Phương pháp thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh probi p bổ sung vào khẩu phần của heo (sau cai sữa 50kg) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 42)

3.6.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, và 4 lần lặp lại. Tổng cộng có 12 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm nuôi 4 heo. Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm NT Lặp lại ĐC NT1 (Pro L) NT2 (Pro C) 1 - - - 2 - - - 3 - - - 4 - - -

33

NT1: KPCS + chế phẩm Probi P, trộn vào thức ăn liên tục trong 8 tuần NT2: KPCS + chế phẩm Probi P, trộn vào thức ăn ở tuần thứ 1, 2, 4, 6, 8

NT đối chứng (ĐC): khẩu phần cơ sở (KPCS) là thức ăn hỗn hợp tự phối trô ̣n của tra ̣i.

3.6.2 Phương pháp tiến hành

Chọn heo thí nghiệm: Heo được chọn nuôi thí nghiệm là những heo có thể trạng tốt, được tiêm phòng đầy đủ, khối lượng từng bầy tương đối đồng đều trong mỗi nghiệm thức, như vậy mới đánh giá được ảnh hưởng của chế phẩm lên tăng trọng và phát triển của heo nuôi thí nghiệm khi có bổ sung chế phẩm vào thức ăn.

Chăm sóc nuôi dưỡng: Heo được chăm sóc, nuôi dưỡng và tiêm phòng theo quy trình của trại.

Heo sau cai sữa – 30 kg cho ăn 6 lần/ngày, ở giai đoạn 30 – 50 kg cho ăn 3 lần/ngày.

Nước uống cho heo là nước sạch được cung cấp đầy đủ bằng núm uống. Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, sát trùng định kỳ 1 tuần 1 lần.

3.7 Các chỉ tiêu theo dõi

3.7.1 Các chỉ tiêu về tăng trọng

Nguyễn Thiện và ctv. (2008) và Đặng Vũ Bình (2005) cho rằng tốc độ tăng trọng của heo được biểu thị qua 3 dạng tăng trọng.

3.7.1.1 Tăng trọng tích lũy (kg/con)

Là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau một thời gian tăng trọng. Đồ thị tăng trọng tích lũy có dạng hình chữ S với pha tăng trọng chậm, tăng trọng nhanh và cuối cùng là pha căn bằng, đồ thị tăng trọng tích lũy biểu diễn quá trình tăng trọng từ sơ sinh đến già cỗi. Trong sản xuất cần nắm vững thời điểm tăng trọng có mức tăng trọng cao nhất và tìm cách kết thúc giai đoạn nuôi thịt tại thời điểm này.

Công thức tính:

STTL (kg/con) = Khối lượng cuối kỳ (P2) – Khối lượng đầu kỳ (P1)

3.7.1.2 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)

Là khối lượng, kích thước của cơ thể của gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với heo đơn vị thời gian là ngày nuôi. Tăng trọng tuyệt đối biểu diễn tăng trọng bình quân (g/ngày) cho từng giai đoạn nuôi. Đồ thị tăng trọng tuyệt đối có đường cong gần như parabol với pha tăng trọng nhanh, đạt

34

cực đại sau đó là pha tăng trọng chậm. Mục đích của vẽ đồ thị tăng trọng tuyệt đối là tìm đỉnh parabol - điểm tăng trọng cao nhất và sẽ kết thúc giai đoạn nuôi thịt tại đây. Công thức tính 0 1 0 1 t t P P G   

Trong đó, G: tăng trọng tuyệt đối (g/ngày)

P0: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát trước tương ứng vớ i thời gian t0

P1: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát sau tương ứng với thời gian t1

3.7.1.3 Tăng trọng tương đối (%)

Là tỷ lệ phần trăm của khối lượng, kích thước cơ thể tăng lên của lần khảo sát sau so với lần đầu theo lứa tuổi.

Công thức tính: 100 ) ( 5 , 0 (%) 0 1 0 1     P P P P G

Trong đó, G: tăng trọng tương đối (%)

P0: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát trước P1: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát sau

3.7.1.4 Cá c chỉ tiêu về hiê ̣u quả sử du ̣ng thức ăn a) Mức ăn

Thức ăn của mỗi ô thí nghiệm được cân hằng ngày vào buổi chiều bằng cân đồng hồ. Thức ăn trong 24h của mỗi heo thí nghiệm được ghi chép vào sổ theo dõi thức ăn thí nghiệm. Sau đó tính tổng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ trong quá trình thí nghiệm. Mức ăn hằng ngày được tính bằng công thức sau:

Mức ăn hằng ngày =

b) Lượng dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày

Lượng dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày của heo thí nghiệm được tính bằng cách dựa vào lượng thức ăn ăn vào của heo thí nghiệm trên từng nghiệm thức. Đồng thời kết hợp với kết quả phân tích các thành phần dưỡng chất VCK, CP, EE, CF, khoáng của thức ăn cho heo ăn tại phòng thí nghiệm để xác định lượng dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày.

Dưỡng chất tiêu thụ hằng ngày (g/con) = Dưỡng chất (g/kg thức ăn) ×

Mức ăn tiêu thụ hằng ngày (kg/con).

TTTĂ giai đoạn nuôi Số ngày nuôi

35

c) Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ): TTTĂ được tính bằng cách theo dõi lượng

thức ăn cho heo ăn hằng ngày. Cân lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trừ đi lượng thức ăn thừa thu được ở ngày hôm sau ta tính được lượng thức ăn đã sử dụng trong ngày

TTTĂ = TĂ cho ăn (kg) – TĂ thừa (kg)

3.1.7.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn

Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng hệ số chuyển hóa thức ăn là tính trạng rất quan trọng. Để xác định số lượng thức ăn đã tiêu thụ và tăng trọng. Hệ số chuyển hóa thức ăn chính là tỷ lệ giữa khối lượng thức ăn đã sử dụng để tăng một đơn vị khối lượng cơ thể tại chuồng nuôi kiểm tra. Hệ số chuyển hóa thức ăn càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng thức ăn của heo càng tốt.

HSCHTĂ =

3.7.2 Tỷ lệ tiêu chảy

Theo Trần Thị Út (2005), Lại Thành Tùng (2006), Huỳnh Kim Diệu (2008) tỷ lệ tiêu chảy được tính theo công thức

Tỷ lệ tiêu chảy (%) = x 100

3.7.3 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở mỗi NT được tính như sau:

- NT ĐC, chi phí thức ăn/kg tăng trọng = chi phí TĂHH / tổng tăng trọng - Pro L, chi phí thức ăn/kg tăng trọng = (chi phí TĂHH + chi phí chế

phẩm) / tổng tăng trọng

- NT Pro C, chi phí thức ăn/kg tăng trọng = (chi phí TĂHH + chi phí chế phẩm) / tổng tăng trọng

Chi phí thức ăn và chi phí chế phẩm trong toàn thí nghiệm: - NT ĐC: Chi phí thức ăn = tổng mức ăn x giá TĂHH

- NT1: Chi phí thức ăn = (tổng mức ăn x giá TĂHH) + (lượng chế phẩm sử dụng x giá chế phẩm)

- NT2: Chi phí thức ăn = (tổng mức ăn x giá TĂHH) + (lượng chế phẩm sử dụng x giá chế phẩm)

TTTĂ trong suốt giai đoạn thí nghiệm (kg) Tăng trọng trong suốt giai đoạn thí nghiệm (kg)

Số heo tiêu chảy Tổng số heo thí nghiệm

36

Lợi nhuận thu lại từ việc bán heo cuối thí nghiệm tính được từ tổng tăng trọng của heo ở mỗi ô và đơn giá bán/kg từ đó tính tổng số tiền thu được với thời điểm giá bán heo con sau khi kết thúc thí nghiệm ở mỗi nghiệm thức.

Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm = số tiền thu được từ tổng tăng trọng của heo con ở mỗi nghiệm thức – chi phí (thức ăn + thú y).

37

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Ghi nhận tổng quát

Qua quá trình thí nghiệm trên 48 heo thịt ở giai đoạn sau cai sữa đến 50 kg cho thấy heo thí nghiệm đã thích nghi và phát triển trong môi trường chuồng hở, ít xảy ra các bệnh như tiêu chảy hô hấp.

Ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe heo nuôi thí nghiệm xảy ra tương đương nhau giữa các nghiệm thức, không có trường hợp heo nuôi bị bệnh kéo dài và chỉ cần điều trị theo quy trình của trại là heo nuôi khỏi bệnh. Chuồng nuôi ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, khối lượng cuối kỳ tương đối đồng đều (Hình 4.1).

Hình 4.1 Heo cuối thí nghiệm ở các nghiệm thức

4.2 Kết quả tăng trọng của heo thí nghiệm

4.2.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm

Dựa vào bảng 4.1, cho thấy khối lượng heo ở đầu thí nghiệm giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa (P>0,05). Tuy nhiên sau tám tuần

NT ĐC NT1 (Probi L)

38

nuôi, khối lượng heo ở các nghiệm thức tăng lên và khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 4.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm từng nghiệm thức

Chỉ tiêu ĐC Pro L Pro C SEM P

Khối lượng đầu kỳ P1 (kg/con) 22,3 22,3 22,2 0,18 >0,05 Khối lượng cuối kỳ P2 (kg/con) 62,4 63,7 63,4 0,36 <0,05 Tăng trọng tương đối (%) 94,4 96,6 95,8 0,59 <0,05 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 715 741 733 5,89 <0,05

Hình 4.2 Biểu đồ tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm

Hình 4.3 Tăng trọng tương đối của heo thí nghiệm

b a a 700 705 710 715 720 725 730 735 740 745 g/con/ngày P<0,05 ĐC NT1 NT2 b a a 90 91 92 93 94 95 96 97 % P<0,05 ĐC NT1 NT2

39

Kết quả này cho thấy sản phẩm men vi sinh Probi P đã có tác dụng tích cực lên heo thí nghiệm.

Qua bảng 4.1 cho thấy, tốc độ tăng trọng của heo thí nghiệm chịu ảnh hưởng bởi việc bổ sung chế phẩm men vi sinh Probi P vào khẩu phần. Ở NT Pro L và NT Pro C cho kết quả khối lượng cuối kỳ (P2) cao hơn NT ĐC. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm men vi sinh Probi P và nghiệm thức đối chứng không bổ sung. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa hai quy trình bổ sung liên tục và bổ sung cách tuần, điều này chứng tỏ khi bổ sung chế phẩm men vi sinh Probi P vào khẩu phần đã có tác dụng tích cực lên heo thí nghiệm.

Từ hình 4.2 có thể thấy sự khác biệt về tăng trọng tuyệt đối giữa NT Pro L, NT Pro C và NTĐC. Tăng trọng tuyệt đối của heo ở NTĐC thấp hơn so với tăng trọng tuyệt đối ở NT có bổ sung chế phẩm men vi sinh Probi P, NT Pro L và NT Pro C.

Từ thí nghiệm của Trần Quốc Việt (2010), khi bổ sung probiotic vào khẩu phần có tăng trọng tuyệt đối ở 2 NT có bổ sung probiotic là 749 g/con/ngày và 730 g/con/ngày, NT ĐC cho kết quả là 684 g/con/ngày. Kết quả tăng trọng tuyệt đối của thí nghiệm đã cho thấy được khi bổ sung men vi sinh vào khẩu phần thức ăn đã có tác động tích cực lên hệ tiêu hóa của heo thí nghiệm dẫn đến tăng trọng tuyệt đối của heo ở các NT có bổ sung men vi sinh cao hơn so với NT ĐC không bổ sung. Kết quả này tương đương so với NT bổ sung Probi P của thí nghiệm. Sự sai khác, chênh lệch giữa 2 thí nghiệm này là do khác giống heo, thức ăn, số lượng heo thí nghiệm, thời điểm thí nghiệm và vị trí địa lý.

Kết quả này cũng phù hợp với thí nghiệm bổ sung probiotic vào khẩu phần thức ăn ở heo của Trần Quốc Việt (2008), kết thúc thí nghiệm tăng trọng tuyệt đối của các heo sử dụng khẩu phần có bổ sung probiotic (662g/con/ngày) cao hơn so với khối lượng của heo sử dụng khẩu phần đối chứng không bổ sung (642g/con/ngày).

Theo kết quả nghiên cứu của Tardani và Terreni (1996), khi trong khẩu phần thức ăn có chứa probiotics sẽ cải thiện được tốc độ sinh trưởng của heo so với đối chứng không bổ sung.

Từ những kết quả trên có thể thấy tác dụng tích cực của probiotic, probiotic giúp heo tăng trọng nhanh hơn ở NT có bổ sung so với heo ở NT ĐC không bổ sung qua việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

Mức ăn, tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2.

40

Bảng 4.2 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn

Chỉ tiêu ĐC Pro L Pro C SEM P

Mức ăn (kg/con/ngày) 1,82 1,75 1,76 0,01 <0,01

TTTĂ (kg/ô) 408,6 390,7 394 2,69 <0,01

HSCHTĂ 2,55 2,35 2,40 0,02 <0,05

Hình 4.4 HSCHTĂ của heo thí nghiệm ở 3NT

Qua kết quả bảng 4.2, cho thấy mức ăn (kg/con/ngày) ở ĐC là cao nhất (1,82), kế đến là NT Pro C (1,76) và thấp nhất là NT Pro L (1,75). Theo Phạm Sỹ Tiệp (2006) thì mức ăn hằng ngày của heo đang tăng trọng là khoảng 1,2 - 2,3 kg. Như vậy, heo thí nghiệm đã được cung cấp đủ lượng thức ăn hằng ngày. Kết quả mức ăn của heo ở NT ĐC cao hơn so với mức ăn của heo ở NT1 (Pro L) và NT2 (Pro C), điều này chứng tỏ, probiotic đã giúp chuyển hóa thức ăn tốt dẫn đến giảm lượng thức ăn ăn vào nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu tăng trọng.

Từ bảng 4.2 ta cũng thấy được việc bổ sung chế phẩm men vi sinh không chỉ ảnh hưởng đến tăng trọng của heo thí nghiệm mà nó còn ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào và HSCHTĂ. Cũng từ bảng 4.2 và hình 4.4, cho thấy HSCHTĂ cao nhất là ở NT ĐC (2,55), tiếp theo là NT Pro C (2,40) và thấp nhất là NT Pro L (2,35). Sự khác nhau về HSCHTĂ của heo ở 3 NT khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả thu được là do Pediococcus acidilactici giúp ức chế vi khuẩn có hại, ngoài ra còn giúp ổn định hệ vi sinh vật đường ruột giúp vật nuôi phát triển nhanh, hạn chế được một số bệnh đường tiêu hóa, từ đó giúp

b a ab 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 HSCHTĂ P<0,05 ĐC NT1 NT2

41

vật nuôi tiêu hóa tốt đồng thời làm giảm tiêu tốn thức ăn (Đỗ Thị Huyền và Tô Long Thành, 2009).

Ngoài ra trong chế phẩm còn chứa một số enzyme như amylase, protease, lipase, phytase cũng giúp tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

Mặt khác, Pediococcus acidilactici có trong chế phẩm tạo môi trường pH thấp trong đường tiêu hóa khi đó các vi khuẩn có hại sẽ bị ức chế, do đó sẽ giảm được sự cạnh tranh với các lợi khuẩn; Pediococcus acidilactici còn có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh như bactericin, siderophores, lysozyme nhờ đó ngăn chặn mầm bệnh phát triển và hạn chế sự cạnh tranh chất dinh dưỡng và năng lượng của những vi khuẩn có hại từ đó giúp cải thiện được khả năng tăng trọng của heo (Vũ Duy Giảng, 2012). Hơn nữa, Pediococcus acidilactici có khả năng giúp tăng chiều cao của các lông nhung và các rãnh giữa các lông nhung (Giancamillo et al, 2008). Đối với nhung mao và rãnh vi lông nhung ruột có càng nhiều trong ruột thì chúng càng có chức năng trong việc tiêu hóa và hấp thụ phân tử thức ăn (Hampson, 1986).

Kết quả thí nghiệm của Trần Quốc Việt (2010), khi bổ sung probiotic vào khẩu phần thức ăn giúp cải thiện hiệu quả chuyển hóa thức ăn hơn (2,54) so với khẩu phần đối chứng không bổ sung (2,90). Kết quả này cũng phù hợp với thí nghiệm bổ sung Probi P, ở NT có bổ sung có HSCHTĂ (2,35) thấp hơn so với NT không bổ sung (2,55). Sự chênh lệch giữa 2 thí nghiệm này là do thời điểm tiến hành thí nghiệm, con giống và thức ăn.

4.2.2 Tỷ lệ tiêu chảy

Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.5.

Bảng 4.3 Tỷ lệ tiêu chảy trên heo thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐC NT Pro L NT Pro C P

Số con tiêu chảy 5 1 1

42

Hình 4.5 Biểu đồ tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm (%)

Qua kết quả trình bày ở bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất là heo NT ĐC và thấp nhất là heo ở NT Pro L và Pro C . Tuy nhiên, giữa 2 cách bổ sung chế phẩm men vi sinh liên tục và cách tuần, sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này nói lên trong khẩu phần có bổ sung chế phẩm Probi P đã hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở heo thí nghiệm.

Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm giảm là do chế phẩm Probi P có chứa vi khuẩn Pediococcus acidilactici, vi khuẩn này cạnh tranh vị trí bám dính với vi khuẩn có hại, tạo môi trường acid giúp kiềm chế sự tăng trọng của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của heo.

Pediococcus acidilactici còn nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch ruột từ đó tăng được miễn dịch ruột, chống viêm đường tiêu hóa, loét dạ dày, sản sinh các chất tiết có tác dụng diệt khuẩn hay ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh như bactericin, siderophores, lysozyme… nhờ đó ngăn chặn mầm bệnh phát triển nhờ đó làm giảm tỷ lệ tiêu chảy (Vũ Duy Giảng, 2012).

Theo kết quả nghiên cứu của Tardani và Terreni (1996), trong khẩu phần

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh probi p bổ sung vào khẩu phần của heo (sau cai sữa 50kg) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)