MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH CỦA CÂY LÚA

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om5451 vụ hè thu năm 2012 tại xã vị thủy, huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 26)

1.5.1 Bệnh hại

1.5.1.1 Bệnh đạo ôn (cháy lá)

Ðây là bệnh gây hại phổ biến nhất trên cây lúa, gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa. Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt. Thời tiết âm u, ẩm ướt, có sương, trồng giống nhiễm, bón đạm nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển. 1.5.1.2 Bệnh đốm nâu ( Brown Spot )

Bệnh đốm nâu do nấm gây nên. Vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển thành các vết bệnh màu nâu đậm hơn. Có thể quan sát dễ dàng thấy những vết bệnh màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, trên bẹ, cuống gié lúa và vỏ hạt lúa.

Bệnh đốm nâu phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng như vùng đất phèn, vùng đất cát bán sơn địa ven chân núi hay ở vùng đất bị ngộ độc hữu cơ, nói chung là những nơi đất có vấn đề làm bộ rễ lúa phát triển kém. Bệnh cũng thường xuất hiện ở những vùng đất quá úng hay khô hạn. Các bất lợi từ việc đất thường xuyên bị khô hay ngập liên tục làm cho bộ rễ lúa kém phát triển, không lấy được dinh dưỡng làm giảm tính kháng và cây lúa dễ nhiễm bệnh hơn. Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.

1. 5.1.3 Bệnh cháy bìa lá

Bệnh thường xuất hiện khi lúa nhẩy chồi tối đa hay có đòng, nên làm tăng số hạt lép, hạt lững và làm giảm phẩm chất, trọng lượng hạt, đồng thời làm tăng tỉ lệ tấm khi xay xát (Phạm Văn Kim, 2000).Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây hại ở giai đoạn mạ.

1.5.2 Sâu rầy

1.5.2.1 Rầy nâu

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thường phát sinh gây hại nặng. Cao điểm rầy phát sinh mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

13 1.5.2.2 Sâu cuốn lá nhỏ

Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.

1.5.2.3 Nhện gié

Vụ Hè Thu nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho nhện gié phát triển, có nhiều giống nhiễm nhện gié, nhiễm nặng có Jasmine, IR 50404, OM 2517…. Vụ Ðông Xuân nhện gié không gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng lại là nguồn lây lan qua vụ Hè Thu.

1.6 ÐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA CÂY LÚA VỚI MỘT SỐ SÂUBỆNH HẠI CHÍNH

1.6.1 Bệnh đạo ôn

Thang đánh giá bệnh dạo ôn hại cổ bông (IRRI, 1988):

Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cổ bông. Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2.

Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.

Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ dưới trục bông.

Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông có hơn 30% hạt chắc.

Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

1.6.2 Rầy nâu

Thang đánh giá khả năng phản ứng với rầy nâu (IRRI, 1988). Cấp 0: không bị hại.

Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây.

Cấp 3: lá biến vàng nhưng chưa bị cháy rầy.

Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nữa số cây bị cháy rầy, còn lại lùn nặng.

Cấp 7: hơn một nữa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. Cấp 9: tất cả cây bị chết

14

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu năm 2012 (từ 03/2012 đến 07/2012).

Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

2.1.2 Phương tiện

Giống: Giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là OM5451 được Viện Lúa ÐBSCL chọn từ tổ hợp lai (Jasmine 85/OM 2490), là giống lúa được bà con nông dân ưa thích trong vài năm gần đây và được canh tác khá nhiều tại các vùng trồng lúa. Giống lúa OM5451 có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày trong vụ Hè Thu và 88 - 93 ngày trong vụ Ðông Xuân, trổ tập trung, chiều cao cây từ 95 - 100 cm. Ðây là giống lúa có dạng hình đẹp, tương đối cứng cây, khả năng đẻ nhánh khá, bông

15

bóng hạt dầy, tỷ lệ lép thấp, hạt gạo dài, trong và ít bạc bụng, cơm mềm. Giống lúa OM5451 chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá khá, năng suất khá cao và ổn định trong cả hai vụ, đạt trung bình 5-8 tấn/ha.

Phân bón: Urea (46% N), Super Lân (15-18% P2O5), Clorua Kali (60% K2O).

Các loại nông dược: Nominee 10SC, Filia 525SE, Flash 75WP, Chess 50WG, Vitako 40WG, ANVIL 5SC…

Dụng cụ: thước đo, máy đo: ẩm dộ, pH, cân điện tử, cân đồng hồ...

2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lập lại. Diện tích mỗi lần lập lại là 25m2. Trong mỗi nghiệm thức được đặt 3 khung sắt có diện tích 0,25m2 một cách ngẫu nhiên.

Nghiệm thức 1: Đối chứng (sạ 200 kg/ha)

Nghiệm thức 2: Giảm 25% lượng giống (sạ 150 kg/ha) Nghiệm thức 3: Giảm 50% lượng giống (sạ 100 kg/ha)

REP 1 3 2 1 REP 2 2 1 3 REP 3 3 1 2 Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.2.2 Biện pháp canh tác

Đất được cày ải khoảng 20 - 30 ngày, cho nước vào trục và làm phẳng một lần, tiến hành sạ, cho nước vào ruộng sau sạ 7 ngày mực nước khoảng 1 - 3 cm.

 Bón phân theo công thức: 100 N - 60 P2O5 - 30 K2O + Bón lót trước khi sạ 1 ngày: toàn bộ P2O5 + 1/2 K2O. + Bón thúc lần 1 sau sạ 10-12 ngày: 1/5 N.

+ Bón thúc lần 2 sau sạ 20-25 ngày: 2/5 N.

16 - Lúa được 15 ngày tiến hành dặm. - Phun thuốc khi sâu bệnh xuất hiện.

- Giữ mực nước trong ruộng khoảng 10 cm đến 30 ngày sau sạ thì rút cạn nước khoảng 7 ngày, sau đó cho nước vào và giữ đến trước khi thu hoạch khoảng một tuần thì rút cạn nước. Khi lúa chín được 85 - 90% số hạt chắc trên bông thì tiến hành thu hoạch.

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

2.2.3.1 Các chỉ tiêu nông học

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc 80 ngày sau sạ. Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu.

- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất.

- Số chồi/m2: đếm số chồi ở giai đoạn lúa được 20, 40, 60, 80 ngày tuổi và lúc thu hoạch ở tất cả các khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2.

- Chiều dài bông: trong mỗi khung có diện tích 0,25 m2 đo chiều dài bông của 10 cây lúa và tính chiều dài trung bình (đo từ cổ bông đến bông).

2.2.3.2 Năng suất và các thành phần của năng suất Năng suất được lấy vào cuối vụ.

- Số bông/m2: được ghi nhận bằng cách đếm số bông có trong 3 khung chỉ tiêucủa mỗi lô từ đó qui ra số bông/m2.

- Tổng số hạt trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô đếm số hạt. Từ đó qui ra số hạt trên bông. - Số hạt chắc trên bông: cũng được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô đếm số hạt chắc. Từ đó qui ra số hạt chắc trên bông.

- Tỉ lệ hạt chắc (%) = số hạt chắc trên bông/tổng số hạt trên bông x 100. - Trọng lượng 1000 hạt (g): được đếm ngẫu nhiên từ các hạt chắc trong mỗi khung chỉ tiêu, được cân và tính trên cơ sở ẩm độ 14%.

 Năng suất thực tế (tấn/ha): thu hoạch 5m2 ở mỗi lô, phơi khô, tách lép, cân trọng lượng và tính năng suất ở ẩm độ 14%.

17

NSLT (tấn/ha) = Số bông trên đơn vị diện tích x số hạt trên bông x tỉ lệ hạt chắc (%) x trọng lượng 1000 hạt x 10-5.

2.2.4 Phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ.

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tính toán thống kê các kết quả thí nghiệm, phân tích phương sai ANOVA để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh các cặp trung bình bằng phương pháp kiểm định LSD.

18

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện ở ruộng sản xuất của nông dân nên sự ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và chế độ chăm sóc là như nhau. Hai nghiệm thức sạ 150 kg/ha và 100 kg/ha sâu bệnh gây hại ở cấp độ 1, nhưng ở nghiệm thức sạ 200kg/ha thì các đối tượng này gây hại ở cấp độ 3. Điều này chứng tỏ với mật độ dày thì khả năng cây lúa bị các đối tượng sâu hại chính gây hại càng cao.

Khi sạ ở mật độ dày làm cho mật số cây lúa cao, ẩm độ trong ruộng lúa tăng lên rất thích hợp cho bệnh cháy lá phát triển (Lê Hữu Toàn, 2009). Mặt khác ở mật độ sạ dày, cây lúa phải sinh trưởng trong điều kiện chật hẹp, thiếu dinh dưỡng, làm cho khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa bị hạn chế, bên cạnh đó ánh sáng không thể lọt xuống dưới gốc lúa, cũng tạo điều kiện cho rầy nâu và một số loại sâu bệnh phát triển và gây hại.

Tuy nhiên việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời và đúng cách đã hạn chế tối đa sự gây hại của các đối tượng này, nên vẫn đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển bình thường, góp phần giữ ổn định năng suất lúa, không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, mật độ sạ càng dày sâu bệnh càng dễ xuất hiện.

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA CÂY LÚA

3.2.1 Chiều cao cây

Thời điểm 20 NSS chiều cao cây lúa giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% cao nhất là nghiệm thức 200 kg/ha (32,41 cm) và thấp nhất là mật độ sạ 100 kg/ha (23,87 cm). Chiều cao cây tiếp tục tăng theo thời gian sinh trưởng, vào thời điểm 40 NSS biến động từ 61,16 - 62,61 cm có sự khác biệt về thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Giai đoạn 60 NSS giữa các nghiệm thức không có khác biệt về thống kê, chiều cao cây biến động từ 66,97 – 71,16 cm. Đến giai đoạn 80 NSS thì giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê.

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây của lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi hình thành đốt, vươn lóng và trổ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng có thể chịu sự biến động khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh,

19

dinh dưỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ quá thừa hoặc quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số chiều cao cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Mật độ sạ (kg/ha)

Chiều cao cây (cm) Ngày sau sạ 20 40 60 80 200 32,41a 62,61a 71,16 92,43 150 27,01 b 61,60ab 70,92 91,41 100 23,87 b 61,16b 66,97 92,71 F * * ns ns CV (%) 7,39 1,10 4,32 2.32

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.

3.2.2 Số chồi/m2

Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy, giai đoạn 20 NSS tỷ lệ chồi/m2 cao nhất ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha là 593 chồi/m2, thấp nhất là nghiệm thức sạ 100 kg/ha 393 chồi/m2 có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê. Các giai đoạn 40, 60, 80 NSS cũng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê. Số chồi/m2 cao nhất là ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha và thấp nhất là nghiệm thức sạ 100kg/ha.

Số chồi/m2 là một trong bốn yếu tố cấu thành nên năng suất lúa. Số chồi/m2 phụ thuộc vào mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa, mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón và chế độ nước. Số chồi/m2 tỷ lệ thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Khi sạ ở mật độ thưa cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày cây lúa sẽ đẻ nhánh ít và một số tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh được ánh sáng và dinh dưỡng (Nguyễn Trường Giang và ctv., 2010).

20

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Mật độ sạ (kg/ha)

Số chồi/m2 Ngày sau sạ

20 40 60 80

200 593a 901a 841a 736a

150 500ab 826ab 747 b 667ab

100 393 b 766 b 706 b 618 b

F * * * *

CV (%) 9,93 4,87 2,24 4,96

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%

3.2.3 Chiều dài bông

Từ kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy chiều dài bông có biểu hiện giảm dần khi có sự tăng dần mật độ sạ. Chiều dài bông giữa các nghiệm thức về mật độ gieo sạ không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức sạ 200 kg/ha có chiều dài bông trung bình là 18,96 cm, nghiệm thức sạ 100 kg/ha có chiều dài bông trung bình là 18,38 cm.

Như vậy chiều dài bông bị ảnh hưởng bởi điều kiện dinh dưỡng của cây, khi cây nhận được nhiều dinh dưỡng thì thân lá phát triển tốt, khả năng quang hợp của cây tốt hơn, cây khỏe và chống chịu tốt, dẫn đến chiều dài bông cũng dài hơn.

21

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến chiều dài bông của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Mật độ sạ

(kg/ha) Chiều dài bông

200 150 100 18,38 18,61 18,96 F CV (%) ns 2,18

Ghi chú: ns: không khác biệt thống kê.

3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ÐỘ SẠ ÐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CÂY LÚA

3.3.1 Các thành phần năng suất

3.3.1.1 Số bông/m2

Qua kết quả trình bày Hình 3.1 cho thấy số bông/m2 giữa các mật độ sạ có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số bông/m2 trung bình cao nhất (736 bông/m2) và không có sự khác biệt về thống kê với nghiệm thức sạ 150 kg/ha. Nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số bông/m2 trung bình thấp nhất (618 bông/m2), nghiệm thức này có sự khác biệt về thống kê với 2 nghiệm thức còn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om5451 vụ hè thu năm 2012 tại xã vị thủy, huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)