C ảm tạ
3.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ
Trong mỗi một vụ canh tác lúa thì nông dân cần phải đầu tư nhiều chi phí như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất,…. Trong đó, chi phí đầu tư về phân bón cũng góp phần đáng kể vào tổng chi phí đầu tư. Trong thí nghiệm này do điều kiện chăm sóc như: giống, thuốc bảo vệ thực vật,… giống nhau, nên khi tính hiệu quả kinh tế chủ yếu khác nhau là lượng phân bón sử dụng và năng suất.
Bảng 3.5 Phân tích hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
110 83 55
Năng suất (tấn/ha) 6,12 6,37 5,65
Năng suất tăng (tấn/ha) - 0,25 -0,47
Giá lúa (đồng/kg) 4.450 4.450 4.450 Chi phí phân giảm (đồng/ha) - 531.000 1.062.000 Tổng chi giảm (đồng/ha) - 531.000 1.062.000 Tổng thu tăng (đồng/ha) - 1.112.500 -2.091.500 Lợi nhuậntăng thêm(đồng/ha) - 1.643.500 -1.029.500
Ghi chú: NT1: bón 110 kgN/ha (đối chứng); NT2: bón 83 kgN/ha; NT3: bón 55 kgN/ha. Năng suất tăng = Năng suất từng nghiệm thức - Năng suất đối chứng.
Tổng thu tăng = Năng suất tăng * Giá lúa.
Lợi nhuận tăng thêm = Tổng chi giảm + Tổng thu tăng.
Qua kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy tuy giảm bớt lượng phân đạm bón cho lúa nhưng năng suất lúa vẫn không chênh lệch nhiều giữa nghiệm thức bón 110 kgN/ha(theo nông dân) và nghiệm thức bón 83 kgN/ha (giảm 25% N). Lợi nhuận thu được của việc giảm 25% lượng phân đạm tăng thêm (1.643.500đ/ha) so với với cách bón của nông dân. Ngoài việc không gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả
26
kinh tế, giảm lượng phân đạm còn giúp nông dân giảm chi phí đầu tư về phân bón, giúp cải thiện môi trường....Tuy nhiên, nếu giảm lượng đạm quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, do đó giảm năng suất lúa và làm giảm lợi nhuận như ở nghiệm thứcbón 55 kgN/ha (giảm 50% N) giảm 1.029.500 đ/ha.
27
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ