lúa làm đòng đến trổ bông hoặc nhiệt độ cao trên 350C sau khi lúa
trổ xong đều làm giảm tỷ lệ hạt chắc. Gió, mưa và bão làm ảnh hưởng đến quá trình thụ
12
phấn, thụ tinh và gây đỗ ngã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc. Ngoài ra, hạn hán làm thiếu
nước tưới của một số vùng cũng làm giảm tỷ lệ hạt chắc nhất là khi cây lúa vừa trổ xong
và bắt đầu ngậm sữa (Lê Hữu Toàn, 2009). Tỷ lệ hạt chắc là kết quả của quá trình thụ phấn
và thụ tinh trong môi trường. Và thành phần này chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi
trường vào khoảng thời gian trước, trong và sau trổ.
1.6.4 Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín,
nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng lượng hạt
tùy thuộc vào cỡ hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa. Đối với lúa, người ta thường biểu thị
trọng lượng hạt bằng trọng lượng của 1000 hạt với đơn vị là gram. Ở phần lớn các giống
lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20 – 30 gram (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009).
Trọng lượng 1000 hạt ít chịu tác động của môi trường và có hệ số di truyền cao. Nó
phụ thuộc hoàn toàn vào giống. Trọng lượng 1000 hạt của một giống giữ ổn định không có
nghĩa là từng hạt có khối lượng như nhau, chúng thay đổi trong một giới hạn nhất định
nhưng có giá trị trung bình luôn ổn định. Trọng lượng 1000 hạt do hai bộ phận cấu thành,
trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt gạo. Trọng lượng vỏ trấu thường chiếm 20% và
trọng lượng hạt gạo chiếm 80% trọng lượng toàn hạt. Muốn có trọng lượng hạt gạo cao
phải tác động vào cả hai yếu tố này (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Khi xem xét mối quan hệ nguồn và sức chứa cho thấy, trọng lượng 1000 hạt ảnh
hưởng đến năng suất thực tế (Phạm Văn Chương, 2002). Kết quả phân tích tương quan hệ
số Path năng suất và thành phần năng suất cho thấy trọng lượng 1000 hạt là đặc tính của
giống và là nhân tố thứ hai (sau số hạt chắc/bông) trong xác định năng suất cây lúa (Trần
Thị Ngọc Huân và ctv, 1999).
Nguyễn Đình Giao và ctv (1997) cho rằng hạt lúa được quy định bởi kích thước
của hai vỏ trấu tạo nên sức chứa cho hạt và yếu tố kế đến là lượng chất khô tích lũy tạo nên
hạt gạo. Cho nên, quá trình quang hợp trong giai đoạn chín của cây lúa sẽ làm ảnh hưởng
đến sự cung cấp carbohyrate cho hạt, bên cạnh đó nếu tình trạng đổ ngã xảy ra sẽ làm ngăn
cản sự chuyển vị sản phẩm của quang hợp làm cho hạt lúa bị lép lửng nhiều. Trọng lượng
hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định, điều kiện môi trường có ảnh hưởng
một phần vào thời kỳ giảm nhiễm (18 ngày trước khi trổ) trên cỡ hạt, cho đến khi vào chắc
rộ (15 – 25 ngày sau khi trổ) trên độ mẩy của hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Như vậy,
trọng lượng 1000 hạt chịu ảnh hưởng lớn của đặc tính giống, sự tác động của điều kiện tự
nhiên và kỹ thuật canh tác có thể cũng làm thay đổi trọng lượng hạt phần nhỏ, sản phẩm
quang hợp sau trổ là yếu tố quyết định đến trọng lượng 1000 hạt.
13
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu năm 2012 (từ tháng
04/2012 đến tháng 07/2012).
Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh
Long An.
2.1.2 Phương tiện
Giống lúa: OM6976, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, gạo dài, trong, mềm
cơm, chịu phèn nhẹ. Chiều cao cây 95-100 cm. Năng suất vụ Đông Xuân 7-9 tấn/ha,
vụ Hè Thu 5-6 tấn/ha. Ít đỗ ngã, chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lùnlùn xoắn lá tốt.
Dụng cụ: khung chỉ tiêu 0,25m2 (0,5m x 0,5m), máy đo độ ẩm hạt, cân phân
tích, thước đo, túi chứa mẫu lúa.
Phân bón: Urea (46% N), Super Lân (16% P2O5), DAP (18-46-0), KCl (60%
K2O)
Thuốc BVTV: TILT SUPER 300EC, ACTARA 25WG, NATIVO 750WG,
HEXAVIL 99C,…
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3
nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Diện tích mỗi lần lặp lại là 20m2. Trong mỗi nghiệm
thức được đặt 3 khung tre có diện tích 0,25m2 một cách ngẫu nhiên.
Nghiệm thức 1: bón 110kgN/ha (theo nông dân)
Nghiệm thức 2: giảm 25%, bón 83 kgN/ha
Nghiệm thức 3: giảm 50%, bón 55 kgN/ha
14
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
REP I
REP II
REP III
NT1
NT2
NT3
NT2
NT3
NT1
NT3
NT1
NT2
2.2.2 Biện pháp canh tác
Đất được cày ải khoảng 20-30 ngày, cho nước vào trục và làm phẳng một lần,
tiến hành sạ, cho nước vào ruộng sau sạ 7 ngày mực nước khoảng 1-3 cm.
Lúa được 15 ngày tiến hành dặm.
Phun thuốc khi sâu bệnh xuất hiện.
Giữ mực nước trong ruộng khoảng 10cm đến 30 ngày sau sạ thì rút cạn nước
khoảng 7 ngày, sau đó cho nước vào và giữ đến trước khi thu hoạch khoảng một
tuần thì rút cạn nước. Khi lúa chín được 85-90% số hạt chắc trên bông thì tiến hành
thu hoạch.
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu
tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc 95 ngày sau sạ. Mỗi lô thí nghiệm
chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm mỗi
khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu.
- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất.
- Số chồi/m2: đếm số chồi ở giai đoạn lúa được 20, 40, 60 và lúc thu hoạch
95 ngày tuổi ở tất cả các khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2.
- Chiều dài bông: trong mỗi khung có diện tích 0,25m2 đo chiều dài bông của
10 cây lúa và tính chiều dài trung bình.
15
2.2.4 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất
- Gặt tất cả lúa trong khung có diện tích 0,25 m2.
- Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô.
- Đếm tổng số bông, ký hiệu là P.
- Đếm tổng số hạt lép, ký hiệu là U (hạt).
- Đếm tổng số hạt chắc, ký hiệu là W (hạt).
- Cân trọng lượng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, ký hiệu w1, w2, w3 (gram).
- Đo ẩm độ của mẫu.
- Quy các số liệu khối lượng cân về ẩm độ chuẩn 14%.
W0 (100 – H0)
W14% =
86
W0: Trọng lượng mẫu lúc cân (g).
H0: Ẩm độ mẫu lúc cân (%).
*Cách tính các thành phần năng suất
Số bông/m2
=
P x 4
W
Số hạt chắc/bông
=
P
W
Tỷ lệ hạt chắc (%)=
x 100
W + U
w1 + w2 + w3
Trọng lượng 1000 hạt =
3
2.2.5 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất
Tính năng suất lý thuyết (NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần năng
suất bằng công thức:
NSLT = Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x Trọng lượng 1000 hạt x 10-5
(tấn/ha)
16
Năng suất thực tế (NSTT) của lúa được tính từ lượng lúa thu hoạch từ 20 m2,
đập, phơi, giê, cân và quy về ẩm độ 14%, ký hiệu là W14% (kg).
10000 (m2)
W14%
NSTT =
x
20 (m2)
1000
W14%
=
(tấn/ha)
2
2.2.6 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại
* Bệnh đạo ôn
Thang điểm đánh giá bệnh Đạo ôn hại bông (IRRI, 1988)
+ Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cổ bông.
+ Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2.
+ Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.
+ Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía
dưới trục bông.
+ Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông, có hơn
30% hạt chắc.
+ Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần
trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
* Rầy nâu
Triệu chứng chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ, cây thấp dần, nếu trầm
trọng cây sẽ chết.
Thang đánh giá khả năng phản ứng với Rầy nâu (IRRI, 1988)
+ Cấp 0: không bị hại.
+ Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây.
+ Cấp 3: lá biến vàng nhưng chưa bị cháy rầy.
+ Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, còn
lại bị lùn nặng.
+ Cấp 7: hơn một nữa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng.
+ Cấp 9: tất cả cây bị chết.
17
2.2.7 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng chương trình EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ. Xử lý số
liệu thống kê bằng phần mềm SPSS.
18
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện ở ruộng sản xuất của nông dân
nên sự ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và chế độ chăm sóc là như nhau.
Trong suốt thời gian sinh trưởng cây lúa chịu sự ảnh hưởng của mưa và nắng nóng
xen kẽ nhau.
Không xuất hiện chuột gây hại ở cả ba nghiệm thức. Cây lúa bị đổ ngã khi
đang bước vào giai đoạn vào chắc từ 15-25 ngày sau khi trổ và chỉ xuất hiện ở
nghiệm thức 1 (110 kgN/ha) với mức độ khoảng 5%. Không có hiện tượng đổ ngã ở
các nghiệm thức còn lại.
Từ đầu vụ cho đến cuối vụ Hè Thu 2012 tại điểm thí nghiệm có sự xuất hiện
và gây hại phổ biến của một số sâu bệnh hại như: ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ,
sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, nhện gié. Ốc bươu vàng gây hại
lúc cho nước vào ruộng bón phân thúc đợt 1. Nhưng do phun xịt kết hợp dặm lúa
nên thiệt hại không đáng kể. Giai đoạn lúa đẻ nhánh 28 ngày tuổi phun thuốc
Jiabean 75WP trừ bệnh đạo ôn, Jianil 5SC rầy nâu, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ và sâu
đục thân. Giai đoạn 62 ngày tuổi lúa xuất hiện bệnh đốm vằn ở cả ba nghiệm thức
phun Hexavil 5SC kết hợp Nativo. Giai đoạn lúa 68 ngày phun xịt rầy nâu với
Chess 50WG kết hợp AmistarTop 325SC ngừa lem lép hạt, đạo ôn cổ bông, khô
vằn và vàng lá chín sớm. Giai đoạn lúa 73 ngày tuổi phun Regent 800WG, Nativo
và Miksabe 100WP phòng trừ vi khuẩn gây hại, vàng lá, bạc lá và lem lép hạt, nhện
gié. Khi lúa được 85 ngày phun Siêu Kali Mỹ Nhật chống nghẽn bông trổ đồng loạt,
chống đổ ngã. Kết hợp phun phân bón lá Mỹ Nhật dưỡng lá đòng và Tilt Super
300EC trừ bệnh khô vằn (đốm vằn), lem lép hạt.
3.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC
3.2.1 Chiều cao cây
Qua kết quả thí nghiệm ở Bảng 3.1 cho thấy vào thời điểm 20 ngày sau sạ thì
chiều cao trung bình của cây lúa giao động từ 31,85 cm đến 33,60 cm, không có sự
khác biệt qua phân tích thống kê. Trong giai đoạn này cây lúa chủ yếu sử dụng
nguồn dinh dưỡng dự trữ trong hạt nên hầu như ít chịu sự tác động dinh dưỡng từ
môi trường bên ngoài (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Các giai đoạn 40, 60 và 95 ngày sau sạ có sự khác biệt qua phân tích thống
kê ở mức 5% giữa nghiệm thức bón 110 kgN/ha, nghiệm thức bón 83 kgN/ha với
nghiệm thức bón 55 kgN/ha. Chiều cao tối đa của cây lúa ở các nghiệm thức dao
động từ 87,34-95,12 cm (Bảng 3.1).
19
Bảng 3.1 Chiều cao (cm) của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Đơn vị (cm)
Nghiệm thức
Ngày sau sạ
(KgN/ha)
20
40
60
95
110
33,60
63,21 a
71,67 a
95,12 a
83
32,38
60,23 a
70,74 a
91,69 a
55
31,85
57,92 b
67,24 b
87,34 b
F
ns
*
*
*
CV (%)
3,21
2,77
2,18
2,55
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức
1%.
Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện
pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây của
lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi hình thành đốt, vươn lóng và
trổ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc
điểm này mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao
cây lúa cũng có thể chịu sự biến động khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh,
dinh dưỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ quá
thừa hoặc quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Akita (1989), cây cao từ 90 100 cm được coi là lý tưởng về năng suất.
Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào các yếu tố giống, thời vụ, mật độ
cấy, lượng phân bón,… đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Do đó, cần phải bố trí đúng thời vụ, mật độ cấy
hợp lý, phân bón thích hợp để cây lúa đạt chiều cao trong mức giới hạn của giống
(Nguyễn Văn Hoan, 1995). Đạm là chất tạo thành hình cây lúa, là thành phần chủ
yếu của protein và các diệp lục tố làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số
chồi và kích thước lá, thân (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
3.2.2Số chồi/m2
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy giai đoạn 20, 60 ngày sau sạ
không có sự khác biệt về số chồi giữa các nghiệm thức qua phân tích thống kê. Giai
đoạn 40, 95giữa nghiệm thức bón 110 kgN/ha và nghiệm thức bón 55 kgN/ha có sự
khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Giai đoạn 95 ngày sau khi sạ số chồi đạt cao nhất ở
nghiệm thức bón 110 kgN/ha 636 chồi/m2và thấp nhất ở nghiệm thức bón 55
kgN/ha 531 chồi/m2lúc này chồi vô hiệu đã chết và chỉ còn lại chồi hữu hiệu.
20
Bảng 3.2 Số chồi của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Đơn vị (chồi
Nghiệm thức
Ngày sau sạ
(kgN/ha)
20
40
60
95
110
808
1030,70 a
926,67
636,00 a
18,65
83
751
933,33 ab
833,33
601,67 ab
17,83
55
736
894,33 b
821,00
531,33 b
17,81
F
ns
*
ns
*
ns
CV (%)
5,15
4,83
6,05
5,96
3,33
Chiều dài
bông (cm)
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức
1%.
Số chồi/m2 là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan rất chặt quyết định đến số
bông/m2, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có 4 lá, trên đồng ruộng cây lúa sẽ đẻ nhánh
khi kết thúc giai đoạn mạ và cây lúa bén rễ hồi xanh. Việc theo dõi động thái đẻ
nhánh và tốc độ đẻ nhánh của lúa để từ đó có các biện pháp kỹ thuật tác động thích
hợp để đạt số bông tối ưu trên một đơn vị diện tích, nhằm đạt năng suất cao (Tăng
Thị Hạnh, 2003). Trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, thời tiết thuận lợi thì cây lúa
hình thành chồi sớm và nhanh chóng đạt số chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Số chồi ảnh hưởng lớn đến năng suất nhưng nếu cứ tăng số chồi mãi sẽ dẫn
đến tình trạng cạnh tranh về mặt dinh dưỡng, cây lúa kém phát triển. Ngoài ra còn
cạnh tranh về ánh sáng, thiếu ánh sáng lá sẽ bị dọp, khả năng quang hợp kém từ đó
dẫn đến năng suất lúa không được cao. Lượng phân bón ảnh hưởng trực tiếp đến
thời gian đẻ chồi và số lượng chồi trên cây, khi được cung cấp đầy đủ lượng phân
đạm thì cây lúa để chồi sớm, nhanh đạt số chồi tối đa và cũng có số chồi hữu
hiệucao hơn. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), khi cung cấp đủ hàm lượng đạm sẽ
giúp gia tăng chiều cao và số chồi.
3.2.3 Chiều dài bông
Qua kết quả thí nghiệm (Bảng 3.2) cho thấy rằng giữa các nghiệm thức
không có sự khác biệt qua phân tích thống kê và chiều dài bông của các nghiệm
thức nằm trong khoảng từ 17,81 - 18,65 cm. Cao nhất ở nghiệm thức bón 110
kgN/ha (18,65 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức bón 55 kgN/ha (17,81 cm)
21
3.3 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
3.3.1 Số bông/m2
Kết quả thí nghiệm ở Bảng 3.1 cho thấy, giữa các nghiệm thức có sự khác
biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, số bông/m2cao nhất ở nghiệm thức
bón 110 kgN/ha (636 bông) và thấp nhất là nghiệm thức bón 55 kgN/ha (531,33
bông).
Bảng 3.3 Thành phần năng suất của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nghiệm thức
Số bông/m2
Số
hạt/bông
Số hạt
chắc/bông
Tỷ lệ hạt
chắc(%)
Trọng lượng
1000 hạt
110
636,00 a
73,26
52,89 b
69,09 c
25,20
83
601,67 ab
70,69
56,41 a
79,79 a
25,50
55
531,33 b
69,59
50,73 b
73,30b
24,9
F
*
ns
*
**
ns
CV (%)
5,96
6,38
2,57
2,19
1,29
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%
Số bông/m2 là một trong bốn yếu tố cấu thành nên năng suất lúa. Theo
Yoshida (1981), trong ruộng lúa số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào sự đâm chồi và
được xác định phần lớn ở 10 ngày sau giai đoạn số chồi tối đa. Số bông/m2 phụ
thuộc vào mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa, mật độ gieo sạ và khả năng nở
bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón
và chế độ nước. Số bông/m2 tỷ lệ thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Như vậy, ở nghiệm thức bón 110 kgN/ha và 83 kgN/ha dinh dưỡng được cung cấp
đầy đủ nên lúa đạt được số chồi hữu hiệu cao hơn nghiệm thức bón 55 kgN/ha.
3.3.2 Số hạt/bông
Số hạt trên bông giao động từ 69,59-73,26 hạt (Bảng 3.3) và khác biệt không
ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho
rằng số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa,
nhưng hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện
thời tiết. Đối với lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng
mức và điều kiện thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa
càng ít, nên số hạt trên bông cao. Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình
thành nhiều hoa thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước
22
trong ruộng thích hợp, ánh sáng đầy đủ và không có sâu bệnh tấn công, thời tiết
thuận lợi.
3.3.3 Số hạt chắc/bông
Số hạt chắc trên bông là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
lúa. Từ kết quả Bảng 3.3 cho thấy số hạt chắc trên bông cao nhất ở nghiệm thức bón
83 kgN/ha và thấp nhất ở nghiệm thức bón 55 kgN/ha, khác biệt có ý nghĩa qua
phân tích thống kê ở mức 5%. Số hạt chắc trên bông càng cao thì năng suất lúa càng
cao. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây
lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa
về tỷ lệ hạt chắc ở mức 1% (Bảng 3.3). Cao nhất ở nghiệm thức bón 83 kgN/ha
79,79% và thấp nhất ở nghiệm thức bón 110 kgN/ha 69,09%. Tỷ lệ hạt chắc được
quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng
nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và
vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và
chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thường số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn
đến tỷ lệ hạt chắc thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Mỗi giống lúa yêu cầu một lượng đạm nhất định để sinh trưởng và hình
thành năng suất. Vượt quá giới hạn yêu cầu, bón thừa đạm dễ làm tỷ lệ hạt chắc
giảm vì vậy cần phải chý ý khi sử dụng phân đạm, không bón quá nhiều hoặc quá
muộn. Bón thừa đạm, bón muộn, có thể kéo dài sinh trưởng thân lá, không có lợi
cho quá trình làm đòng. Ngoài ra thân lá sinh trưởng kéo dài dễ phát sinh sâu bệnh
hại do đó ảnh hưởng xấu đến quá trình vào chắc. Lúa bị đổ ngã nhất là thời kỳ cuối
trổ bông cũng làm cho tỷ lệ hạt chắc giảm (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
3.3.5Trọng lượng 1000 hạt
Qua kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy trọng lượng 1.000 hạt của giống lúa
OM69676 không khác biệt qua phân tích thống kê. Trọng lượng 1.000 hạt giao
động từ 24,9-25,5 g. Trọng lượng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố cấu
thành năng suất lúa nhưng ít biến động mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của
giống quyết định.
Theo Yoshida (1981), trọng lượng 1.000 hạt của một giống tương đối ổn
định do kích thước hạt, kích thước vỏ trấu bị khống chế nghiêm ngặt. Do đó, hạt
không thể lớn hơn kích thước vỏ trấu cho phép dù cho các điều kiện thời tiết thích
hợp và dinh dưỡng đầy đủ. Nhưng kích thước vỏ trấu lệ thuộc vào sự biến đổi chút
ít của bức xạ mặt trời 2 tuần trước khi hoa nở. Bón phân nuôi đòng để tăng cỡ hạt
23
đến đúng kích thước của giống và bón phân nuôi hạt, giữ nước đầy đủ, bảo vệ lúa
không bị đổ ngã hoặc sâu bệnh phá hoại, bố trí thời vụ cho lúa ngậm sữa, vào chắc
trong điều kiện thuận lợi để tăng sự tích lũy vào hạt làm hạt chắc và no đầy từ đó
trọng lượng hạt cũng được gia tăng theo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
3.3.6 Năng suất lý thuyết
Kết quả thí nghiệm cho thấy giữa các nghiệm thức năng suất lý thuyết có sự
khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, năng suất giao dộng từ 6,71-8,65 (Bảng 3.4). Năng
suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của lúa và phụ thuộc vào số bông/m2,
số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Các chỉ tiêu này càng cao thì
năng suất lý thuyết càng cao.
Bảng 3.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của giống lúa OM6976 Hè Thu 2012.
Nghiệm thức
NSLT (tấn/ha)
NSTT (tấn/ha)
110
8,47a
6,12a
83
8,65a
6,37a
55
6,71b
5,65b
F
**
**
CV (%)
5,4
1,96
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD, ns: không khác biệt thống kê
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), năng suất lúa phụ thuộc vào 4 yếu tố: số
bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt. Các
thành phần này có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu 4 thành phần này càng tăng thì
năng suất lúa càng cao, cho đến khi 4 thành phần này đạt cân bằng tối hảo thì năng
suất lúa sẽ đạt tối đa. Theo Yoshida (1981), năng suất tối đa có thể chuẩn đoán dựa
vào tiềm năng của giống và theo điều kiện môi trường.
3.3.6 Năng suất thực tế
Qua kết quả thí nghiệm ở Bảng 3.4 cho thấy năng suất thực tế giữa các
nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 1%, năng suất dao
động trong khoảng từ 5,65-6,37 tấn/ha. Trong đó năng suất thực tế ở nghiệm thức
bón110 kgN/ha và 83 kgN/ha là gần tương đương nhau lần lượt là 6,12 tấn/ha và
6,37 tấn/ha cao hơn nghiệm thức bón 55 kgN/ha có năng suất thực tế là 5,65 tấn/ha.
Năng suất thực tế là yếu tố cuối cùng để phân loại và đánh giá giống có năng suất
cao hay thấp. Năng suất lúa được quy định bởi bốn thành phần năng suất, liên quan
24
chặt chẽ với nhau, nếu một trong bốn thành phần này dao động quá mức sẽ ảnh
hưởng đến các phần còn lại và làm cho năng suất thực tế tăng hoặc giảm (Nguyễn
Văn Hoan, 1995).
Trong thực tế, năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với năng suất lý thuyết do
hạn chế về mặt sinh học, như sự thích nghi của giống với điều kiện đất, nước, dinh
dưỡng, sâu bệnh, cỏ dại. Trong đó, kiến thức và tập quán canh tác của nông dân là
hết sức quan trọng, chi phí và lợi nhuận cũng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc
đầu tư và do đó làm ảnh hưởng đến năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ
Trong mỗi một vụ canh tác lúa thì nông dân cần phải đầu tư nhiều chi phí
như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất,…. Trong đó, chi phí đầu tư về
phân bón cũng góp phần đáng kể vào tổng chi phí đầu tư. Trong thí nghiệm này do
điều kiện chăm sóc như: giống, thuốc bảo vệ thực vật,… giống nhau, nên khi tính
hiệu quả kinh tế chủ yếu khác nhau là lượng phân bón sử dụng và năng suất.
Bảng 3.5 Phân tích hiệu quả kinh tế
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
110
83
55
6,12
6,37
5,65
-
0,25
-0,47
4.450
4.450
4.450
Chi phí phân giảm (đồng/ha)
-
531.000
1.062.000
Tổng chi giảm (đồng/ha)
-
531.000
1.062.000
Tổng thu tăng (đồng/ha)
-
1.112.500
-2.091.500
Lợi nhuận tăng thêm(đồng/ha)
-
1.643.500
-1.029.500
Năng suất (tấn/ha)
Năng suất tăng (tấn/ha)
Giá lúa (đồng/kg)
Ghi chú: NT1: bón 110 kgN/ha (đối chứng); NT2: bón 83 kgN/ha; NT3: bón 55 kgN/ha.
Năng suất tăng = Năng suất từng nghiệm thức - Năng suất đối chứng.
Tổng thu tăng = Năng suất tăng * Giá lúa.
Lợi nhuận tăng thêm = Tổng chi giảm + Tổng thu tăng.
Qua kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy tuy giảm bớt lượng phân đạm bón cho lúa
nhưng năng suất lúa vẫn không chênh lệch nhiều giữa nghiệm thức bón 110
kgN/ha(theo nông dân) và nghiệm thức bón 83 kgN/ha (giảm 25% N). Lợi nhuận
thu được của việc giảm 25% lượng phân đạm tăng thêm (1.643.500đ/ha) so với với
cách bón của nông dân. Ngoài việc không gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả
25
kinh tế, giảm lượng phân đạm còn giúp nông dân giảm chi phí đầu tư về phân bón,
giúp cải thiện môi trường....Tuy nhiên, nếu giảm lượng đạm quá nhiều sẽ gây ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, do đó giảm năng suất lúa và làm
giảm lợi nhuận như ở nghiệm thứcbón 55 kgN/ha (giảm 50% N) giảm 1.029.500
đ/ha.
26
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Chiều cao, số chồi giống lúa OM6976 qua các giai đoạn, số hạt chắc/bông và
tỷ lệ hạt chắc bị ảnh hưởng bởi liều lượng phân đạm. Nghiệm thức bón 83 kgN/ha
có số bông/m2 tương đương với nghiệm thức bón 110 kgN/ha. Khi giảm lượng phân
đạm xuống 25% (bón 83 kgN/ha) các thành phần năng suất số hạt trên bông và
trọng lượng 1.000 hạt đều không bị ảnh hưởng. Việc giảm lượng phân đạm bón cho
lúa từ 110 kgN/ha xuống còn 83 kgN/ha không làm giảm năng suất lúa nhưng có lợi
nhuận tăng thêm là 1.643.500 đ/ha so với nghiệm thức bón 110 kgN/ha.
4.2 ĐỀ NGHỊ
Có thể khuyến cáo nông dân tại xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long
An sử dụng lượng phân đạm là 83 kgN/ha trong vụ Hè Thu, lúa vẫn đảm bảo năng
suất, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Huy Đáp, 1999. Một số vấn đề về cây lúa. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Đổ ThịThanh Ren 1999. Bài giảng Phì nhiêu đất và phân bón. Bộ môn Khoa học
Đất, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Đường Hồng Dật 2002. Cẩm nang phân bón. Nhà xuất bản Hà Nội
Lê Hữu Toàn, 2009. Ảnh hưởng của mật độ sạ, liều lượng phân đạm và quản lý chất
lượng nước trên đất trồng lúa ba vụ và hai vụ lúa luân canh màu đến sự
phát sinh và phát triển của sâu bệnh. Luận văn cao học-Trường Đại học
Cần Thơ.
Lê Văn Hòa, Nguyễn Bảo Toàn và Đặng Phương Trâm, 2001. Bài giảng sinh lý
thực vật. Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Bảo Vệ, 2003. Một số yếu tố hạn chế và biện pháp nâng cao năng suất lúa
Hè Thu ở ĐBSCL. Kỹ yếu hội thảo “Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè
Thu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông
Nghiệp-Trường Đại Học Cần Thơ, trang 1-8.
Nguyễn BảoVệ và Nguyễn Huy Tài 2010. Giáo trình dinh dưỡng khoáng cây trồng.
Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo trình cây lúa. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thành Hối, 2003. Năng suất lúa Hè Thu và vấn đề ngộ độc chất hữu cơ. Kỹ
yếu hội thảo “Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng
Sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông Nghiệp-Trường Đại
Học Cần Thơ, trang 26-35.
Nguyễn Thành Hối, 2010. Đề cương bài giảng Cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Luật, 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà xuất bản Nông nghiệp
Hà Nội.
Nguyễn Văn Luật 1997. Tổng kết tình hình sử dụng phân bón trong khu vực tỉnh
Cần Thơ.
Nguyễn Văn Hoan, 1995. Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
Phạm Sĩ Tân, 2008. Bón phân cho lúa ngắn ngày vùng phù sa ngọt đồng bằng sông
Cửu Long. Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long. Truy cập ngày 10 tháng
10 năm 2008.
Shuichi Yoshida, 1981. Cơ sở khoa học cây lúa. IRRI, Los Banos, Laguna,
Philippines (Bản dịch của Trần Minh Thành – Trường Đại Học Cần Thơ).
28
Tăng Thị Hạnh, 2003. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của giống VL20 trên đất đồng bằng sông Hồng và đất bạc màu Sóc
Sơn, Hà Nội, vụ xuân 2003. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp,
trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
Võ Thị Lang, Ngô Thị Thanh Trúc, Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Năm, 2008.
Nghiên cứu so sánh mô hình sản xuất lúa theo “3 giảm 3 tăng” và mô hình
truyền thống ở ĐBSCL. Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 184-215.
29
PHỤ CHƯƠNG
Phụ bảng 3.1 Chiều cao (cm) của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Đơn vị (cm)
Ngày sau sạ
Nghiệm thức
20
40
60
95
NT1
33,60
63,21 a
71,67 a
95,12 a
NT2
32,38
60,23 a
70,74 a
91,69 a
NT3
31,85
57,92 b
67,24 b
87,34 b
F
ns
*
*
*
CV (%)
3,21
2,77
2,18
2,55
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức
1%.
Phụ bảng 3.2 Số chồi của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Đơn vị (chồi)
Ngày sau sạ
Nghiệm thức
20
40
60
95
Chiều dài
bông (cm)
NT1
808
1030,70 a
926,67
636,00 a
18,65
NT2
751
933,33 ab
833,33
601,67 ab
17,83
NT3
736
894,33 b
821,00
531,33 b
17,81
F
ns
*
ns
*
ns
CV (%)
5,15
4,83
6,05
5,96
3,33
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức
1%.
Phụ bảng 1 Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 20 ngày tuổi của giống lúa OM6976 vụ Hè
Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
5,237
2,618
2,396
0,207
Nghiệm thức
2
4,852
2,426
2,220 ns
0,225
Sai số
4
4,371
1,093
CV (%)
3,21
Phụ bảng 2 Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 40 ngày tuổi của giống lúa OM6976 vụ Hè
Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
8,822
0,411
0,146
0,868
Nghiệm thức
2
42,201
21,1
7,52 *
0,044
Sai số
4
11,224
2,806
CV (%)
2,77
Phụ bảng 3 Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 60 ngày tuổi của giống lúa OM6976 vụ Hè
Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
0,595
0,298
0,128
0,883
Nghiệm thức
2
32,704
16,352
7,040 *
0,049
Sai số
4
9,291
2,323
CV (%)
2,18
Phụ bảng 4 Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 95 ngày tuổi của giống lúa OM6976 vụ Hè
Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
1,652
0,826
0,152
0,864
Nghiệm thức
2
91,21
45,605
8,37 *
0,037
Sai số
4
21,795
5,449
CV (%)
2,55
Phụ bảng 5 Phân tích ANOVA về số chồi lúc 20 ngày tuổi của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
22216,667
11108,333
7,156
0,048
Nghiệm thức
2
8658
4329
2,789 ns
0,174
Sai số
4
6209
1552,333
CV (%)
5,15
Phụ bảng 6 Phân tích ANOVA về số chồi lúc 40 ngày tuổi của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
84290,889
42145,444
19,868
0,008
Nghiệm thức
2
29581,556
14790,778
6,973 *
0,05
Sai số
4
8485,111
2121,278
CV (%)
4,83
Phụ bảng 7 Phân tích ANOVA về số chồi lúc 60 ngày tuổi của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
99782
49891
18,387
0,01
Nghiệm thức
2
20028,667
10014,333
3,691 ns
0,124
Sai số
4
10853,333
2713,333
CV (%)
6,05
Phụ bảng 8 Phân tích ANOVA về số chồi lúc thu hoạch 95 ngày tuổi của giống lúa OM6976 vụ Hè
Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
3616,667
1803,333
1,466
0,333
Nghiệm thức
2
17080,667
8540,333
6,925 *
0,05
Sai số
4
4932,667
1233,167
CV (%)
5,96
Phụ bảng 9 Phân tích ANOVA về chiều dài bông của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
0,360
0,180
0,497
0,642
Nghiệm thức
2
1,378
0,689
1,901 ns
0,263
Sai số
4
1,451
0,363
CV (%)
3,33
Phụ bảng 10 Phân tích ANOVA về số hạt/bông của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
1,341
0,670
0,032
0,968
Nghiệm thức
2
21,316
10,658
0,517 ns
0,632
Sai số
4
82,522
20,631
CV (%)
6,38
Phụ bảng 11 Phân tích ANOVA về số hạt chắc/bông của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
1,572
0,786
0,418
0,684
Nghiệm thức
2
49,38
24,69
13,117 *
0,018
Sai số
4
7,529
1,882
CV (%)
2,57
Phụ bảng 12 Phân tích ANOVA về tỷ lệ hạt chắc của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
44,298
22,149
8,384
0,037
Nghiệm thức
2
174,250
87,125
32,977 **
0,003
Sai số
4
10,568
2,642
CV (%)
2,19
Phụ bảng 13 Phân tích ANOVA về trọng lượng 1000 hạt của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
0,556
0,278
2,653
0,785
Nghiệm thức
2
0,546
0,273
2,603 ns
0,189
Sai số
4
0,420
0,105
CV (%)
1,29
Phụ bảng 14 Phân tích ANOVA về năng suất lý thuyết của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
0,227
0,114
0,617
0,584
Nghiệm thức
2
6,844
3,422
18,591 **
0,009
Sai số
4
0,736
0,184
CV (%)
5,4
Phụ bảng 15 Phân tích ANOVA về năng suất thực tế của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nguồn biến
Độ tự do
động
Tổng bình
Trung bình
phương
bình phương
Giá trị F
Xác suất
Lặp lại
2
0,021
0,010
0,712
0,544
Nghiệm thức
2
0,794
0,397
27,481 **
0,005
Sai số
4
0,054
0,014
CV (%)
1,96
[...]...DANH MỤC BẢNG TỰA BẢNG BẢNG TRANG 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 12 3.1 Chiều cao của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu năm 2012 20 3.2 Số chồi của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu năm 2012 21 3.3 Thành phần năng suất của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012 22 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012 24 Phân tích hiệu quả kinh tế 25 3.4 3.5 ix MỞ ĐẦU ĐBSCL những năm gần đây... đề tài Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất giống lúa OM6976 vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An được thực hiện nhằm tìm ra liều lượng phân đạm thích hợp làm tăng năng suất lúa góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY LÚA 1.1.1 Nguồn gốc cây lúa Lúa là cây trồng xưa nhất vì thế thời gian và địa... TIỆN 2.1.1 Thời gian và địa điểm Thời gian: thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu năm 2012 (từ tháng 04 /2012 đến tháng 07 /2012) Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An 2.1.2 Phương tiện Giống lúa: OM6976, thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, gạo dài, trong, mềm cơm, chịu phèn nhẹ Chiều cao cây 95-100 cm Năng suất vụ Đông Xuân 7-9 tấn/ha, vụ Hè Thu 5-6 tấn/ha... 83 kg Còn 8 trong vụ Xuân Hè và Hè Thu lượng phân đạm mất nhiều hơn khoảng 110 kg/ha Tóm lại, cây lúa sử dụng lượng phân đạm bón trong vụ Đông Xuân khoảng 45%, vụ Xuân Hè và Hè Thu khoảng 27% Ở huyện Thốt Nốt và Ô Môn tỉnh Cần Thơ nông dân bón đạm cho lúa thấp hơn ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, trung bình từ 130– 140 kgN/ha (Trần Văn Sáu, 1997) Nhưng hiệu suất sử dụng phân bón của lúa cũng tương đương... 3.3.6 Năng suất lý thuyết Kết quả thí nghiệm cho thấy giữa các nghiệm thức năng suất lý thuyết có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, năng suất giao dộng từ 6,71-8,65 (Bảng 3.4) Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của lúa và phụ thu c vào số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt Các chỉ tiêu này càng cao thì năng suất lý thuyết càng cao Bảng 3.4 Năng suất lý thuyết và năng. .. -1.029.500 Năng suất (tấn/ha) Năng suất tăng (tấn/ha) Giá lúa (đồng/kg) Ghi chú: NT1: bón 110 kgN/ha (đối chứng); NT2: bón 83 kgN/ha; NT3: bón 55 kgN/ha Năng suất tăng = Năng suất từng nghiệm thức - Năng suất đối chứng Tổng thu tăng = Năng suất tăng * Giá lúa Lợi nhuận tăng thêm = Tổng chi giảm + Tổng thu tăng Qua kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy tuy giảm bớt lượng phân đạm bón cho lúa nhưng năng suất lúa vẫn... thì chỉ hấp thu đạm dạng NH4+ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) 1.5 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Theo kết quả điều tra ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang của Nguyễn Việt Hoa (1997) thì lượng phân đạm nông dân bón cho lúa ở ba vụ Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu trung bình là 150 kgN/ha Trong vụ Đông Xuân để có năng suất 6,7 tấn/ha chỉ cần bón thêm cho lúa 67 kgN/ha Như vậy, phân đạm đã mất đi... tiết thu n lợi thì cây lúa hình thành chồi sớm và nhanh chóng đạt số chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) Số chồi ảnh hưởng lớn đến năng suất nhưng nếu cứ tăng số chồi mãi sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh về mặt dinh dưỡng, cây lúa kém phát triển Ngoài ra còn cạnh tranh về ánh sáng, thiếu ánh sáng lá sẽ bị dọp, khả năng quang hợp kém từ đó dẫn đến năng suất lúa không được cao Lượng phân bón ảnh hưởng. .. góp phần vào an ninh lương thực thế giới, đòi hỏi phải tìm ra những biện pháp nhằm tăng sản lượng lúa, tăng lợi nhuận cùng với chất lượng lúa gạo Trong những năm qua công tác lai tạo và chọn giống phát triển mạnh.Bên cạnh giống tốt thì phân bón là yếu tố quan trọng để phát huy hết tiềm năng của cây lúa Đặc biệt là phân đạm có vai trò vô cùng quan trọng trong thâm canh tăng năng suất lúa Đạm là chất... cho năng suất cao đến đâu chăng nữa cũng thiếu các dưỡng chất cần thiết tức là thiếu phân bón thì không đạt được năng suất cao Vũ Hữu Yêm (1995), cho rằng để tăng năng suất thì nước là quan trọng nhất rồi đến phân bón, có phân bón thì giống mới phát huy được hết tiềm năng năng suất của mình Trong mấy thập kỉ qua, năng suất cây trồng đã không ngừng tăng lên, ngoài vai trò giống thì phân bón cũng đóng