Chiều cao cây

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om5451 vụ hè thu năm 2012 tại xã vị thủy, huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 32 - 33)

Thời điểm 20 NSS chiều cao cây lúa giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% cao nhất là nghiệm thức 200 kg/ha (32,41 cm) và thấp nhất là mật độ sạ 100 kg/ha (23,87 cm). Chiều cao cây tiếp tục tăng theo thời gian sinh trưởng, vào thời điểm 40 NSS biến động từ 61,16 - 62,61 cm có sự khác biệt về thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Giai đoạn 60 NSS giữa các nghiệm thức không có khác biệt về thống kê, chiều cao cây biến động từ 66,97 – 71,16 cm. Đến giai đoạn 80 NSS thì giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê.

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây của lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi hình thành đốt, vươn lóng và trổ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng có thể chịu sự biến động khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh,

19

dinh dưỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ quá thừa hoặc quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số chiều cao cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Mật độ sạ (kg/ha)

Chiều cao cây (cm) Ngày sau sạ 20 40 60 80 200 32,41a 62,61a 71,16 92,43 150 27,01 b 61,60ab 70,92 91,41 100 23,87 b 61,16b 66,97 92,71 F * * ns ns CV (%) 7,39 1,10 4,32 2.32

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om5451 vụ hè thu năm 2012 tại xã vị thủy, huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 32 - 33)