Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh probi p bổ sung vào khẩu phần của heo (sau cai sữa 50kg) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 45)

Chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở mỗi NT được tính như sau:

- NT ĐC, chi phí thức ăn/kg tăng trọng = chi phí TĂHH / tổng tăng trọng - Pro L, chi phí thức ăn/kg tăng trọng = (chi phí TĂHH + chi phí chế

phẩm) / tổng tăng trọng

- NT Pro C, chi phí thức ăn/kg tăng trọng = (chi phí TĂHH + chi phí chế phẩm) / tổng tăng trọng

Chi phí thức ăn và chi phí chế phẩm trong toàn thí nghiệm: - NT ĐC: Chi phí thức ăn = tổng mức ăn x giá TĂHH

- NT1: Chi phí thức ăn = (tổng mức ăn x giá TĂHH) + (lượng chế phẩm sử dụng x giá chế phẩm)

- NT2: Chi phí thức ăn = (tổng mức ăn x giá TĂHH) + (lượng chế phẩm sử dụng x giá chế phẩm)

TTTĂ trong suốt giai đoạn thí nghiệm (kg) Tăng trọng trong suốt giai đoạn thí nghiệm (kg)

Số heo tiêu chảy Tổng số heo thí nghiệm

36

Lợi nhuận thu lại từ việc bán heo cuối thí nghiệm tính được từ tổng tăng trọng của heo ở mỗi ô và đơn giá bán/kg từ đó tính tổng số tiền thu được với thời điểm giá bán heo con sau khi kết thúc thí nghiệm ở mỗi nghiệm thức.

Hiệu quả kinh tế của toàn thí nghiệm = số tiền thu được từ tổng tăng trọng của heo con ở mỗi nghiệm thức – chi phí (thức ăn + thú y).

37

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Ghi nhận tổng quát

Qua quá trình thí nghiệm trên 48 heo thịt ở giai đoạn sau cai sữa đến 50 kg cho thấy heo thí nghiệm đã thích nghi và phát triển trong môi trường chuồng hở, ít xảy ra các bệnh như tiêu chảy hô hấp.

Ảnh hưởng của thời tiết đến sức khỏe heo nuôi thí nghiệm xảy ra tương đương nhau giữa các nghiệm thức, không có trường hợp heo nuôi bị bệnh kéo dài và chỉ cần điều trị theo quy trình của trại là heo nuôi khỏi bệnh. Chuồng nuôi ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, khối lượng cuối kỳ tương đối đồng đều (Hình 4.1).

Hình 4.1 Heo cuối thí nghiệm ở các nghiệm thức

4.2 Kết quả tăng trọng của heo thí nghiệm

4.2.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm

Dựa vào bảng 4.1, cho thấy khối lượng heo ở đầu thí nghiệm giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa (P>0,05). Tuy nhiên sau tám tuần

NT ĐC NT1 (Probi L)

38

nuôi, khối lượng heo ở các nghiệm thức tăng lên và khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 4.1 Khối lượng và tăng trọng của heo thí nghiệm từng nghiệm thức

Chỉ tiêu ĐC Pro L Pro C SEM P

Khối lượng đầu kỳ P1 (kg/con) 22,3 22,3 22,2 0,18 >0,05 Khối lượng cuối kỳ P2 (kg/con) 62,4 63,7 63,4 0,36 <0,05 Tăng trọng tương đối (%) 94,4 96,6 95,8 0,59 <0,05 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) 715 741 733 5,89 <0,05

Hình 4.2 Biểu đồ tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm

Hình 4.3 Tăng trọng tương đối của heo thí nghiệm

b a a 700 705 710 715 720 725 730 735 740 745 g/con/ngày P<0,05 ĐC NT1 NT2 b a a 90 91 92 93 94 95 96 97 % P<0,05 ĐC NT1 NT2

39

Kết quả này cho thấy sản phẩm men vi sinh Probi P đã có tác dụng tích cực lên heo thí nghiệm.

Qua bảng 4.1 cho thấy, tốc độ tăng trọng của heo thí nghiệm chịu ảnh hưởng bởi việc bổ sung chế phẩm men vi sinh Probi P vào khẩu phần. Ở NT Pro L và NT Pro C cho kết quả khối lượng cuối kỳ (P2) cao hơn NT ĐC. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm men vi sinh Probi P và nghiệm thức đối chứng không bổ sung. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa hai quy trình bổ sung liên tục và bổ sung cách tuần, điều này chứng tỏ khi bổ sung chế phẩm men vi sinh Probi P vào khẩu phần đã có tác dụng tích cực lên heo thí nghiệm.

Từ hình 4.2 có thể thấy sự khác biệt về tăng trọng tuyệt đối giữa NT Pro L, NT Pro C và NTĐC. Tăng trọng tuyệt đối của heo ở NTĐC thấp hơn so với tăng trọng tuyệt đối ở NT có bổ sung chế phẩm men vi sinh Probi P, NT Pro L và NT Pro C.

Từ thí nghiệm của Trần Quốc Việt (2010), khi bổ sung probiotic vào khẩu phần có tăng trọng tuyệt đối ở 2 NT có bổ sung probiotic là 749 g/con/ngày và 730 g/con/ngày, NT ĐC cho kết quả là 684 g/con/ngày. Kết quả tăng trọng tuyệt đối của thí nghiệm đã cho thấy được khi bổ sung men vi sinh vào khẩu phần thức ăn đã có tác động tích cực lên hệ tiêu hóa của heo thí nghiệm dẫn đến tăng trọng tuyệt đối của heo ở các NT có bổ sung men vi sinh cao hơn so với NT ĐC không bổ sung. Kết quả này tương đương so với NT bổ sung Probi P của thí nghiệm. Sự sai khác, chênh lệch giữa 2 thí nghiệm này là do khác giống heo, thức ăn, số lượng heo thí nghiệm, thời điểm thí nghiệm và vị trí địa lý.

Kết quả này cũng phù hợp với thí nghiệm bổ sung probiotic vào khẩu phần thức ăn ở heo của Trần Quốc Việt (2008), kết thúc thí nghiệm tăng trọng tuyệt đối của các heo sử dụng khẩu phần có bổ sung probiotic (662g/con/ngày) cao hơn so với khối lượng của heo sử dụng khẩu phần đối chứng không bổ sung (642g/con/ngày).

Theo kết quả nghiên cứu của Tardani và Terreni (1996), khi trong khẩu phần thức ăn có chứa probiotics sẽ cải thiện được tốc độ sinh trưởng của heo so với đối chứng không bổ sung.

Từ những kết quả trên có thể thấy tác dụng tích cực của probiotic, probiotic giúp heo tăng trọng nhanh hơn ở NT có bổ sung so với heo ở NT ĐC không bổ sung qua việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

Mức ăn, tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2.

40

Bảng 4.2 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn

Chỉ tiêu ĐC Pro L Pro C SEM P

Mức ăn (kg/con/ngày) 1,82 1,75 1,76 0,01 <0,01

TTTĂ (kg/ô) 408,6 390,7 394 2,69 <0,01

HSCHTĂ 2,55 2,35 2,40 0,02 <0,05

Hình 4.4 HSCHTĂ của heo thí nghiệm ở 3NT

Qua kết quả bảng 4.2, cho thấy mức ăn (kg/con/ngày) ở ĐC là cao nhất (1,82), kế đến là NT Pro C (1,76) và thấp nhất là NT Pro L (1,75). Theo Phạm Sỹ Tiệp (2006) thì mức ăn hằng ngày của heo đang tăng trọng là khoảng 1,2 - 2,3 kg. Như vậy, heo thí nghiệm đã được cung cấp đủ lượng thức ăn hằng ngày. Kết quả mức ăn của heo ở NT ĐC cao hơn so với mức ăn của heo ở NT1 (Pro L) và NT2 (Pro C), điều này chứng tỏ, probiotic đã giúp chuyển hóa thức ăn tốt dẫn đến giảm lượng thức ăn ăn vào nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu tăng trọng.

Từ bảng 4.2 ta cũng thấy được việc bổ sung chế phẩm men vi sinh không chỉ ảnh hưởng đến tăng trọng của heo thí nghiệm mà nó còn ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào và HSCHTĂ. Cũng từ bảng 4.2 và hình 4.4, cho thấy HSCHTĂ cao nhất là ở NT ĐC (2,55), tiếp theo là NT Pro C (2,40) và thấp nhất là NT Pro L (2,35). Sự khác nhau về HSCHTĂ của heo ở 3 NT khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả thu được là do Pediococcus acidilactici giúp ức chế vi khuẩn có hại, ngoài ra còn giúp ổn định hệ vi sinh vật đường ruột giúp vật nuôi phát triển nhanh, hạn chế được một số bệnh đường tiêu hóa, từ đó giúp

b a ab 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 HSCHTĂ P<0,05 ĐC NT1 NT2

41

vật nuôi tiêu hóa tốt đồng thời làm giảm tiêu tốn thức ăn (Đỗ Thị Huyền và Tô Long Thành, 2009).

Ngoài ra trong chế phẩm còn chứa một số enzyme như amylase, protease, lipase, phytase cũng giúp tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

Mặt khác, Pediococcus acidilactici có trong chế phẩm tạo môi trường pH thấp trong đường tiêu hóa khi đó các vi khuẩn có hại sẽ bị ức chế, do đó sẽ giảm được sự cạnh tranh với các lợi khuẩn; Pediococcus acidilactici còn có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh như bactericin, siderophores, lysozyme nhờ đó ngăn chặn mầm bệnh phát triển và hạn chế sự cạnh tranh chất dinh dưỡng và năng lượng của những vi khuẩn có hại từ đó giúp cải thiện được khả năng tăng trọng của heo (Vũ Duy Giảng, 2012). Hơn nữa, Pediococcus acidilactici có khả năng giúp tăng chiều cao của các lông nhung và các rãnh giữa các lông nhung (Giancamillo et al, 2008). Đối với nhung mao và rãnh vi lông nhung ruột có càng nhiều trong ruột thì chúng càng có chức năng trong việc tiêu hóa và hấp thụ phân tử thức ăn (Hampson, 1986).

Kết quả thí nghiệm của Trần Quốc Việt (2010), khi bổ sung probiotic vào khẩu phần thức ăn giúp cải thiện hiệu quả chuyển hóa thức ăn hơn (2,54) so với khẩu phần đối chứng không bổ sung (2,90). Kết quả này cũng phù hợp với thí nghiệm bổ sung Probi P, ở NT có bổ sung có HSCHTĂ (2,35) thấp hơn so với NT không bổ sung (2,55). Sự chênh lệch giữa 2 thí nghiệm này là do thời điểm tiến hành thí nghiệm, con giống và thức ăn.

4.2.2 Tỷ lệ tiêu chảy

Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.5.

Bảng 4.3 Tỷ lệ tiêu chảy trên heo thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐC NT Pro L NT Pro C P

Số con tiêu chảy 5 1 1

42

Hình 4.5 Biểu đồ tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm (%)

Qua kết quả trình bày ở bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất là heo NT ĐC và thấp nhất là heo ở NT Pro L và Pro C . Tuy nhiên, giữa 2 cách bổ sung chế phẩm men vi sinh liên tục và cách tuần, sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này nói lên trong khẩu phần có bổ sung chế phẩm Probi P đã hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở heo thí nghiệm.

Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm giảm là do chế phẩm Probi P có chứa vi khuẩn Pediococcus acidilactici, vi khuẩn này cạnh tranh vị trí bám dính với vi khuẩn có hại, tạo môi trường acid giúp kiềm chế sự tăng trọng của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột của heo.

Pediococcus acidilactici còn nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch ruột từ đó tăng được miễn dịch ruột, chống viêm đường tiêu hóa, loét dạ dày, sản sinh các chất tiết có tác dụng diệt khuẩn hay ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh như bactericin, siderophores, lysozyme… nhờ đó ngăn chặn mầm bệnh phát triển nhờ đó làm giảm tỷ lệ tiêu chảy (Vũ Duy Giảng, 2012).

Theo kết quả nghiên cứu của Tardani và Terreni (1996), trong khẩu phần thức ăn có chứa probiotics giúp làm giảm tỷ lệ tiêu chảy trên heo thí nghiệm so với khẩu phần đối chứng không bổ sung.

Cũng từ kết quả thí nghiệm của Trần Quốc Việt (2008, 2010), cho thấy khi bổ sung probiotic vào khẩu phần thức ăn giúp tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trên heo giảm rõ rệt khi so sánh giữa hai khẩu phần thức ăn có bổ sung probiotics và khẩu phần thức ăn đối chứng không có bổ sung.

Thí nghiệm của Đặng Minh Phước và ctv., (2010) cho kết quả tỷ lệ tiêu chảy ở NT có bổ sung probiotic là 16,79%, thấp hơn so với đối chứng không bổ sung là 37,96%. Kết quả này cho thấy khi bổ sung probiotic vào khẩu phần giúp giảm tỷ lệ tiêu chảy so với không bổ sung. Kết quả này phù hợp với kết quả của

a b b 0 10 20 30 40 % P<0,05 ĐC NT1 NT2

43

thí nghiệm bổ sung chế phẩm men vi sinh Probi P. Tuy nhiên do thức ăn, giống heo và vị trí địa lý dẫn đến sự sai khác này.

Bên cạnh đó, Pediococcus acidilactici còn tạo môi trường acid trong đường tiêu hóa của heo làm ức chế các vi khuẩn có hại, vi khuẩn lên men thối từ đó làm giảm lượng nitơ thải ra từ đó giúp hạn chế mùi hôi, giảm ô nhiễm môi trường (Vũ Duy Giảng, 2012).

4.3 Hiệu quả kinh tế

Chi phí thức ăn/kg tăng trọng

Thức ăn luôn được các nhà chăn nuôi quan tâm đặc biệt, lợi nhuận đem lại cho các nhà chăn nuôi cao hay thấp một phần do hiệu quả về mặt thức ăn đem lại. Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của từng NT được thể hiện ở (Bảng 4.4).

Bảng 4.4 Chi phí thức ăn/kg tăng trọng

(Giá thức ăn hỗn hợp 9052đ/kg, Probi P 216.000đ/kg)

Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm

(Giá TĂHH: 9052 đ/kg, giá Probi P: 216.000đ/kg, giá bán heo: 53.000 đ/kg, thú y: 10.000 đ/heo)

NT

Chỉ tiêu ĐC Pro L Pro C

Tăng trọng toàn kỳ (kg/ô) 160,2 166 164,3

Tiêu tốn thức ăn (kg/ô) 408,6 390,7 394

Chi phí TĂHH (kg/ô) (nghìn đồng) 3.698 3.536 3.568 Chi phí chế phẩm (nghìn đồng/ô) 0 168,8 106,4 Chi phí (TĂHH + chế phẩm)/kg

tăng trọng (nghìn đồng) 23,089 22,318 22,364

So sánh (%) 100 96,7 97

NT

Chỉ tiêu ĐC Pro L Pro C

Tổng tăng trọng heo thí nghiệm 640,8 664,2 657,5 Tổng thu tăng trọng (nghìn đồng) A 33.962 35.202 34.847 Tiêu tốn TĂHH (kg/NT) 1634,5 1562,8 1576,6 Chi phí TĂHH (nghìn đồng/NT) B 14.795 14.146 14.271 Chi phí chế phẩm (nghìn đồng/NT) C 0 675 426 Chi phí thú y (nghìn đồng/NT) D 620 120 150 Tổng chi phí (B+C+D), (nghìn đồng) 15415 14.941 14.847 Chênh lệch thu - chi (A-(B+C+D)),

(nghìn đồng) 18.547 20.261 20000

44

Mục đích chính của các nhà chăn nuôi là lợi nhuận. Dù chăn nuôi heo với quy mô công nghiệp hay hộ gia đình thì hiệu quả kinh tế mang lại là điều mà người chăn nuôi nào cũng luôn hướng đến. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi dựa vào một số chỉ tiêu như chi phí thức ăn, chi phí thú y và đầu ra của sản phẩm.

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy chi phí thức ăn (kg/ô) cho heo ở NT ĐC cao hơn so với Pro L và Pro C. Từ đó thấy được hiệu quả của việc bổ sung men vi sinh Probi P vào khẩu phần ăn của heo giúp giảm lượng thức ăn tiêu thụ tức là giảm được chi phí về mặt thức ăn.

Khi bổ sung chế phẩm Probi P còn giúp làm giảm tỷ lệ tiêu chảy đồng nghĩa với việc giảm chi phí thú y.

Mặt khác, Probi P giúp heo tăng trọng tốt hơn, rút ngắn được thời gian nuôi tiết kiệm được chi phí nhân công, giảm tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa từ đó giảm được chi phí thú y.

Hiệu quả về mặt thức ăn còn biểu thị ở mức chi phí thức ăn/kg tăng trọng. Việc bổ sung chế phẩm chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi chi phí sử dụng chế phẩm là tiền tính trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn so với đối chứng. Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, chi phí thức ăn/kg tăng trọng của heo thí nghiệm ở NTĐC là 23,089 ngàn đồng (100%), mức chi phí này ở NT Pro L 22,318 ngàn đồng (96,7%) và NT Pro C 21,962 ngàn đồng (95,2%).

Từ bảng 4.5, cho thấy tổng chi phí thức ăn, chế phẩm, thú y ở NT Pro L là thấp nhất kế đến là NT Pro C và cao nhất là NT ĐC, lợi nhuận thu được cao nhất là Pro L (109,2%) tiếp đến là Pro C (107,8%) và thấp nhất là NT ĐC (100%). Lợi nhuận ở NT Pro L cao nhất là do heo phát triển đồng đều, tăng trọng của heo trong thí nghiệm cũng cao hơn 2 NT còn lại mặc dù đã cộng thêm chi phí bổ sung chế phẩm men vi sinh. Mặt khác, chi phí thú y của NT Pro L, Pro C cũng thấp hơn so với chi phí thú y của NT ĐC.

Bên cạnh đó, chế phẩm men vi sinh Probi P có chứa vi khuẩn

Pediococcus acidilactici giúp tạo môi trường acid trong đường tiêu hóa của heo thí nghiệm làm ức chế sự sinh trưởng phát triển của các vi khuẩn có hại, vi khuẩn lên men thối giúp giảm được mùi hôi, giảm được lượng nitơ thải ra môi trường từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường (Vũ Duy Giảng, 2012).

45

1 Chương 5: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh

Probi P bổ sung vào khẩu phần thức ăn của heo (sau cai sữa - 50kg) tại công ty chăn nuôi Vemedim” rút ra một số kết luận như sau:

Tăng trọng tích lũy (kg/con) cao nhất ở NT Pro L, kế đến là NT Pro C và thấp nhất là NT ĐC.

Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) cao nhất ở NT Pro L, kế đến là NT Pro

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh probi p bổ sung vào khẩu phần của heo (sau cai sữa 50kg) tại công ty chăn nuôi vemedim (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)