Theo Vũ Duy Giảng (2012) probiotic bổ sung vào thức ăn cho heo, đặc biệt heo con có tác dụng:
Tăng tốc độ tăng trọng
Giảm hệ số chuyển hoá thức ăn và giảm tỷ lệ chết vì tiêu chảy
Nhờ tăng trọng đồng nhất mà thể trọng của cả đàn đồng đều hơn
Nhờ tăng tỷ lệ tiêu hoá và tích luỹ protein thức ăn, lượng nitơ thải ra môi trường giảm đi
Probiotic thường được sử dụng như một phụ gia bổ sung vào thức ăn cho heo con cai sữa để ngăn ngừa tiêu chảy khi heo chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn khô
2.5.5 Một số vi khuẩn probiotic 2.5.5.1 Pediococcus acidilactici
Theo Lindner (1987) thì Pediococcus acidilactici (Hình 2.7) thuộc bộ
Lactobacillales, họ Lactobacillaceae, giống Pediococcus. Đây là vi khuẩn gram dương, yếm khí, pH tối ưu là 6,2, nhiệt độ 370C và 450C, đôi khi có khả năng
17
tồn tại ở nhiệt độ lên đến 650C. Pediococcus acidilactici có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong toàn bộ hệ thống đường ruột của động vật nuôi, tạo môi trường acid lactic trong đường ruột, từ đó tạo môi trường bất lợi làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và tiêu diệt chúng.
(Nguồn: probioticsdb.com)
Hình 2.7 Vi khuẩn Pediococcus acidilactici
Pediococcus acidilactici có thể hoạt động như bộ điều biến miễn dịch. Động vật ăn Pediococcus acidilactici được tăng cường đáp ứng miễn dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm (Lee et al., 2007).
Ngoài ra, Pediococcus acidilactici cũng được biết là ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh đường ruột như vi khuẩn Shigella, Salmonella, Clostridium difficile và E. coli.
2.5.5.2 Bacillus subtilis
Bacillus subtilis (Hình 2.8) có khả năng sản xuất các enzyme như amylase, cellulase, pectinase, prolase, lipase, trypsin, urease, manmase. Bacillus subtilis cũng có khả năng sản xuất một số vitamin nhóm B. Cạnh tranh vị trí bám dính cũng là khả năng quan trọng của loài vi sinh vật này (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009).
(Nguồn: trade.indiamart.com)
18
2.5.5.3 Lactobacillus acidophilus
Vi sinh vật này cũng có nhiều chức năng quan trọng và rất có lợi cho heo con. Lactobacillus acidophilus (Hình 2.9) bám chặt vào màng nhày ruột, ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh. Lactobacillus acidophilus tham gia sản xuất các acid hữa cơ như acid lactic, acid acetic, acid benzoic, làm giảm pH đường ruột, từ đó tạo môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển. Lactobacillus acidophilus cũng có thể sản xuất một số kháng sinh như acidolin, lactobacillin, acidophilin, lactocidin.
(Nguồn: vivatfor.com)
Hình 2.9 Vi khuẩn Lactobacillus acidophilus
Bên cạnh khả năng sản xuất kháng sinh, Lactobacillus acidophilus còn có khả năng sản xuất một số men tiêu hóa như amylase, cellulase, lipase, protase và sản xuất một số vitamin như B1, B2, B6, và B12. Ngoài ra, Lactobacillus acidophilus còn có khả năng khử một số độc tố đường ruột (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2009).