Sử dụng phần mềm EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ.
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tính toán thống kê các kết quả thí nghiệm, phân tích phương sai ANOVA để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh các cặp trung bình bằng phương pháp kiểm định LSD.
18
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện ở ruộng sản xuất của nông dân nên sự ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và chế độ chăm sóc là như nhau. Hai nghiệm thức sạ 150 kg/ha và 100 kg/ha sâu bệnh gây hại ở cấp độ 1, nhưng ở nghiệm thức sạ 200kg/ha thì các đối tượng này gây hại ở cấp độ 3. Điều này chứng tỏ với mật độ dày thì khả năng cây lúa bị các đối tượng sâu hại chính gây hại càng cao.
Khi sạ ở mật độ dày làm cho mật số cây lúa cao, ẩm độ trong ruộng lúa tăng lên rất thích hợp cho bệnh cháy lá phát triển (Lê Hữu Toàn, 2009). Mặt khác ở mật độ sạ dày, cây lúa phải sinh trưởng trong điều kiện chật hẹp, thiếu dinh dưỡng, làm cho khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa bị hạn chế, bên cạnh đó ánh sáng không thể lọt xuống dưới gốc lúa, cũng tạo điều kiện cho rầy nâu và một số loại sâu bệnh phát triển và gây hại.
Tuy nhiên việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời và đúng cách đã hạn chế tối đa sự gây hại của các đối tượng này, nên vẫn đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển bình thường, góp phần giữ ổn định năng suất lúa, không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, mật độ sạ càng dày sâu bệnh càng dễ xuất hiện.
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA CÂY LÚA
3.2.1 Chiều cao cây
Thời điểm 20 NSS chiều cao cây lúa giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% cao nhất là nghiệm thức 200 kg/ha (32,41 cm) và thấp nhất là mật độ sạ 100 kg/ha (23,87 cm). Chiều cao cây tiếp tục tăng theo thời gian sinh trưởng, vào thời điểm 40 NSS biến động từ 61,16 - 62,61 cm có sự khác biệt về thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Giai đoạn 60 NSS giữa các nghiệm thức không có khác biệt về thống kê, chiều cao cây biến động từ 66,97 – 71,16 cm. Đến giai đoạn 80 NSS thì giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê.
Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây của lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi hình thành đốt, vươn lóng và trổ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng có thể chịu sự biến động khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh,
19
dinh dưỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ quá thừa hoặc quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số chiều cao cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Mật độ sạ (kg/ha)
Chiều cao cây (cm) Ngày sau sạ 20 40 60 80 200 32,41a 62,61a 71,16 92,43 150 27,01 b 61,60ab 70,92 91,41 100 23,87 b 61,16b 66,97 92,71 F * * ns ns CV (%) 7,39 1,10 4,32 2.32
Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.
3.2.2 Số chồi/m2
Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy, giai đoạn 20 NSS tỷ lệ chồi/m2 cao nhất ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha là 593 chồi/m2, thấp nhất là nghiệm thức sạ 100 kg/ha 393 chồi/m2 có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê. Các giai đoạn 40, 60, 80 NSS cũng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê. Số chồi/m2 cao nhất là ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha và thấp nhất là nghiệm thức sạ 100kg/ha.
Số chồi/m2 là một trong bốn yếu tố cấu thành nên năng suất lúa. Số chồi/m2 phụ thuộc vào mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa, mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón và chế độ nước. Số chồi/m2 tỷ lệ thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Khi sạ ở mật độ thưa cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày cây lúa sẽ đẻ nhánh ít và một số tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh được ánh sáng và dinh dưỡng (Nguyễn Trường Giang và ctv., 2010).
20
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Mật độ sạ (kg/ha)
Số chồi/m2 Ngày sau sạ
20 40 60 80
200 593a 901a 841a 736a
150 500ab 826ab 747 b 667ab
100 393 b 766 b 706 b 618 b
F * * * *
CV (%) 9,93 4,87 2,24 4,96
Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%
3.2.3 Chiều dài bông
Từ kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy chiều dài bông có biểu hiện giảm dần khi có sự tăng dần mật độ sạ. Chiều dài bông giữa các nghiệm thức về mật độ gieo sạ không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức sạ 200 kg/ha có chiều dài bông trung bình là 18,96 cm, nghiệm thức sạ 100 kg/ha có chiều dài bông trung bình là 18,38 cm.
Như vậy chiều dài bông bị ảnh hưởng bởi điều kiện dinh dưỡng của cây, khi cây nhận được nhiều dinh dưỡng thì thân lá phát triển tốt, khả năng quang hợp của cây tốt hơn, cây khỏe và chống chịu tốt, dẫn đến chiều dài bông cũng dài hơn.
21
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến chiều dài bông của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Mật độ sạ
(kg/ha) Chiều dài bông
200 150 100 18,38 18,61 18,96 F CV (%) ns 2,18
Ghi chú: ns: không khác biệt thống kê.
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ÐỘ SẠ ÐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CÂY LÚA
3.3.1 Các thành phần năng suất
3.3.1.1 Số bông/m2
Qua kết quả trình bày Hình 3.1 cho thấy số bông/m2 giữa các mật độ sạ có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số bông/m2 trung bình cao nhất (736 bông/m2) và không có sự khác biệt về thống kê với nghiệm thức sạ 150 kg/ha. Nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số bông/m2 trung bình thấp nhất (618 bông/m2), nghiệm thức này có sự khác biệt về thống kê với 2 nghiệm thức còn lại.
Số bông/m2 có biểu hiện tăng khi tăng mật độ sạ, điều này chứng tỏ số bông/m2 chịu sự ảnh hưởng của mật độ gieo sạ, do khi sạ với mật độ càng dày thì càng có nhiều cây lúa trên ruộng, từ đó số bông cũng nhiều hơn. Tuy nhiên do có sự rụi đi của những chồi vô hiệu, nguyên nhân là các chồi này không nhận được đủ dinh dưỡng và ánh sáng. Do đó, số bông/m2 thu được ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha chủ yếu là những thân chính.
22
Hình 3.1 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số bông/m2 của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
3.3.1.2 Số hạt trên bông
Dựa vào kết quả ở Hình 3.2 cho thấy, số hạt trên bông ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha có số hạt thấp nhất là 73 hạt/bông và ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha có số hạt cao nhất là 83 hạt/bông. Giữa các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Hình 3.2 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số hạt trên bông của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
736a 667ab 618 b 540 560 580 600 620 640 660 680 700 720 740 760 200 150 100 68 70 72 74 76 78 80 82 84 200 150 100 Mật độ sạ kg/ha Số hạt trên bông 73c 81ab 83a Mật độ sạ (kg/ha) S ố bông/ m 2
23
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), cho rằng đối với các giống lúa cải tiến ở ĐBSCL thì số hạt trên bông phải đạt từ 80 - 100 hạt đối với lúa sạ mới có thể cho năng suất cao. Còn theo kết quả thí nghiệm thì số hạt trên bông biến thiên từ 73 đến 83 hạt thấp hơn nhiều so với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2009). Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Nguyên nhân dẫn đến số hạt thấp hơn nhiều so với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2009), có thể do là yếu tố thời tiết bất lợi vào thời điểm trổ bông, do vụ này là vụ Hè Thu khi lúa trổ gặp điều kiện thời tiết thay đổi có mưa nên ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh làm cho số hạt trên bông giảm. Nhìn chung, để đạt được số hạt trên bông cao cần nhiều yếu tố từ giống lúa đến kỹ thuật canh tác, chế độ phân bón, thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh. Bên cạnh đó, việc mưa gió thường xuyên hay các dịch hại xảy ra trong khoảng thời gian từ trước đến sau trổ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thụ phấn và thụ tinh của hạt lúa ảnh hưởng đến sự hình thành số hạt/bông.
3.3.1.3 Số hạt chắc trên bông
Số hạt chắc trên bông giữa các nghiệm thức về mật độ sạ có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số hạt chắc trên bông trung bình cao nhất (73 hạt) và có sự khác biệt thống kê với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số hạt chắc trên bông trung bình thấp nhất (61 hạt). Qua đó cho thấy trong cùng chế độ chăm sóc, số hạt chắc trên bông giảm khi mật độ sạ tăng.
Hạt được hình thành nhờ sự tích lũy tinh bột của cây, do đó nếu cây lúa nhận được đủ ánh sáng và lá vẫn còn xanh khi lúa vào giai đoạn chín thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao. Theo Nguyễn Ngọc Ðệ (2009) cho rằng số hạt chắc trên bông càng cao thì năng suất lúa càng cao. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
24
Hình 3.3 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số hạt chắc trên bông của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc (%)
Tỷ lệ hạt chắc giữa các nghiệm thức về mật độ sạ không có khác biệt qua phân tích thống kê. Nghiệm thức sạ 100 kg/ha có tỷ lệ hạt chắc trung bình là (90%), nghiệm thức sạ 200 kg/ha có tỷ lệ hạt chắc trung bình là (89%). (Hình 3.3).
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang (2010), sạ hàng với mật độ 100 kg/ha cũng có tỷ lệ hạt chắc cao nhất so với nghiệm thức sạ 200 kg/ha có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất.
Hình 3.4 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến tỷ lệ hạt chắccủa giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
61c 70b 73a 54 56 58 60 62 64 66 68 70 72 74 200 150 100 89,00 89,33 90,00 88.4 88.6 88.8 89 89.2 89.4 89.6 89.8 90 90.2 200 150 100 Mật độ sạ (kg/ha) Số h ạt chắ c trên b ông Mật độ sạ (kg/ha) T ỷ lệ hạt chắ c (%)
25 3.3.1.5 Trọng lượng 1000 hạt
Kết quả trình bày Hình 3.4 cho thấy, trọng lượng 1000 hạt không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức. Trọng lượng 1000 hạt ao động từ 26,24 - 26,36 g. Trọng lượng 1000 hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định, điều kiện môi trường có ảnh hưởng một phần vào thời kỳ phân bào giảm nhiễm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009), vì trong thí nghiệm này chỉ sử dụng một loại giống và giữa các nghiệm thức chỉ khác nhau về mật độ sạ, các yếu tố ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc là như nhau, do đó trọng lượng 1000 hạt giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt. Vì vậy, có thể kết luận rằng trọng lượng hạt là một yếu tố ổn định và ít bị tác động bởi mật độ sạ.
Hình 3.5 Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến trọng lượng 1000 hạt của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
3.3.2 Năng suất
3.3.2.1 Năng suất lý thuyết
Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất lý thuyết không có sự khác biệt qua phân tích thống kê, năng suất lý thuyết dao động trong khoảng từ 11,85 - 12,12 tấn/ha, trong đó nghiệm thức sạ 100 kg/ha có năng suất lý thuyết cao nhất (12,12 tấn/ha) và nghiệm thức sạ 200 kg/ha có năng suất lý thuyết thấp nhất (11,85 tấn/ha) (Bảng 3.4).
Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của lúa và phụ thuộc vào số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Các chỉ tiêu này càng cao thì năng suất lý thuyết càng cao. Bốn thành phần cấu thành năng suất lý
26,34 26,26 26,36 26.2 26.22 26.24 26.26 26.28 26.3 26.32 26.34 26.36 26.38 200 150 100 Mật độ sạ (kg/ha) Trọng lư ợng 1000 hạ t ( g)
26
thuyết càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến lúc bốn thành phần này đạt được cân bằng tối hảo thì năng suất lúa đạt tối đa. Nếu một trong bốn thành phần này thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các thành phần còn lại và làm giảm năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Bảng 3.4 Năng suất thực tế và năng suất lý thuyết của giống lúa OM5451 tại vụ Hè Thu năm 2012 tại Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Mật độ sạ (kg/ha)
Năng suất (tấn /ha)
Năng suất lý thuyết Năng suất thực tế
200 150 100 11,85 12,08 12,12 6,56 6,57 6,70 F CV (%) ns 4,71 ns 2,44
Ghi chú: ns: không khác biệt thống kê.
3.3.2.2. Năng suất thực tế
Qua kết quả trình bày Bảng 3.4 cho thấy giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về năng suất thực tế, năng suất dao động trong khoảng từ 6,56 - 6,70 tấn/ha. Trong đó, năng suất thực tế ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha là 6,70 tấn/ha, còn ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có năng suất thực tế là 6,56 tấn/ha.
Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Trên thực tế, các yếu tố cấu thành năng suất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, muốn tăng năng suất lúa không chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp. Năng suất thực tế (tấn/ha) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất lúa.
Kết quả thí nghiệm trình bày ở Bảng 3.4 phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Sửu (1986) sạ với mật độ khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức vẫn không có sự khác biệt nhau qua phân tích thống kê. Kết quả của Nguyễn Trường Giang (2010) cũng cho rằng sạ với mật độ 200 kg giống/ha cho năng suất thấp nhất. Ở ĐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ ở mật độ 200 kg giống/ha (Trịnh Quang Khương, 2010).