C ảm tạ
3.2. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC
3.2.1 Chiều cao cây
Qua kết quả thí nghiệm ở Bảng 3.1 cho thấy vào thời điểm 20 ngày sau sạ thì chiều cao trung bình của cây lúa giao động từ 31,85 cm đến 33,60 cm, không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Trong giai đoạn này cây lúa chủ yếu sử dụng nguồn dinh dưỡng dự trữ trong hạt nên hầu như ít chịu sự tác động dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Các giai đoạn 40, 60 và 95 ngày sau sạ có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức 5% giữa nghiệm thức bón 110 kgN/ha, nghiệm thức bón 83 kgN/ha với nghiệm thức bón 55 kgN/ha. Chiều cao tối đa của cây lúa ở các nghiệm thức dao động từ 87,34-95,12 cm (Bảng 3.1).
20
Bảng 3.1 Chiều cao (cm) của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Đơn vị (cm) Nghiệm thức (KgN/ha) Ngày sau sạ 20 40 60 95 110 33,60 63,21 a 71,67 a 95,12 a 83 32,38 60,23 a 70,74 a 91,69 a 55 31,85 57,92 b 67,24 b 87,34 b F ns * * * CV (%) 3,21 2,77 2,18 2,55
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩaở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.
Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây của lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi hình thành đốt, vươn lóng và trổ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng có thể chịu sự biến động khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dinh dưỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ quá thừa hoặc quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Akita (1989), cây cao từ 90 - 100 cm được coi là lý tưởng về năng suất.
Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào các yếu tố giống, thời vụ, mật độ cấy, lượng phân bón,… đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Do đó, cần phải bố trí đúng thời vụ, mật độ cấy hợp lý, phân bón thích hợp để cây lúa đạt chiều cao trong mức giới hạn của giống (Nguyễn Văn Hoan, 1995). Đạm là chất tạo thành hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và các diệp lục tố làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá, thân (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
3.2.2Số chồi/m2
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy giai đoạn 20, 60 ngày sau sạ không có sự khác biệt về số chồi giữa các nghiệm thức qua phân tích thống kê. Giai đoạn 40, 95giữa nghiệm thức bón 110 kgN/ha và nghiệm thức bón 55 kgN/ha có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Giai đoạn 95 ngày sau khi sạ số chồi đạt cao nhất ở nghiệm thức bón 110 kgN/ha 636 chồi/m2và thấp nhất ở nghiệm thức bón 55 kgN/ha 531 chồi/m2lúc này chồi vô hiệu đã chết và chỉ còn lại chồi hữu hiệu.
21
Bảng 3.2 Số chồi của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Đơn vị (chồi
Nghiệm thức
(kgN/ha)
Ngày sau sạ
20 40 60 95 Chiều dài
bông (cm) 110 808 1030,70 a 926,67 636,00 a 18,65 83 751 933,33 ab 833,33 601,67 ab 17,83 55 736 894,33 b 821,00 531,33 b 17,81 F ns * ns * ns CV (%) 5,15 4,83 6,05 5,96 3,33
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.
Số chồi/m2 là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan rất chặt quyết định đến số bông/m2, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có 4 lá, trên đồng ruộng cây lúa sẽ đẻ nhánh khi kết thúc giai đoạn mạ và cây lúa bén rễ hồi xanh. Việc theo dõi động thái đẻ nhánh và tốc độ đẻ nhánh của lúa để từ đó có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để đạt số bông tối ưu trên một đơn vị diện tích, nhằm đạt năng suất cao (Tăng Thị Hạnh, 2003). Trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, thời tiết thuận lợi thì cây lúa hình thành chồi sớm và nhanh chóng đạt số chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Số chồi ảnh hưởng lớn đến năng suất nhưng nếu cứ tăng số chồi mãi sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh về mặt dinh dưỡng, cây lúa kém phát triển. Ngoài ra còn cạnh tranh về ánh sáng, thiếu ánh sáng lá sẽ bị dọp, khả năng quang hợp kém từ đó dẫn đến năng suất lúa không được cao. Lượng phân bón ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian đẻ chồi và số lượng chồi trên cây, khi được cung cấp đầy đủ lượng phân đạm thì cây lúa để chồi sớm, nhanh đạt số chồi tối đa và cũng có số chồi hữu hiệucao hơn. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), khi cung cấp đủ hàm lượng đạm sẽ giúp gia tăng chiều cao và số chồi.
3.2.3 Chiều dài bông
Qua kết quả thí nghiệm (Bảng 3.2) cho thấy rằng giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thống kê và chiều dài bông của các nghiệm thức nằm trong khoảng từ 17,81 - 18,65 cm. Cao nhất ở nghiệm thức bón 110 kgN/ha (18,65 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức bón 55 kgN/ha (17,81 cm)
22
3.3 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 3.3.1 Số bông/m2
Kết quả thí nghiệm ở Bảng 3.1 cho thấy, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, số bông/m2cao nhất ở nghiệm thức bón 110 kgN/ha (636 bông) và thấp nhất là nghiệm thức bón 55 kgN/ha (531,33 bông).
Bảng 3.3 Thành phần năng suất của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu 2012.
Nghiệm thức Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc(%) Trọng lượng 1000 hạt 110 636,00 a 73,26 52,89 b 69,09 c 25,20 83 601,67 ab 70,69 56,41 a 79,79 a 25,50 55 531,33 b 69,59 50,73 b 73,30b 24,9 F * ns * ** ns CV (%) 5,96 6,38 2,57 2,19 1,29
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%
Số bông/m2 là một trong bốn yếu tố cấu thành nên năng suất lúa. Theo Yoshida (1981), trong ruộng lúa số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào sự đâm chồi và được xác định phần lớn ở 10 ngày sau giai đoạn số chồi tối đa. Số bông/m2 phụ thuộc vào mật độ gieo sạ và khảnăng nở bụi của lúa, mật độ gieo sạ và khảnăng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón và chế độ nước. Số bông/m2 tỷ lệ thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Như vậy, ở nghiệm thức bón 110 kgN/ha và 83 kgN/ha dinh dưỡng được cung cấp đầy đủnên lúa đạt được số chồi hữu hiệu cao hơn nghiệm thức bón 55 kgN/ha.
3.3.2 Số hạt/bông
Số hạt trên bông giao động từ 69,59-73,26 hạt (Bảng 3.3) và khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa, nhưng hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Đối với lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sócđúng mức và điều kiện thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt trên bông cao. Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước
23
trong ruộng thích hợp, ánh sáng đầy đủ và không có sâu bệnh tấn công, thời tiết thuận lợi.
3.3.3 Số hạt chắc/bông
Số hạt chắc trên bông là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Từ kết quả Bảng 3.3 cho thấy số hạt chắc trên bông cao nhất ở nghiệm thức bón 83 kgN/ha và thấp nhất ở nghiệm thức bón 55 kgN/ha, khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 5%. Số hạt chắc trên bông càng cao thì năng suất lúa càng cao. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào sốhoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ hạt chắc ở mức 1% (Bảng 3.3). Cao nhất ở nghiệm thức bón 83 kgN/ha 79,79% và thấp nhất ở nghiệm thức bón 110 kgN/ha 69,09%. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thường số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Mỗi giống lúa yêu cầu một lượng đạm nhất định để sinh trưởng và hình thành năng suất. Vượt quá giới hạn yêu cầu, bón thừa đạm dễ làm tỷ lệ hạt chắc giảm vì vậy cần phải chý ý khi sử dụng phân đạm, không bón quá nhiều hoặc quá muộn. Bón thừa đạm, bón muộn, có thể kéo dài sinh trưởng thân lá, không có lợi cho quá trình làm đòng. Ngoài ra thân lá sinh trưởng kéo dài dễ phát sinh sâu bệnh hại do đó ảnh hưởng xấu đến quá trình vào chắc. Lúa bị đổ ngã nhất là thời kỳ cuối trổ bông cũng làm cho tỷ lệ hạt chắc giảm (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
3.3.5Trọng lượng 1000 hạt
Qua kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy trọng lượng 1.000 hạt của giống lúa OM69676 không khác biệt qua phân tích thống kê. Trọng lượng 1.000 hạt giao động từ 24,9-25,5 g. Trọng lượng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa nhưng ít biến động mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định.
Theo Yoshida (1981), trọng lượng 1.000 hạt của một giống tương đối ổn định do kích thước hạt, kích thước vỏ trấu bị khống chế nghiêm ngặt. Do đó, hạt không thể lớn hơn kích thước vỏ trấu cho phép dù cho các điều kiện thời tiết thích hợp và dinh dưỡng đầy đủ. Nhưng kích thước vỏ trấu lệ thuộc vào sự biến đổi chút ít của bức xạ mặt trời 2 tuần trước khi hoa nở. Bón phân nuôi đòng để tăng cỡ hạt
24
đến đúng kích thước của giống và bón phân nuôi hạt, giữ nước đầy đủ, bảo vệ lúa không bị đổ ngã hoặc sâu bệnh phá hoại, bố trí thời vụ cho lúa ngậm sữa, vào chắc trong điều kiện thuận lợi để tăng sự tích lũy vào hạt làm hạt chắc và no đầy từ đó trọng lượng hạt cũng được gia tăng theo (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
3.3.6 Năng suất lý thuyết
Kết quả thí nghiệm cho thấy giữa các nghiệm thức năng suất lý thuyết có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, năng suất giao dộng từ 6,71-8,65 (Bảng 3.4). Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của lúa và phụ thuộc vào số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Các chỉ tiêu này càng cao thì năng suất lý thuyết càng cao.
Bảng 3.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của giống lúa OM6976 Hè Thu 2012.
Nghiệm thức NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha)
110 8,47a 6,12a
83 8,65a 6,37a
55 6,71b 5,65b
F ** **
CV (%) 5,4 1,96
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), năng suất lúa phụ thuộc vào 4 yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt. Các thành phần này có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu 4 thành phần này càng tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến khi 4 thành phần này đạt cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ đạt tối đa. Theo Yoshida (1981), năng suất tối đa có thể chuẩn đoán dựa vào tiềm năng của giống và theo điều kiện môi trường.
3.3.6 Năng suất thực tế
Qua kết quả thí nghiệm ở Bảng 3.4 cho thấy năng suất thực tế giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 1%, năng suất dao động trong khoảng từ 5,65-6,37 tấn/ha. Trong đó năng suất thực tế ở nghiệm thức bón110 kgN/ha và 83 kgN/ha là gần tương đương nhau lần lượt là 6,12 tấn/ha và 6,37 tấn/ha cao hơn nghiệm thức bón 55 kgN/ha có năng suất thực tế là 5,65 tấn/ha. Năng suất thực tế là yếu tố cuối cùng để phân loại và đánh giá giống có năng suất cao hay thấp. Năng suất lúa được quy định bởi bốn thành phần năng suất, liên quan
25
chặt chẽ với nhau, nếu một trong bốn thành phần này dao động quá mức sẽ ảnh hưởng đến các phần còn lại và làm cho năng suất thực tế tăng hoặc giảm (Nguyễn Văn Hoan, 1995).
Trong thực tế, năng suất thực tế thấp hơn nhiều so với năng suất lý thuyết do hạn chế về mặt sinh học, như sự thích nghi của giống với điều kiện đất, nước, dinh dưỡng, sâu bệnh, cỏ dại. Trong đó, kiến thức và tập quán canh tác của nông dân là hết sức quan trọng, chi phí và lợi nhuận cũng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc đầu tư và do đó làm ảnh hưởng đến năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ
Trong mỗi một vụ canh tác lúa thì nông dân cần phải đầu tư nhiều chi phí như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất,…. Trong đó, chi phí đầu tư về phân bón cũng góp phần đáng kể vào tổng chi phí đầu tư. Trong thí nghiệm này do điều kiện chăm sóc như: giống, thuốc bảo vệ thực vật,… giống nhau, nên khi tính hiệu quả kinh tế chủ yếu khác nhau là lượng phân bón sử dụng và năng suất.
Bảng 3.5 Phân tích hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
110 83 55
Năng suất (tấn/ha) 6,12 6,37 5,65
Năng suất tăng (tấn/ha) - 0,25 -0,47
Giá lúa (đồng/kg) 4.450 4.450 4.450 Chi phí phân giảm (đồng/ha) - 531.000 1.062.000 Tổng chi giảm (đồng/ha) - 531.000 1.062.000 Tổng thu tăng (đồng/ha) - 1.112.500 -2.091.500 Lợi nhuậntăng thêm(đồng/ha) - 1.643.500 -1.029.500
Ghi chú: NT1: bón 110 kgN/ha (đối chứng); NT2: bón 83 kgN/ha; NT3: bón 55 kgN/ha. Năng suất tăng = Năng suất từng nghiệm thức - Năng suất đối chứng.
Tổng thu tăng = Năng suất tăng * Giá lúa.
Lợi nhuận tăng thêm = Tổng chi giảm + Tổng thu tăng.
Qua kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy tuy giảm bớt lượng phân đạm bón cho lúa nhưng năng suất lúa vẫn không chênh lệch nhiều giữa nghiệm thức bón 110 kgN/ha(theo nông dân) và nghiệm thức bón 83 kgN/ha (giảm 25% N). Lợi nhuận thu được của việc giảm 25% lượng phân đạm tăng thêm (1.643.500đ/ha) so với với cách bón của nông dân. Ngoài việc không gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả
26
kinh tế, giảm lượng phân đạm còn giúp nông dân giảm chi phí đầu tư về phân bón, giúp cải thiện môi trường....Tuy nhiên, nếu giảm lượng đạm quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, do đó giảm năng suất lúa và làm giảm lợi nhuận như ở nghiệm thứcbón 55 kgN/ha (giảm 50% N) giảm 1.029.500 đ/ha.
27
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Chiều cao, số chồi giống lúa OM6976 qua các giai đoạn, số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc bị ảnh hưởng bởi liều lượng phân đạm. Nghiệm thức bón 83 kgN/ha có số bông/m2 tương đương với nghiệm thức bón 110 kgN/ha. Khi giảm lượng phân đạm xuống 25% (bón 83 kgN/ha) các thành phần năng suất số hạt trên bông và trọng lượng 1.000 hạt đều không bị ảnh hưởng. Việc giảm lượng phân đạm bón cho