Trong suốt thời gian này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt được kíc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
- O -
PHAN THỊ THÙY TRANG
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451 VỤ HÈ THU NĂM 2012 TẠI
XÃ VỊ THỦY, HUYỆN VỊ THỦY,
TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC
Cần Thơ, 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Gs.Ts Nguyễn Bảo Vệ Phan Thị Thùy Trang Ths Trần Thị Bích Vân MSSV: 3103532
Lớp: NH K36
Cần Thơ, 2013
Trang 3Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy Trang
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
Gs.Ts Nguyễn Bảo Vệ Ths Trần Thị Bích Vân
Trang 4ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
- O -
Hội đồng khoa học chấm luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451 VỤ HÈ THU NĂM 2012 TẠI XÃ VỊ THỦY, HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG” Do sinh viên Phan Thị Thùy Trang thực hiện và bảo vệ trước hội đồng Ý kiến hội đồng: ………
…… ………
………… ……….…………
………
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: ………
Cần Thơ, ngày……tháng… năm 2013
Thành viên Hội đồng
DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Trang 5iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Phan Thị Thùy Trang
Trang 6Các bạn sinh viên nghành Nông Học, Khóa 36 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Trang 7
Năm 2002 tốt nghiệp tiểu học
Năm 2006 tốt nghiệp trung học cơ sở
Năm 2009 tốt nghiệp trung học phổ thông
Năm 2010-2013 là sinh viên nghành Nông học khóa 36 Trường Đại học Cần Thơ
Trang 8vi
PHAN THỊ THÙY TRANG, 2012 “ Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM5451 vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, trường Đại học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: Gs Ts Nguyễn Bảo Vệ và Ths Trần Thị Bích Vân
TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến năng suất giống lúa OM5451 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm mục tiêu xác định mật độ gieo sạ thích hợp để làm tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu 2012 tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lâp lại, bao gồm các nghiệm thức: sạ ở mật độ 100 kg/ha, sạ ở mật độ 150 kg/ha, sạ ở mật độ 200 kg/ha
Kết quả thí nghiệm cho thấy trong vụ Hè Thu, Sạ thưa với mật độ 100 kg/ha có số chồi tối đa thấp hơn sạ với mật độ 200 kg/ha Nghiệm thức sạ ở mật độ 100 kg/ha
có số hạt trên bông, số hạt chắc/bông cao nhất Trọng lượng 1000 hạt ít biến động Nghiệm thức sạ 150 kg/ha và nghiệm thức sạ 200 kg/ha tương đương nhau Năng suất thực tế ở mật độ sạ 100 kg/ha là 6,73 tấn/ha tương đương với sạ 150 kg/ha và
200 kg/ha Sạ ở mật độ sạ 100 kg/ha có lợi nhuận tăng thêm 2.234.000 đồng/ha so với nghiệm thức 200 kg/ha
Trang 9viii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan iii
Cảm tạ iv
Quá trình học tập v
Tóm lược vi
Mục lục vii
Danh mục bảng x
Danh mục hình xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA 2
1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng 2
1.1.2 Giai đoạn sinh sản 2
1.1.3 Giai đoạn chín 3
1.1.2 Đặc điểm thực vật 4
1.1.2.1 Rể 4
1.1.2.2.Thân 4
1.1.1.3 Lá 5
1.2 YÊU CẦU CỦA CÂY LÚA 5
1.2.1 Yêu cầu về đất đai 5
1.2.2 Yêu cầu sử dụng phân bón 6
1.2.3 Mật độ sạ 6
1.3 PHƯƠNG PHÁP GIEO SẠ 7
1.3.1 Sạ lan 7
1.3.1.1 Sạ ướt 7
1.3.1.2 Sạ khô 7
1.3.1.3 Sạ ngầm 8
1.3.1.4 Sạ chay 8
1.3.1.5 Sạ gởi 8
Trang 10ix
1.3.2 Sạ hàng 8
1.4 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 9
1.4.1 Số bông/m2 10
1.4.2 Số hạt/bông 10
1.4.3 Tỷ lệ hạt chắc 11
1.4.4 Trọng lượng 1000 hạt 11
1.5 MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH CỦA CÂY LÚA 12
1.5.1 Bệnh hại 12
1.5.1.1 Bệnh đạo ôn 12
1.5.1.2 Bệnh đốm nâu 12
1.5.1.3 Bệnh cháy bìa lá 12
1.5.2 Sâu rầy 12
1.5.2.1 Rầy nâu 12
1.5.2.2 Sâu cuốn lá nhỏ 13
1.5.2.3 Nhện gié 13
1.6 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA CÂY LÚA VỚI MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH 13
1.6.1 Bênh đạo ôn 13
1.6.2 Rầy nâu 13
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 14
2.1 PHƯƠNG TIỆN 14
2.1.1 Thời gian và địa điểm 14
2.1.2 Phương tiện 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP 15
2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 15
2.2.2 Biện pháp canh tác 15
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 16
2.2.3.1 Các chỉ tiêu nông hoc 16
2.2.3.2 Năng suất và các thành phần năng suất 16
2.2.4 Phân tích số liệu 17
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
Trang 11x
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN 18
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA 18
3.2.1 Chiều cao cây 18
3.2.2 Số chồi/m2 19
3.2.3 Chiều dài bông 20
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT 21
3.3.1 Các thành phần năng suất 21
3.3.1.1 Số bông/m2 21
3.3.1.2 Số hạt trên bông 22
3.3.1.3 Số hạt chắc trên bông 23
3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc (%) 24
3.3.1.5 Trọng lượng 1000 hạt 25
3.3.2 Năng suất 25
3.3.2.1 Năng suất lý thuyết 25
3.3.2.2 Năng suất thực tế 26
3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ 26
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 28
4.1 KẾT LUẬN 28
4.2 ĐỀ NGHỊ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 PHỤ CHƯƠNG
Trang 12xi
DANH MỤC BẢNG
3.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến chiều cao cây lúa qua các
giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012 19
3.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến chiều số chồi/m2 qua các
giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012 20
3.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến chiều dai bông qua các
giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012 21
3.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của giống lúa
OM5451 tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ
3.5 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế của giống lúa
OM5451 vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu
Trang 133.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số bông/m2 của giống
lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy,
3.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số hạt trên bông của
giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị
3.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số hạt chắc trên bông
của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện
3.4 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến tỷ lệ hạt chắc của giống
lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy,
3.5 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến trọng lượng 1000 hạt
của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện
Trang 151
MỞ ĐẦU
Cây Lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu của thế
giới, khoảng 40% dân số thế giới xem lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% dân
số sử dụng trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày Đối với nước ta, việc sản xuất lúa gạo là một chiến lược có tầm quan trọng to lớn Ngoài việc là nguồn lương thực chính cho người dân hằng năm tiêu thụ khoảng 120 kg/người (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009), lúa gạo còn là nguồn xuất khẩu mang lại ngoại tệ lớn cho nền kinh tế Hiện nay, diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích đất trồng trọt cả nước và 80% nông dân Việt Nam tham gia sản xuất lúa gạo Việc sản xuất lúa gạo nước ta đang
có nhiều thách thức lớn Bên cạnh đó, để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thì mật độ gieo trồng cũng là một yếu tố hết sức quan trọng mà chúng ta cần phải quan tâm
Trong quá trình trồng lúa, người dân còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kĩ thuật, trong đó phải nhắc đến tập quán gieo sạ còn nhiều bất cập về mật độ Nên việc xác định mật độ thích hợp là vấn đề cần thiết, nó góp phần vào thực hiện chủ trương “3 giảm” tức giảm phân bón, giảm giống và giảm chi phí thuốc trừ sâu
Do người dân có tập quán truyền thống gieo sạ với mật độ cao khoảng 200 kg/ha, nhưng trong thực tế lúa là loại cây có khả năng tự điều chỉnh trong quần thể, nếu sạ với mật độ quá cao cây lúa sẽ đẻ nhánh ít hoặc không đẻ nhánh, tỉ lệ chồi vô hiệu cao, thậm chí cây bị chết do cạnh tranh sinh tồn, cùng với đó là việc bón nhiều phân đạm dẫn đến sâu bệnh phát triển mạnh và làm giảm năng suất (Nguyễn Trường Giang, 2010) Vì vậy việc chọn mật độ sạ thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong gia tăng năng suất, chất lượng, hạn chế được sâu hại Do đó, đề tài
“Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM5451 vụ Hè Thu năm
2012 tại xã Vị Thủy, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm tìm
ra mật độ gieo sạ thích hợp làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người dân
Trang 162
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
Về mặt nông học, người ta chia đời sống của cây lúa thành ba giai đoạn chính (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn này của cây lúa được bắt đầu từ khi hạt nảy mầm cho đến khi bắt đầu phân hóa đòng Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi mới Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước ngày càng lớn giúp cây lúa nhận được nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau Trong điều kiện đầy đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5 - 6 (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) Thời gian sinh trưởng của cây lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là do giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn (Nguyễn Thành Hối, 2010)
Nhờ sự phát triển của rễ và lá diễn ra cùng lúc nên thúc đẩy sự phát triển mạnh của thân chính và quá trình đẻ nhánh diễn ra đều đặn làm tăng dần số nhánh trên một bụi lúa Quá trình đẻ nhánh của cây lúa chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định được gọi là thời gian đẻ nhánh và thời gian này kết thúc khi cây lúa đạt được
số chồi tối đa trên một đơn vị diện tích Thông thường, số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay còn gọi là chồi có ích) thấp hơn so với số chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được chồi tối đa Các chồi ra sau đó, thường sẽ tự rụi
đi không cho bông được do chồi nhỏ, yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với các chồi khác, gọi là chồi vô hiệu Trong canh tác, người ta hạn chế đến mức thấp nhất việc sản sinh ra số chồi vô hiệu này bằng cách tạo điều kiện cho lúa nở bụi càng sớm càng tốt và khống chế sự mọc thêm chồi từ khoảng 7 ngày trước khi phân hóa đòng trở đi, để tập trung dinh dưỡng cho những chồi hữu hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) Mật độ gieo sạ thưa thì thời gian đẻ nhánh dài hơn so với
gieo sạ dày (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997) Sự khác biệt về giống, thời vụ và kỹ
thuật canh tác sẽ làm thay đổi thời gian đẻ nhánh của cây lúa
1.1.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn này bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông, giai đoạn này kéo dài khoảng 27 - 35 ngày, trung bình là 30 ngày, giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều Lúc này, số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra
Trang 173
khỏi bẹ của lá cờ lúa trổ bông Trong suốt thời gian này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt được kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lượng hạt sau này Như vậy, trong giai đoạn này đặc trưng bởi sự phân hóa và hình thành đòng của cây lúa, quá trình này sẽ quyết định đến số hoa được phân hóa trên bông lúa nên ảnh hưởng đến sự hình thành số hạt/bông, số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc của cây lúa (Nguyễn Trường Giang, 2010)
1.1.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) giai đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại Giai đoạn này cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
- Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp đuợc chuyển vào trong hạt Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa Kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm dầy vỏ trấu Bông lúa nặng cong xuống nên gọi là lúa “cong trái me” Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục như sữa, nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa
- Thời kỳ chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn xanh
- Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót bông lan dần xuống các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi dần
- Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc thấp hơn, tùy ẩm độ môi truờng, lá xanh chuyển vàng và rụi dần Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu trấu đặc trưng của giống
Trong đó, quan trọng nhất của giai đoạn này là thời kỳ chín sữa Trong quá trình chín sữa, các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp được chuyển vào trong hạt Hơn 80% lượng vật chất khô tích lũy trong hạt là do quá trình quang hợp sau trổ cung cấp Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết giai đoạn sau trổ trở đi hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa, kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy
Trang 184
vỏ trấu (Nguyễn Bảo Vệ, 2003) Như vậy, trong giai đoạn này thời kỳ chín sữa là quan trọng nhất, do sự tích lũy vật chất khô vào hạt tăng trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và dinh dưỡng Đó là quá trình ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng hạt
1.1.2 Đặc điểm thực vật
1.1.2.1 Rễ
Rễ lúa có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất, cho nên bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt được Cây lúa có hai loại rễ: rễ mầm và rễ phụ
+ Rễ mầm (radicle): là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm Rễ mầm giữ nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát triển và sẽ chết sau 10 - 15 ngày, lúc cây mạ được 3 - 4 lá
+ Rễ phụ (rễ bất định): mọc ra từ các mắt trên thân lúa Tại mỗi mắt có 2 vòng rễ: vòng trên to và khỏe, vòng dưới nhỏ và kém quan trọng hơn Bên trong rễ
có nhiều khoảng trống ăn thông với thân và lá Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà rễ lúa có thể sống trong điều kiện thiếu oxy do ngập nước (Nguyễn Ngọc Ðệ, 2009) 1.1.2.2 Thân
Thân lúa gồm các mắt và lóng nối tiếp nhau Lóng là phần thân rỗng ở giữa hai mắt và thường được bẹ lá ôm chặt Thông thường các lóng bên dưới ít phát triển nên các mắt rất khít nhau, chỉ có khoảng 3 - 8 lóng trên cùng bắt đầu vươn dài khi lúa có đòng (2 - 35 cm) Thiết diện của lóng có hình tròn hay bầu dục với thành lóng dày hay mọng và lóng dài hay ngắn tùy từng loại giống và điều kiện môi trường, đặc biệt là nước Cây lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dày, bẹ lá ôm sát thân thì thân lúa sẽ cứng chắc, khó đổ ngã và ngược lại Thân lúa có nhiệm vụ vận chuyển và tích trữ các chất dinh dưỡng trong cây (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
Trên thân lúa các mắt thường phình ra Tại mỗi mắt lúa có mang một lá, một mầm chồi và hai tầng rễ phụ Trong điều kiện thuận lợi, cây lúa thường bắt đầu mọc chồi đầu tiên ở mắt thứ hai, đồng thời với lá thứ năm trên thân chính (chồi ngạnh trê) Sau đó cứ ra thêm một lá mới thì các chồi tương ứng sẽ xuất hiện
Để xác định chồi vô hiệu (chồi không thành bông) và chồi hữu hiệu chồi cho bông) khi cây lúa bắt đầu phân hóa đòng có thể dựa vào chiều cao hoặc số lá trên chồi:
+ Chồi hữu hiệu: chiều cao cao hơn 2/3 so với thân chính, có trên 3 lá
+ Chồi vô hiệu: chiều cao thấp hơn 2/3 so với thân chính, ít hơn 3 lá
Trang 195
1.1.2.3 Lá
Lúa là cây đơn tự diệp (1 lá mầm) Lá lúa mọc đối ở hai bên thân lúa lá ra sau nằm về phía đối diện với lá trước đó Lá trên cùng (lá cuối cùng trước khi trổ bông) gọi là lá cờ hay lá đòng Lá lúa gồm có phiến lá, cổ lá và bẹ lá Lá lúa thẳng đứng sau khi tượng gié là hình tính quan trong nhất để đạt năng suất cao Lá thẳng đứng cho phép ánh sáng xâm nhập và phân bố đều trong ruộng lúa làm tăng khả năng quang hợp cho cây Lá ngắn thường đứng hơn lá dài và phân bố điều hơn
trong tán lá (Jenning và ctv., 1979)
Mỗi giống lúa có một tổng số lá nhất định, các giống lúa ngắn ngày thường
có tổng số lá biến thiên từ 12 - 16 lá Ngoài ra, tốc độ ra lá, chiều dài và tuổi thọ của từng lá phụ thuộc vào giống, điều kiện môi trường và giai đoạn sinh trưởng của cây
Bẹ lá góp phần rất ít cho sự quang hợp nhưng nó cho thấy chức năng quan trọng khác Cây lúa bắt đầu vươn lóng khi tượng khối sơ khởi, thân vẫn còn nhỏ, dài khoảng 1 cm, bẹ lá làm nhiệm vụ chống đỡ cho toàn cây Cho tới khi lóng bắt đầu vươn dài, bẹ lá chống đỡ giúp cây phát triển bình thường Ngay sau khi sự phát triển của lóng đã hoàn thành thì bẹ lá vẫn góp phần vào độ cứng của thân khoảng 30
- 60% (Yoshida, 1981) Như vậy, bẹ lá có chức năng chống đỡ cơ học cho toàn cây lúa
1.2 YÊU CẦU CỦA CÂY LÚA
1.2.1 Yêu cầu về đất đai
Lúa có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất phèn, đất mặn cho đến đất bạc màu Tuy nhiên, năng suất lúa trên các loại đất là tương đối khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố hạn chế của từng loại đất
Nói chung, đất trồng lúa cần nhiều dinh dưỡng, chất hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây Loại đất thịt hay đất pha sét, ít chua hoặc trung tính là thích hợp đối với cây lúa Trong thực tế, có những giống lúa
có thể thích nghi được với những điều kiện đất đai khắc nghiệt (phèn, mặn, khô hạn hay ngập úng) rất tốt
Ðồng bằng sông Cửu Long với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến đổi trong năm, lượng bức xạ dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa Tuy nhiên, do lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều, đất đai, địa hình phức tạp đã giới hạn năng suất lúa rất nhiều và hình thành những vùng trồng lúa khác nhau với chế độ nước, cơ cấu giống, mùa vụ và tập quán canh tác rất đa dạng
Trang 206
1.2.2 Yêu cầu sử dụng phân bón
Theo Nguyễn Ngọc Ðệ (2009), để phát triển cây lúa cần nhiều loại dưỡng chất như đạm, lân, kali, silic, canxi, magie, sắt, kẽm, đồng Trong đó ba loại dưỡng chất chính lúa cần dùng nhiều để sinh trưởng và tạo năng suất là đạm, lân và kali Ngoài ra, theo Trịnh Quang Khương (2010), thì cho rằng bón phân cho cây trồng nói chung và cho cây lúa nói riêng là một yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất Bón đầy đủ phân đa lượng N, P, K có thể đóng góp 40
+ Ðối với giống lúa thấp cây, ngắn ngày có những đặc tính với giống cây cao dài ngày nhất là kiểu lá, số lá trên cây (ít hơn), độ dày lá, kích thước lá, góc lá hẹp…
Tất cả các ưu điểm trên cho phép cây lúa có thể chịu được những mật độ dày hơn những giống cao cây Ðối với giống này sạ với mật độ càng dày thì số chồi hữu hiệu càng giảm thấp
Theo Ðào Thế Tuấn (1984) để cải thiện một thành phần năng suất lại đưa đến giảm thành phần năng suất khác, chẳng hạn như tăng số bông trên đơn vị diện tích thì số hạt trên bông giảm Theo tác giả, để cải thiện năng suất cây trồng thì dựa vào mật độ cây trồng, diện tích lá, điều kiện đất đai để đạt năng suất cao nhất
Ở ÐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ, phương pháp sạ và đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ ở mật
độ 200 kg giống/ha, sạ thưa có số bông ít hơn sạ dày, nhưng bông dài và số hạt chắc trên bông nhiều Nếu sạ hàng thì mật độ sạ 50, 75, 125 kg giống/ha cho năng suất lúa không khác biệt nhau (Trịnh Quang Khương, 2010)
Mật độ sạ thích hợp là tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng có hiệu quả các chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng Mật độ cây thích hợp còn tạo nên
sự tương tác hài hòa giữa các cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa để đạt mục đích cuối cùng là cho năng suất cao (Hiraoka, 1999) Cây lúa có khả năng tự điều chỉnh
Trang 217
mật độ, khả năng này nằm trong phạm vi nhất định phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, khả năng đẻ nhánh, chiều cao và góc độ lá, độ màu mỡ của đất, điều kiện nước trong ruộng lúa và những điều kiện sinh thái khí hậu khác, nhất là nhiệt độ và phân bón (Trịnh Quang Khương, 2010) Viện nghiên cứu lúa ÐBSCL đã thực hiện nhiều thí nghiệm về điều chỉnh mật độ sạ, các kết quả cho thấy nếu ruộng lúa bằng phẳng, quản lý nước tốt, khi gieo sạ với mật độ 75 - 125 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ với mật độ 200 - 250 kg giống/ha (Trịnh Quang Khương, 2010)
1.3 PHƯƠNG THỨC GIEO SẠ
Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều hình thức sạ khác nhau, điều này là do điều kiện đất đai và nước tưới của từng vùng, vụ khác nhau mà chọn lựa phương pháp sạ thích hợp Những vùng chủ động được nước tưới và đất tương đối bằng phẳng thường áp dụng phương pháp sạ ướt Hiện nay, hầu hết diện tích trồng lúa ở Ðồng bằng sông Cửu Long là lúa cao sản và phương pháp sạ ướt được sử dụng nhiều nhất (Nguyễn Thành Hối, 2010) Ðối với phương pháp sạ ướt cũng có hai phương pháp được áp dụng là sạ lan theo tập quán và sạ theo hàng đang được khuyến cáo áp dụng
1.3.1 Sạ lan
1.3.1.1 Sạ ướt
Đất được chuẩn bị trong điều kiện ướt, xong rút cạn nước và gieo hạt giống
đã ngâm ủ cho nảy mầm trên đất đã đánh bùn nhuyễn Đây là hình thức sạ phổ biến
ở những nơi có đủ nước để làm đất và chủ động nước Sạ ướt có thể áp dụng cho tất
cả các vụ hè thu, thu đông hay đông xuân
Đây là phương thức sạ phổ biến, vì phần lớn diện tích lúa đã trồng bằng các giống lúa cao sản ngắn ngày, cần cho lúa mọc tốt ngay từ giai đoạn mạ, để có cơ sở ban đầu cho sinh trưởng phát triển đạt năng suất cao, và cây lúa không có thời gian
để hồi phục như đối với lúa mùa dài ngày (Nguyễn Văn Luật, 2001)
Trang 228
Theo Nguyễn Văn Luật (2001) gieo thẳng khô thường phải gieo với số lượng hạt giống rất cao để phòng hờ và cạnh trạnh với cỏ dại, độ 250 - 300 kg/ha Tốn công, thuốc trừ sâu và công dậm nên lúa chết mất khoản
1.3.1.3 Sạ ngầm
Sạ hạt giống đã nảy mầm trong ruộng ngập nước Kỹ thuật này thường được
áp dụng trong vụ Thu Đông hoặc Đông Xuân ở những chân ruộng trũng nước ngập sâu và không có điều kiện thoát nước hoặc để tranh thủ mùa vụ xuống giống sớm hơn, giảm được công bơm tưới về sau Sạ ngầm có điều kiện tiên quyết là nước phải trong nhanh sau khi sạ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
1.3.1.4 Sạ chay
Là biện pháp sạ lúa không làm đất, sử dụng hạt giống không hoặc đã ngâm
24 giờ, sạ vào ruộng đã được phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm nước vào hoặc bơm nước vào ruộng rồi mới sạ Nước được giữ lại trong ruộng 1 ngày để ngâm đất và cho hạt lúa hút nước đầy đủ Sau đó rút nước ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm như đối với trường hợp sạ ướt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
1.3.1.5 Sạ gởi
Hạt giống của cây lúa ngắn ngày được trộn lẫn với hạt lúa mùa dài ngày theo một tỷ lệ nhất định tùy yếu tố đất đai và đặc tính giống Sạ cùng một lúc 2 loại giống bằng phương pháp sạ ướt hoặc khô tùy điều kiện từng nơi Sau khi thu hoạch
vụ lúa ngắn ngày người ta tiếp tục chăm sóc cho trà lúa mùa phát triển tốt để thu hoạch vào cuối mùa mưa, khi nguồn nước ngọt đã cạn và ruộng khô Phương pháp này thường được áp dụng ở những vùng lúa nước trời nhiễm mặn, phèn, nơi mà thời gian có thể trồng được rất ngắn (5 - 6 tháng) trong mùa mưa, hoặc ở những trũng, nước ngập sâu không có thủy lợi tốt để có thể trồng 2 vụ lúa thuận lợi Đây là những vùng đất khó khăn, trước đây chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa Tăng thêm 1 vụ lúa ngắn ngày tại đây là một vấn đề không đơn giản (Nguyễn Ngọc Đệ,2009)
Trang 239
Sạ lúa theo hàng ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng máy theo phương pháp
sạ ướt, đã thể hiện nhiều ưu điểm so với sạ lan tập quán:
+ Về tiết kiệm vật tư: mật độ sạ thích hợp là từ 70 - 100kg hạt giống 1 ha, trong khi sạ lan hiện tốn 200 - 250 kg/ha, như vậy mỗi ha tiết kiệm được khoảng
+ Tăng năng suất lúa: Cây lúa sử dụng năng lượng mặt trời để quang hợp tạo năng suất cao thuận lợi hơn
Lê Trường Giang (2005) cho rằng, áp dụng phương pháp sạ hàng có thể tiết kiệm lượng giống đáng kể (50%), giảm phân bón và thuốc trừ sâu, tăng năng suất, dẫn đến sự giảm tác hại đến môi trường Khó khăn chính đối với lúa sạ hàng là sự gây hại của ốc bươu vàng, theo sau đó là đất không bằng phẳng, thiếu đê bao khép kín, diện tích đất canh tác nhỏ, kỹ thuật ngâm ủ giống, rủi ro về thời tiết, chất lượng máy sạ hàng, giá sản phẩm không ổn định và giá cả vật tư cao
Về mặt gieo sạ thì gieo theo hàng có ưu thế hơn sạ vãi vì gieo theo hàng ít hao giống, ít sâu bệnh và chi năng suất tương đối với sạ vãi mật độ 200kg/ha (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005) Công cụ sạ lúa theo hàng có chi phí đầu tư ban đầu thấp, đã được chứng minh là tốt như giảm chi phí hạt giống, giảm lượng phân bón, dễ chăm sóc lúa, năng suất lúa tăng (Nguyễn Bồng, 2003) Nguyễn Văn Huỳnh (2003) cho rằng, gieo sạ thưa như sạ bằng máy sạ hàng vừa hạn chế bệnh nám bẹ và một số loài dịch hại khác, đồng thời cũng vừa tiết kiệm lượng hạt giống, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu để hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân
Trang 2410
Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = số bông trên đơn vị diện tích x số hạt trên bông x
tỉ lệ hạt chắc (%) x trọng lượng 1000 hạt (g) x 10-5 (Yoshida, 1981 và Nguyễn
Ngọc Ðệ, 2009)
1.4.1 Số bông/m 2
Số bông/m2 là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến năng suất lúa Với mật
độ gieo sạ khác nhau thì số bông/m2 là khác nhau Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa, số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng
nở bụi của lúa Mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón nhất là phân đạm và chế độ nước Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hưởng thuận với năng suất lúa, các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông/m2 trung bình phải đạt
500 - 600 bông đối với lúa sạ hoặc 350 - 450 bông đối với lúa cấy mới có được năng suất cao
Số bông/m2 có biểu hiện tăng khi tăng mật độ sạ, điều này chứng tỏ rằng số bông trên một đơn vị diện tích chịu sự ảnh hưởng của mật độ gieo sạ, do khi sạ với mật độ càng dày thì càng có nhiều cây lúa trên ruộng, từ đó số bông cũng nhiều hơn tuy nhiên nếu sạ quá dày, thì số bông/m2 có tăng nhưng tăng không đáng kể, khả năng đẻ nhánh của cây lúa bị hạn chế do thiếu dinh dưỡng và ánh sáng khi mật độ cao
1.4.2 Số hạt/bông
Số hạt trên bông là yếu tố quan trọng thứ hai trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực (Nguyễn Ngọc Ðệ, 2009) Số hạt trên bông tùy thuộc vào hai yếu tố quan trọng là số hoa bị thoái hóa và số hoa được phân hóa Trong thời kỳ phân hóa này, số hạt trên bông có ảnh hưởng thuận với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa Sau giai đoạn này số hạt trên bông đã hình thành có thể bị thoái hóa và có ảnh hưởng âm Số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa chịu ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết Theo Nguyễn Ngọc Ðệ (2009), số hạt trên bông ở các giống lúa cải thiện ở ÐBSCL phải đạt từ 80 - 100 hạt đối với lúa sạ
và 100 - 120 hạt đối với lúa cấy
Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa cũng như số gié, hoa thoái hóa Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh dục từ lúc
làm đòng đến trổ bông (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997)
Trang 2511
1.4.3 Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thường
số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đỗ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại Muốn có năng suất cao tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn Xuân Trường, 2004)
Khi xét mối quan hệ nguồn và sức chứa, số hạt chắc trên bông ảnh hưởng đến năng suất thực tế (Phạm Văn Chương, 2002) Kết quả phân tích hệ số tương quan Path năng suất và thành phần năng suất cho thấy khi gia tăng mật độ gieo sạ
thì số hạt chắc/bông giảm và làm giảm tỷ lệ hạt chắc (Trần Thị Ngọc Huân và ctv.,
1999) Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng: “tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào đặc tính sinh
lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh”
Tỷ lệ hạt chắc ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: phân bón, nhiệt độ, mưa gió
và hạn hán Đối với mỗi giống có yêu cầu về lượng phân bón nhất định Nhiệt độ trên 200C nếu duy trì liên tục từ lúc lúa làm đòng đến trổ bông hoặc nhiệt độ cao trên 350C sau khi lúa trổ xong đều làm giảm tỷ lệ hạt chắc Gió, mưa và bão làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và gây đỗ ngã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc Ngoài ra, hạn hán làm thiếu nước tưới của một số vùng cũng làm giảm tỷ
lệ hạt chắc nhất là khi cây lúa vừa trổ xong và bắt đầu ngậm sữa (Lê Hữu Toàn, 2009) Tỷ lệ hạt chắc là kết quả của quá trình thụ phấn và thụ tinh trong môi trường
Và thành phần này chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường vào khoảng thời
gian trước, trong và sau trổ
1.4.4 Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ Trọng lượng hạt tùy thuộc vào cỡ hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa Đối với lúa, người ta thường biểu thị trọng lượng hạt bằng trọng lượng của 1000 hạt với đơn vị
là gram Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20 – 30 gram (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
Trọng lượng 1000 hạt ít chịu tác động của môi trường và có hệ số di truyền cao Nó phụ thuộc hoàn toàn vào giống Trọng lượng 1000 hạt của một giống giữ ổn định không có nghĩa là từng hạt có khối lượng như nhau, chúng thay đổi trong một giới hạn nhất định nhưng có giá trị trung bình luôn ổn định Trọng lượng 1000 hạt
Trang 2612
do hai bộ phận cấu thành, trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt gạo Trọng lượng
vỏ trấu thường chiếm 20% và trọng lượng hạt gạo chiếm 80% trọng lượng toàn hạt Muốn có trọng lượng hạt gạo cao phải tác động vào cả hai yếu tố này (Nguyễn Đình
Giao và ctv., 1997)
1.5 MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH CỦA CÂY LÚA
1.5.1 Bệnh hại
1.5.1.1 Bệnh đạo ôn (cháy lá)
Ðây là bệnh gây hại phổ biến nhất trên cây lúa, gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt Thời tiết âm u,
ẩm ướt, có sương, trồng giống nhiễm, bón đạm nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển 1.5.1.2 Bệnh đốm nâu ( Brown Spot )
Bệnh đốm nâu do nấm gây nên Vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển thành các vết bệnh màu nâu đậm hơn Có thể quan sát dễ dàng thấy những vết bệnh màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, trên bẹ, cuống gié lúa và vỏ hạt lúa
Bệnh đốm nâu phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng như vùng đất phèn, vùng đất cát bán sơn địa ven chân núi hay ở vùng đất bị ngộ độc hữu cơ, nói chung là những nơi đất có vấn đề làm bộ rễ lúa phát triển kém Bệnh cũng thường xuất hiện ở những vùng đất quá úng hay khô hạn Các bất lợi từ việc đất thường xuyên bị khô hay ngập liên tục làm cho bộ rễ lúa kém phát triển, không lấy được dinh dưỡng làm giảm tính kháng và cây lúa dễ nhiễm bệnh hơn Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp
1 5.1.3 Bệnh cháy bìa lá
Bệnh thường xuất hiện khi lúa nhẩy chồi tối đa hay có đòng, nên làm tăng số hạt lép, hạt lững và làm giảm phẩm chất, trọng lượng hạt, đồng thời làm tăng tỉ lệ tấm khi xay xát (Phạm Văn Kim, 2000).Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây hại ở giai đoạn mạ
1.5.2 Sâu rầy
1.5.2.1 Rầy nâu
Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen
kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thường phát sinh gây hại nặng Cao điểm rầy phát sinh mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa