Theo Trương Lăng (2000) và Võ Văn Ninh (2003), khi xây chuồng heo người ta rất chú ý đến những đặc điểm sinh học của heo, nhằm xây dựng chuồng sau cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng cũng như từng giống heo, môi trường tiểu khí hậu xung quanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của heo.
2.6.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ
Theo Nguyễn Thiện (2008), nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất thịt ngoài ra còn ảnh hưởng nhỏ đến phẩm chất thịt khi heo được nuôi ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không thích hợp. Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn (nhiệt độ thích ứng cho phép) đều bất lợi đối với sinh trưởng của heo thịt. Khi nhiệt độ và ẩm độ cao heo phải tăng cường quá trình hô hấp, ngoài ra còn làm giảm lượng thức ăn hàng ngày, do đó tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chyển hoá thức ăn kém. Nếu nhiệt độ thấp thì heo phải tăng cường trao đổi chất.
Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể heo, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Ẩm độ cao hạn chế độ bốc hơi trên da, ảnh hưởng đến hô hấp của heo, trao đổi chất bị trở ngại, sinh bệnh đường hô hấp. Trong môi trường có ẩm độ cao (trên 80%), vi khuẩn có hại phát triển rất nhanh. ở độ ẩm không khí 40% vi khuẩn có thể chết nhanh gấp 10 lần so với độ ẩm 80%. Ẩm độ thích
26
hợp cho heo là 70-80%. Vì vậy, cần giữ chuồng trại khô ráo, có độ thoáng khí (Lê Hồng Mận, 2004).
2.6.2.2 Ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố sinh thái, có vai trò rất quan trọng đối với các cơ thể sống. Đối với động vật, ngoài tác dụng để sưởi ấm, quan sát xung quanh, thì ánh sáng mặt trời còn có tác dụng chuyển dehdrocolecteron dưới da thành vitamin D3 có lợi cho sức khoẻ và giúp cơ thể vật nuôi hấp thu tốt Ca và P. Vì vậy, cần để vật nuôi có thể tiếp xúc ánh sáng ban sớm. Giai đoạn heo đang tăng trọng cần khá nhiều ánh sáng, nhưng đến vỗ béo thì giảm bớt để cho heo tăng thêm thời gian ngủ, có lợi cho sự tích lũy chất dinh dưỡng, đó cũng là biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong chăn heo thịt.
2.6.2.3 Sự thông thoáng
Theo Võ Văn Ninh (2003) thì sự thông thoáng của chuồng trại là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo tiểu khí hậu thích hợp, một môi trường thuận lợi cho sinh lý cơ thể heo nuôi, giúp chúng khoẻ mạnh, tăng trọng tốt, sinh sản tốt. Chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt có tác dụng điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, làm giảm các khí độc và bụi bặm. Độ thông thoáng ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong chuồng, trên da và cả hơi nước trên da lợn. NH3 sinh ra từ nước tiểu của lợn hoặc protein dư trong phân quá cao sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của lợn. Ngoài ra, các tiểu phần và bụi bặm ở chuồng lợn khá nhiều, bụi bông, cám, chất độn các tiểu phần từ da khi lợn cọ ngứa tróc ra thường có chứa vi khuẩn nấm gây bệnh đường hô hấp cho heo và người chăn nuôi. Vì vậy, cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hàng ngày dọn phân cho vào hố ủ, hố ủ nên có nắp đậy (Lê Hồng Mận, 2004).
27
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng 12/2013 đến tháng 4/2014. Thí nghiệm được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Vemedim, được xây dựng tại xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ và PTN chăn nuôi chuyên khoa của Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.
3.2 Giới thiệu sơ lược về địa điểm và trại nuôi thí nghiệm
Huyện Thới Lai là một huyện thuộc thành phố Cần Thơ, có diện tích 25.566,30ha và dân số 126.842 người. Mật độ dân số 473 người/km². Toàn huyện có 1 thị trấn và 12 xã trực thuộc. Thị trấn Thới Lai có diện tích 9,47 km², dân số năm 2000 là 10183 người, mật độ dân số đạt 1075 người/km²
(www.wikipedia.org). Phía Đông giáp huyện Phong Điền và quận Ô Môn. Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ và tỉnh Kiên Giang. Phía Nam giáp huyện Phong Điền tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang. Phía Bắc giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn (Hình 3.1).
(Nguồn: map.imap.com)
Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
Công ty chăn nuôi Vemedim được xây dựng trên diện tích 33.139,3 m2
với mục đích:
- Chăn nuôi các loại động vật phục vụ thử nghiệm sản phẩm theo yêu cầu, cung cấp giống vật nuôi chất lượng cao cho khu vực
- Sản xuất và kinh doanh các loại giống gia súc, gia cần, thủy sản và chẩn đoán xét nghiệm bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản
28 . B KHU A Văn phòng KHU B Động vật có sân thả KHU C Khu nuôi gia
súc, gia cầm KHU D Khu nuôi thủy sản Nhà Xe Vườn lan Phòng kỹ thuật, kho
Trại đà điểu, bò, dê, thỏ
Trại gà nuôi thả vườn
Trại cách ly thử nghiệm thuốc
Trại gà nuôi nền, trạm ấp
Trại lạnh 2 (gà đẻ) Trại lạnh 1 ( gà đẻ)
Trại heo lạnh 1
Trại heo lạnh 2
Trại heo thí nghiệm
Trại thủy sản Kho Trại động vật hoang dã Nhà ở Trại vịt Bảo vệ
Hình 3.2 Sơ đồ quy hoạch công ty Vemedim
29
3.2.1 Chuồng trại
- Khu vực trại chăn nuôi của Công ty Vemedim là vùng rất thích hợp cho chăn nuôi đạt được các yêu cầu cần thiết như xa khu dân cư, khu đất rộng riêng biệt, đặc biệt xung quanh trại trồng nhiều cây xanh, thích hợp cho chăn nuôi, cung cấp lượng phân chuồng cho nhu cầu trồng trọt ở trại.
- Trại heo thí nghiệm được xây dựng theo kiểu chuồng hở, trục chuồng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Trại có kích thước dài x rộng là 42 m x 15,2 m. Mái chuồng được xây dựng theo kiểu 2 mái, chuồng nuôi có 2 dãy đối diện nhau giúp cho việc thuận lợi vận chuyển thức ăn và chăm sóc, xung quanh trại có các đồng cỏ, cây ăn trái và ao nuôi thủy sản.
- Dãy chuồng thí nghiệm có nền được làm bằng bê tông, với kích thước
mỗi ô là dài 3 m, rộng 2,5 m, cao 0,8 m; trong mỗi ô chuồng có 1 núm uống và 1 máng ăn xi măng (Hình 3.3).
Hình 3.3 Trại heo thí nghiệm
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 48 heo sau cai sữa thuộc giống heo lai giữa ♂ Duroc × ♀ (Yorkshire× Landrace) (DYL), có khối lượng bình quân đầu kỳ 20kg ±2kg. Heo được bố trí vào 3 nghiệm thức (NT) gồm NT đối chứng (NT ĐC) và 2 NT có bổ sung men vi sinh Probi P.
3.3 Phương tiện thí nghiệm 3.3.1 Dụng cụ thí nghiệm 3.3.1 Dụng cụ thí nghiệm 3.3.1.1 Tại trại
Máy móc và thiết bi ̣ được dùng trong thí nghiệm bao gồm nhiệt kế và ẩm kế để đo nhiệt độ và ẩm độ tại chuồng nuôi, máy ảnh, máy bơm nước… Các dụng cụ được sử dụng trong quá trình thực hiện thí nghiệm gồm có cân đồng hồ 0,5 kg cân chế phẩm và cân 60 kg để cân thức ăn. Lồng cân heo, sổ theo dõi khối lượng heo thí nghiệm, sổ ghi chép lý lịch, bút lông, thước dây...
30
3.3.1.2 Phòng thí nghiệm
Dụng cụ và hóa chất cần thiết dùng trong phân tích thành phần hóa học của thức ăn tại PTN Bộ môn Chăn nuôi, Khoa NN và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ.
Thiết bị: Các loại thiết bị phân tích thức ăn thí nghiệm như tủ sấy, tủ hút,
tủ lạnh, tủ đông, lò nung, máy nghiền mẫu, cân phân tích, bộ công phá đạm, bộ chưng cất, bộ chuẩn độ, bộ phân tích chất béo.
Dụng cụ: Các loại dụng cụ phân tích thức ăn thí nghiệm như bình đựng
mức 50 - 250 ml, bình Kieldahl 50 ml, bình tam giác 100 ml, bình hút ẩm, beaker 50 - 200 ml, chén sứ, túi nilon, muỗng lấy mẫu, giấy lọc, phễu, ống chứa dung dịch mẫu, ống chứa dung dịch phân tích, khay đựng mẫu, dao, kéo, kẹp gắp…
Hóa chất: Nước cất 1 lần và nước cất 2 lần. Chất xúc tác H2O2 30%, NaOH: 25% và 50% H2SO4 đậm đặc, H2SO4 0,1N, acid boric 2%, ether và cồn tuyệt đối.
3.3.2 Nước uống dùng trong thí nghiệm
Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm lên và xử lý bằng hệ thống than hoạt tính trước khi được bơm vào bồn chứa nước và dẫn đến các ô chuồng.
3.3.3 Thức ăn dùng trong thí nghiệm
Thức ăn hỗn hợp (TĂHH) dùng làm khẩu phần cơ sở (KPCS) trong thí nghiệm là thức ăn tự phối trộn dành cho heo trong giai đoạn tăng trọng (20-50 kg) tại Trại chăn nuôi Vemedim (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Thành phần thức ăn hỗn hợp dùng cho heo 20-50 kg
Thực liệu Hàm lượng (%)
Bắp Cám gạo
Đậu nành ly trích 46% CP Bột cá 55% CP
Bergafat (chất béo khô) Lysine Vime Senic EH Bột xương Bột sò Muối Sulfat đồng Sulfat kẽm Embavit 4 (Vemedim) Tổng số 52,86 15,00 20,18 5,00 4,57 0,04 0,018 0,87 0,66 0,07 0,02 0,37 0,34 100,00
31
Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của thức ăn hỗn hợp dùng cho heo 20 - 50 kg được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của thức ăn hỗn hợp dùng cho heo 20 - 50 kg Thành phần Hàm lượng ME, Kcal/kg CP, % Béo thô, % Xơ thô, % Lysine, % Methionine, % Methionine+Cystine, % Threonine, % Isoleucine, % Tryptophan, % Calcium, % Phospho tổng số, % Phospho hữu dụng Muối, % Acid Linoleic, % Manganese, mg/kg Choline, mg/kg Biotin, mg/kg Vitamin A, IU/kg Vitamin D, IU/kg Vitamin E, IU/kg 3265 18,25 4,24 4,02 1,00 0,33 0,62 0,68 0,72 0,19 0,70 0,60 0,31 0,25 1,74 84,91 1550 0,22 6,74 1,35 0,03
(Nguồn: Công ty chăn nuôi Vemedim)
3.4 Chế phẩm dùng trong thí nghiệm
Chế phẩm men vi sinh sử dụng trong thí nghiệm được sản xuất bởi Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh (CP XSKD) vật tư và thuốc thú y Vemedim, địa chỉ tại số 07 đường 30/4, quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ
Thành phần men vi sinh Probi P gồm:
- Pediococcus acidilactici 1010 - 1011 CFU/kg.
- Chất mang và các enzyme sinh ho ̣c thô có trong sản phẩm như amylase, protease, lipase, phytase.
Công du ̣ng
- Pediococcus acidilactici sản sinh acid lactic, hạ thấp pH môi trường ruột, có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây bệnh nhưng lại có lợi cho sự hoạt động và tăng trọng của vi khuẩn có ích.
- Sản sinh các chất ức chế vi khuẩn gây bệnh như bacteriocin, nicin, lysozyme, lactoperoxidase. Bacteriocins bao gồm nhiều chất như subtilin,
32
brevicin, colicin,… đó là các protein sản xuất từ ribosom của vi khuẩn có tác dụng kháng khuẩn. Chúng giết các tế bào nhạy cảm bacteriocin bằng cách chọc thủng màng tế bào vi khuẩn, làm dò rỉ nguyên liệu của tế bào và giảm năng lực vận chuyển của màng.
- Loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa chúng bám dính vào màng niêm mạc bằng cách phát triển nhanh và hình thành hàng rào chống lại sự xâm lấn của các vi khuẩn gây bệnh thông qua cơ chế hình thành mucoplysaccharide và các chất nhầy niêm mạc khác.
- Kích thích khả năng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu của ruột. Ảnh hưởng đến sự chuyển hoá của acid mật và như vậy có lợi cho sự hấp thu mỡ.
Cách sử dụng:
Trộn 2 kg chế phẩm men vi sinh Probi P vào 1 tấn thức ăn hỗn hợp cho heo từ 20 -50 kg.
3.5 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm
Theo quy trình phòng bệnh phòng dịch của công ty Vemedim gồm vệ sinh tiêu độc chuồng trại được sát trùng và để trống trên bảy ngày mới chuyển heo vào nuôi. Hai tuần, trại được phun sát trùng định kỳ bằng thuốc sát trùng Vime- protex khu vực xung quanh các dãy chuồng và đường lùa heo. Ngoài ra trại nuôi còn định kỳ diệt cỏ dại, ruồi nhặng, loài gặm nhấm…
Vaccine phòng bệnh cho heo gồm tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, PRRS, lở mồm long móng, E.coli và một số thuốc trộn vào thức ăn làm tăng sức đề kháng như: vitamin C, vitamin ADE, Tiamulin, B. Complex,…
Thuốc trị bệnh cho heo sử dụng thuốc Pennicilin, Ampicillin, Tylosin, Tylogen, Dexa, Vimefloro F.D.P, Tiamulin, Marbovitryl…
3.6 Phương pháp thí nghiệm 3.6.1 Bố trí thí nghiệm 3.6.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, và 4 lần lặp lại. Tổng cộng có 12 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm nuôi 4 heo. Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm NT Lặp lại ĐC NT1 (Pro L) NT2 (Pro C) 1 - - - 2 - - - 3 - - - 4 - - -
33
NT1: KPCS + chế phẩm Probi P, trộn vào thức ăn liên tục trong 8 tuần NT2: KPCS + chế phẩm Probi P, trộn vào thức ăn ở tuần thứ 1, 2, 4, 6, 8
NT đối chứng (ĐC): khẩu phần cơ sở (KPCS) là thức ăn hỗn hợp tự phối trô ̣n của tra ̣i.
3.6.2 Phương pháp tiến hành
Chọn heo thí nghiệm: Heo được chọn nuôi thí nghiệm là những heo có thể trạng tốt, được tiêm phòng đầy đủ, khối lượng từng bầy tương đối đồng đều trong mỗi nghiệm thức, như vậy mới đánh giá được ảnh hưởng của chế phẩm lên tăng trọng và phát triển của heo nuôi thí nghiệm khi có bổ sung chế phẩm vào thức ăn.
Chăm sóc nuôi dưỡng: Heo được chăm sóc, nuôi dưỡng và tiêm phòng theo quy trình của trại.
Heo sau cai sữa – 30 kg cho ăn 6 lần/ngày, ở giai đoạn 30 – 50 kg cho ăn 3 lần/ngày.
Nước uống cho heo là nước sạch được cung cấp đầy đủ bằng núm uống. Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, sát trùng định kỳ 1 tuần 1 lần.
3.7 Các chỉ tiêu theo dõi
3.7.1 Các chỉ tiêu về tăng trọng
Nguyễn Thiện và ctv. (2008) và Đặng Vũ Bình (2005) cho rằng tốc độ tăng trọng của heo được biểu thị qua 3 dạng tăng trọng.
3.7.1.1 Tăng trọng tích lũy (kg/con)
Là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau một thời gian tăng trọng. Đồ thị tăng trọng tích lũy có dạng hình chữ S với pha tăng trọng chậm, tăng trọng nhanh và cuối cùng là pha căn bằng, đồ thị tăng trọng tích lũy biểu diễn quá trình tăng trọng từ sơ sinh đến già cỗi. Trong sản xuất cần nắm vững thời điểm tăng trọng có mức tăng trọng cao nhất và tìm cách kết thúc giai đoạn nuôi thịt tại thời điểm này.
Công thức tính:
STTL (kg/con) = Khối lượng cuối kỳ (P2) – Khối lượng đầu kỳ (P1)
3.7.1.2 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)
Là khối lượng, kích thước của cơ thể của gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với heo đơn vị thời gian là ngày nuôi. Tăng trọng tuyệt đối biểu diễn tăng trọng bình quân (g/ngày) cho từng giai đoạn nuôi. Đồ thị tăng trọng tuyệt đối có đường cong gần như parabol với pha tăng trọng nhanh, đạt
34
cực đại sau đó là pha tăng trọng chậm. Mục đích của vẽ đồ thị tăng trọng tuyệt đối là tìm đỉnh parabol - điểm tăng trọng cao nhất và sẽ kết thúc giai đoạn nuôi thịt tại đây. Công thức tính 0 1 0 1 t t P P G
Trong đó, G: tăng trọng tuyệt đối (g/ngày)
P0: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát trước tương ứng vớ i thời gian t0
P1: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát sau tương ứng với thời gian t1
3.7.1.3 Tăng trọng tương đối (%)
Là tỷ lệ phần trăm của khối lượng, kích thước cơ thể tăng lên của lần khảo sát sau so với lần đầu theo lứa tuổi.
Công thức tính: 100 ) ( 5 , 0 (%) 0 1 0 1 P P P P G
Trong đó, G: tăng trọng tương đối (%)
P0: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát trước P1: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát sau
3.7.1.4 Cá c chỉ tiêu về hiê ̣u quả sử du ̣ng thức ăn a) Mức ăn
Thức ăn của mỗi ô thí nghiệm được cân hằng ngày vào buổi chiều bằng cân đồng hồ. Thức ăn trong 24h của mỗi heo thí nghiệm được ghi chép vào sổ theo dõi thức ăn thí nghiệm. Sau đó tính tổng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ trong quá trình thí nghiệm. Mức ăn hằng ngày được tính bằng công thức sau: