Số hạt chắc/bông

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất giống lúa om6976 vụ hè thu năm 2012 tại xã tân ninh, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 34)

C ảm tạ

3.3.3. Số hạt chắc/bông

Số hạt chắc trên bông là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Từ kết quả Bảng 3.3 cho thấy số hạt chắc trên bông cao nhất ở nghiệm thức bón 83 kgN/ha và thấp nhất ở nghiệm thức bón 55 kgN/ha, khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 5%. Số hạt chắc trên bông càng cao thì năng suất lúa càng cao. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào sốhoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ hạt chắc ở mức 1% (Bảng 3.3). Cao nhất ở nghiệm thức bón 83 kgN/ha 79,79% và thấp nhất ở nghiệm thức bón 110 kgN/ha 69,09%. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thường số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Mỗi giống lúa yêu cầu một lượng đạm nhất định để sinh trưởng và hình thành năng suất. Vượt quá giới hạn yêu cầu, bón thừa đạm dễ làm tỷ lệ hạt chắc giảm vì vậy cần phải chý ý khi sử dụng phân đạm, không bón quá nhiều hoặc quá muộn. Bón thừa đạm, bón muộn, có thể kéo dài sinh trưởng thân lá, không có lợi cho quá trình làm đòng. Ngoài ra thân lá sinh trưởng kéo dài dễ phát sinh sâu bệnh hại do đó ảnh hưởng xấu đến quá trình vào chắc. Lúa bị đổ ngã nhất là thời kỳ cuối trổ bông cũng làm cho tỷ lệ hạt chắc giảm (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).

3.3.5Trọng lượng 1000 hạt

Qua kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy trọng lượng 1.000 hạt của giống lúa OM69676 không khác biệt qua phân tích thống kê. Trọng lượng 1.000 hạt giao động từ 24,9-25,5 g. Trọng lượng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa nhưng ít biến động mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định.

Theo Yoshida (1981), trọng lượng 1.000 hạt của một giống tương đối ổn định do kích thước hạt, kích thước vỏ trấu bị khống chế nghiêm ngặt. Do đó, hạt không thể lớn hơn kích thước vỏ trấu cho phép dù cho các điều kiện thời tiết thích hợp và dinh dưỡng đầy đủ. Nhưng kích thước vỏ trấu lệ thuộc vào sự biến đổi chút ít của bức xạ mặt trời 2 tuần trước khi hoa nở. Bón phân nuôi đòng để tăng cỡ hạt

24

đến đúng kích thước của giống và bón phân nuôi hạt, giữ nước đầy đủ, bảo vệ lúa không bị đổ ngã hoặc sâu bệnh phá hoại, bố trí thời vụ cho lúa ngậm sữa, vào chắc trong điều kiện thuận lợi để tăng sự tích lũy vào hạt làm hạt chắc và no đầy từ đó trọng lượng hạt cũng được gia tăng theo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất giống lúa om6976 vụ hè thu năm 2012 tại xã tân ninh, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)