1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh probi p bổ sung vào khẩu phần của heo (sau cai sữa 50kg) tại công ty chăn nuôi vemedim

73 605 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Trong đó, chăn nuôi heo đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì thịt heo là một nguồn cung cấp năng lượng, protein, các chất khoáng, vitamin quan trọng và nó còn là loại thực phẩm thịt tươi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH ĐĂNG KHOA

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH PROBI P BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN CỦA HEO (SAU CAI SỮA - 50KG) TẠI CÔNG TY CHĂN NUÔI VEMEDIM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH ĐĂNG KHOA

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH PROBI P BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN CỦA HEO (SAU CAI SỮA - 50KG) TẠI CÔNG TY CHĂN NUÔI VEMEDIM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts LÊ THỊ MẾN

2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH ĐĂNG KHOA

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH PROBI P BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN CỦA HEO (SAU CAI SỮA - 50KG) TẠI CÔNG TY CHĂN NUÔI VEMEDIM

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGs.Ts Lê Thị Mến

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

DUYỆT BỘ MÔN

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện ở Trường Đại Học Cần Thơ, được

sự yêu quý, quan tâm dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu của quý thầy cô Sau thời gian gần 5 tháng thực tâp tại Công ty chăn nuôi VEMEDIM, được sự quan tâm và tận tình giúp đỡ của quý công ty, tôi đã hoàn thành đề tài và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá cho bản thân

Để đáp đền những tấm chân tình trên tôi không biết nói gì hơn chỉ xin

Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Đốc Công ty Vemedim, Ban Giám Đốc Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển, Ban Giám Đốc công ty TNHH Một Thành Viên Chăn Nuôi Vemedim cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị công tác tại Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển và Công ty Chăn nuôi Vemedim đã

hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài

Cô Lê Thị Mến và Huỳnh Thị Thu Loan đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ

để tôi hoàn thành đề tài

Thầy cố vấn học tập Hồ Quảng Đồ đã quan tâm, dìu dắt và tư vấn cho em trong suốt quá trình học tập

Cuối cùng cho tôi gửi lời cám ơn đến tập thể lớp Chăn nuôi Thú Y khóa

37 đã luôn động viên giúp đỡ để tôi vượt qua những lúc khó khăn trong học tập

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả thu được do bản thân tôi trực tiếp theo dõi, thu thập với một thái độ hoàn toàn khách quan, trung thực Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

HUỲNH ĐĂNG KHOA

Trang 6

TÓM LƯỢC

Đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh Probi P bổ sung vào

khẩu phần của heo (sau cai sữa - 50kg) tại công ty chăn nuôi Vemedim” được

thực hiện từ tháng 12/2013 đến tháng 4/2014 Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên trên 48 heo sau cai sữa có khối lượng trung bình 20kg±2kg với 3 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại

NT đối chứng (ĐC): Khẩu phần cơ sở (KPCS) là thức ăn hỗn hợp tự phối trộn của trại

NT Pro L: KPCS + chế phẩm Probi P, trộn vào thức ăn liên tục

NT Pro C: KPCS + chế phẩm Probi P, trộn vào thức ăn liên tục 2 tuần đầu sau đó trộn cách tuần

Kết quả thu được sau 8 tuần tiến hành thí nghiệm:

Tăng trọng tích lũy (kg/con) cao nhất ở NT Pro L (41,5), kế đến là NT Pro

Trang 7

MỤC LỤC

Tóm lược iii

Chương 1: Đặt vấn đề 1

Chương 2: Lược khảo tài liệu 2

2.1 Đặc điểm của một số giống heo thịt phổ biến ở ĐBSCL 2

2.1.1 Heo Yorkshire 2

2.1.2 Heo Landrace 2

2.1.3 Heo Duroc 3

2.1.4 Heo Pietrain 4

2.2 Công tác lai tạo giống heo cho nhiều nạc 5

2.2.1 Lai 2 giống heo 5

2.2.2 Lai 3 giống heo 6

2.2.3 Lai 4 giống heo 6

2.2.4 Chọn heo con nuôi thịt 6

2.2.5 Các đặc tính của heo thịt 7

2.3 Đặc điểm sinh lý và nhu cầu của heo sinh lý tiêu hoá 8

2.3.1 Sự tiêu hóa ở miệng 8

2.3.2 Tiêu hóa ở dạ dày 8

2.3.3 Tiêu hóa ở ruột non 8

2.3.4 Tiêu hóa ở ruột già 9

2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt 9

2.4.1 Nhu cầu năng lượng 10

2.4.2 Nhu cầu protein và acid amin 10

2.4.3 Nhu cầu glucid 11

2.4.4 Nhu cầu vitamin 12

2.4.5 Nhu cầu khoáng 12

2.4.6 Nhu cầu lipid 13

2.4.7 Nhu cầu xơ 13

2.4.8 Nhu cầu nước 13

2.5 Chất hỗ trợ dinh dưỡng, chất phụ gia 14

2.5.1 Probiotic 14

2.5.2 Cơ chế tác động 15

2.5.3 Vai trò của probiotic 16

2.5.4 Lợi ích của probiotic trong chăn nuôi heo 16

2.5.6 Ứng dụng và một số sản phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi 18

2.6 Đặc điểm của một số thực liệu trong thức ăn 22

2.6.1 Thức ăn năng lượng 22

2.6.2 Thức ăn bổ sung protein và acid amin 23

Trang 8

2.6.3 Thức ăn bổ sung khoáng 24

2.6.4 Thức ăn hỗn hợp bổ sung 24

2.7 Chuồng trại nuôi heo và môi trường sinh thái 24

2.7.1 Chuồng trại 24

2.7.2 Tiểu khí hậu của chuồng nuôi 25

Chương 3: Phương tiện phương pháp thí nghiệm 27

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 27

3.2 Giới thiệu sơ lược về địa điểm và trại nuôi thí nghiệm 27

3.2.1 Chuồng trại 29

3.2.2 Đối tượng thí nghiệm 29

3.3 Phương tiện thí nghiệm 29

3.3.1 Dụng cụ thí nghiệm 29

3.3.2 Nước uống dùng trong thí nghiệm 30

3.3.3 Thức ăn dùng trong thí nghiệm 30

3.4 Chế phẩm dùng trong thí nghiệm 31

3.5 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm 32

3.6 Phương pháp thí nghiệm 32

3.6.1 Bố trí thí nghiệm 32

3.6.2 Phương pháp tiến hành 33

3.7 Các chỉ tiêu theo dõi 33

3.7.1 Các chỉ tiêu về tăng trọng 33

3.7.2 Tỷ lệ tiêu chảy 35

3.7.3Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 35

Chương 4: Kết quả thảo luận 37

4.1 Ghi nhận tổng quát 37

4.2 Kết quả tăng trọng của heo thí nghiệm 37

4.2.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm 37

4.2.2 Tỷ lệ tiêu chảy 41

4.3 Hiệu quả kinh tế 43

Chương 5: Kết luận đề nghị 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Đề nghị 45

Tài liệu tham khảo 46

Phụ chương 50

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của heo thịt……….…….9

Bảng 2.2 Mô hình acid amin lý tưởng cho heo thịt………11

Bảng 2.3 Nhu cầu nước cho heo thịt……….14

Bảng 3.1 Thành phần thức ăn hổn hợp sử dụng cho heo từ 20-50 kg ………30

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của thức ăn dùng cho heo từ 20-50 kg… ……… …… 31

Bảng 4.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm từng nghiệm thức… 38

Bảng 4.2 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn……….40

Bảng 4.3 Tỷ lệ tiêu chảy trên heo thí nghiệm……….41

Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn……….43

Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm………43

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Heo Yorkshire 2

Hình 2.2 Heo Landrace……… ……… ……… ……….3

Hình 2.3 Heo Duroc ……… ……… ….……… 4

Hình 2.4 Heo Pietrain……… ……….4

Hình 2.5 Heo lai Landrace x Yorkshire……… 5

Hình 2.6 Heo lai Pietrain x Duroc……… 6

Hình 2.7 Vi khuẩn Pediococcus acidilactici……….17

Hình 2.8 Vi khuẩn Bacillus subtilis……… 17

Hình 2.9 Bi khuẩn Lactobacillus acidophilus……… .18

Hình 2.10 Sản phẩm UV – Bacillus……… 19

Hình 2.11 Sản phẩm Olavit……… 20

Hình 2.12 Sản phẩm Lactozyme……… 21

Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ 27

Hình 3.2 Sơ đồ quy hoạch công ty Vemedim……….……… 28

Hình 3.3 Trại heo thí nghiệm… ……….………29

Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm……… 32

Hình 4.1 Heo thí nghiệm ở các nghiệm thức……….37

Hình 4.2 Biểu đồ tăng trọng tuyệt đối của heo ở các nghiệm thức………38

Hình 4.3 Biểu đồ tăng trọng tương đối của heo ở các nghiệm thức………… 38

Hình 4.4 Biểu đồ HSCHTĂ ở các nghiệm thức………… ……….…….40

Hình 4.5 Biểu đồ tỷ lệ tiêu chảy ở heo thí nghiệm………41

Trang 11

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước ta là một nước nông nghiệp bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi

là một trong những ngành sản xuất nông nghiệp chính Trong đó, chăn nuôi heo đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì thịt heo là một nguồn cung cấp năng lượng, protein, các chất khoáng, vitamin quan trọng và nó còn là loại thực phẩm thịt tươi được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới

Trong chăn nuôi, nhà sản xuất khai thác tối đa khả năng sinh lợi, mang lại hiệu quả kinh tế của vật nuôi Để giúp vật nuôi tiêu hóa tốt thức ăn, tăng trọng nhanh, hạn chế các tác động bất lợi có trong nguyên liệu thức ăn thì xu hướng chung hiện nay người ta bổ sung thêm vào thức ăn các enzyme hay một số sản phẩm có nguồn gốc probiotic (Trịnh Đình Khá, 2012) Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vai trò tích cực của enzyme trong ngành chăn nuôi Trước đây, do ít quan tâm đến lượng chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài nên hậu quả của việc cho ăn quá nhiều chất dinh dưỡng nhằm tối đa hóa năng suất đã dẫn đến hậu quả là lượng chất dinh dưỡng thải ra quá nhiều qua phân và nước tiểu (chủ yếu là hàm lượng protein, phospho và calci) Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã và đang nổ lực tìm cách làm giảm ô nhiễm từ các chất thải ra trong chăn nuôi giảm ô nhiễm môi trường bằng cách cung cấp thêm các enzyme tiêu hoá và các vi sinh vật hữu ích (probiotic) để hổ trợ khả năng tiêu hoá cho vật nuôi

Một trong những chế phẩm có nguồn gốc probiotic được sử dụng để bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho gia súc, gia cầm đó là chế phẩm men vi sinh Probi P Để chăn nuôi heo phát triển và đạt hiệu quả cao một trong những biện pháp là tác động vào khẩu phần thức ăn để giảm bớt giá thành sản xuất nhằm tăng lợi nhuận sản xuất

Do đó đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh Probi P bổ sung

vào khẩu phần của heo (sau cai sữa - 50kg) tại Công ty chăn nuôi Vemedim”

được thực hiện

Mục tiêu đề tài: Nhằm khảo sát sự tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn

và tỷ lệ tiêu chảy của heo trong giai đoạn sau cai sữa đến 50 kg được nuôi với khẩu phần khác nhau, cách bổ sung men vi sinh Probi P vào khẩu phần và đánh giá mức độ hiệu quả của khẩu phần có chứa Probi P Từ đó đề xuất khẩu phần thức ăn phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 12

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm của một số giống heo thịt phổ biến ở ĐBSCL

2.1.1 Heo Yorkshire

Heo Yorkshire (Hình 2.1) có nguồn gốc từ Anh, năng suất cao, ngoại hình đẹp nên giống heo này đã phổ biến ở khắp nơi trên thế giới Heo có màu sắc lông trắng ánh vàng đầu to, mặt rộng, mõm thẳng hoặc cong quớt lên; tai lớn, đứng nghiêng về phía trước, vành tai có nhiều lông dài, mịn; đòn dài, vai nở, lưng thẳng, bụng gọn, mông và đùi sau to; chân cao và khỏe, ngoại hình chắc chắn (Lê Thị Mến, 2010; Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền, 2000) Lúc 6 – 7 tháng tuổi đạt 85 – 95 kg, tỷ lệ nạc 51 – 52%, chất lượng thịt tốt (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2004)

Giống heo này kiêm dụng được thị trường chấp nhận vừa sản xuất nạc vừa

có khả năng sinh sản, nuôi con tốt Nhu cầu dinh dưỡng tuy cao nhưng dễ thỏa mãn, sức kháng bệnh và thích nghi tốt ở điều kiện chăn nuôi Việt Nam Lê Hồng Mận (2006) cho rằng đây là giống heo sinh sản tốt mà hiện nay đa số nhà chăn nuôi chọn nuôi để làm heo giống, được chọn nuôi thuần hoặc lai với giống ngoại, nội Làm dòng cái lai với đực Yorshire tạo con lai F1 (Yorkshire x Landrace), làm dòng đực với nái Yorshire tạo con lai F1 (Landrace x

Trang 13

Yorkshire), tạo nái lai F1( ngoại x nội), với nái địa phương tạo heo lai nuôi thịt

ra con đực hai máu và cho lai con đực hai máu này với các dòng heo khác tạo con lai ba máu, bốn máu nuôi mau lớn, chịu đựng stress, heo cho nhiều thịt nạc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000) Heo Duroc có khả năng tăng trọng nhanh, sử dụng thức ăn tốt, tỷ lệ nạc cao (56 – 58%), chất lượng thịt tốt (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2004) Heo Duroc được dùng trong lai kinh tế lấy con lai nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh (Trương Lăng, 2000)

Trang 14

và đứng (Đặng Vũ Bình, 2005; Lê Thị Mến, 2010) Đây là giống heo nổi tiếng

về cho nạc nhưng nhu cầu dinh dưỡng rất cao Heo có độ dày mỡ lưng dưới 7,8

mm, tỷ lệ nạc cao nhất trong các giống heo ngoại nên thường được nuôi để sản xuất đực cuối tạo dòng heo con nuôi thịt để cải thiện tỷ lệ nạc Nhưng thịt sớ nạc thô, dai, ít có vân mỡ, hương vị không thơm ngon Heo thích nghi kém với điều kiện khí hậu quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, và rất dễ mắc các bệnh về dinh dưỡng, sinh sản, hô hấp, tiêu hóa… Hiện nay các trại lớn thường nuôi để sản xuất đực cuối tạo dòng heo con nuôi thịt, hoặc sản xuất nọc lai 2 máu cho dễ nuôi trong nhân dân hay để cải thiện phẩm chất thịt và tỷ lệ nạc trên một số giống heo khác (Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh, 2002)

(Nguồn:www.picdeutschland.de)

Hình 2.4 Heo Pietrain

Trang 15

2.2 Công tác lai tạo giống heo cho nhiều nạc

2.2.1 Lai 2 giống heo

2.2.1.1 Lai giữa Yorkshire và Landrace

Heo lai giữa Yorkshire và Landrace có 2 cách là sử dụng đực Yorkshire lai với cái Landrace sẽ cho ra con lai Yorkshire - Landrace (YL) và sử dụng đực Landrace lai với cái Yorkshire sẽ cho ra con lai Landrace - Yorkshire (LY) Nhà tạo giống muốn kết hợp các ưu điểm của Yorkshire (dễ nuôi, thịt nạc mỡ) với Landrace (khó nuôi, thịt nạc nhiều, tốt sữa, đẻ sai) Con lai là đực thì sẽ dễ nuôi thịt: nạc ngon mềm có vân mỡ, hương vị tốt, giá thành hạ Còn nái YL hay LY thì dùng để nuôi sinh sản có mẫu tính tốt, đẻ sai, nuôi con giỏi, tốt sữa, con dễ nuôi, ít bệnh Dòng nái YL hay LY thường được phối với đực Pietrain hoặc Duroc sẽ tạo ra heo 3 máu

(Nguồn: breeding.porc-ex.dk)

Hình 2.5 Heo lai Landrace x Yorkshire

2.2.1.2 Lai giữa Pietrain và Duroc

Lai giữa đực Pietrain và cái Duroc, công thức lai này không đảo ngược DPi vì nái Pietrain nuôi con kém, năng suất sữa kém, ít con trên mỗi lứa Con lai PiD đực được tuyển lựa để tạo dòng đực cuối rất được nhà chăn nuôi ưa chuộng thay vì phải dùng đực cuối Pietrain hay Duroc nuôi năng suất kém, chậm lớn, khó nuôi Nhóm đực PiD không làm giống sẽ thiến và nuôi thịt với heo nái PiD Nhóm heo này thịt có tỷ lệ nạc cao (trên 65%), 180 ngày tuổi có thể đạt 85 – 90 kg, mỡ lưng mỏng dưới 10 mm, chất lượng nạc vừa phải, dai, ít vân mỡ, nhưng giá thành xuất heo thịt cao

Trang 16

(Nguồn: anco.com.vn)

Hình 2.6 Heo lai Pietrain x Duroc

2.2.2 Lai 3 giống heo

Lai 3 giống heo khác nhau cho lai tạo ra con thương phẩm có năng suất cao Ở các trại chăn nuôi quy mô công nghiệp thường dùng nái lai F1 giữa giống Yorkshire và Landrace để lai với đực cuối Duroc Con lai lớn nhanh cho nhiều nạc, ít mỡ và thịt có chất lượng thơm ngon, tỷ lệ nạc đạt 56 – 57% Với chăn nuôi nông hộ, có thể dùng nái địa phương lai với đực Yorkshire tạo con F1, sau

đó cho nái F1 lai với Landrace hoặc Duroc Phương pháp này tận dụng ưu thế lai về sinh sản của nái F1 và khả năng sản xuất thịt của giống đực thứ ba (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002 ; Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2004)

2.2.3 Lai 4 giống heo

Công thức thường được sử dụng là dùng con lai 2 máu F1, dùng đực F1

(Duroc x Pietrain) x cái F1 (Landrace x Yorkshire), đực F1 (Duroc x Pietrain)

x cái F1(Landrace x Yorkshire) Heo lai 4 máu theo công thức này có năng suất

cao, chất lượng thịt tốt Tỷ lệ nạc đạt gần 60% Khối lượng bình quân lợn con

60 ngày tuổi từ 18,0 – 19,8 kg/con (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2004)

2.2.4 Chọn heo con nuôi thịt

Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), heo con 55 - 60 ngày tuổi được chọn để nuôi thịt phải có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống, nhanh nhẹn, da hồng hào, lông mềm và thưa Khối lượng lúc 2 tháng tuổi đối với heo ngoại thuần hay lai F1 phải đạt từ 15 – 20 kg Heo phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin như: Dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng trước khi tách đàn 7 – 10 ngày Heo phải được chọn từ những nái có sữa tốt, đẻ nhiều, dễ nuôi, tạp ăn và được lai với con đực không cận huyết Nên chọn heo nuôi thịt

lai 3 giống là đực Duroc x cái F1 (Landrace x Yorkshire), hoặc 4 giống là đực F1 (Pietrain x Duroc) lai với cái F1(Landrace x Yorkshire); nên mua heo của

Trang 17

các Công ty có uy tín, Xí nghiệp chăn nuôi heo nhà nước, Trang trại chăn nuôi

có quy mô lớn Người mua heo con nuôi thịt cần chú ý hai đặc điểm:

* Heo nuôi thịt tốt thường có thân dài, bụng thon, mông nở, vai nở, lanh lợi, đuôi luôn ve vẩy, mắt sáng không đổ ghèn hay chảy nước mắt, da lông bóng mượt Tránh chọn những con có khuyết tật

* Heo con nuôi thịt cần tiêm chủng các bệnh thông thường, khi vận chuyển

về cần tái chủng lại, sau khi kiểm tra heo phát triển tốt không có dấu hiệu bệnh

mỡ, ít nạc, đòn ngắn và thấp dàn Heo có mẫu hình thịt ốm thì sẽ cho nhiều nạc,

ít mỡ, đòn dài và cao dàn Heo có mẫu hình mập thịt sẽ cho vừa nhiều nạc vừa nhiều mỡ, là trung gian của 2 mẫu hình trên, có đòn dài, đùi to và lớp mỡ lưng mỏng

2.2.5.2 Sức mau lớn

Sức mau lớn là tăng trọng tích lũy của heo trong một khoảng thời gian nào

đó, được tính bằng tăng trọng tuyệt đối của heo trong một đơn vị thời gian Nghĩa là tăng trọng trung bình/ngày ở các giai đoạn nuôi (từ 2 – 4; 4 – 6 và >6 tháng tuổi)

2.2.5.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)

HSCHTĂ dùng để ước lượng sự chuyển hóa các thành phần vật chất trong thứ ăn thành các yếu tố cơ thể, ta thường dùng một hệ số là số lượng thức ăn cần thiết để tạo ra mỗi kg tăng trọng trong một giai đoạn nuôi nào đó HSCHTĂ được tính bằng: ĐVTĂ/kg tăng trọng, TTTĂ/kg tăng trọng

2.2.5.4 Dễ nuôi và sức chịu đựng

Hai đặc tính dễ nuôi và chịu đựng là đặc tính phụ mang tính chủ quan, không đo lường được Heo dễ nuôi là heo không kén ăn, ăn lớn miếng, ăn mau rồi bữa Heo chịu đựng là heo có sức đề kháng cao, ít bệnh khi có sự thay đổi của thời tiết hoặc điều kiện chăn nuôi

Trang 18

2.3 Đặc điểm sinh lý và nhu cầu của heo sinh lý tiêu hoá

Heo là động vật dạ dày đơn, ruột non dài 18 – 25m, gấp 10 – 14 lần so với chiều dài thân mình Nhờ vậy, heo có khả năng hấp thu thức ăn rất tốt, hệ số chuyển hóa những chất dinh dưỡng trong thức ăn cao Ở ruột già dài nhất là đoạn kết tràng dài khoảng 5 – 6m, tại đây hệ vi sinh vật - nguyên sinh vật tiến hành phân giải một phần chất xơ không tiêu hóa ở ruột non thành chất dinh dưỡng, đặc biệt là các acid béo cung cấp năng lượng và vitamin cho heo (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

Theo Lê Hồng Mận (2004), hệ thống tiêu hoá ở heo gồm 4 bộ phận tham gia quá trình tiêu hóa cơ học và hoá học thức ăn là miệng, dạ dày, ruột non, ruột

già Heo là loài ăn tạp, ăn các thức ăn sống và chín đều được Heo là động vật

dạ dày đơn, heo 90 - 100 kg có dung tích dạ dày 5 - 6 lít

2.3.1 Sự tiêu hóa ở miệng

Ở miệng, quá trình tiêu hóa cơ học là chủ yếu Ở đó động tác nhai rất quan trọng, có tác dụng nghiền nhỏ thức ăn, trộn với nước bọt thành viên nhờn dễ nuốt, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa, đồng thời xảy ra các phản ứng tiết dịch tiêu hóa để chuẩn bị cho các bước tiêu hóa sau Ở đây, quá trình tiêu hóa hóa học có xảy ra nhưng không đáng kể, bởi trong nước bọt của heo mặc dù có enzyme amylaza nhưng hoạt động rất kém, hơn nữa khi thức

ăn vào miệng heo được nuốt vội xuống dạ dày

2.3.2 Tiêu hóa ở dạ dày

Dạ dày của heo gồm 5 vùng là vùng thực quản nhỏ, vùng mang nang, vùng thượng vị, vùng thân vị và vùng hạ vị Trong 5 vùng dạ dày thì vùng hạ vị và thân vị là nơi tiết dịch tiêu hóa chủ yếu của dạ dày Thành phần dịch tiêu hóa ở

dạ dày bao gồm: 99,5% là nước, pepsinogen, các muối vô cơ, chất nhầy, acid lactic, creatinin, ATP và đặc biệt là sự hiện diện của HCl HCl làm cân bằng pH trong dạ dày, làm trương nở protein để làm tăng bề mặt tiếp xúc với enzyme pepsin (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)

2.3.3 Tiêu hóa ở ruột non

Hầu hết các dưỡng chất được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, ở đây quá trình tiêu hóa hóa học là chủ yếu Do đoạn cuối ruột non nối với cuống hạ vị của dạ dày, tiếp nhận hàng loạt men tiêu hóa protein, tinh bột, mỡ thức ăn từ dịch tụy và dịch mật của túi mật Sản phẩm cuối cùng phân giải protein ở ruột non là acid amin, các acid amin này được hấp thu qua màng ruột vào máu rồi đến các mô bào cơ thể, ở đó chúng được tổng hợp thành protein của các bộ phận

cơ thể, enzyme, hormone lipid thức ăn được tiêu hóa thành các acid béo và

Trang 19

glyxerin nhờ enzyme lipase Còn các loại tinh bột và đường đa dưới tác động thủy phân của hệ thống các enzyme amilase, maltase, lactase, của tuyến tụy phân giải thành đường đơn và glucose để heo hấp thu (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002)

2.3.4 Tiêu hóa ở ruột già

Ở ruột già thì quá trình tiêu hóa, hấp thụ và tổng hợp vẫn được tiếp tục nhưng không đáng kể Ở đây, sự phân giải do vi sinh vật là chủ yếu nhưng so với gia súc nhai lại thì khả năng tiêu hóa chất xơ của heo còn ở mức khiêm tốn Bên cạnh đó, ở ruột già người ta còn phát hiện một số vitamin nhóm B và vitamin K được tổng hợp nhưng vì hàm lượng quá thấp nên không đủ cung cấp nhu cầu hằng ngày của heo Vì vậy, cần phải bổ sung thêm các loại vitamin này

từ thức ăn (Nguyễn Thiện, 2004)

2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt

Cần phải xây dựng khẩu phần phù hợp cho từng nhu cầu sản xuất Thêm vào đó, nhu cầu cho heo sơ sinh đến tăng trọng vỗ béo thay đổi theo khối lượng

cơ thể và lượng thức ăn ngày càng tăng dần Ở từng giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau

Lượng thức ăn ăn vào bị chi phối bởi các yếu tố như di truyền, cơ chế thần kinh, các giác quan khứu giác và vị giác; nhiệt độ môi trường, ẩm độ, sự thông thoáng và diện tích nuôi; sự thiếu hụt hay thừa dinh dưỡng, mật độ năng lượng, kháng sinh, mùi thơm và lượng nước trong khẩu phần thức ăn (NRC, 1998)

Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của heo thịt

Khối lượng heo (kg)

(NRC, 1998)

Trang 20

2.4.1 Nhu cầu năng lượng

Trong quá trình tăng trọng và phát triển, heo luôn trao đổi năng lượng, kể

cả lúc ngủ cũng xảy ra sự tiêu hao năng lượng Thức ăn cung cấp năng lượng trước hết bù cho năng lương tiêu hao, số dư chuyển hóa thành thịt, mỡ để heo tăng trọng và sinh sản (Lê Hồng Mận, 2007)

Theo NRC (1998), nhu cầu năng lượng duy trì là số năng lượng cần cho

cơ thể trong điều kiện hoạt động trung bình bao gồm nhiệt độ môi trường, mức

độ hoạt động, số heo trong ô nuôi, các yếu tố stress và được tính theo khối lượng trao đổi là thể trọng với mũ 0,75 Nhu cầu năng lượng duy trì cho 1 kg khối lượng trao đổi dao động từ 100 – 125 Kcal DE/kg P0,75/ngày đêm Nếu tính theo năng lượng thuần sẽ thành 71 – 78 Kcal/kg P0,75/ngày Năng lượng tích lũy mỡ biến động từ 9,5 – 16,3 Mcal DE/kg, trung bình là 12,5; tích lũy protein 7,1 – 14,6 Mcal DE/kg, trung bình 12,6; như vậy, năng lượng để tích lũy mỡ và protein là tương đương nhau Nhưng 1 kg thịt nạc chứa 20 – 22% protein nên chi phí năng lượng cho tổng hợp 1 kg nạc chỉ bằng 20 – 22% so với năng lượng

để tạo 1 kg mỡ

2.4.2 Nhu cầu protein và acid amin

Protein là thành phần chủ yếu để cấu tạo cơ thể, cấu tạo các tổ chức, cấu tạo men, kích tố kháng thể và nhiều loại vitamin Nếu thức ăn thiếu protein, gia súc non sẽ bị đình trệ tăng trọng và phát dục; gia súc trưởng thành sức sản xuất giảm; gia súc sinh sản hoạt động sinh dục bị rối loạn và thai phát triển không tốt (NRC, 1998)

Theo Dương Thanh Liêm và ctv., (2002), protein là chất rất quan trọng

cho gia súc tăng trọng và nó tham gia trong cấu tạo tế bào và các bộ phận cơ thể Do đó việc cung cấp đủ protein cho heo không những ảnh hưởng tốt đến tăng trọng, thành phần phẩm chất thịt mà còn làm giảm hệ số chuyển hóa thức

ăn Gia súc càng nhỏ càng chịu ảnh hưởng của mức độ protein cung cấp trong khẩu phần Tuy nhiên, nếu cho ăn quá thừa protein sẽ không làm tăng tích lũy protein trong cơ thể và không làm tăng sức lớn mà còn làm giảm hiệu quả sử dụng protein do việc khử các acid amin để tạo ra năng lượng đưa đến giảm hiệu quả kinh tế, vì đây là thức ăn đắt tiền hơn thức ăn năng lượng

Protein là nguyên liệu quan trọng trong cấu tạo cơ thể heo, protein trong khẩu phần phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các acid amin thiết yếu và không thiết yếu để cơ thể tổng hợp protein cho mình Trong chăn nuôi heo người

ta thường dùng chỉ số protein thô (CP) để đánh giá chất lượng thức ăn (Nguyễn Thiện, 2008)

Trang 21

(Hollis, 1993)

Theo Trương Lăng (2003), protein là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào Cơ chứa đến 30 – 35% protein Trong protein có nhiều acid amin , có 2 loại acid amin là loại thay thế và loại không thay thế được Loại cơ thể heo không tổng hợp được phải lấy từ thức ăn vào là: Lys, Trp, Thr, Phe, Met, Leu, Ile, Arg, His, Val Trong đó, Lys là acid amin giới hạn số một của heo, giúp tổng hợp thịt nạc Phải cân bằng các acid amin để tạo ra “protein lý tưởng” với hàm lượng tối đa Lys và các acid amin khác để tăng năng suất gia súc (Bảng 2.2) Protein lý tưởng được định nghĩa là tỷ lệ hoàn hảo của các acid amin thiết yếu đáp ứng cho duy trì và sản xuất Nó là một mô hình mà trong đó mỗi acid amin ở mức

độ cân bằng Khái niệm về protein lý tưởng ngày càng trở nên quan trọng trong việc phối hợp khẩu phần thực tế cho heo Hiệu quả sử dụng protein chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: heo nhiều nạc sử dụng protein hiệu quả hơn so với heo nhiều mỡ; heo con hiệu quả hơn so với heo già; heo đực hiệu quả hơn heo cái

và heo đực thiến (Hollis, 1993)

Nhu cầu Lys ở heo đã được nghiên cứu rộng rãi (NRC, 1998) Nó phụ thuộc chủ yếu vào giới tính, kiểu gen, khối lượng, mức độ nuôi dưỡng và môi trường (Noblet và Quiniou, 1999) Nếu xảy ra sự thiếu hụt một hoặc nhiều acid amin thiết yếu, heo không thể sử dụng hoàn toàn các acid amin khác, nếu dư thừa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng và nitrogen sẽ được bài thải trong nước tiểu (Batterham, 1990)

Bảng 2.2 Mô hình protein lý tưởng cho heo thịt (Lys là acid amin chuẩn)

Khối lượng heo

2.4.3 Nhu cầu glucid

Glucid là những chất chủ yếu đảm bảo năng lượng cho heo và tham gia vào cấu trúc các mô của cơ thể Những chất như đường, tinh bột, xơ v.v…là

Trang 22

những chất đảm bảo 70 – 80 % nhu cầu năng lượng của heo (Đào Trọng Đạt và ctv., 1999)

Theo Trương Lăng (2007), glucid là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể

và nếu dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ dự trữ Mỡ heo tạo ra từ glucid thường

là mỡ chắc, tạo chất béo no, vì vậy giai đoạn cuối của heo thịt cần có glucid (tấm, bắp) để tạo chất mỡ nhưng nếu dư thừa glucid heo nhanh chóng tạo nhiều

mỡ, làm cho tỷ lệ nạc trên quày thịt heo giảm đi

2.4.4 Nhu cầu vitamin

Theo Dương Thanh Liêm và ctv., (2002) vitamin là hợp chất có phân tử

lượng tương đối nhỏ, có trong cơ thể với số lượng rất ít nhưng không thể thiếu

Vì nó có vai trò rất quan trọng là tham gia vào cấu trúc nhóm ghép trong nhiều

hệ thống enzyme, xúc tác các phản ứng sinh học để duy trì mọi hoạt động sống bình thường như: tăng trọng, sinh sản, bảo vệ cơ thể và sản xuất các sản phẩm chăn nuôi

Nếu nuôi gia súc bằng khẩu phần thức ăn chế biến chỉ từ các nguyên liệu như chất bột đường, chất béo, protein, chất khoáng theo đúng nhu cầu của gia súc ta sẽ thấy con vật tăng trọng chậm, hiệu quả sinh sản thấp, dễ bị bệnh Nguyên nhân là do trong khẩu phần còn thiếu vitamin Do đó cần bổ sung vitamin vào khẩu phần để đạt được năng suất tối ưu (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

Theo Lê Hồng Mận (2007), cơ thể động vật cần khoảng 15 loại vitamin với một lượng rất nhỏ tới mg hoặc µg, nhưng có tác dụng rất lớn tới quá trình trao đổi chất, các hoạt động của hormone và enzyme Thiếu hoặc thừa 1 loại vitamin nào đều ảnh hưởng tới tăng trọng, sinh sản, sức khỏe của gia súc, gia cầm Theo Trương Lăng (2000), mọi sự thiếu hụt vitamin đều dẫn đến rối loạn trao đổi chất, gây hại cho cơ thể heo Tùy theo mức độ của sự thiếu nhiều hoặc

ít mà triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ

2.4.5 Nhu cầu khoáng

Theo NRC (1998), nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần của heo cần một

số khoáng đa lượngbao gồm: Ca, Cl, Cu, I, Fe, Mg, P, K, Se, Na, S, Zn Ngoài

ra, heo còn cần một số khoáng vi lượng khác như: Br, F, Bo, Sn,… Ngày nay

đa số heo được nuôi nhốt, không được chăn thả và cung cấp thêm rau xanh, môi trường chăn nuôi này làm tăng nhu cầu bổ sung khoáng chất

Chất khoáng rất cần thiết cho các cấu trúc và chức năng chuyển hóa của

cơ thể heo Đặc biệt, Ca và P là hai nguyên tố có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương Mức cung cấp trong khẩu phần đối với Ca là 0,8% so với

Trang 23

VCK khẩu phần, còn đối với P là 0,6% so với VCK khẩu phần (Trương Lăng, 2000)

Theo Võ Văn Ninh (2007), ngoài nhiệm vụ cấu tạo nên xương và răng, Ca còn giữ vai trò quan trọng trong sự co cơ, sự đông máu, hoạt hóa một số enzyme, cân bằng ion và ảnh hưởng đến sự thẩm thấu của tế bào

2.4.6 Nhu cầu lipid

Trong khẩu phần của heo cần có một lượng lipid tạo ra sự ngon miệng, chống bụi, hòa tan các vitamin tan trong chất béo và phát triển cơ thể Phẩm chất lipid trong thức ăn có ảnh hưởng đến phẩm chất của mỡ heo Chất béo trong thức ăn chứa nhiều acid béo không no sẽ làm cho mỡ heo mềm, khó bảo quản; chứa nhiều acid béo no làm cho mỡ heo chắc, phẩm chất thịt tốt hơn và dự trữ được lâu hơn Tuy nhiên, cơ thể heo cũng cần acid béo không no để xây dựng

tế bào, đó là những acid béo thiết yếu, gồm acid linoleic, linolenic và arachidonic (Võ Văn Ninh, 2007)

Theo NRC (1998), khi bổ sung chất béo vào khẩu phần thì tăng trọng được cải thiện và thức ăn ăn vào giảm, tỷ lệ tăng trọng trên thức ăn tăng nhưng độ dày mỡ lưng cũng tăng

2.4.7 Nhu cầu xơ

Đối với heo thịt nuôi vỗ béo bổ sung 6 – 8 % xơ trong khẩu phần mục đích

là để hạn chế tích lũy mỡ, tăng tỷ lệ nạc vì với khẩu phần này heo vẫn phát triển

cơ bắp bình thường (Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền, 2000)

Trong ruột già, xơ được vi khuẩn lên men tạo ra các acid béo bay hơi Sự đóng góp năng lượng của acid béo bay hơi cho heo ước tính bằng 5 – 28% nhu cầu năng lượng duy trì, điều này phụ thuộc vào mức ăn, khoảng thời gian giữa

các lần ăn và tỷ lệ chất xơ trong khẩu phần (Friend et al., 1964; Farrell và

Johnson, 1970) Tuy nhiên khi lượng xơ thô vượt quá 10 – 15% khẩu phần thì

nó làm giảm thức ăn ăn vào do độ choán diện tích hoặc do tính ngon miệng của thức ăn giảm (NRC, 1998)

2.4.8 Nhu cầu nước

Nước có chức năng chính tạo hình cơ thể thông qua hình thể tế bào và giữ vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể Cơ thể động vật có khoảng 70% nước Lượng nước đó được cung cấp từ thức ăn, nước uống, nước được giải phóng từ các phản ứng trong cơ thể và một ít từ chất béo và protein Nước cần thiết cho vận chuyển chất dinh dưỡng, khí, chất thải, hormone, giúp bôi trơn các khớp, cân bằng nhiều acid và base, là dung môi của các quá trình trao đổi chất… Sự mất nước xảy ra qua phân, nước tiểu, và bốc hơi từ phổi và

Trang 24

da Ở heo mất nước từ mồ hôi rất nhỏ do heo không có tuyến mồ hôi (Patience, 1993) Nhu cầu nước hàng ngày cho heo thịt được thể hiện trong bảng 2.3

Bảng 2.3 Nhu cầu nước cho heo thịt

Ngày tuổi (ngày) Lượng nước trong ngày (lít/ngày)

(McGlone và Pond, 2002)

Theo Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải (2006), nhu cầu nước cho heo thịt rất cao, cần thỏa mãn theo nhu cầu về số lượng và chất lượng Trung bình 1 heo thịt cần 30 – 50 lít nước tùy theo thiết bị tắm rửa tốt hay xấu, mùa khô hay mùa mưa và chuồng mát hay chuồng hở Chuồng kín giảm thiểu nhu cầu tắm rửa chuồng hơn chuồng hở

2.5 Chất hỗ trợ dinh dưỡng, chất phụ gia

2.5.1 Probiotic

Việc xác định thuật ngữ probiotic đã được Fuller (1989) ghi nhận: những

vi sinh vật có thể dẫn đến tác động hữu ích cho vật chủ do cải thiện sự cân bằng

vi sinh đường ruột, hoặc cải thiện các đặc tính của hệ vi sinh của vâ ̣t chủ

(Havernaar et al., 1992) Probiotic đã được Collins và Gibson (1999) định nghĩa

là “sự bổ sung vi sinh vâ ̣t sống vào trong thức ăn có tác động hữu ích cho vâ ̣t chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng đường ruột của nó”

Theo Lê Thị Mến (2010), probiotic là các sinh vật sống hữu dụng được

đưa trực tiếp vào thức ăn Chúng bao gồm các loài như Lactobacillus acidophilus, Streptococus faecium, Saccharomyces cerevisiae… Hoạt động của

chúng là không gây hại cho cơ thể vật chủ, tăng cường ức chế vi sinh vật có hại

để bảo vệ tốt đường tiêu hóa vật chủ

Theo Dương Thanh Liêm (2008), probiotic là những vi sinh vật sống hữu dụng được đưa trực tiếp vào thức ăn Chúng không gây hại gì cho vật chủ, trái lại chúng còn ức chế những vi sinh vật có hại trong đường ruột để bảo vệ tốt ống tiêu hóa của vật chủ Các vi sinh vật hữu ích này còn tiết ra enzyme tiêu hóa, tạo môi trường pH thấp ở ruột già, chống sự lên men thối, nhờ vậy mà bảo

vệ tốt đường tiêu hóa của vật chủ

Trang 25

Ngoài ra, các vi sinh vật hữu ích này còn tiết ra enzyme tiêu hóa như protease hay lên men yếm khí nguồn carbohydrate mà cơ thể vật chủ không tiêu hóa được để tạo thành các acid béo bay hơi nhằm hạ pH ở ruột già, chống lên men thối, bảo vệ đường tiêu hóa cũng như cung cấp năng lượng hoạt động cho

cơ thể vật chủ Probiotic còn có tác dụng tốt lên hệ thống kháng thể, phòng trừ bệnh tiêu chảy heo con và hiệu quả hơn trong hạn chế stress

2.5.2 Cơ chế tác động

Bề mặt niêm mạc của đường ruột được xem là giao diện lớn nhất giữa cơ thể và môi trường Cần có một miễn dịch cục bộ hiệu quả để bảo vệ sinh vật chống lại sự xâm nhập của các kháng nguyên độc và vi trùng Không có cơ quan nào khác trong cơ thể chứa nhiều tế bào miễn dịch hơn ruột – mô lympho liên hợp (associated lymphoid tissue/GALT) và một lượng vô cùng lớn kháng thể được tiết vào trong lòng ruột để trung hòa và loại thải các kháng nguyên nguy hiểm Trong nhiều nghiên cứu, người ta thấy là sự định cư của vi khuẩn ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào miễn dịch của mô lympho liên hợp (GALT)

và thậm chí tác động đến hệ miễn dịch toàn thân (Mitsuama et al., 1986)

Nhiều nghiên cứu đã báo cáo có khả năng kích thích miễn dịch đối với

nhiều loài vi khuẩn khác nhau Bifidobacterium longum cũng như nhiều vi khuẩn acid lactic khác đã thấy là làm tăng tổng lượng IgA ruột, (Vitini et al., 2001) Lactobacillus casei đã được báo cáo là có hoạt động bổ thể miễn dịch, (Perdigon et al., 1991) và Lactobacillus plantarum làm tăng sự sản sinh kháng thể chống lại Escherichia coli Sự kích phát tiết các loại cytokine do các giống

vi khuẩn Lactobacillus tùy thuộc dòng vi khuẩn (Maassen et al., 2000)

Theo Vũ Duy Giảng (2009; 2012) trích dẫn báo cáo của Verchuere el al.,

(2000), có 4 kiểu tác động của probiotic là:

- Cạnh tranh vị trí bám dính với vi khuẩn có hại, tạo môi trường acid nhẹ (chủ yếu là lactic) giúp kiềm chế sự tăng trọng của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh vật

- Nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch ruột từ đó làm tăng miễn dịch ruột, chống viêm đường tiêu hóa, loét dạ dày

- Cạnh tranh hóa chất, năng lượng với vi khuẩn khác

- Sản sinh các chất tiết có tác dụng diệt khuẩn hay ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh như bactericin, siderophores, lysozyme… nhờ đó ngăn chặn bệnh và hạn chế sự cạnh tranh các chất dinh dưỡng và năng lượng của những vi khuản có hại

Trang 26

2.5.3 Vai trò của probiotic

Theo Trần Thị Dân (2005), probiotic có vai trò tác động kháng khuẩn bằng cách tiết các chất kháng khuẩn và cạnh tranh với các nguồn bệnh ngăn chặn sự bám dính của hại khuẩn vào đường ruột, cạnh tranh nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mầm bệnh Probiotic được xem như là phương tiện phân phát các phân tử kháng viêm cho đường ruột, đẩy mạnh liên kết chặt giữa tế bào biểu mô Ngoài

ra, probiotic làm tăng khả năng hấp thụ thức ăn, giúp nhanh chóng bình phục sau khi tiêu chảy và sử dụng nhiều kháng sinh, chống tiêu chảy do nhiễm trùng, tăng sức đề kháng

Những vi sinh vật trong probiotic qua chu trình biến dưỡng sản sinh ra những sản phẩm phụ như acid (acid lactic, acid acetic…), kháng sinh (acidophilin, acidolin, lactocidin…) Acid lactic, acid acetic duy trì môi trường acid trong ruột nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh (vì nhóm vi khuẩn này không tồn tại được trong môi trường acid) (Tokuyama và Tournut, 1994)

Theo Shahani et al., (1977) cho những sản phẩm của probiotic có khả năng khống chế các vi khuẩn Shigella , Salmonella , Clostridium difficile, E.coli gây

nhiễm bệnh đường tiêu hóa Ngoài ra những vi sinh vật trong probiotic cũng cho ra những sản phẩm phụ là những chất hữu cơ được cơ thể gia súc hấp thu vào máu và trở thành chất dinh dưỡng của gia súc

2.5.4 Lợi ích của probiotic trong chăn nuôi heo

Theo Vũ Duy Giảng (2012) probiotic bổ sung vào thức ăn cho heo, đặc biệt heo con có tác dụng:

 Tăng tốc độ tăng trọng

 Giảm hệ số chuyển hoá thức ăn và giảm tỷ lệ chết vì tiêu chảy

 Nhờ tăng trọng đồng nhất mà thể trọng của cả đàn đồng đều hơn

 Nhờ tăng tỷ lệ tiêu hoá và tích luỹ protein thức ăn, lượng nitơ thải ra môi trường giảm đi

 Probiotic thường được sử dụng như một phụ gia bổ sung vào thức ăn cho heo con cai sữa để ngăn ngừa tiêu chảy khi heo chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn khô

Trang 27

tồn tại ở nhiệt độ lên đến 650C Pediococcus acidilactici có khả năng thích nghi

và phát triển tốt trong toàn bộ hệ thống đường ruột của động vật nuôi, tạo môi trường acid lactic trong đường ruột, từ đó tạo môi trường bất lợi làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và tiêu diệt chúng

(Nguồn: probioticsdb.com)

Hình 2.7 Vi khuẩn Pediococcus acidilactici Pediococcus acidilactici có thể hoạt động như bộ điều biến miễn dịch Động vật ăn Pediococcus acidilactici được tăng cường đáp ứng miễn dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm (Lee et al., 2007)

Ngoài ra, Pediococcus acidilactici cũng được biết là ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh đường ruột như vi khuẩn Shigella, Salmonella, Clostridium difficile và E coli

2.5.5.2 Bacillus subtilis

Bacillus subtilis (Hình 2.8) có khả năng sản xuất các enzyme như amylase, cellulase, pectinase, prolase, lipase, trypsin, urease, manmase Bacillus subtilis cũng có khả năng sản xuất một số vitamin nhóm B Cạnh tranh vị trí

bám dính cũng là khả năng quan trọng của loài vi sinh vật này (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009)

(Nguồn: trade.indiamart.com)

Hình 2.8 Vi khuẩn Bacillus subtilis

Trang 28

2.5.5.3 Lactobacillus acidophilus

Vi sinh vật này cũng có nhiều chức năng quan trọng và rất có lợi cho heo

con Lactobacillus acidophilus (Hình 2.9) bám chặt vào màng nhày ruột, ức chế

sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh Lactobacillus acidophilus tham gia sản

xuất các acid hữa cơ như acid lactic, acid acetic, acid benzoic, làm giảm pH đường ruột, từ đó tạo môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát

triển Lactobacillus acidophilus cũng có thể sản xuất một số kháng sinh như

acidolin, lactobacillin, acidophilin, lactocidin

(Nguồn: vivatfor.com)

Hình 2.9 Vi khuẩn Lactobacillus acidophilus Bên cạnh khả năng sản xuất kháng sinh, Lactobacillus acidophilus còn có

khả năng sản xuất một số men tiêu hóa như amylase, cellulase, lipase, protase

và sản xuất một số vitamin như B1, B2, B6, và B12 Ngoài ra, Lactobacillus acidophilus còn có khả năng khử một số độc tố đường ruột (Nguyễn Như Pho

Thực tế thì probiotic cần thiết được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và an toàn đối với con người Sự bám dính lên niêm mạc đường tiêu hóa của vi khuẩn probiotic được xem là cơ chế quan trọng để ngăn các tác nhân gây bệnh (Wikipedia, 2014)

Trang 29

Việc sử dụng probiotics trong thực phẩm được để xuất rằng có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh từ thực phẩm sang người Ủy ban khoa học châu Âu (EC) về dinh dưỡng động vật (2003) đã khuyến cáo rằng: những giống vi khuẩn trước đây có thể chấp nhận như một probiotic động vật thì bản chất của gen đề kháng kháng sinh phải được xác định và những chủng mang gen đề kháng kháng sinh được sử dụng trong y dược thì không nên bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trừ khi vi khuẩn đó có đột biến trên gen đề kháng kháng sinh Chính sách này

sẽ ngăn chặn được việc sử dụng các vi khuẩn có khả năng truyền gen kháng kháng sinh sang các vi khuẩn khác làm probiotic bổ sung vào thức ăn chăn nuôi Điều này cũng hạn chế ứng dụng của probiotic cho người

2.5.6.2 Một số sản phẩm probiotic trong chăn nuôi

a) UV – Bacillus

UV – Bacillus là sản phẩm của Công ty UV Việt Nam (Hình 2.10)

(Nguồn: uv-vietnam.com.vn)

Hình 2.10 Sản phẩm UV - Bacillus Thành phần:

Trang 30

Công dụng:

-Tổng hợp các men sống thiết yếu, dễ dàng hòa tan vào trong nước uống hoặc trộn vào thức ăn

-Tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh

và phòng ngừa tiêu chảy

-Ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, phòng ngừa tốt các bệnh đường ruột

như E.coli, Salmonella

-Phòng các chứng tiêu chảy phân trắng, phân vàng

Cách dùng:

1kg UV-BACILLUS hòa tan vào 1.000 lít nước uống

1kg UV-BACILLUS trộn với 500kg thức ăn

b) Olavit

Olavit là sản phẩm của Công ty VEMEDIM (Hình 2.11)

(Nguồn: Công ty Vemedim)

Hình 2.11 Sản phẩm Olavit Thành phần:

Trang 31

Công dụng:

-Đặc trị tiêu chảy cho heo, gà

- Kích thích gia súc ăn nhiều, tăng trọng nhanh, bóng da, hồng hào, mượt lông, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, giúp heo, gà, vịt mau lớn,

đẻ sai

Cách dùng:

* Phòng bệnh và kích thích mau lớn :

- Heo : gói 1kg trộn đều với 250kg thức ăn

- Gà, vịt : gói 1kg trộn đều với 300kg thức ăn

* Trị bệnh tiêu chảy trên heo : một gói 1kg trộn đều với 50-75kg thức ăn hoặc pha vào nước cho uống

c) Lactozyme

Lactozyme là sản phẩm của Công ty Vemedim (Hình 2.12)

(Nguồn: Công ty Vemedim)

Hình 2.12 Sản phẩm Lactozyme Thành phần:

Amylase, cellulase, phytase, protease, xylanase

- Tăng số lượng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn có hại giúp hoàn thiện

hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, phòng trị hữu hiệu bệnh tiêu chảy, phân sống

Trang 32

- Phục hồi hệ vi khuẩn có lợi đường ruột do dùng kháng sinh

- Tăng sức khỏe, sức đề kháng, giảm tỉ lệ chết do bệnh

- Giảm chi phí sử dụng thuốc, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận

Cách dùng:

- Mỗi tuần dùng 2-3 lần để phòng bệnh đường ruột, tăng sức đề kháng,

tăng trọng

- Dùng trong suốt thời gian điều trị bệnh

- Sau khi sử dụng kháng sinh, dùng Lactozyme liên tục 1 tuần

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn với liều:

- Gà, vịt, ngan, cút, heo con: 1 g/lít nước hoặc 2 g/kg thức ăn Khi bệnh

hoặc tiêu chảy dùng với liều gấp đôi

- Bê, nghé, dê, cừu con: 2 g/lít nước hoặc 4 g/kg thức ăn Khi gia súc

có triệu chứng tiêu chảy dùng với liều gấp đôi

2.6 Đặc điểm của một số thực liệu trong thức ăn

2.6.1 Thức ăn năng lượng

2.6.1.1 Tấm

Tấm gạo là những phần gẫy của hạt gạo chà trắng nên giá trị dinh dưỡng

gần giống như gạo Có nhiều hạng tấm như tấm số 1 và 2 có hạt to và dùng cho

người, tấm số 3 và 4 có hạt mịn hơn và dùng cho gia súc (Nguyễn Ngọc Tuân

và Trần Thị Dân, 2000) Tấm ngon miệng, giàu năng lượng, ít xơ được dùng nuôi tất cả hạng gia

súc, có thể dùng nguyên dạng, xay nhiễn hoặc nấu chín Trong tấm gạo gồm có

tinh bột (>70%), xơ (1%), có phẩm chất đạm tốt, nhiều axid béo no Tỷ lệ dùng

cho khẩu phần nuôi heo thịt là: 30 - 70% khẩu phần (Lê Thị Mến, 2010) Heo

tiêu hóa tốt tấm mịn, cho mỡ chắc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

2.6.1.2 Cám gạo

Cám gạo là sản phẩm phụ được sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi heo, là

phần thóc đã được tách vỏ trấu và phần còn lại đem xay giã tách ra phần cám

có chứa cả phần lúa và vỏ lúa Chất lượng tùy thuộc vào sự xay xát và lượng vỏ

trấu còn lại Trong cám có nhiều vitamin B1, có nhiều chất béo và xơ dùng cho

lợn nái sinh sản và lợn choai rất tốt Cám không nên dự trữ quá ba tháng vì

trong cám có nhiều lipid dễ bị oxi hóa có mùi hôi, mốc (Vũ Đình Tôn và Trần

Thị Thuận, 2005) Cám gạo có màu sáng và mùi thơm đặc trưng Thành phần dinh

Trang 33

dưỡng: Tinh bột 45%; xơ 6 - 9%; đạm 12%; béo 13 - 14% (chứa nhiều acid béo chưa no: acid linoleic và acid linolenic); hàm lượng phospho cao; nhiều vitamin nhóm

B (B1, B2, P) Tỷ lệ dầu trong cám tương đối cao, nếu để lâu các acid béo trong cám

dễ bị phân giải làm cho cám có mùi khét, giảm tính ngon miệng của khẩu phần

2.6.1.3 Bắp (ngô)

Bắp là loại thức ăn quan trọng cho heo, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho heo Do hàm lượng protein thấp, thành phần acid amin không cân đối nên khi sử dụng cần kết hợp với các loại thức ăn giàu đạm khác Bắp thường được xem là loại thức ăn năng lượng chuẩn để so sánh với các loại thức ăn khác

Đó là vì bắp rất ít cellulose và tỷ lệ tiêu hóa tinh bột của bắp rất cao Bắp chứa

Ca, nhiều P nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu Nguyên tố vi lượng trong bắp rất ít Bắp chứa nhiều Vit E nhưng ít Vit D và Vit nhóm B Hàm lượng Lys

và Trp trong protein của bắp chiếm tỷ lệ rất thấp (Nguyễn Thiện và ctv., 2004)

Hiện nay có rất nhiều giống bắp, bắp dùng trong chăn nuôi heo là bắp đá, loại bắp này có hột cứng chứa nhiều caroten (bắp vàng) và năng suất cao (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

2.6.2 Thức ăn bổ sung protein và acid amin

Ca khoảng 6 - 7%, P khoảng 4%, giàu vitamin B12, B1 ngoài ra còn có vitamin

A và D Tuy vậy, chất lượng bột cá còn phụ thuộc rất nhiều vào loại cá và các

bộ phận của cá đem chế biến Nếu bột cá chế biến từ loại cá nhỏ hoặc đầu cá, vây cá thì hàm lượng protein rất thấp từ 20 - 25%, trong khi đó bột cá được chế biến từ cá lớn, hàm lượng protein trên 50%

2.6.2.2 Đậu nành và khô dầu đậu nành

Đậu nành là loại thức ăn có hàm lượng protein rất cao và năng lượng cũng cao Tuy nhiên, vì giá đậu nành tương đối cao nên đậu nành ít được sử dụng như một thức ăn chủ đạo trong phối hợp khẩu phần mà thay thế bằng khô dầu đậu nành Khô dầu đậu nành là sản phẩm còn lại sau khi đã li trích dầu từ hạt đậu nành Khô dầu đậu nành là loại thức ăn giàu năng lượng (2700 – 3700 kcal/kg), cũng như giàu đạm (40 – 45%) nên được dùng chế biến thức ăn hỗn hợp cho tất cả các loại heo (Bùi Thanh Hà, 2005)

Trang 34

2.6.3 Thức ăn bổ sung khoáng

Một số thực liệu cung cấp Ca lẫn P như bột xương (22,45% Ca và 11,18% P), Ca2P (24,8% Ca và 17,4% P), Ca3P (32,8% Ca và 16,2% P) Tuy nhiên, vài thực liệu chỉ cung cấp Ca mà thôi, chẳng hạn bột đá vôi (30% Ca), bột mai mực (34,8%), bột vỏ sò (36,3 – 38,7%) Muối ăn là nguồn chủ yếu cung cấp Na và

Cl nhưng không nên trộn muối ăn vào khẩu phần nếu dùng bột cá mặn (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

2.6.4 Thức ăn hỗn hợp bổ sung

Các chất bổ sung có nguồn gốc từ tổng hợp hóa học, ly trích tự nhiên hoặc lên men vi sinh vật với thành phần và chức năng rất đa dạng Có thể kể đến như acid amin tinh khiết, kháng sinh, enzyme, chất tạo mùi, chống oxy hóa, chống mốc…Các premix vi khoáng và premix vitamin cũng được xếp trong nhóm này Premix là hỗn hợp được trộn trước gồm các nguyên tố vi lượng và các loại vitamin cần thiết Các chất này chiếm một lượng rất nhỏ nên thường được trộn trước với chất phụ gia trước khi trộn vào thức ăn để đảm bảo độ đồng đều khi trộn Thông thường các premix được trộn vào thức ăn với tỷ lệ 0,25% (2,5 kg cho 1 tấn thức ăn) Trong premix hầu như không có protein và năng lượng Một vài loại premix yêu cầu mức sử dụng lên đến 4% trong thức ăn tùy theo nhà sản xuất Trong trường hợp này nếu không tính toán công thức ngay

từ đầu có thể dẫn đến sự giảm bớt lượng protein, acid amin, năng lượng so với nhu cầu mong muốn Tùy theo thành phần mà có các loại premix khác nhau như premix vitamin, premix khoáng, premix vitamin-khoáng, trong đó premix

vitamin dễ sử dụng hơn các loại premix khác (Dương Thanh Liêm và ctv., 2002)

2.7 Chuồng trại nuôi heo và môi trường sinh thái

Theo Võ Văn Ninh (2003) chuồng trại giữ vai trò quan trọng trong việc chăn nuôi, vì rằng: chuồng trại là nơi nhốt thú, bảo vệ thú chống lại các tác nhân nguy hiểm, tấn công giết hại thú, và giữ cho thú không di chuyển thất lạc Là nơi tạo điều kiện thuận lợi để tạo các điều kiện kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, giúp cho việc nuôi dưỡng chăm sóc phòng chống bệnh và đạt hiệu quả cao nhất Tạo nên tiểu khí hậu thích hợp cho con thú sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất

2.7.1 Chuồng trại

2.6.1.1 Hướng chuồng

Hướng chuồng thường được các nhà chăn nuôi quan tâm đặc biệt để tránh các nhân tố bất lợi như mưa tạt, gió lùa, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng Người ta thường lấy trục đối xứng của dãy chuồng để chọn hướng thích

Trang 35

hợp cho việc xây dựng chuồng trại Ở ĐBSCL nên chọn trục dãy chuồng chạy theo hướng Đông – Tây để có thể tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh nắng hướng Đông buổi sáng và tránh nắng hướng Tây buổi chiều rọi thẳng vào chuồng Ngoài ra, mặt tiền của chuồng tốt nhất là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam Khoảng cách giữa hai chuồng phải đảm bảo thoáng gió, thoáng khí và đủ ánh sáng Trung bình khoảng cách đó bằng hai lần chiều cao của chuồng (Võ Văn Ninh, 2003)

2.6.1.2 Ô chuồng

Nền chuồng cần phải cao hơn mặt đất 20 cm, chắc chắn, không ẩm ướt, không lót gạch tàu, nên dùng nền xi măng, không trơn trợt Diện tích ngăn chuồng thay đổi tùy theo loại heo: Heo sau cai sữa (2 – 4 tháng tuổi): 1 m2/con Heo 4 – 6 tháng tuổi: 2 m2/con Heo nái khô, nái chửa: 3 – 6 m2/con Heo nái nuôi con: 10 m2/con Heo đực giống: 6 m2/con Vách ngăn chuồng: Chiều cao vách ngăn chuồng tùy vào loại heo: Heo thịt: 0,8 – 1 m (heo ngoại), 0,7 – 0,8 m (heo nội) Heo cái: 1 – 1,2 m hoặc 0,8 – 1 m Heo đực: 1,2 – 1,4 m hoặc 1 – 1,2

m Máng ăn, máng uống có thể là máng ăn tự động hoặc xây bằng xi măng nên

bố trí hẳn vào trong chuồng

2.7.2 Tiểu khí hậu của chuồng nuôi

Theo Trương Lăng (2000) và Võ Văn Ninh (2003), khi xây chuồng heo người ta rất chú ý đến những đặc điểm sinh học của heo, nhằm xây dựng chuồng sau cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng cũng như từng giống heo, môi trường tiểu khí hậu xung quanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của heo

hô hấp, ngoài ra còn làm giảm lượng thức ăn hàng ngày, do đó tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chyển hoá thức ăn kém Nếu nhiệt độ thấp thì heo phải tăng cường trao đổi chất

Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể heo, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp đều không tốt Ẩm độ cao hạn chế độ bốc hơi trên da, ảnh hưởng đến hô hấp của heo, trao đổi chất bị trở ngại, sinh bệnh đường hô hấp Trong môi trường

có ẩm độ cao (trên 80%), vi khuẩn có hại phát triển rất nhanh ở độ ẩm không khí 40% vi khuẩn có thể chết nhanh gấp 10 lần so với độ ẩm 80% Ẩm độ thích

Trang 36

hợp cho heo là 70-80% Vì vậy, cần giữ chuồng trại khô ráo, có độ thoáng khí (Lê Hồng Mận, 2004)

2.6.2.2 Ánh sáng

Ánh sáng là một yếu tố sinh thái, có vai trò rất quan trọng đối với các cơ thể sống Đối với động vật, ngoài tác dụng để sưởi ấm, quan sát xung quanh, thì ánh sáng mặt trời còn có tác dụng chuyển dehdrocolecteron dưới da thành vitamin D3 có lợi cho sức khoẻ và giúp cơ thể vật nuôi hấp thu tốt Ca và P Vì vậy, cần để vật nuôi có thể tiếp xúc ánh sáng ban sớm Giai đoạn heo đang tăng trọng cần khá nhiều ánh sáng, nhưng đến vỗ béo thì giảm bớt để cho heo tăng thêm thời gian ngủ, có lợi cho sự tích lũy chất dinh dưỡng, đó cũng là biện pháp

kỹ thuật được áp dụng trong chăn heo thịt

2.6.2.3 Sự thông thoáng

Theo Võ Văn Ninh (2003) thì sự thông thoáng của chuồng trại là yếu tố

vô cùng quan trọng để tạo tiểu khí hậu thích hợp, một môi trường thuận lợi cho sinh lý cơ thể heo nuôi, giúp chúng khoẻ mạnh, tăng trọng tốt, sinh sản tốt Chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt có tác dụng điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, làm giảm các khí độc và bụi bặm Độ thông thoáng ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong chuồng, trên da và cả hơi nước trên da lợn NH3 sinh ra từ nước tiểu của lợn hoặc protein dư trong phân quá cao sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của lợn Ngoài ra, các tiểu phần và bụi bặm ở chuồng lợn khá nhiều, bụi bông, cám, chất độn các tiểu phần từ da khi lợn cọ ngứa tróc ra thường có chứa vi khuẩn nấm gây bệnh đường hô hấp cho heo và người chăn nuôi Vì vậy, cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hàng ngày dọn phân cho vào hố ủ, hố ủ nên có nắp đậy (Lê Hồng Mận, 2004)

Ngày đăng: 17/09/2015, 08:42

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w